SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Câu chuyện “lợi nhuận” của Đại học Duy Tân

Go down

Câu chuyện “lợi nhuận” của Đại học Duy Tân Empty Câu chuyện “lợi nhuận” của Đại học Duy Tân

Bài gửi by tanhuyvn 28.05.17 18:28

Cũng giống như doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp xã hội, trường đại học cũng tạo ra nhiều lợi nhuận về mặt kinh tế và xã hội. Nhưng “lợi nhuận” lớn nhất mà trường đại học mang lại chính là những sản phẩm mang tính xã hội – là các thế hệ sinh viên có đủ lực, đủ sức, đủ tài để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó cũng chính là triết lý trong phát triển của Trường Đại học Duy Tân trong suốt những năm qua.
Trường Đại học (ĐH) Duy Tân Đà Nẵng được thành lập ngày 11/11/1994 theo Quyết định số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ và được chuyển đổi sang loại hình tư thục tại Quyết định số 1704/QĐ - TTg ngày 02/10/2015. Sau gần 23 năm xây dựng và phát triển, trường từng bước trở thành một trong những cơ sở giáo dục đại học uy tín của cả nước; là trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia.
Câu chuyện “lợi nhuận” của Đại học Duy Tân A-2-bb-baaadayRFMĐại học Duy Tân đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2014.
[size]
Xây “doanh nghiệp xã hội”
Theo Tiến sĩ Võ Thanh Hải – Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân: Phát triển một trường đại học cũng như xây dựng một doanh nghiệp (DN). Để các DN của mình luôn đạt được lợi nhuận về kinh tế và xã hội thì chất lượng của “sản phẩm” luôn là yếu tố quyết định đến chất lượng của “lợi nhuận” và ĐH Duy Tân cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nếu mô hình đào tạo chất lượng tốt, hiệu quả cao thì sẽ sản sinh ra nhiều thế hệ trẻ có trình độ và năng lực để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước. “Đó là một phần của trách nhiệm xã hội mà ĐH Duy Tân đang theo đuổi trong suốt hơn 2 thập kỷ qua” – Tiến sĩ Võ Thanh Hải nhấn mạnh.
Về bản chất, Doanh nghiệp xã hội (DNXH) được hiểu một cách chung nhất là những DN hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, được thành lập với mục tiêu là để giải quyết một vấn đề xã hội nào đó mà DN theo đuổi, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ mục tiêu xã hội và môi trường. Các mục tiêu mà DNXH hướng đến chủ yếu nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề xã hội; tạo nguồn thu đáng kể từ các hoạt động mang tính kinh doanh, tuyệt nhiên không phải để tối đa hóa lợi nhuận; Lấy việc mang lại những giá trị tốt đẹp đối với toàn xã hội làm nòng cốt cho mọi hoạt động kinh doanh và xem nó như bản chất của DN cũng như lợi thế so với các DN khác. Do đó, nếu nhìn dưới góc độ một DN thì ĐH Duy Tân chính là một DNXH, một DN công ích, bởi ngoài những lợi nhuận về vật chất hữu hình, cái lợi nhuận lớn nhất của ĐH Duy Tân tạo ra là những “sản phẩm” – với các thế hệ sinh viên có đủ trình độ để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hay nói một cách khác, một DN đơn thuần chỉ tạo ra những lợi nhuận và đóng góp vào ngân sách Nhà nước là xong. Nhưng đối với ĐH Duy Tân ngoài những đóng góp cho Nhà nước, cho xã hội, đây còn là cái “lò” ươm mầm biết bao thế hệ tài năng là chủ nhân của đất nước, là nền tảng cho sự phát triển dài lâu của dân tộc.
Chính vì thế mà trong suốt hơn 22 năm qua, ĐH Duy Tân đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu học tập và sinh hoạt của các em sinh viên. Do đó, mà ngay trong báo cáo hàng năm của trường, phần chi luôn cao hơn phần thu cũng là điều dễ hiểu. Bởi những giá trị của “lợi nhuận” mà ĐH Duy Tân tạo ra được “tái sinh” hoặc “tái đầu tư” cho các hoạt động đào tạo vì mục tiêu xã hội – đó là chất lượng “sản phẩm” đầu ra với những thế hệ sinh viên có đủ trình độ để thích ứng với môi trường quốc tế hóa ngày càng rộng mở như hiện nay.
Đó là chưa kể những hoạt động xã hội mà ĐH Duy Tân luôn tiên phong trong suốt những năm qua như cuộc vận động “Góp đá xây trường sa”, ủng hộ phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa và tham gia các hoạt động từ thiện vì người nghèo hưởng ứng Cuộc vận động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”,…. với giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng.
Dựng giá trị bền lâu
Theo Anh hùng Lao động, Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ – người sáng lập ra ĐH Duy Tân thì thành công của một trường ĐH cũng giống như thành công của một DNXH, đều được đánh giá về chất lượng của “lợi nhuận” mà DN đó đã mang lại cho đất nước, cho xã hội như thế nào. “Chất lượng “lợi nhuận” của chúng tôi chính là sản phẩm đầu ra mà ĐH Duy Tân đang tạo ra mỗi năm có hàng ngàn sinh viên của ĐH Duy Tân tốt nghiệp, góp phần bổ sung một lượng lao động không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, AHLĐ Lê Công Cơ tự hào.
Tuy nhiên, để tạo ra chất lượng sản phẩm và giá trị thực cho mục tiêu của mình, trong hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển, ĐH Duy Tân luôn mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết với các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Canada, …. để “nhập khẩu” nhiều mô hình đào tạo, phương pháp giảng dạy hiện đại và ứng dụng khoa học công nghệ. Nhờ đó mà hầu hết các chương trình tiên tiến được đưa vào giảng dạy tại Duy Tân đều được chuyển giao từ những trường ĐH có uy tín. Nhờ mối liên kết đó mà ĐH Duy Tân đã tạo nên những chuyển biến khác biệt và được xem là một trong những cơ sở đào tạo chất lượng nhất Việt Nam hiện nay.
Theo thống kê trong 5 năm trở lại đây, mặc dù học phí vào ĐH Duy Tân luôn cao hơn các trường công lập và cũng không hề thấp so với trường tư thục khác, nhưng hàng năm trường phải dừng tuyển sinh trong tháng 9 vì số lượng thí sinh đầu vào đã đủ so với nhu cầu. Điều này cho thấy, chất lượng đào tạo của ĐH Duy Tân đã mang lại giá trị hiện hữu mà không phải một trường đại học, một DNXH hay một DN công ích nào có thể đạt được.
Cũng nhờ hướng đi đó mà trong gần 23 năm phát triển, ĐH Duy Tân đã nhanh chóng từ một cơ sở nhỏ bé đã trở thành một trong những trường tư thục có chất lượng đào tạo cao và lớn nhất Việt Nam và được công nhận là trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia. Từ khi thành lập đến nay, trường đã tuyển sinh được 03 khoá Tiến sĩ với 35 nghiên cứu sinh, 13 khóa Thạc sĩ hơn 2.045 học viên, 21 khóa Đại học, Cao đẳng trên 77.961 sinh viên, 05 khóa Cao đẳng Nghề hơn 1.320 sinh viên.[/size]
tanhuyvn
tanhuyvn
Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn
Chú ý, khách Vãng Lai Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn

Tổng số bài gửi : 396
Join date : 28/12/2016

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết