Nghị lực của tân sinh viên - nạn nhân chất độc da cam
3 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nghị lực của tân sinh viên - nạn nhân chất độc da cam
[size=32]Ngh[/size][size=32]ị[/size][size=32] l[/size][size=32]ự[/size][size=32]c c[/size][size=32]ủ[/size][size=32]a tân sinh viên - n[/size][size=32]ạ[/size][size=32]n nhân ch[/size][size=32]ấ[/size][size=32]t đ[/size][size=32]ộ[/size][size=32]c da cam[/size]
TP - Dù bệnh tật do di chứng chất độc da cam/dioxin khiến thân hình cao chưa đầy 1m, thường xuyên ốm đau nhưng Hồ Xuân Sang (thôn 4 xã Tiên Sơn, Tiên Phước, Quảng Nam) vẫn nỗ lực học tập.
Hồ Xuân Sang làm thủ tục nhập học tại ĐH Duy Tân. Ảnh: Nhật Hạ.
Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Sang đạt 24,55 điểm và trúng tuyển ngành Công nghệ phần mềm (ĐH Duy Tân, Đà Nẵng). Sang nuôi ước mơ sẽ sớm trở thành kỹ sư công nghệ giỏi, tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ bố mẹ.
Hồ Xuân Sang có 4 anh em. Cha là ông Hồ Xuân Cảnh bị nhiễm độc da cam/dioxin trong thời gian là bộ đội tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Hậu quả để lại là 3 trong 4 người con là nạn nhân của chất độc da cam với chứng bệnh quái ác. Sang bị bệnh rối loạn thần kinh cận động bẩm sinh, đến tuổi 18 Sang vẫn mang vóc dáng chỉ như học sinh cấp 1 với chiều cao khiêm tốn 1m, thân hình nhỏ, chân tay ngắn và yếu ớt.
Sang kể rằng: Do việc đi lại khó khăn, suốt những năm cấp 1, cấp 2 mẹ em là người đồng hành mỗi buổi cùng em đến trường. Nhưng khi lên học tại trường THPT Trần Phú (Hiệp Đức) cách nhà hơn 10km, em phải ở trọ và phải nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và thầy cô, cuối tuần mới được mẹ đón về nhà. Nhiều hôm, ốm đau bất ngờ em phải nhập viện nhờ sự giúp đỡ của bạn.
Hoàn cảnh gia đình, cũng như thiệt thòi do bệnh tật nhưng Sang vẫn quyết tâm học. Suốt 12 năm học phổ thông, em là học sinh có thành tích học tập khá, giỏi và luôn đứng nhất nhì lớp.
“Từ những năm cấp 3 em đã rất mê công nghệ nên khi đạt số điểm cao, em đã chọn ngành công nghệ phần mềm để phù hợp với sức khỏe của bản thân”, Sang chia sẻ. Tin con trai đậu đại học khiến ba mẹ là ông Hồ Xuân Cảnh và bà Ngô Thị Bảy vui mừng nhưng kèm theo đó là bộn bề lo toan vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cũng như lo lắng cho con đi học xa nhà không người chăm đỡ. Ông Cảnh cho biết vì thương tật, cụt một chân nên mấy chục năm qua ông chỉ quanh quẩn ở nhà phụ giúp việc nhà, không làm được gì để giúp vợ nuôi 3 con tật nguyền. Con trai đậu đại học, gia đình rất mừng, bà Bảy phải chạy vạy để lo cho con có tiền đi nhập học.
Sáng ngày 7/8, Sang được anh rể dẫn đến trường ĐH Duy Tân để nhập học. Khi đóng tiền học, Sang bất ngờ khi được các cán bộ tiếp nhận hồ sơ cho hay em đã được nhà trường trao học bổng toàn phần để giúp an tâm học tập, sớm thực hiện ước mơ của mình. Sang lập tức điện thoại về cho bố thông báo tin vui. “Có lẽ bố mẹ em cũng đang rất vui. Em sẽ quyết tâm học tập và tự tin với hành trình chinh phục ước mơ của mình”, Sang chia sẻ.
Mơ một chiếc xe đạp điện
Ra Đà Nẵng nhập học, vì không có tiền thuê trọ, Sang ở nhà một người chị ở tận quận Liên Chiểu. Anh chị bận bịu, Sang mơ sẽ có chiếc xe đạp điện để tự mình đến trường, anh chị không phải đưa đón. “Xe đạp chân em yếu không thể đi được nhưng xe đạp điện thì em có thể tự đi. Em muốn lắm, nhưng không dám nói, sợ bố mẹ lại phải vay mượn để lo cho em. Bố mẹ em khổ vì em nhiều quá rồi!”, Sang cho biết và lo lắng những ngày tới, anh chị bận bịu, chưa biết nhờ ai đưa đến trường.
NGUYỄN THÀNH
http://www.tienphong.vn/giao-duc/nghi-luc-cua-tan-sinh-vien-nan-nhan-chat-doc-da-cam-1177969.tpo
TP - Dù bệnh tật do di chứng chất độc da cam/dioxin khiến thân hình cao chưa đầy 1m, thường xuyên ốm đau nhưng Hồ Xuân Sang (thôn 4 xã Tiên Sơn, Tiên Phước, Quảng Nam) vẫn nỗ lực học tập.
Hồ Xuân Sang làm thủ tục nhập học tại ĐH Duy Tân. Ảnh: Nhật Hạ.
Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Sang đạt 24,55 điểm và trúng tuyển ngành Công nghệ phần mềm (ĐH Duy Tân, Đà Nẵng). Sang nuôi ước mơ sẽ sớm trở thành kỹ sư công nghệ giỏi, tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ bố mẹ.
Hồ Xuân Sang có 4 anh em. Cha là ông Hồ Xuân Cảnh bị nhiễm độc da cam/dioxin trong thời gian là bộ đội tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Hậu quả để lại là 3 trong 4 người con là nạn nhân của chất độc da cam với chứng bệnh quái ác. Sang bị bệnh rối loạn thần kinh cận động bẩm sinh, đến tuổi 18 Sang vẫn mang vóc dáng chỉ như học sinh cấp 1 với chiều cao khiêm tốn 1m, thân hình nhỏ, chân tay ngắn và yếu ớt.
Sang kể rằng: Do việc đi lại khó khăn, suốt những năm cấp 1, cấp 2 mẹ em là người đồng hành mỗi buổi cùng em đến trường. Nhưng khi lên học tại trường THPT Trần Phú (Hiệp Đức) cách nhà hơn 10km, em phải ở trọ và phải nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và thầy cô, cuối tuần mới được mẹ đón về nhà. Nhiều hôm, ốm đau bất ngờ em phải nhập viện nhờ sự giúp đỡ của bạn.
Hoàn cảnh gia đình, cũng như thiệt thòi do bệnh tật nhưng Sang vẫn quyết tâm học. Suốt 12 năm học phổ thông, em là học sinh có thành tích học tập khá, giỏi và luôn đứng nhất nhì lớp.
“Từ những năm cấp 3 em đã rất mê công nghệ nên khi đạt số điểm cao, em đã chọn ngành công nghệ phần mềm để phù hợp với sức khỏe của bản thân”, Sang chia sẻ. Tin con trai đậu đại học khiến ba mẹ là ông Hồ Xuân Cảnh và bà Ngô Thị Bảy vui mừng nhưng kèm theo đó là bộn bề lo toan vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cũng như lo lắng cho con đi học xa nhà không người chăm đỡ. Ông Cảnh cho biết vì thương tật, cụt một chân nên mấy chục năm qua ông chỉ quanh quẩn ở nhà phụ giúp việc nhà, không làm được gì để giúp vợ nuôi 3 con tật nguyền. Con trai đậu đại học, gia đình rất mừng, bà Bảy phải chạy vạy để lo cho con có tiền đi nhập học.
Sáng ngày 7/8, Sang được anh rể dẫn đến trường ĐH Duy Tân để nhập học. Khi đóng tiền học, Sang bất ngờ khi được các cán bộ tiếp nhận hồ sơ cho hay em đã được nhà trường trao học bổng toàn phần để giúp an tâm học tập, sớm thực hiện ước mơ của mình. Sang lập tức điện thoại về cho bố thông báo tin vui. “Có lẽ bố mẹ em cũng đang rất vui. Em sẽ quyết tâm học tập và tự tin với hành trình chinh phục ước mơ của mình”, Sang chia sẻ.
Mơ một chiếc xe đạp điện
Ra Đà Nẵng nhập học, vì không có tiền thuê trọ, Sang ở nhà một người chị ở tận quận Liên Chiểu. Anh chị bận bịu, Sang mơ sẽ có chiếc xe đạp điện để tự mình đến trường, anh chị không phải đưa đón. “Xe đạp chân em yếu không thể đi được nhưng xe đạp điện thì em có thể tự đi. Em muốn lắm, nhưng không dám nói, sợ bố mẹ lại phải vay mượn để lo cho em. Bố mẹ em khổ vì em nhiều quá rồi!”, Sang cho biết và lo lắng những ngày tới, anh chị bận bịu, chưa biết nhờ ai đưa đến trường.
NGUYỄN THÀNH
http://www.tienphong.vn/giao-duc/nghi-luc-cua-tan-sinh-vien-nan-nhan-chat-doc-da-cam-1177969.tpo
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1738
Join date : 24/07/2015
Re: Nghị lực của tân sinh viên - nạn nhân chất độc da cam
[size=32]Công b[/size][size=32]ố[/size][size=32] qu[/size][size=32]ố[/size][size=32]c t[/size][size=32]ế[/size][size=32] ISI c[/size][size=32]ủ[/size][size=32]a các đ[/size][size=32]ạ[/size][size=32]i h[/size][size=32]ọ[/size][size=32]c Vi[/size][size=32]ệ[/size][size=32]t Nam trong năm h[/size][size=32]ọ[/size][size=32]c 2016-2017[/size]
Dữ liệu của bài viết được chiết xuất từ thông tin của gần 8.500 bài báo ISI có xuất xứ Việt Nam trong 3 năm trở lại đây từ 2015 đến giữa 2017, được tải từ cơ sở dữ liệu Web of Science (WoS). Thông tin thống kê theo năm học được tính từ tháng 6 năm trước đến tháng 5 năm sau, cho 2 năm học 2015-2016 và 2016-2017.
Top 20 đại học Việt Nam có công bố ISI nhiều nhất cho năm học 2016-2017
1. Số lượng Công bố:
Theo Hình 1, không quá ngạc nhiên khi ĐHQG Hà Nội, nơi tập trung đông đảo các nhà nghiên cứu khoa học, là trường dẫn đầu danh sách công bố báo ISI của Việt Nam. Số lượng công bố của ĐHQG Hà Nội cao hơn 1.5 lần của các trường ở vị trí số 2 và 3, là ĐHQG HCM và ĐH Tôn Đức Thắng trong năm học 2016-2017.
Nếu quan sát kỹ hơn, có thể thấy rằng số lượng công bố của 5 trường dẫn đầu, gồm (1) ĐHQG Hà Nội, (2) ĐHQG HCM, (3) ĐH Tôn Đức Thắng, (4) ĐH Duy Tân, và (5) ĐH BK HN là cách biệt rõ rệt so với nhóm các trường đại học còn lại. Tổng số công bố ISI của "câu lạc bộ tốp đầu" này gần gấp 2 lần số công bố của 15 trường tiếp theo cộng lại. Trong danh sách 20 trường có công bố ISI nhiều nhất năm học 2016-2017, ĐH Duy Tân là đại diện duy nhất của các trường ngoài công lập.
Công bố quốc tế ISI của các đại học Việt Nam trong năm học 2016-2017 - ảnh 1
Top 20 trường ĐH Việt Nam công bố ISI nhiều nhất 6 tháng đầu năm 2017
Nếu nhìn vào con số công bố của 6 tháng đầu năm 2017 thì số lượng công bố ISI của hầu hết các trường đều nhỉnh hơn 55% so với tổng số công bố của năm học 2016-2017 (Hình 2). Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự gia tăng theo chiều hướng đi lên trong khối lượng nghiên cứu của các trường đại học Việt Nam dù chưa nói lên được chất lượng hay chiều sâu trong nghiên cứu của từng ngành học.
Trong khối các trường đại học công lập, dù không có bề dày hoạt động như hai ĐHQG Hà Nội và ĐHQG HCM, hay ĐH BK HN, ĐH Tôn Đức Thắng đang nổi lên là một trường tiêu biểu cho công tác nghiên cứu (Hình 3). Sẽ mất nhiều năm nữa để ĐH Tôn Đức Thắng có thể bắt kịp khối lượng công bố ISI của ĐHQG Hà Nội nhưng việc trường có thể ổn định ở vị trí thứ 2 trong khối các trường công lập cũng như của cả nước trong các năm tới là hoàn toàn khả thi. Dĩ nhiên, vị trí thứ 2 cũng hứa hẹn là một cuộc đua quyết liệt giữa hai trường trong cùng thành phố: ĐHQG HCM (bao gồm ĐH Khoa học Tự nhiên HCM và ĐH Bách Khoa HCM) và ĐH Tôn Đức Thắng.
Top 10 các trường ĐH công lập Việt Nam công bố ISI nhiều nhất năm học 2016-2017
Top các trường đại học ngoài công lập Việt Nam có công bố ISI nhiều nhất năm học 2016-2017
Trong bối cảnh các trường đại học ngoài công lập đều là những trường non trẻ, phải tự thân vận động để tồn tại và thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhiều hơn nhiệm vụ nghiên cứu, thì việc công bố được các công trình nghiên cứu trên các tập san quốc tế ISI thường đòi hỏi sự quyết tâm đầu tư sức người và sức của rất lớn của các trường. Trong năm học 2016-2017, tổng số công bố của các đại học ngoài công lập chỉ là 402 bài. Hình 4 cho thấy trừ trường hợp ngoại lệ của ĐH Duy Tân, các trường đại học ngoài công lập còn lại có số lượng công bố ISI khá khiêm tốn. ĐH Duy Tân đóng góp đến 77% cho con số này, gấp 3.5 lần số bài báo của các trường ngoài công lập khác cộng lại. Bên cạnh đó, có thể thấy một trường đại học ngoài công lập khác cũng đang dần nổi lên, tập trung theo đuổi công tác nghiên cứu trong hai năm trở lại đây là ĐH Nguyễn Tất Thành.
Nếu so sánh giữa các đại học công lập theo các vùng miền khác nhau ở Việt Nam thì theo số liệu năm học 2016-2017, ĐH Thái Nguyên hiện đang là đơn vị dẫn đầu về số lượng công bố ISI (Hình 5). Ba đại học tiếp theo là ĐH Cần Thơ, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng có số lượng công bố ISI xấp xỉ nhau, vào khoảng trên dưới 75 bài ISI cho năm học 2016-2017. Các trường còn lại như ĐH Vinh, ĐH Quy Nhơn và ĐH Tây Nguyên đều có số lượng công bố ISI trong năm từ 40 bài trở xuống.
So sánh lượng công bố ISI của các đại học vùng-miền, năm học 2016-2017
2. Tốc độ Công bố giữa hai năm học 2015-2016 và 2016-2017
Tốc độ tăng trưởng qua phần trăm và tăng trưởng dương về số lượng bài báo ISI giữa 2 năm học 2015-2016 và 2016-2017
Bên cạnh số lượng công bố, tốc độ tăng trưởng giữa các năm cũng là một tiêu chí đáng chú ý. Hình 6 biểu diễn sự tăng trưởng dương về số lượng công bố và tốc độ tăng trưởng bằng phần trăm tương ứng của các trường đại học Việt Nam giữa hai năm học 2015-2016 và 2016-2017. Dễ thấy, hai trường ĐH Duy Tân và ĐH Tôn Đức Thắng dẫn đầu về tăng trưởng theo số lượng công bố. Tuy vậy, các trường như ĐH Công nghệ GTVT, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Thương mại,… mới là các trường có sự bứt phá về phần trăm tăng trưởng giữa hai năm học gần đây, dù số lượng công bố còn khiêm tốn. Điều này cho thấy nỗ lực lớn hiện nay của các đại học Việt Nam để có được sự hiện diện của mình trên các tập san quốc tế được chỉ mục bởi ISI.
3. Chỉ số Ảnh hưởng IF (Impact Factor)
Phân bố của các trường ĐH Việt Nam trên các tập san có IF cao (>15) trong hai năm học 2015-2016 và 2016-2017
Phân bố của các trường có công bố trên các tập san có IF cao (lớn hơn 15) trong hai năm học 2015-2016 và 2016-2017 được mô tả qua Hình 7. Dễ thấy ở các tập san có IF cao nhất có sự góp mặt của 2 ĐHQG Hà Nội và HCM, 3 đại học chuyên ngành Y-Dược, 2 đại học chuyên ngành kỹ thuật, 2 đại học theo vùng miền - ĐH Thái Nguyên và ĐH Cần Thơ, và 2 đại học ngoài công lập - ĐH ĐH Duy Tân và ĐH Tân Tạo. Riêng đối với tập san có IF cao nhất, Lancet (IF=47.831), là thuộc ngành Y và các trường tham gia công bố đều có đào tạo Y-Dược.
http://www.tienphong.vn/giao-duc/cong-bo-quoc-te-isi-cua-cac-dai-hoc-viet-nam-trong-nam-hoc-20162017-1171799.tpo
Dữ liệu của bài viết được chiết xuất từ thông tin của gần 8.500 bài báo ISI có xuất xứ Việt Nam trong 3 năm trở lại đây từ 2015 đến giữa 2017, được tải từ cơ sở dữ liệu Web of Science (WoS). Thông tin thống kê theo năm học được tính từ tháng 6 năm trước đến tháng 5 năm sau, cho 2 năm học 2015-2016 và 2016-2017.
Top 20 đại học Việt Nam có công bố ISI nhiều nhất cho năm học 2016-2017
1. Số lượng Công bố:
Theo Hình 1, không quá ngạc nhiên khi ĐHQG Hà Nội, nơi tập trung đông đảo các nhà nghiên cứu khoa học, là trường dẫn đầu danh sách công bố báo ISI của Việt Nam. Số lượng công bố của ĐHQG Hà Nội cao hơn 1.5 lần của các trường ở vị trí số 2 và 3, là ĐHQG HCM và ĐH Tôn Đức Thắng trong năm học 2016-2017.
Nếu quan sát kỹ hơn, có thể thấy rằng số lượng công bố của 5 trường dẫn đầu, gồm (1) ĐHQG Hà Nội, (2) ĐHQG HCM, (3) ĐH Tôn Đức Thắng, (4) ĐH Duy Tân, và (5) ĐH BK HN là cách biệt rõ rệt so với nhóm các trường đại học còn lại. Tổng số công bố ISI của "câu lạc bộ tốp đầu" này gần gấp 2 lần số công bố của 15 trường tiếp theo cộng lại. Trong danh sách 20 trường có công bố ISI nhiều nhất năm học 2016-2017, ĐH Duy Tân là đại diện duy nhất của các trường ngoài công lập.
Công bố quốc tế ISI của các đại học Việt Nam trong năm học 2016-2017 - ảnh 1
Top 20 trường ĐH Việt Nam công bố ISI nhiều nhất 6 tháng đầu năm 2017
Nếu nhìn vào con số công bố của 6 tháng đầu năm 2017 thì số lượng công bố ISI của hầu hết các trường đều nhỉnh hơn 55% so với tổng số công bố của năm học 2016-2017 (Hình 2). Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự gia tăng theo chiều hướng đi lên trong khối lượng nghiên cứu của các trường đại học Việt Nam dù chưa nói lên được chất lượng hay chiều sâu trong nghiên cứu của từng ngành học.
Trong khối các trường đại học công lập, dù không có bề dày hoạt động như hai ĐHQG Hà Nội và ĐHQG HCM, hay ĐH BK HN, ĐH Tôn Đức Thắng đang nổi lên là một trường tiêu biểu cho công tác nghiên cứu (Hình 3). Sẽ mất nhiều năm nữa để ĐH Tôn Đức Thắng có thể bắt kịp khối lượng công bố ISI của ĐHQG Hà Nội nhưng việc trường có thể ổn định ở vị trí thứ 2 trong khối các trường công lập cũng như của cả nước trong các năm tới là hoàn toàn khả thi. Dĩ nhiên, vị trí thứ 2 cũng hứa hẹn là một cuộc đua quyết liệt giữa hai trường trong cùng thành phố: ĐHQG HCM (bao gồm ĐH Khoa học Tự nhiên HCM và ĐH Bách Khoa HCM) và ĐH Tôn Đức Thắng.
Top 10 các trường ĐH công lập Việt Nam công bố ISI nhiều nhất năm học 2016-2017
Top các trường đại học ngoài công lập Việt Nam có công bố ISI nhiều nhất năm học 2016-2017
Trong bối cảnh các trường đại học ngoài công lập đều là những trường non trẻ, phải tự thân vận động để tồn tại và thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhiều hơn nhiệm vụ nghiên cứu, thì việc công bố được các công trình nghiên cứu trên các tập san quốc tế ISI thường đòi hỏi sự quyết tâm đầu tư sức người và sức của rất lớn của các trường. Trong năm học 2016-2017, tổng số công bố của các đại học ngoài công lập chỉ là 402 bài. Hình 4 cho thấy trừ trường hợp ngoại lệ của ĐH Duy Tân, các trường đại học ngoài công lập còn lại có số lượng công bố ISI khá khiêm tốn. ĐH Duy Tân đóng góp đến 77% cho con số này, gấp 3.5 lần số bài báo của các trường ngoài công lập khác cộng lại. Bên cạnh đó, có thể thấy một trường đại học ngoài công lập khác cũng đang dần nổi lên, tập trung theo đuổi công tác nghiên cứu trong hai năm trở lại đây là ĐH Nguyễn Tất Thành.
Nếu so sánh giữa các đại học công lập theo các vùng miền khác nhau ở Việt Nam thì theo số liệu năm học 2016-2017, ĐH Thái Nguyên hiện đang là đơn vị dẫn đầu về số lượng công bố ISI (Hình 5). Ba đại học tiếp theo là ĐH Cần Thơ, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng có số lượng công bố ISI xấp xỉ nhau, vào khoảng trên dưới 75 bài ISI cho năm học 2016-2017. Các trường còn lại như ĐH Vinh, ĐH Quy Nhơn và ĐH Tây Nguyên đều có số lượng công bố ISI trong năm từ 40 bài trở xuống.
So sánh lượng công bố ISI của các đại học vùng-miền, năm học 2016-2017
2. Tốc độ Công bố giữa hai năm học 2015-2016 và 2016-2017
Tốc độ tăng trưởng qua phần trăm và tăng trưởng dương về số lượng bài báo ISI giữa 2 năm học 2015-2016 và 2016-2017
Bên cạnh số lượng công bố, tốc độ tăng trưởng giữa các năm cũng là một tiêu chí đáng chú ý. Hình 6 biểu diễn sự tăng trưởng dương về số lượng công bố và tốc độ tăng trưởng bằng phần trăm tương ứng của các trường đại học Việt Nam giữa hai năm học 2015-2016 và 2016-2017. Dễ thấy, hai trường ĐH Duy Tân và ĐH Tôn Đức Thắng dẫn đầu về tăng trưởng theo số lượng công bố. Tuy vậy, các trường như ĐH Công nghệ GTVT, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Thương mại,… mới là các trường có sự bứt phá về phần trăm tăng trưởng giữa hai năm học gần đây, dù số lượng công bố còn khiêm tốn. Điều này cho thấy nỗ lực lớn hiện nay của các đại học Việt Nam để có được sự hiện diện của mình trên các tập san quốc tế được chỉ mục bởi ISI.
3. Chỉ số Ảnh hưởng IF (Impact Factor)
Phân bố của các trường ĐH Việt Nam trên các tập san có IF cao (>15) trong hai năm học 2015-2016 và 2016-2017
Phân bố của các trường có công bố trên các tập san có IF cao (lớn hơn 15) trong hai năm học 2015-2016 và 2016-2017 được mô tả qua Hình 7. Dễ thấy ở các tập san có IF cao nhất có sự góp mặt của 2 ĐHQG Hà Nội và HCM, 3 đại học chuyên ngành Y-Dược, 2 đại học chuyên ngành kỹ thuật, 2 đại học theo vùng miền - ĐH Thái Nguyên và ĐH Cần Thơ, và 2 đại học ngoài công lập - ĐH ĐH Duy Tân và ĐH Tân Tạo. Riêng đối với tập san có IF cao nhất, Lancet (IF=47.831), là thuộc ngành Y và các trường tham gia công bố đều có đào tạo Y-Dược.
http://www.tienphong.vn/giao-duc/cong-bo-quoc-te-isi-cua-cac-dai-hoc-viet-nam-trong-nam-hoc-20162017-1171799.tpo
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
Re: Nghị lực của tân sinh viên - nạn nhân chất độc da cam
Sinh viên nhiễm chất độc da cam và giấc mơ đại học
Võ Thị Kiều Trang đến nhập học tại ĐH Duy Tân
Ngay khi đăng ký xét tuyển vào học ngành Công nghệ phần mềm, Võ Thị Kiều Trang được Đại học (ĐH) Duy Tân trao học bổng toàn phần trong năm thứ nhất, năm học 2017 - 2018.
Sinh ra trong gia đình có cha là bộ đội bị nhiễm chất độc da cam từ chiến trường, Võ Thị Kiều Trang lên 4 tuổi đã phát triển không bình thường với đôi chân cong veo hình chữ O và chiều cao giữ mãi 1 m cho đến tuổi trưởng thành. Không khuất phục số phận, Kiều Trang đã nỗ lực học tập và đạt 17,5/30 điểm trong Kỳ thi THPT quốc gia 2017. Trước nghị lực và đam mê học tập của Kiều Trang, ngay khi em đăng ký xét tuyển vào học ngành Công nghệ phần mềm, ĐH Duy Tân đã trao học bổng toàn phần trong năm thứ nhất và sẽ tiếp tục trao Học bổng toàn phần toàn khóa học nếu Kiều Trang đạt kết quả học tập khá trở lên, để khích lệ cũng như hỗ trợ cho em trong giấc mơ hoàn thành chương trình ĐH.
Có bán nhà cũng quyết cho con được học ĐH
Không thể kể hết những tháng ngày vất vả và đau xót khi chỉ trong một vài năm, cô Phạm Thị Văn đã chứng kiến những nỗi đau chồng chất của gia đình. Sinh con gái đầu lòng chưa được bao lâu thì con cứ yếu dần rồi mất, con trai thứ hai thì mang trên mình khuyết tật bẩm sinh, cô Phạm Thị Văn đặt hy vọng cuối cùng vào con gái út là Võ Thị Kiều Trang khi em sinh ra có cơ thể bình thường và phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, cô Văn đành nuốt nước mắt vào lòng khi niềm hy vọng duy nhất là Kiều Trang lại có cơ thể không chịu lớn như những đứa trẻ khác và chân thì bị khuyết tật. Khi các bác sĩ khuyên gia đình đừng nên sinh con nữa bởi các con đều bị di chứng chất độc da cam, cô Văn chỉ biết khóc thầm trong sự lo lắng không biết tương lai của các con sẽ đi về đâu.
Nhưng Kiều Trang lại rất mạnh mẽ. Em học tốt từ nhỏ và quyết tâm vào ĐH, để có một cái nghề sau này có thể tự nuôi sống bản thân. Bởi vậy mà trên lớp cũng như ở nhà, Kiều Trang đều chú tâm đọc sách, tìm tòi trên mạng internet để lấp các lỗ hổng kiến thức của bản thân. Đợt thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Kiều Trang đã đạt 17,5/30 điểm. Mẹ vui hơn bao giờ hết còn cha Kiều Trang tuyên bố: “Có phải bán nhà cũng quyết cho con được học ĐH!”. Trước sự động viên và quyết tâm của cả gia đình, Kiều Trang đã lựa chọn theo học ngành Công nghệ phần mềm tại ĐH Duy Tân
“Em đã bị “chinh phục” khi nghe các thầy cô giới thiệu các ngành học tại trường trong dịp ĐH Duy Tân về trường THPT Hoàng Diệu, Quảng Nam hướng nghiệp cho học sinh. Là con gái những em thích máy tính, thích lập trình do đó em đã tìm hiểu về đào tạo Công nghệ thông tin tại ĐH Duy Tân. Vì thiệt thòi hơn các bạn nên em cũng hiểu rằng chỉ có nỗ lực để học thật tốt và phải biết lựa chọn trường đại học có chương trình đào tạo chất lượng mới có thể giúp em học tốt và tìm được việc làm trong thị trường lao động đang rất cạnh tranh như ngày nay. Và em tin tưởng lựa chọn ĐH Duy Tân”, Kiều Trang chia sẻ.
Vui không kể xiết khi bất ngờ nhận Học bổng toàn phần…
Năm lên 7 tuổi, Kiều Trang đã phải đi mổ chân để có thể đi lại được. Thật may mắn bởi từ đó, sức khỏe của Kiều Trang đã tốt lên rất nhiều. Tuy nhiên, Kiều Trang cũng chỉ giúp gia đình được những việc đơn giản nhất trong nhà. Cha Kiều Trang bị nhiễm chất độc da cam nên thường xuyên đau yếu, anh trai cũng tật nguyền về chân và chỉ cao 1 m giống Kiều Trang hiện tại mới mở của hàng sửa máy tính, tivi… ngay tại nhà. Do đó, mọi lo toan, quán xuyến công việc đều đặt nặng lên vai mẹ.
Hai mẹ con rất vui khi Kiều Trang nhận được Học bổng toàn phần từ ĐH Duy Tân
Cô Phạm Thị Văn - mẹ Kiều Trang chia sẻ: “Hoàn cảnh gia đình khó khăn lắm, mỗi năm chỉ làm vài sào ruộng mà đến mùa thì thu nhập 1 tháng của cả nhà mới có 3, 4 triệu đồng. Còn lại những ngày thường thì không có thu nhập, ai thuê thì đi làm thôi. Tuy nhiên, thấy con gái học được, cả nhà đều ủng hộ con học tại một trường ĐH uy tín ở miền Trung để sau này còn có nghề nghiệp nuôi sống bản thân. Lúc đầu khi đến ĐH Duy Tân đăng ký xét tuyển và nhập học, hai mẹ con không thể ngờ là sẽ được trao Học bổng toàn phần. Mừng quá đi mất, như thế là Kiều Trang thêm yên tâm không phải lo lắng trong năm học đầu. Cháu sẽ cố gắng hết sức để đạt điểm cao duy trì học bổng cho những năm học sau, còn gia đình cũng bớt đi nỗi lo gánh nặng học phí thì đúng là không có gì vui hơn nữa”.
Lớp 12 THPT của Kiều Trang có sĩ số hơn 40 học sinh thì chỉ trong mấy ngày đầu có điểm sàn ĐH, đã có đến 10 bạn gọi điện cho Trang báo tin đăng ký vào học tại ĐH Duy Tân. Kiều Trang cũng rất yên tâm khi ra Đà Nẵng nhập học bởi em sẽ ở cùng với em con chú là Võ Thị Bích Trâm cũng đăng ký học ngành Quản trị du lịch và Lữ hành tại ĐH Duy Tân trong mùa tuyển sinh 2017. Theo học ngành Công nghệ phần mềm, Trang mong muốn sau khi ra trường sẽ có thể thiết kế thật nhiều phần mềm, tạo ra nhiều trang web chất lượng phục vụ cuộc sống, trong đó sẽ tạo một diễn đàn kết nối những người có cùng sở thích, những người chịu thiệt thòi trong cuộc sống để chia sẻ kinh nghiệm học tập, khích lệ lẫn nhau sống có ích và hy vọng nhiều hơn vào tương lai.
Minh Chung
Võ Thị Kiều Trang đến nhập học tại ĐH Duy Tân
Ngay khi đăng ký xét tuyển vào học ngành Công nghệ phần mềm, Võ Thị Kiều Trang được Đại học (ĐH) Duy Tân trao học bổng toàn phần trong năm thứ nhất, năm học 2017 - 2018.
Sinh ra trong gia đình có cha là bộ đội bị nhiễm chất độc da cam từ chiến trường, Võ Thị Kiều Trang lên 4 tuổi đã phát triển không bình thường với đôi chân cong veo hình chữ O và chiều cao giữ mãi 1 m cho đến tuổi trưởng thành. Không khuất phục số phận, Kiều Trang đã nỗ lực học tập và đạt 17,5/30 điểm trong Kỳ thi THPT quốc gia 2017. Trước nghị lực và đam mê học tập của Kiều Trang, ngay khi em đăng ký xét tuyển vào học ngành Công nghệ phần mềm, ĐH Duy Tân đã trao học bổng toàn phần trong năm thứ nhất và sẽ tiếp tục trao Học bổng toàn phần toàn khóa học nếu Kiều Trang đạt kết quả học tập khá trở lên, để khích lệ cũng như hỗ trợ cho em trong giấc mơ hoàn thành chương trình ĐH.
Có bán nhà cũng quyết cho con được học ĐH
Không thể kể hết những tháng ngày vất vả và đau xót khi chỉ trong một vài năm, cô Phạm Thị Văn đã chứng kiến những nỗi đau chồng chất của gia đình. Sinh con gái đầu lòng chưa được bao lâu thì con cứ yếu dần rồi mất, con trai thứ hai thì mang trên mình khuyết tật bẩm sinh, cô Phạm Thị Văn đặt hy vọng cuối cùng vào con gái út là Võ Thị Kiều Trang khi em sinh ra có cơ thể bình thường và phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, cô Văn đành nuốt nước mắt vào lòng khi niềm hy vọng duy nhất là Kiều Trang lại có cơ thể không chịu lớn như những đứa trẻ khác và chân thì bị khuyết tật. Khi các bác sĩ khuyên gia đình đừng nên sinh con nữa bởi các con đều bị di chứng chất độc da cam, cô Văn chỉ biết khóc thầm trong sự lo lắng không biết tương lai của các con sẽ đi về đâu.
Nhưng Kiều Trang lại rất mạnh mẽ. Em học tốt từ nhỏ và quyết tâm vào ĐH, để có một cái nghề sau này có thể tự nuôi sống bản thân. Bởi vậy mà trên lớp cũng như ở nhà, Kiều Trang đều chú tâm đọc sách, tìm tòi trên mạng internet để lấp các lỗ hổng kiến thức của bản thân. Đợt thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Kiều Trang đã đạt 17,5/30 điểm. Mẹ vui hơn bao giờ hết còn cha Kiều Trang tuyên bố: “Có phải bán nhà cũng quyết cho con được học ĐH!”. Trước sự động viên và quyết tâm của cả gia đình, Kiều Trang đã lựa chọn theo học ngành Công nghệ phần mềm tại ĐH Duy Tân
“Em đã bị “chinh phục” khi nghe các thầy cô giới thiệu các ngành học tại trường trong dịp ĐH Duy Tân về trường THPT Hoàng Diệu, Quảng Nam hướng nghiệp cho học sinh. Là con gái những em thích máy tính, thích lập trình do đó em đã tìm hiểu về đào tạo Công nghệ thông tin tại ĐH Duy Tân. Vì thiệt thòi hơn các bạn nên em cũng hiểu rằng chỉ có nỗ lực để học thật tốt và phải biết lựa chọn trường đại học có chương trình đào tạo chất lượng mới có thể giúp em học tốt và tìm được việc làm trong thị trường lao động đang rất cạnh tranh như ngày nay. Và em tin tưởng lựa chọn ĐH Duy Tân”, Kiều Trang chia sẻ.
Vui không kể xiết khi bất ngờ nhận Học bổng toàn phần…
Năm lên 7 tuổi, Kiều Trang đã phải đi mổ chân để có thể đi lại được. Thật may mắn bởi từ đó, sức khỏe của Kiều Trang đã tốt lên rất nhiều. Tuy nhiên, Kiều Trang cũng chỉ giúp gia đình được những việc đơn giản nhất trong nhà. Cha Kiều Trang bị nhiễm chất độc da cam nên thường xuyên đau yếu, anh trai cũng tật nguyền về chân và chỉ cao 1 m giống Kiều Trang hiện tại mới mở của hàng sửa máy tính, tivi… ngay tại nhà. Do đó, mọi lo toan, quán xuyến công việc đều đặt nặng lên vai mẹ.
Hai mẹ con rất vui khi Kiều Trang nhận được Học bổng toàn phần từ ĐH Duy Tân
Cô Phạm Thị Văn - mẹ Kiều Trang chia sẻ: “Hoàn cảnh gia đình khó khăn lắm, mỗi năm chỉ làm vài sào ruộng mà đến mùa thì thu nhập 1 tháng của cả nhà mới có 3, 4 triệu đồng. Còn lại những ngày thường thì không có thu nhập, ai thuê thì đi làm thôi. Tuy nhiên, thấy con gái học được, cả nhà đều ủng hộ con học tại một trường ĐH uy tín ở miền Trung để sau này còn có nghề nghiệp nuôi sống bản thân. Lúc đầu khi đến ĐH Duy Tân đăng ký xét tuyển và nhập học, hai mẹ con không thể ngờ là sẽ được trao Học bổng toàn phần. Mừng quá đi mất, như thế là Kiều Trang thêm yên tâm không phải lo lắng trong năm học đầu. Cháu sẽ cố gắng hết sức để đạt điểm cao duy trì học bổng cho những năm học sau, còn gia đình cũng bớt đi nỗi lo gánh nặng học phí thì đúng là không có gì vui hơn nữa”.
Lớp 12 THPT của Kiều Trang có sĩ số hơn 40 học sinh thì chỉ trong mấy ngày đầu có điểm sàn ĐH, đã có đến 10 bạn gọi điện cho Trang báo tin đăng ký vào học tại ĐH Duy Tân. Kiều Trang cũng rất yên tâm khi ra Đà Nẵng nhập học bởi em sẽ ở cùng với em con chú là Võ Thị Bích Trâm cũng đăng ký học ngành Quản trị du lịch và Lữ hành tại ĐH Duy Tân trong mùa tuyển sinh 2017. Theo học ngành Công nghệ phần mềm, Trang mong muốn sau khi ra trường sẽ có thể thiết kế thật nhiều phần mềm, tạo ra nhiều trang web chất lượng phục vụ cuộc sống, trong đó sẽ tạo một diễn đàn kết nối những người có cùng sở thích, những người chịu thiệt thòi trong cuộc sống để chia sẻ kinh nghiệm học tập, khích lệ lẫn nhau sống có ích và hy vọng nhiều hơn vào tương lai.
Minh Chung
oanhoanh2211- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1069
Join date : 29/12/2016
Similar topics
» Nghị lực của tân sinh viên - nạn nhân chất độc da cam
» Sinh viên Duy Tân nhận Học bổng Nữ sinh viên Kỹ thuật AmCham 2019
» Sinh viên Duy Tân giành giải Á quân tại Hội nghị Sinh viên ASEAN-YMAC 2019
» Mẫu đồng phục nhân viên vệ sinh form chuẩn, siêu chất, màu sắc đa dạng
» Sinh viên Duy Tân nhận Học bổng Nữ sinh viên Kỹ thuật AmCham 2019
» Sinh viên Duy Tân nhận Học bổng Nữ sinh viên Kỹ thuật AmCham 2019
» Sinh viên Duy Tân giành giải Á quân tại Hội nghị Sinh viên ASEAN-YMAC 2019
» Mẫu đồng phục nhân viên vệ sinh form chuẩn, siêu chất, màu sắc đa dạng
» Sinh viên Duy Tân nhận Học bổng Nữ sinh viên Kỹ thuật AmCham 2019
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|