Học Du lịch từ Thực tế
2 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Học Du lịch từ Thực tế
Học Du lịch từ Thực tế
Hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch đang là xu hướng tất yếu và là giải pháp hiệu quả đối với sinh viên (SV) ngành du lịch Trường Đại học Duy Tân - Đà Nẵng.
PGS-TS. Lê Đức Toàn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân cho biết, hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là xu hướng tất yếu, được đánh giá là giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để phát triển du lịch bền vững các tỉnh miền Trung và giải quyết việc làm cho sinh viên luôn là lĩnh vực được quan tâm ở các trường đại học.
Từ năm 2006, Đại học Duy Tân đã phối hợp với Báo Người Lao động tổ chức chương trình Ngày hội việc làm thường niên. Đến nay, qua 12 năm tổ chức, chương trình đã thu hút hơn 700 lượt đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài TP.Đà Nẵng tham gia tuyển dụng với 18.512 vị trí việc làm; tiếp nhận 26.459 hồ sơ đăng ký tìm việc làm. Riêng Ngày hội việc làm cho sinh viên diễn ra hồi tháng 6.2018 đã có 91 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, tuyển dụng 3.458 vị trí việc làm, trong đó khối ngành du lịch - ngoại ngữ chiếm cao nhất với 43,05%, tăng gấp đôi năm 2017.
Ông Lê Tấn Thanh Tùng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Nam Vitours chia sẻ, là một cựu sinh viên nhà trường (tốt nghiệp Thủ khoa khóa 2 ngành Du lịch 1996 - 2000) ông đã tích cực tham gia các Ngày hội việc làm của Đại học Duy Tân. Trong tuyển dụng, Vitours cũng có những ưu tiên nhất định với sinh viên của trường vì năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của doanh nghiệp. Nhiều sinh viên của trường đang làm việc tại Vitours, trong đó có những vị trí quan trọng như Trưởng phòng Du lịch nước ngoài, Trưởng phòng Du lịch tiện ích…
Đại học Duy Tân cũng đang hợp tác với Trường Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đào tạo các chương trình du lịch khách sạn; hợp tác với Đại học Troy (Mỹ) đào tạo cử nhân quản trị du lịch và khách sạn, có giá trị quốc tế. Đặc biệt, với phương pháp đào tạo mang tính thực nghiệm, sinh viên được phát triển toàn diện về tiếng Anh, học hỏi các kỹ năng, nghiệp vụ từ chính hoạt động thực tế ở các doanh nghiệp du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, với chương trình trao đổi sinh viên tại Hàn quốc và Đài Loan, sinh viên sau khi kết thúc chương trình từ 6 tháng đến một năm được tiếp cận các kiến thức du lịch mới nhất, cũng như được học ngôn ngữ Hàn, Trung đã góp phần đáp ứng nguồn nhân lực du lịch Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung. Ngoài ra, chương trình thực tập ngành khách sạn tại các nước ASEAN giúp sinh viên Duy Tân tự tin làm việc trong môi trường du lịch quốc tế.
(Nguồn:http://baoquangnam.vn/xa-hoi/giao-duc/201812/hoc-du-lich-tu-thuc-te-828257/#.XA4N02zIyGE.gmail)
Hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch đang là xu hướng tất yếu và là giải pháp hiệu quả đối với sinh viên (SV) ngành du lịch Trường Đại học Duy Tân - Đà Nẵng.
PGS-TS. Lê Đức Toàn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân cho biết, hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là xu hướng tất yếu, được đánh giá là giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để phát triển du lịch bền vững các tỉnh miền Trung và giải quyết việc làm cho sinh viên luôn là lĩnh vực được quan tâm ở các trường đại học.
Từ năm 2006, Đại học Duy Tân đã phối hợp với Báo Người Lao động tổ chức chương trình Ngày hội việc làm thường niên. Đến nay, qua 12 năm tổ chức, chương trình đã thu hút hơn 700 lượt đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài TP.Đà Nẵng tham gia tuyển dụng với 18.512 vị trí việc làm; tiếp nhận 26.459 hồ sơ đăng ký tìm việc làm. Riêng Ngày hội việc làm cho sinh viên diễn ra hồi tháng 6.2018 đã có 91 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, tuyển dụng 3.458 vị trí việc làm, trong đó khối ngành du lịch - ngoại ngữ chiếm cao nhất với 43,05%, tăng gấp đôi năm 2017.
Ông Lê Tấn Thanh Tùng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Nam Vitours chia sẻ, là một cựu sinh viên nhà trường (tốt nghiệp Thủ khoa khóa 2 ngành Du lịch 1996 - 2000) ông đã tích cực tham gia các Ngày hội việc làm của Đại học Duy Tân. Trong tuyển dụng, Vitours cũng có những ưu tiên nhất định với sinh viên của trường vì năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của doanh nghiệp. Nhiều sinh viên của trường đang làm việc tại Vitours, trong đó có những vị trí quan trọng như Trưởng phòng Du lịch nước ngoài, Trưởng phòng Du lịch tiện ích…
Đại học Duy Tân cũng đang hợp tác với Trường Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đào tạo các chương trình du lịch khách sạn; hợp tác với Đại học Troy (Mỹ) đào tạo cử nhân quản trị du lịch và khách sạn, có giá trị quốc tế. Đặc biệt, với phương pháp đào tạo mang tính thực nghiệm, sinh viên được phát triển toàn diện về tiếng Anh, học hỏi các kỹ năng, nghiệp vụ từ chính hoạt động thực tế ở các doanh nghiệp du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, với chương trình trao đổi sinh viên tại Hàn quốc và Đài Loan, sinh viên sau khi kết thúc chương trình từ 6 tháng đến một năm được tiếp cận các kiến thức du lịch mới nhất, cũng như được học ngôn ngữ Hàn, Trung đã góp phần đáp ứng nguồn nhân lực du lịch Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung. Ngoài ra, chương trình thực tập ngành khách sạn tại các nước ASEAN giúp sinh viên Duy Tân tự tin làm việc trong môi trường du lịch quốc tế.
(Nguồn:http://baoquangnam.vn/xa-hoi/giao-duc/201812/hoc-du-lich-tu-thuc-te-828257/#.XA4N02zIyGE.gmail)
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1738
Join date : 24/07/2015
Re: Học Du lịch từ Thực tế
[size=32]Khai mở tiềm năng từ những dự án mới[/size]
Tại cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên” do Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KH-CN (Bộ KH-CN) và Đại học Huế tổ chức vào tháng 10 vừa qua tại tỉnh Thừa Thiên Huế, 3 dự án khởi nghiệp của Đà Nẵng đã nhận được những phản hồi tích cực từ cộng đồng công nghệ.
Dự án “Phao cứu hộ điều khiển từ xa” - ý tưởng hay của sinh viên Trường Đại học Duy Tân.
3 dự án đó là: “Phao cứu hộ điều khiển từ xa”, “Hệ thống đo đạc và thu thập dữ liệu điện năng thông minh” và “Phần mềm di động Homecares”. “Phao cứu hộ điều khiển từ xa” là dự án của các sinh viên Trường Đại học Duy Tân.
Thiết bị phao cứu hộ có khả năng hỗ trợ con người trong việc cứu nạn nhân bị đuối nước. Khi phát hiện có người đuối nước, phao được điều khiển đến chỗ nạn nhân. Tốc độ hiện tại của phao là 35km/giờ (có thể nâng cấp lên đến 50km/giờ).
Một sản phẩm khác của nhóm sinh viên Trường Đại học Duy Tân là “Hệ thống đo đạc và thu thập dữ liệu điện năng thông minh”. Thiết bị được hoàn thiện sau 3 tháng giúp đo đạc điện năng tiêu thụ của từng thiết bị điện trong gia đình.
Đoàn Quang Hưng, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, thông qua máy tính hoặc điện thoại thông minh, người dùng có thể kiểm tra, thống kê và biết được những cảnh báo về rò rỉ điện hay điện bị đánh cắp. Đây là chức năng nổi trội của thiết bị và có khả năng ứng dụng rộng rãi ở quy mô hộ gia đình, nhà chung cư, hay nhà máy, xí nghiệp.
Cũng được đánh giá cao, dự án phần mềm di động Homcare của Công ty CP Sức khỏe Homcare giúp người dùng có nhiều thông tin hữu ích phục vụ cho việc khám chữa bệnh. Người dùng cũng có thể kiểm tra hệ thống các bệnh viện và phòng khám, đặt lịch hẹn với bác sĩ, biết thông tin về giá cả, khoảng cách đến phòng khám gần nhất.
Ngoài ra, thông tin sức khỏe của người dùng cũng được quản lý trên sổ y bạ điện tử được bảo mật và an toàn tuyệt đối. Sử dụng phần mềm này, khách hàng có thể theo dõi sức khỏe mọi lúc mọi nơi và tham vấn với bác sĩ chuyên môn.
Nhận xét về các dự án khởi nghiệp này tại cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng duyên hải miền trung và Tây Nguyên”, ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng: “Những dự án khởi nghiệp của Đà Nẵng có ý nghĩa rất thiết thực đối với cuộc sống. Tuy nhiên, các bạn cần quan tâm đến các chỉ số kỹ thuật của thiết bị, nhận diện đối tượng khách hàng là ai, định hướng rõ địa chỉ ứng dụng…”.
Theo Phó Giám đốc Sở KH-CN thành phố Vũ Thị Bích Hậu, đây là những ý tưởng rất đáng quý. Trên cơ sở những nghiên cứu này, các nhóm nghiên cứu cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu và định hướng rõ những bước đi sắp tới để phát triển trong hành trình khởi nghiệp, tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao, phục vụ trong cộng đồng.
Bài và ảnh: THANH THẢO
https://baodanang.vn/khcn/201811/khai-mo-tiem-nang-tu-nhung-du-an-moi-3123956/
Tại cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên” do Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KH-CN (Bộ KH-CN) và Đại học Huế tổ chức vào tháng 10 vừa qua tại tỉnh Thừa Thiên Huế, 3 dự án khởi nghiệp của Đà Nẵng đã nhận được những phản hồi tích cực từ cộng đồng công nghệ.
Dự án “Phao cứu hộ điều khiển từ xa” - ý tưởng hay của sinh viên Trường Đại học Duy Tân.
3 dự án đó là: “Phao cứu hộ điều khiển từ xa”, “Hệ thống đo đạc và thu thập dữ liệu điện năng thông minh” và “Phần mềm di động Homecares”. “Phao cứu hộ điều khiển từ xa” là dự án của các sinh viên Trường Đại học Duy Tân.
Thiết bị phao cứu hộ có khả năng hỗ trợ con người trong việc cứu nạn nhân bị đuối nước. Khi phát hiện có người đuối nước, phao được điều khiển đến chỗ nạn nhân. Tốc độ hiện tại của phao là 35km/giờ (có thể nâng cấp lên đến 50km/giờ).
Một sản phẩm khác của nhóm sinh viên Trường Đại học Duy Tân là “Hệ thống đo đạc và thu thập dữ liệu điện năng thông minh”. Thiết bị được hoàn thiện sau 3 tháng giúp đo đạc điện năng tiêu thụ của từng thiết bị điện trong gia đình.
Đoàn Quang Hưng, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, thông qua máy tính hoặc điện thoại thông minh, người dùng có thể kiểm tra, thống kê và biết được những cảnh báo về rò rỉ điện hay điện bị đánh cắp. Đây là chức năng nổi trội của thiết bị và có khả năng ứng dụng rộng rãi ở quy mô hộ gia đình, nhà chung cư, hay nhà máy, xí nghiệp.
Cũng được đánh giá cao, dự án phần mềm di động Homcare của Công ty CP Sức khỏe Homcare giúp người dùng có nhiều thông tin hữu ích phục vụ cho việc khám chữa bệnh. Người dùng cũng có thể kiểm tra hệ thống các bệnh viện và phòng khám, đặt lịch hẹn với bác sĩ, biết thông tin về giá cả, khoảng cách đến phòng khám gần nhất.
Ngoài ra, thông tin sức khỏe của người dùng cũng được quản lý trên sổ y bạ điện tử được bảo mật và an toàn tuyệt đối. Sử dụng phần mềm này, khách hàng có thể theo dõi sức khỏe mọi lúc mọi nơi và tham vấn với bác sĩ chuyên môn.
Nhận xét về các dự án khởi nghiệp này tại cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng duyên hải miền trung và Tây Nguyên”, ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng: “Những dự án khởi nghiệp của Đà Nẵng có ý nghĩa rất thiết thực đối với cuộc sống. Tuy nhiên, các bạn cần quan tâm đến các chỉ số kỹ thuật của thiết bị, nhận diện đối tượng khách hàng là ai, định hướng rõ địa chỉ ứng dụng…”.
Theo Phó Giám đốc Sở KH-CN thành phố Vũ Thị Bích Hậu, đây là những ý tưởng rất đáng quý. Trên cơ sở những nghiên cứu này, các nhóm nghiên cứu cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu và định hướng rõ những bước đi sắp tới để phát triển trong hành trình khởi nghiệp, tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao, phục vụ trong cộng đồng.
Bài và ảnh: THANH THẢO
https://baodanang.vn/khcn/201811/khai-mo-tiem-nang-tu-nhung-du-an-moi-3123956/
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|