SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trà Túi Lọc Và Tác Dụng Dược Liệu

Go down

Trà Túi Lọc Và Tác Dụng Dược Liệu Empty Trà Túi Lọc Và Tác Dụng Dược Liệu

Bài gửi by seohqgano 06.11.15 9:21

Trà không chỉ là thức uống để thưởng thức như một thú vui tao nhã mà còn là dược liệu quý thiên nhiên ban tặng cho con người. Trà túi lọc một thức uống quen thuộc theo dần với các xu hướng hiện tại.
Ở Việt Nam, trà được xem là thức uống không thể thiếu khi tiếp khách hoặc dùng sau những bữa ăn. Ngoài công dụng giải khát, trà còn chứa biết bao điều bí ẩn mà con người cần khám phá.

Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng với tâm lý của người Việt “trà ngon, bạn hiền”. Tuy nhiên các loại trà truyền thống lại khá kén người uống và pha chế cầu kỳ. Đa số người tiêu dùng cho rằng trà túi lọc tiện lợi, vệ sinh, có thể sử dụng hết tinh chất của trà, đặc biệt là sản phẩm trà dược liệu.

Một số loại trà được nhiều người ưa chuộng:

Trà túi lọc nấm linh chi
Từ khi sách “Thần nông bản thảo” xếp Nấm Linh Chi vào loại “Thượng dược” cách đây hơn 2000 năm, nhiều nhà khoa học đã miệt mài nghiên cứu về những công dụng còn ẩn giấu của loại dược phẩm quý này trong việc bồi bổ sức khỏe, phòng và hỗ trợ trị bệnh. Thật bất ngờ với tai nấm nhỏ với kích thước chỉ 12-15cm này lại chứa hơn 400 dược chất quý, hỗ trợ điều trị cho gan, mất ngủ, làm đẹp da, chống lão hóa, thậm chí là ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe sau hóa trị, xạ trị… Người xưa xem nấm Linh Chi là “thuốc trường sinh” đủ thấy giá trị to lớn của loại dược phẩm thiên nhiên này.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Trà túi lọc nấm linh chi 24 gói

Chính vì vậy mà những nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã không ngừng nghiên cứu sâu về mô hình trồng nấm Linh Chi với quy mô lớn.

Linh chi khô được nghiền thành bột bằng máy nghiền chuyên dụng. Đóng bột linh chi trong các túi trà lọc, mỗi túi từ 3-5 gram theo mẫu đã đăng ký chất lượng. Trà linh chi túi lọc được chứa trong hộp 10 gói và hộp 24 gói các túi lọc được chứa trong bao PP, các bao PP được đặt trong bao giấy bạc để giữ hương thơm.

Trà Atisô
Atisô được coi là “thần dược” đối với gan vì nó “làm sạch” các độc tố trong gan, có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, qua đó giảm Cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe làn da. Trà Atisô có vị đậm đà đặc trưng khiến nhiều người tiêu dùng “nghiện”, dùng hàng ngày thay cho trà xanh, trà mạn. Trà Atisô được chế biến từ thân, rễ, hoa, lá cây Atisô (trồng nhiều tại vùng cao nguyên Đà lạt) – và lưu hành trên thị trường dưới dạng túi lọc (uống liền) và lá khô đóng bịch (để sắc lấy nước uống hoặc pha vào nước tắm để chăm sóc da).

Còn theo từ điển dược học, từ lâu nay, cây Atisô được biết đến như là một cây thuốc lợi mật. Sử dụng Atisô và các chế phẩm từ Atisô được coi là kinh điển trong “thực vật liệu pháp” nhằm kích thích và tăng cường các chức năng tiêu hóa, bài tiết thải độc. Cây Atisô còn non có thể luộc chín hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa. Hoa Atisô tươi có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh (chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm – vì sẽ bị đắng, khó ăn). Đây là một loại rau cao cấp, khi nấu chín rất dễ tiêu hóa, dùng trị đau gan, giảm đau dạ dày, rất cần cho những người bị bệnh tiểu đường. Lá và thân của Atisô được chỉ định dùng chữa thiểu năng gan, chống tăng cholesterol…

Toàn bộ cây Atisô từ thân, lá, hoa, rễ đều có thể sử dụng làm trà túi lọc được nhưng hoa và lá có các hoạt chất để chữa bệnh nhiều nhất. Người ta thấy một số chất có trong lá non nhiều hơn lá già, trong phiến lá nhiều hơn cuống lá, ở chóp nhiều hơn gốc lá – vì vậy tùy theo từng nhu cầu sử dụng, người ta chọn lựa các bộ phận phác nhau trên cây để chế biến thành các sản phẩm trà phù hợp và ngày càng đa dạng. Chỉ tính riêng tại Lâm Đồng đã có hàng trăm cơ sở lớn nhỏ sản xuất các loại trà Atisô với hàng ngàn lao động tham gia trực tiếp.

Trà Gừng
Củ Gừng thường được sử dụng như một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn thường ngày, đồng thời là một dược liệu có tác dụng điều tiết nóng, lạnh trong cơ thể khi gặp những biến đổi thời tiết. Trà Gừng được chế biến từ củ Gừng hoặc trà xanh phối hợp với củ Gừng, có tác dụng giúp tiêu hóa, chữa ho, giải cảm…

Khoa học ngày nay đã chứng minh rằng gừng là một loại dược thảo quý có khả năng ức chế các vi khuẩn Gram (+) và Gram (-): E.coli, proteus vulgaris, salmonella typhimurium, streptococcus aureus… kể cả Helicobacter pylori gây loét dạ dày, tá tràng. Bên cạnh đó, Gừng kích thích sự sinh trưởng của các Lactobacillus có ích cho hệ tiêu hóa; do đó, Gừng thường được sử dụng trong điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa.

Gừng chứa trên 12 hoạt chất chống oxy hóa và có tính năng tác dụng tương tự như vitamin E, vitamin C…, giúp phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư, lão hoá… Đồng thời, gừng còn là chất bảo quản giống như BHA (butylated hydrooxyanisol) và BHT (butylated hydroxytoluene (Y.B. Lee et al., 1986 & J. Brody, 1993).

Trong một số trường hợp, Gừng có tác dụng tương tự như aspirin với cùng hoạt tính ngăn cản sự phóng thích các chất gây viêm (prostaglandins, thromboxanes, leukotrienes), song sự ức chế leukotrienes của Gừng (còn giúp chống cơn hen suyễn) không gây các phản ứng phụ, trong khi nếu sử dụng aspirin thì phải rất thận trọng, nhất là đối với người có bệnh dạ dày, phụ nữ có thai và trẻ em.

Khi bị cảm lạnh hoặc trúng gió độc, ho, khi ăn thức ăn tanh lạnh, bụng đầy, ấm ức khó tiêu, buồn nôn…, chỉ cần hoà một gói Trà gừng với nước sôi và uống lúc còn nóng, sẽ thấy các triệu chứng khó chịu giảm bới nhanh chóng. Trà gừng cũng có thể dùng để uống hàng ngày trong mùa đông lạnh để giữ ấm, giúp tiêu hoá tốt, tăng sức đề kháng và giữ gìn sức khoẻ đường hô hấp, lại vừa “thơm miệng ngọt giọng” không kém việc ngậm mứt gừng…
Các loại Trà ướp hoa sen, nhài, ngâu, sói…

Trà xanh ngày trước chỉ dùng lá uống tươi (nước trà tươi) hoặc lấy búp chế biến thành trà mạn (trà móc câu) để dùng dần; hiện giờ thì có thể thấy trên thị trường có 3 nhóm chính là trà đen, trà xanh (trà mạn) và trà Ô long. Người ta cũng chỉ dùng trà đen và trà xanh để ướp với một số loại hoa có hương thơm (như sen, nhài, ngâu, sói…) và đóng gói dưới dạng trà túi lọc. Một số loại trà đen túi lọc ở nước ngoài còn cho cả hương liệu trái cây (đào, chanh…) hoặc cho thêm thảo dược (cam thảo, sâm…) để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng.

Dù hương của các loại trà này có khác nhau, song tác dụng chính đối với sức khỏe thì gần như nhau – bởi chúng đều có chung một xuất xứ là từ cây trà xanh (green tea) mà ra. Ích lợi của trà xanh thì hầu hết chúng ta đều biết khá rõ nên sẽ là hơi thừa nếu nhắc lại trong bài này.

Trà Hoa hòe
Theo y học cổ truyền, Hoa hoè có nhiều tác dụng khác nhau, là một trong những vị thuốc quý và thông dụng ở nước ta. Hoa hòe thường được dùng để trị các chứng bệnh như đại tiện ra máu, trĩ chảy máu, tiểu tiện ra máu (kèm theo cảm giác đái buốt hoặc đái rắt), bụng dưới trướng đau, chữa băng huyết, băng kinh, rong kinh, hoặc các bệnh chảy máu mũi hoặc chảy máu ở mắt, ở tai…,

Hoa hòe có các tác dụng nâng cao sức bền thành mạch và cầm máu; kháng khuẩn và chống viêm; chống co thắt cơ trơn ở đường ruột và phế quản; hưng phấn nhẹ và tăng cường sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp, hạ mỡ máu và làm chậm quá trình xơ vữa động mạch; lợi niệu, chống phóng xạ, bình suyễn và chống viêm loét.

Hoa hoè còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch do có chứa Rutin(vitamin P) và quercetin – là một chất kháng oxy (antioxydan); đồng thời có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, giúp hạn chế bệnh suy tĩnh mạch ở người cao tuổi; phòng ngừa viêm gan siêu vi B,C
Ngoài ra Trà Hoa hòe còn có tác dụng làm đẹp làn da…

Trà Khổ qua
Được sản xuất từ trái khổ qua (mướp đắng); có tác dụng mát gan, lợi mật, giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, nhuận tràng, bổ thận, bớt mệt mỏi, lợi tiểu, hỗ trợ hạ đường huyết, trợ tiêu hoá.

Theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM), trái khổ qua chín còn có tác dụng bổ thận, bổ huyết, kiện tỳ. Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt; dân gian một số nơi còn dùng khổ qua (loại mọc hoang dại, trái nhỏ bằng ngón chân cái) dùng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan – bằng cách chặt khúc ngắn 3-4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý: những người tỳ vị hư hàn, thường bị tiêu chảy, hay cơ thể không có thực nhiệt (không nóng trong người), thì không nên dùng thường xuyên khổ qua (vì dễ làm lạnh bụng, dễ bị tiêu chảy)…

Dùng trà Khổ qua túi lọc (hoặc nước Khổ qua ép) pha với mật ong có thể là giảm căng thẳng thần kinh, âu lo, bực bội. Vào mùa hè, khi trong người khó chịu, nóng nảy, chóng mặt nhức đầu, uống trà hoặc nước ép Khổ qua thấy rất dễ chịu.
avatar
seohqgano
Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn
Chú ý, khách Vãng Lai Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn

Tổng số bài gửi : 113
Join date : 21/01/2015

http://hqgano.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết