SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Các giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân nhận học bổng của quỹ VinIF

2 posters

Go down

Các giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân nhận học bổng của quỹ VinIF Empty Các giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân nhận học bổng của quỹ VinIF

Bài gửi by thieuthithuong 19.03.23 12:08

[size=32]Các giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân nhận học bổng của quỹ VinIF[/size]
Năm 2022, Quỹ đổi mới sáng tạo VinGroup (VinIF) thuộc Tập đoàn Vingroup đã trao 360 suất học bổng với tổng giá trị 62 tỉ đồng cho 150 học viên cao học, 150 nghiên cứu sinh và 60 tiến sĩ.
Các giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân nhận học bổng của quỹ VinIF Anh-vinif-1-16740988721241808070607
Bác sĩ Huỳnh Lê Thái Bão đã nhận được học bổng toàn phần tiến sĩ nội khoa tại ĐH Y Dược Huế từ 2022 của VinIF
 
Đây đều là những nhà khoa học trẻ xuất sắc, với tổng cộng hơn 2.600 công bố trên tạp chí, hội nghị trong nước và quốc tế uy tín, hay gần 200 giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp quốc gia.
 
Ba giảng viên và nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân vừa nhận học bổng tiến sĩ của VinIF gồm: bác sĩ, giảng viên Huỳnh Lê Thái Bão (khoa Y), thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Kim Ngân và thạc sĩ Nguyễn Duy Khôi (Viện Nghiên cứu khoa học cơ bản & ưng dụng - IFAS).
 
Để nhận được học bổng VinIF, các ứng viên phải đạt được nhiều tiêu chí như: có thành tích học tập, nghiên cứu khoa học xuất sắc trong vòng hai năm trước thời điểm nộp hồ sơ; sở hữu các giải thưởng danh giá; đồng thời xây dựng được định hướng nghiên cứu cụ thể, có ý nghĩa thiết thực đối với cộng đồng; và đặc biệt phải có thư giới thiệu của các nhà khoa học uy tín trong ngành.
 
Huỳnh Lê Thái Bão - "Forbes under 30" 2022
 
Là giảng viên Đại học Duy Tân, bác sĩ Huỳnh Lê Thái Bão chính thức nhận được học bổng toàn phần chương trình tiến sĩ nội khoa tại Đại học Y Dược Huế từ năm 2022 do VinIF trao tặng, trở thành một trong những bác sĩ được đặc cách đào tạo lên tiến sĩ trẻ nhất ngành y.
 
Huỳnh Lê Thái Bão hiện là quyền trưởng bộ môn thực hành bệnh viện tại Trường Y Dược (CMP) thuộc Đại học Duy Tân. Anh đồng thời đang đảm nhiệm vị trí thư ký biên tập tạp chí và website cho Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam (VADE), cũng là người sáng lập và chủ nhiệm Câu lạc bộ Tình nguyện y khoa, trưởng dự án "Hệ sinh thái y khoa online".
 
Dự án này gồm bốn lĩnh vực (giáo dục, y tế, công nghệ và hoạt động cộng đồng) chạy trên năm nền tảng với ba mục tiêu phát triển bền vững. Hệ thống này hiện đã có gần 10 triệu lượt tiếp cận và 3 triệu lượt người sử dụng. 
 
Với những nỗ lực trong nghiên cứu khoa học và hoạt động vì cộng đồng, bác sĩ Huỳnh Lê Thái Bão đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng như:
 
- Top người trẻ tuổi dưới 30 xuất sắc nhất Việt Nam năm 2022 (Forbes under 30),
 
- Giải nhất Thanh niên kiến tạo 2021 do CSDS Việt Nam trao tặng, giải nhì Báo cáo khoa học trẻ tại Hội nghị nội tiết & đái tháo đường toàn quốc 2022,
 
- Giải thưởng Engaged scholar 2021 do VCE, CSDS Việt Nam và Irish AID trao tặng,
 
- Giải nhất Thử thách sáng tạo xã hội Việt Nam VSIC 2021 (vai trò trưởng dự án và cố vấn đội thi),
 
- Giải Dự án xuất sắc nhất và Dự án có ảnh hưởng lớn nhất tại Giải thưởng Sao Kim Techfest 2021,
 
Trong thời gian tới, bác sĩ Huỳnh Lê Thái Bão dự định tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu và thực hiện các dự án khoa học công nghệ về mảng nội khoa - nội tiết, đặc biệt về đái tháo đường và bàn chân (người) đái tháo đường.
 
Bác sĩ Thái Bão chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng nghiên cứu khoa học là điều rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, để vận dụng thành quả nghiên cứu cho cộng đồng một cách hiệu quả nhất là điều quan trọng hơn và rất cấp bách trong bối cảnh hiện nay.
 
Để làm được điều đó, ngoài việc mỗi cá nhân có đủ kiến thức và kỹ năng, cũng cần có thêm nhiều đội nhóm cộng tác đa ngành - đa lĩnh vực phối hợp thực hiện. Chìa khóa để giải quyết vấn đề này là cần phải có một thế hệ trẻ năng động và cống hiến".
 
Nguyễn Duy Khôi - các nghiên cứu về vật liệu mới
 
Cùng với bác sĩ Huỳnh Lê Thái Bão, thạc sĩ Nguyễn Duy Khôi cũng đã nhận được học bổng của Quỹ VinIF dành cho nghiên cứu sinh.
 
Hiện tại, thạc sĩ Nguyễn Duy Khôi đang tập trung vào hai hướng nghiên cứu chính:
 
- Nghiên cứu tổng hợp các vật liệu xốp (zeolite, than sinh học,...) từ nguồn nguyên liệu trong nước có giá thành thấp và định hướng ứng dụng vật liệu trong lĩnh vực xử lý môi trường như xử lý iốt phóng xạ, xử lý kim loại (Pb, Ni, Cd...), chất màu hữu cơ, kháng sinh trong dung dịch nước;
 
- Nghiên cứu các đặc trưng về hình thái, cấu trúc, tính chất của các vật liệu trên bằng các phương pháp phân tích hóa - lý hiện đại.
Các giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân nhận học bổng của quỹ VinIF Img20221208135922-16740989885452074081175
Thạc sĩ Nguyễn Duy Khôi - cán bộ nghiên cứu tại Viện IFAS của Đại học Duy Tân nhận học bổng của Quỹ VinIF dành cho nghiên cứu sinh
 
Tính đến thời điểm hiện tại, thạc sĩ Nguyễn Duy Khôi đã có trên 10 công bố khoa học với 5 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế ISI Q1, 4 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế ISI Q2 trong vai trò tác giả chính (first-author) hoặc đồng tác giả (co-author).
 
Phần lớn các công bố liên quan đến nghiên cứu tổng hợp, phân tích các đặc trưng của các vật liệu vô cơ xốp (MOF, biochar, red mud) và ứng dụng trong lĩnh vực xử lý môi trường (cảm biến khí, hấp phụ kim loại nặng).
 
Chia sẻ niềm vui khi nhận được học bổng của quỹ, thạc sĩ Nguyễn Duy Khôi cho biết: "Tôi luôn tâm niệm rằng nghiên cứu là một hành trình dài và thành quả chỉ đến khi chúng ta làm việc với một thái độ nghiêm túc, có sự hỗ trợ và định hướng đúng đắn kịp thời.
 
Việc nhận được học bổng vừa là động lực để tôi vững tin hơn trên con đường mình đã chọn nhưng đồng thời cũng vừa là áp lực khi phải cố gắng, nỗ lực để hơn chính mình của ngày hôm qua.
 
Ở ĐH Duy Tân, các nhà khoa học nhận được sự hỗ trợ tối đa từ lãnh đạo nhà trường nói chung và từ Viện Nghiên cứu khoa học cơ bản & ưng dụng (IFAS) nói riêng. Cá nhân tôi nhận thấy đây là một trong những môi trường phù hợp cho các bạn trẻ có đam mê về lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
 
Bên cạnh đó, tôi và các nghiên cứu viên tại viện luôn được Đại học Duy Tân quan tâm hỗ trợ định kỳ về trang thiết bị, hóa chất... phục vụ cho hoạt động thí nghiệm tại phòng lab cũng như tạo mọi cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn và làm việc hiệu quả nhất có thể".
 
Nguyễn Huỳnh Kim Ngân - các nghiên cứu về laser
Các giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân nhận học bổng của quỹ VinIF 76a4528aee9235cc6c83-1674099027064506467801
Nghiên cứu viên thuộc Viện IFAS, ĐH Duy Tân - Nguyễn Huỳnh Kim Ngân vinh dự nhận Học bổng của VinIF 2022
 
Là một nữ nghiên cứu viên thuộc Viện Nghiên cứu khoa học cơ bản & ứng dụng của ĐH Duy Tân, Nguyễn Huỳnh Kim Ngân cũng nằm trong danh sách các nhà khoa học nhận học bổng của VinIF 2022 dành cho nghiên cứu sinh xuất sắc đang theo học các chương trình sau đại học trong nước. Các hướng nghiên cứu chính của Nguyễn Huỳnh Kim Ngân tập trung vào quá trình tương tác giữa xung laser mạnh với nguyên tử và phân tử.
 
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Kim Ngân hiện đã có ba công bố khoa học với toàn bộ các công trình đều được đăng trên tạp chí quốc tế ISI Q1, trong đó có một bài tác giả chính (first-author) và hai bài đứng ở vị trí tác giả thứ hai (co-author). Các công bố này đều tập trung vào lĩnh vực vật lý trường mạnh, cụ thể là quá trình tương tác giữa phân tử là xung laser cực ngắn.
 
ĐẠI HỌC DUY TÂN
 
* Top 500 đại học tốt nhất thế giới năm 2023 & top 100 đại học tốt nhất châu Á năm 2022 theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE);
 
* Top 145 đại học tốt nhất châu Á năm 2023 & top 801-1.000 đại học tốt nhất thế giới năm 2023 theo QS Rankings;
 
* Trường đạt kiểm định ABET của Mỹ cho khối ngành công nghệ thông tin, điện - điện tử;
 
* Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt kiểm định quốc tế UNWTO TedQual cho khối ngành du lịch;
 
* Theo bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2023: Lĩnh vực khoa học máy tính thuộc top 251-300 thế giới, lĩnh vực kỹ thuật công nghệ thuộc top 251-300 thế giới; lĩnh vực kinh doanh & kinh tế thuộc top 301-400 thế giới; lĩnh vực y tế, sức khỏe thuộc top 176-200 thế giới…
Nguồn: https://tuoitre.vn/cac-giang-vien-nha-nghien-cuu-cua-dh-duy-tan-nhan-hoc-bong-cua-quy-vinif-20230119105311149.htm
thieuthithuong
thieuthithuong
Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn
Chú ý, khách Vãng Lai Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn

Tổng số bài gửi : 1621
Join date : 24/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Các giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân nhận học bổng của quỹ VinIF Empty Re: Các giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân nhận học bổng của quỹ VinIF

Bài gửi by thanhthuong123 25.03.23 19:03

Các nhà khoa học của trường ĐH Duy Tân vào Top thế giới
Website Research.com vào ngày 9-3-2023 đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc nhất trên thế giới. Việt Nam có 13 nhà khoa học người Việt nằm trong bảng xếp hạng này.
Các giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân nhận học bổng của quỹ VinIF H3-80
PGS.TS. Bùi Quốc Tính có nhiều công bố khoa học xuất sắc trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí Tính toán
 
Trường Đại học Duy Tân vinh dự có 2 nhà khoa học người Việt Nam gồm PGS.TS Bùi Quốc Tính thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí và Hàng không Vũ trụ và TS Hoàng Nhật Đức thuộc lĩnh vực Khoa học Máy tính, bên cạnh TS Anand Nayyar người Ấn Độ cũng thuộc lĩnh vực Khoa học Máy tính.
 
Các nhà khoa học của trường Đại học (ĐH) Duy Tân nằm trong bảng xếp hạng này không chỉ xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học mà sự nỗ lực và tâm huyết của họ cũng đang góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, kết nối hợp tác khoa học quốc tế tại ĐH Duy Tân.
 
PGS.TS Bùi Quốc Tính: Giám đốc Viện DTRice, lĩnh vực Cơ khí Tính toán
 
Theo Research.com, PGS.TS Bùi Quốc Tính được xếp vị trí thứ 3 Việt Nam và 410 thế giới ở lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí & Hàng không Vũ trụ. Anh từng nhận được nhiều giải thưởng danh giá khác nhau trong nghiên cứu, đặc biệt là năm 2018, PGS.TS Bùi Quốc Tính được biết đến là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng "The 2018 JACM Young Investigator Award" của Hiệp hội Cơ học Tính toán Nhật Bản, vinh danh nhà khoa học tuổi không quá 40 có nhiều đóng góp và thành tích nghiên cứu xuất sắc.
 
PGS.TS Bùi Quốc Tính tốt nghiệp Tiến sĩ Kỹ thuật tại ĐH Công nghệ Vienna, Cộng hòa Áo năm 2009. Anh làm nghiên cứu sau Tiến sĩ nhiều năm tại Pháp, Đức và Nhật. Hiện tại, PGS.TS Bùi Quốc Tính là Giám đốc Viện Nghiên cứu Tính toán Kỹ thuật Duy Tân (DTRice), ĐH Duy Tân.
 
Anh từng là Phó Giáo sư tại ĐH Công nghệ Tokyo, Nhật bản; Giáo sư thỉnh giảng của ĐH Công nghệ Đại Liên (Dalian University of Technology), Trung Quốc; Phó Giáo sư thỉnh giảng tại ĐH Quốc gia Khoa học & Công nghệ Đài Loan (Taiwan National University of Science and Technology).
 
Các hướng nghiên cứu chính của PGS.TS Bùi Quốc Tính tập trung vào phát triển các mô hình cơ học phá huỷ của vật liệu và kết cấu, phát triển các thuật toán cho bài toán kỹ thuật, ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo trong Cơ học Vật rắn, tối ưu hoá kết cấu, và vật liệu composites.
 
PGS.TS Bùi Quốc Tính là tác giả và đồng tác giả của hơn 250 công trình khoa học xuất bản trên các tạp chí ISI quốc tế, với hơn 10.000 lượt trích dẫn (theo GoogleScholar), và nhiều năm liên tiếp nằm trong danh sách 100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới (theo tạp chí PLoS, Mỹ).
 
Anh cũng là thành viên ban biên tập của nhiều tạp chí khoa học lớn về chuyên ngành Cơ học Tính toán và Kỹ thuật như: Applied Mathematical Modelling (Elsevier), Computers & Structures (Elsevier), Thin-Walled Structures (Elsevier), Engineering Analysis with Boundary Elements (Elsevier), Journal of Vibration and Engineering Technologies (Springer), SN Applied Sciences (Springer), Scientific Reports (Nature), Science and Engineering of Composite Materials (Deguyter), và Vietnam Journal of Mechanics.
 
TS Anand Nayyar: Giám đốc IoT Lab tại ĐH Duy Tân
 
TS Anand Nayyar được xếp hạng 2 tại Việt Nam và thứ 9.867 thế giới cho lĩnh vực Khoa học Máy tính, theo Research.com. TS Anand Nayyar có 18 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu với 285 bài báo được công bố tại các hội nghị quốc tế và trên các tạp chí SCI/SCIE hay Scopus có hệ số ảnh hưởng cao.
 
TS Anand Nayyar có hơn 8.600 trích dẫn với H-Index: 49 và I-Index: 170 và được xếp hạng "Top 2% các nhà khoa học có bài báo được trích dẫn nhiều nhất" trong 3 năm liên tiếp.
 
Hiện tại, TS Anand Nayyar đang đảm trách vị trí Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Phòng Thí nghiệm Hệ thống Thông minh & IoT tại Khoa Khoa học Máy tính, Trường Khoa học Máy tính (SCS), ĐH Duy Tân.
 
Các giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân nhận học bổng của quỹ VinIF H2-96
TS Anand Nayyar đã làm việc tại ĐH Duy Tân qua nhiều năm
 
Trong quá trình làm việc tại ĐH Duy Tân, TS Anand Nayyar đã giành được một số giải thưởng như: Top 50 Nhà khoa học hàng đầu châu Á, Giải thưởng Perficio, Giải thưởng Nghiên cứu sinh trẻ InRes…
 
TS Anand Nayyar cũng đã giành được Giải thưởng các Nhà nghiên cứu Xuất sắc trong 4 năm qua của ĐH Duy Tân vì những đóng góp trong các ấn phẩm nghiên cứu liên tục qua từng năm.
 
TS Anand Nayyar cho biết: "Ngày nay, các sản phẩm Trí tuệ Nhân tạo, IoT, Deep Learning đang thống trị thế giới và làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên hoàn thiện và hiện đại hơn.
 
Robots, Chatbots, Drones, IoT và Công nghiệp 4.0 đang biến mọi thứ trở nên khá tự động. Để có được điều đó, đều nhờ vào quá trình phát triển của lĩnh vực Khoa học Máy tính. Tôi nhận thấy Việt Nam là một đất nước giàu tiềm năng và có nhiều nhân tố xuất sắc để phát triển hơn nữa ngành Khoa học Máy tính.
 
Bởi ngành học này đã, đang và sẽ tiếp tục tác động tới mọi lĩnh vực của cuộc sống trong tương lai. ĐH Duy Tân đã đóng góp rất nhiều các công trình nghiên cứu về lĩnh vực Khoa học Máy tính và trong công tác đào tạo cũng đã tạo ra nhiều kỹ sư và nhà nghiên cứu lành nghề cũng vậy.
 
Các chương trình giảng dạy của Trường Khoa học Máy tính (SCS) luôn được cập nhật mới nhất để trang bị đầy đủ hành trang cho sinh viên trước khi bước vào 'cuộc chiến công nghệ' ngoài đời. Tôi luôn có thể hình dung được về một tương lai tỏa sáng của ngành Khoa học Máy tính tại Việt Nam".
 
TS Hoàng Nhật Đức: nhà nghiên cứu trẻ, lĩnh vực Khoa học Dữ liệu và Cơ học Xây dựng
 
Website Research.com ghi nhận TS Hoàng Nhật Đức của ĐH Duy Tân có vị trí xếp hạng thứ 3 Việt Nam và 9.960 thế giới trong lĩnh vực Khoa học Máy tính. Trước đó, trong bảng xếp hạng do Nhà xuất bản Elsevier công bố, TS Hoàng Nhật Đức nằm trong Top 35 người Việt thuộc danh sách "100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng" năm 2022, được đánh giá trên nhiều chỉ số, trong đó có tổng số trích dẫn nghiên cứu cao hàng đầu. Anh cũng luôn nằm trong Top 100.000 nhà khoa học xuất sắc thế giới từ năm 2021 đến nay.
 
TS Hoàng Nhật Đức là một nhà khoa học trẻ đang làm việc tại Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Cao (IRD), ĐH Duy Tân. Anh đã có 112 công trình được xuất bản trên các tạp chí như: Measurement, Automation in Construction…
Các giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân nhận học bổng của quỹ VinIF H1-5
TS Hoàng Nhật Đức đang công tác tạiViện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Cao, ĐH Duy Tân
 
Các hướng nghiên cứu của anh tập trung vào:
 
- Ứng dụng Khoa học Dữ liệu trong ngành Xây dựng,
 
- Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo và Học máy,
 
- Ứng dụng các kỹ thuật Xử lý Ảnh, Thị giác Máy tính, các thuật toán tối ưu hóa trong ngành Xây dựng…
 
Ngành Khoa học Dữ liệu trên thực tế đang được ứng dụng mạnh mẽ vào rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, tạo ra những thay đổi mang tính đột phá, giúp tăng hiệu quả và năng suất lao động. Các nghiên cứu của TS Hoàng Nhật Đức cũng hỗ trợ tối đa cho công tác:

 
- Đánh giá nguy cơ lũ quét tại Lào Cai,
 
- Đánh giá nguy cơ sạt lở đất tại Lạng Sơn,
 
- Dự báo hiện tượng xói mòn đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, …
 
"Khoa học Máy tính là một nhân tố quan trọng để bứt phá trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Ngành Khoa học Máy tính giúp chúng ta có thể xây dựng các sản phẩm phần mềm ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo, Thị giác Máy tính, Xử lý Ảnh, Máy học… giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
 
Bởi vậy, ngay khi về ĐH Duy Tân làm việc, tôi luôn nỗ lực trong công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy để truyền đạt nhiều kiến thức hơn nữa đến các em sinh viên. Môi trường làm việc năng động, cởi mở với sự hỗ trợ hết sức từ nhà trường đã giúp công việc của tôi luôn thuận lợi và đạt đúng tiến độ đã đặt ra.
 
Điều này là rất cần thiết cho các nhà khoa học trẻ không chỉ trong lĩnh vực Khoa học Máy tính mà ở các lĩnh vực nghiên cứu khác có liên quan", TS Hoàng Nhật Đức chia sẻ.
 
Các nhà khoa học khác của Việt Nam có thành tích nghiên cứu xuất sắc theo Research.com:
Các giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân nhận học bổng của quỹ VinIF H4-71
(Nguồn:https://tuoitre.vn/cac-nha-khoa-hoc-cua-truong-dh-duy-tan-vao-top-the-gioi-20230317144512567.htm)
thanhthuong123
thanhthuong123
Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn
Chú ý, khách Vãng Lai Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn

Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết