Năm 2024, tranh chấp thừa kế đất đai phải hòa giải tại UBND xã?
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: Khu Văn Phòng Forum - Liên hệ Admin 0983262040 (SMS) :: 2. RAO VẶT TỔNG HỢP TỪ A-Z
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Năm 2024, tranh chấp thừa kế đất đai phải hòa giải tại UBND xã?
Tranh chấp thừa kế đất đai hay tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất xảy ra phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ việc tranh chấp thừa kế đất đai có phải hòa giải tại UBND cấp xã hay không hay được gửi đơn khởi kiện luôn tại Tòa án nhân dân.
Tranh chấp thừa kế đất đai có phải hòa giải tại UBND cấp xã?
* Tranh chấp đất đai phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) trước khi khởi kiện
Khi xảy ra tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở (thông qua hòa giải viên).
Trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì phải hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã nơi có đất nếu muốn khởi kiện hoặc đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.
Nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Tóm lại, tranh chấp đất đai phải hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã nơi có đất trước khi khởi kiện, trường hợp không hòa giải mà nộp đơn trực tiếp lên Tòa án thì Tòa sẽ không thụ lý vì không đủ điều kiện khởi kiện.
* Tranh chấp thừa kế đất đai không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã
Tranh chấp thừa kế đất đai là việc rất phổ biến giữa những người thừa kế với nhau hoặc thậm chí giữa những người không phải là người thừa kế nhưng nghĩ mình có quyền hưởng di sản thừa kế.
Đồng thời, nhiều người nghĩ tranh chấp thừa kế đất đai là tranh chấp đất đai nên gửi đơn hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 nhưng thực tế không phải vậy.
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định như sau:
2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Như vậy, tranh chấp thừa kế đất đai hay còn gọi là tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất vì không phải là tranh chấp đất đai (chỉ được xem là tranh chấp liên quan đến đất đai).
Khi xảy ra tranh chấp thừa kế đất đai các bên tranh chấp có quyền gửi đơn khởi kiện luôn đến Tòa án nhân dân theo quy định.
Hồ sơ, thủ tục khởi kiện vụ án thừa kế về nhà đất
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
* Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu.
- Giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu).
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
* Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
* Hình thức nộp đơn
Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định người khởi kiện gửi đơn khởi kiện theo một trong các phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án (phổ biến nhất).
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý vụ án
Thẩm phán dự tính tiền tạm ứng án phí phải nộp, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự (xem trong giấy báo), sau khi nộp xong thì nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Sau khi nhận được biên lai, Thẩm phán thụ lý vụ án và ghi vào sổ thụ lý.
Trường hợp được miễn án phí, Tòa sẽ thụ lý ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện nếu có đủ điều kiện.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm không quá 04 tháng, vụ án phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Bước 4: Xét xử sơ thẩm
Bước 5: Thi hành án (nếu không có kháng cáo, kháng nghị)
Bước 6: Xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị).
Trên đây là bài viết trả lời cho vướng mắc: Tranh chấp thừa kế đất đai phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn? Theo đó, tranh chấp thừa kế đất đai (tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất) không phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn; thay vào đó các bên tranh chấp được gửi đơn khởi kiện luôn ra Tòa án.
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Năm 2024, tranh chấp thừa kế đất đai phải hòa giải tại UBND xã? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
Tranh chấp thừa kế đất đai có phải hòa giải tại UBND cấp xã?
* Tranh chấp đất đai phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) trước khi khởi kiện
Khi xảy ra tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở (thông qua hòa giải viên).
Trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì phải hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã nơi có đất nếu muốn khởi kiện hoặc đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.
Nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Tóm lại, tranh chấp đất đai phải hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã nơi có đất trước khi khởi kiện, trường hợp không hòa giải mà nộp đơn trực tiếp lên Tòa án thì Tòa sẽ không thụ lý vì không đủ điều kiện khởi kiện.
[You must be registered and logged in to see this image.]
* Tranh chấp thừa kế đất đai không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã
Tranh chấp thừa kế đất đai là việc rất phổ biến giữa những người thừa kế với nhau hoặc thậm chí giữa những người không phải là người thừa kế nhưng nghĩ mình có quyền hưởng di sản thừa kế.
Đồng thời, nhiều người nghĩ tranh chấp thừa kế đất đai là tranh chấp đất đai nên gửi đơn hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 nhưng thực tế không phải vậy.
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định như sau:
2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Như vậy, tranh chấp thừa kế đất đai hay còn gọi là tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất vì không phải là tranh chấp đất đai (chỉ được xem là tranh chấp liên quan đến đất đai).
Khi xảy ra tranh chấp thừa kế đất đai các bên tranh chấp có quyền gửi đơn khởi kiện luôn đến Tòa án nhân dân theo quy định.
Hồ sơ, thủ tục khởi kiện vụ án thừa kế về nhà đất
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
* Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu.
- Giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu).
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
* Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
* Hình thức nộp đơn
Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định người khởi kiện gửi đơn khởi kiện theo một trong các phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án (phổ biến nhất).
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
[You must be registered and logged in to see this image.]
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý vụ án
Thẩm phán dự tính tiền tạm ứng án phí phải nộp, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự (xem trong giấy báo), sau khi nộp xong thì nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Sau khi nhận được biên lai, Thẩm phán thụ lý vụ án và ghi vào sổ thụ lý.
Trường hợp được miễn án phí, Tòa sẽ thụ lý ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện nếu có đủ điều kiện.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm không quá 04 tháng, vụ án phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Bước 4: Xét xử sơ thẩm
Bước 5: Thi hành án (nếu không có kháng cáo, kháng nghị)
Bước 6: Xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị).
Trên đây là bài viết trả lời cho vướng mắc: Tranh chấp thừa kế đất đai phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn? Theo đó, tranh chấp thừa kế đất đai (tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất) không phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn; thay vào đó các bên tranh chấp được gửi đơn khởi kiện luôn ra Tòa án.
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Năm 2024, tranh chấp thừa kế đất đai phải hòa giải tại UBND xã? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xoanvpccnh165- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 234
Join date : 19/08/2022
Similar topics
» Năm 2024, tranh chấp thừa kế đất đai phải hòa giải tại đâu?
» Tư vấn luật giải quyết tranh chấp lao động mới nhất năm 2024
» Cách kiểm tra pháp lý nhà đất tránh mua phải đất tranh chấp
» Tư vấn giải quyết tranh chấp đai uy tín nhất Hà Nội
» Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại địa bàn Hà Nội
» Tư vấn luật giải quyết tranh chấp lao động mới nhất năm 2024
» Cách kiểm tra pháp lý nhà đất tránh mua phải đất tranh chấp
» Tư vấn giải quyết tranh chấp đai uy tín nhất Hà Nội
» Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại địa bàn Hà Nội
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: Khu Văn Phòng Forum - Liên hệ Admin 0983262040 (SMS) :: 2. RAO VẶT TỔNG HỢP TỪ A-Z
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết