SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty Hợp danh

Go down

Sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty Hợp danh Empty Sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty Hợp danh

Bài gửi by kalzen 01.02.20 16:53

Doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh có nhiều đặc điểm chung: Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty; Đều không được được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa công ty Hợp danh và doanh nghiệp tư nhân được phân biệt rõ bới các đặc điểm nổi bật của từng loại hình như sau:

1. Thành viên – Chủ sở hữu doanh nghiệp

– Công ty hợp danh: Có hai loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Số lượng thành viên của Công ty Họp danh không bị hạn chế ngoài quy định luôn phải đáp ứng có từ 02 thành viên hợp danh trở lên.
– Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ có một thành viên là cá nhân đồng thời là chủ sở hữu suy nhất của doanh nghiệp.
Khi Doanh nghiệp tư nhân muốn tiếp nhận thêm thành viên phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên.
[You must be registered and logged in to see this image.]

2. Tư cách pháp nhân

– Công ty hợp danh: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Hạn chế của thành viên – Chủ sở hữu

– Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
– Doanh nghiệp tư nhân: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.

4. Hạn chế quyền góp vốn của doanh nghiệp

– Công ty hợp danh: Luật doanh nghiệp không hạn chế quyền góp vốn của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

5. Vốn của doanh nghiệp

– Công ty hợp danh: Điều 174 Luật doanh nghiệp xác định rõ tài sản của doanh nghiệp gồm: Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty; Tài sản tạo lập được mang tên công ty; Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện; Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tài sản của công ty Hợp danh độc lập hoàn toàn với tài sản của các thành viên
– Doanh nghiệp tư nhân: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Tuy nhiên, Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Như vậy, tài sản của doanh nghiệp tư nhân không hoàn toàn độc lập với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân.

6. Cơ cấu tổ chức, quản lý

– Công ty hợp danh: Cơ cấu tổ chức của Công ty hợp danh  được tổ chức chặt chẽ theo Luật doanh nghiệp gồm: Hội đồng thành viên,  Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
– Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh ,có thể thuê người khác quản lý doanh nghiệp, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
XEM THÊM: Tim hieu ve cong ty hop danh - Nhung dac diem loai hinh doanh nghiep nay
kalzen
kalzen
Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn
Chú ý, khách Vãng Lai Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn

Tổng số bài gửi : 112
Join date : 31/10/2019

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết