Những điều cần biết khi đi thực tập kỹ thuật và làm việc tại Nhật Bản
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: Khu Văn Phòng Forum - Liên hệ Admin 0983262040 (SMS) :: 2. RAO VẶT TỔNG HỢP TỪ A-Z
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Những điều cần biết khi đi thực tập kỹ thuật và làm việc tại Nhật Bản
[You must be registered and logged in to see this image.]
I. LƯU TRÚ TẠI NHẬT BẢN
Thực tập sinh được phép lưu trú tại Nhật Bản theo thời gian và tư cách lưu trú đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản ghi trong Giấy tư cách lưu trú.
Theo quy định của pháp luật Nhật Bản, thực tập sinh được cấp phép lưu trú trong thời gian 6 tháng hoặc 1 năm. Trường hợp kéo dài thời gian lưu trú hoặc tiếp tục thời gian thực tập kỹ thuật sẽ phải xin gia hạn thời gian lưu trú. Nếu không tiến hành việc gia hạn thời gian lưu trú bị coi là “lưu trú bất hợp pháp” và bị cưỡng chế trục xuất khỏi Nhật Bản.
Khi muốn xin gia hạn thời gian lưu trú, thực tập sinh phải đăng ký và được sự đồng ý của Cục quản lý nhập cảnh địa phương.
II. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM
1. Tiền lương:
Thực tập sinh thực tập kỹ thuật tại công ty tiếp nhận Nhật Bản được hưởng tiền lương theo hợp đồng, mức tiền lương trong hợp đồng không thấp hơn mức lương tối thiểu đã được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quy định. Tiền lương sẽ được công ty chuyển hàng tháng vào tài khoản của thực tập sinh.
Thực tập sinh khi được công ty yêu cầu làm thêm giờ sẽ được hưởng tiền lương làm thêm giờ. Tiền lương mỗi giờ làm thêm trong trường hợp công ty yêu cầu thực tập sinh phải làm thêm giờ ngoài thời gian quy định của luật và làm việc vào ngày nghỉ như sau:
+ Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm ngoài giờ quy định và trong thời giờ luật định: bằng 1,0 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng;
+ Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm ngoài giờ luật định: bằng 1,25 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng;
+ Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm vào ngày nghỉ theo luật định: bằng 1,35 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng;
+ Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm vào ban đêm (từ 22 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau): bằng 1,25 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng.
Thực tập sinh khi làm việc tại Nhật Bản sẽ phải đóng thuế và các loại bảo hiểm. Thực tập sinh sẽ bị khấu trừ từ tiền lương để đóng thuế và bảo hiểm. Ngoài ra, trong hợp đồng với công ty tiếp nhận Nhật Bản có yêu cầu thực tập sinh tự chi trả các loại tiền như: nhà ở, tiền điện, gas… thì cũng sẽ khấu trừ từ tiền lương của thực tập sinh.
2. Chế độ bảo hiểm
Khi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, thực tập sinh phải tham gia bảo hiểm và nộp thuế. Tuy nhiên, mức phí đóng bảo hiểm, thuế của từng vùng khác nhau căn cứ theo thu nhập, mức sống của từng địa phương và quy định của Hiệp hội bảo hiểm, Liên hiệp bảo hiểm.
– Bảo hiểm tai nạn lao động: Là loại bảo hiểm để bồi thường cho người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động. Trong trường hợp thực tập sinh bị tai nạn khi làm việc, bị tai nạn giao thông trên đường đi làm, bị mắc bệnh nghề nghiệp… sẽ được chi trả tiền bảo hiểm như chi phí điều trị, phí đền bù nghỉ việc (một phần tiền lương của những ngày không thể làm việc).
Ngoài ra, khi tham gia loại bảo hiểm này, thực tập sinh sẽ được hưởng trợ cấp trong các trường hợp sau: Bị thương tích, bệnh tật: hưởng trợ cấp nghỉ an dưỡng, trợ cấp nghỉ việc khi không thể tiếp tục làm việc, trợ cấp lương hưu, bồi thường thương tật, trợ cấp cho người chăm sóc; Bị tàn tật: hưởng trợ cấp tàn tật; Bị tử vong: hưởng trợ cấp tử vong, chi phí tang lễ.
– Bảo hiểm công cộng Bảo hiểm công cộng bao gồm: bảo hiểm tuyển dụng và bảo hiểm sức khỏe
Bảo hiểm tuyển dụng: Là loại bảo hiểm được chi trả trong trường hợp thất nghiệp. Số tiền bảo hiểm được hưởng khác nhau tùy thuộc vào số tiền lương được nhận trước khi thất nghiệp và số năm làm việc liên tục cũng như tuổi của người lao động. Trường hợp làm việc liên tục dưới 5 năm sẽ được nhận trợ cấp với mức tổng tiền lương của 90 ngày. Mức tiền đóng bảo hiểm khác nhau tùy ngành nghề công việc và thay đổi theo năm.
Bảo hiểm sức khỏe: Thực tập sinh phải tham gia 2 loại bảo hiểm về sức khỏe là: bảo hiểm y tế và bảo hiểm thực tập sinh; bảo hiểm thực tập sinh do công ty tiếp nhận Nhật Bản đóng. Bảo hiểm này sẽ chi trả những chi phí điều trị khi thực tập sinh bị ốm đau, bệnh tật, thương tật,… không phải do tai nạn lao động hay tai nạn giao thông gây ra (những trường hợp thương tật, bệnh tật do tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây ra sẽ được áp dụng theo bảo hiểm tai nạn lao động). Bảo hiểm y tế sẽ chi trả 70%, bảo hiểm thực tập sinh chi trả 30% chi phí điều trị.
Mức phí đóng bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm sức khỏe và Liên hiệp bảo hiểm sức khỏe quy định và được thay đổi theo từng năm.
Trường hợp không tham gia bảo hiểm sức khỏe nêu trên thì thực tập sinh phải tham gia bảo hiểm sức khỏe toàn quốc.
3. Thuế và lương hưu phúc lợi
3.1. Thuế: Thực tập sinh thực tập kỹ thuật và làm việc tại Nhật Bản phải đóng thuế, bao gồm: thế thu nhập và thuế cư trú.
– Thuế thu nhập: Những người có thu nhập tại Nhật Bản đều phải đóng thuế thu nhập. Thuế thu nhập của thực tập sinh được khấu trừ từ lương. Trường hợp tổng số tiền thuế thu nhập bị khấu trừ hàng tháng từ lương nhiều hơn số tiền thuế thu nhập phải đóng trong năm đó thì sẽ được hoàn trả vào cuối năm; nếu ít hơn sẽ phải đóng thêm.
– Thuế cư trú: Thuế cư trú được tính căn cứ vào tổng thu nhập trong năm của thực tập sinh. Đối với thực tập sinh sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản vào những tháng cuối năm thì thuế cư trú của những tháng thuộc năm đó sẽ phải trả vào tháng 6 năm sau. Số tiền thuế cư trú của năm phải đóng được quyết định vào tháng 6 hàng năm và sẽ trả làm 12 lần, khấu trừ dần vào tiền lương tháng; bắt đầu đóng từ tháng 6 năm trước đến tháng 5 năm sau. Trước khi hết thời hạn hợp đồng ký với công ty tiếp nhận Nhật Bản, thực tập sinh phải nộp hết số tiền thuế cư trú còn lại trước khi về nước.
3.2. Lương hưu phúc lợi: Lương hưu là một phần tiền để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động của người lao động. Tất cả những người đang làm việc và hưởng lương tại các công ty của Nhật Bản (bao gồm cả người Nhật và người nước ngoài) đều phải tham gia chế độ lương hưu phúc lợi. Đối với những người không thể tham gia loại chế độ này (người không làm công ăn lương) thì có thể tham gia chế độ lương hưu quốc dân.
Lương hưu được chi trả bao gồm: lương hưu tuổi già, lương hưu tàn tật và lương hưu cho gia quyến. Mức phí đóng chế độ lương hưu sẽ do công ty tiếp nhận Nhật Bản trả 50%, thực tập sinh trả 50% và được khấu trừ từ tiền lương tháng. Mức phí đóng lương hưu phúc lợi sẽ được Chính phủ Nhật Bản quy định vào tháng 9 hàng năm.
Thực tập sinh sau khi rời khỏi Nhật Bản, sẽ được nhận lại tiền lương hưu đã đóng. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp đã tham gia đóng chế độ này với thời gian tối thiểu tháng trở lên mới được yêu cầu trả lại tiền lương hưu này.
Thực tập sinh sau khi hoàn thành chương trình về nước sẽ được Văn phòng IM Japan hướng dẫn khai hồ sơ để nhận lại số tiền lương hưu đã đóng trong thời gian làm việc tại Nhật Bản. Thủ tục yêu cầu trả lại tiền lương hưu cần phải có mã số bảo hiểm (được ghi trong sổ lương hưu), số tài khoản ở Việt Nam và một số giấy tờ khác như bản sao hộ chiếu chứng minh việc về nước. Sau 6 tháng kể từ khi gửi hồ sơ sang Nhật Bản, thực tập sinh sẽ được nhận lại số tiền lương hưu.
4. Thôi việc, chấm dứt hợp đồng
Trong trường hợp công ty có ý định cho thực tập sinh thôi việc thì công ty phải thông báo cho thực tập sinh trước ít nhất 30 ngày và phải chi trả số tiền ít nhất 30 ngày của tiền lương trung bình (được gọi là trợ cấp sa thải). Tuy nhiên, trong trường hợp công ty không thể tiếp tục hoạt động vì lý do bất khả kháng như: động đất, hỏa hoạn… thì công ty không phải chi trả số tiền trên. Thực tập sinh bị thương trong khi làm việc hoặc bị bệnh nghề nghiệp thì trong thời gian thực tập sinh điều trị công ty không được cho thôi việc.
Thực tập sinh làm việc theo hợp đồng đã ký với công ty tiếp nhận. Sau khi hết thời hạn hợp đồng, thực tập sinh phải về nước theo quy định. Trong thời gian thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, nếu thực tập sinh vi phạm pháp luật Nhật Bản, vi phạm quy định của công ty thì công ty có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu thực tập sinh về nước.
Xem thêm tại Vietjob:
Tu nghiep sinh Nhat Ban
Ky Su Nhat Ban
Danh sach cong ty xuat khau lao dong uy tin
I. LƯU TRÚ TẠI NHẬT BẢN
Thực tập sinh được phép lưu trú tại Nhật Bản theo thời gian và tư cách lưu trú đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản ghi trong Giấy tư cách lưu trú.
Theo quy định của pháp luật Nhật Bản, thực tập sinh được cấp phép lưu trú trong thời gian 6 tháng hoặc 1 năm. Trường hợp kéo dài thời gian lưu trú hoặc tiếp tục thời gian thực tập kỹ thuật sẽ phải xin gia hạn thời gian lưu trú. Nếu không tiến hành việc gia hạn thời gian lưu trú bị coi là “lưu trú bất hợp pháp” và bị cưỡng chế trục xuất khỏi Nhật Bản.
Khi muốn xin gia hạn thời gian lưu trú, thực tập sinh phải đăng ký và được sự đồng ý của Cục quản lý nhập cảnh địa phương.
II. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM
1. Tiền lương:
Thực tập sinh thực tập kỹ thuật tại công ty tiếp nhận Nhật Bản được hưởng tiền lương theo hợp đồng, mức tiền lương trong hợp đồng không thấp hơn mức lương tối thiểu đã được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quy định. Tiền lương sẽ được công ty chuyển hàng tháng vào tài khoản của thực tập sinh.
Thực tập sinh khi được công ty yêu cầu làm thêm giờ sẽ được hưởng tiền lương làm thêm giờ. Tiền lương mỗi giờ làm thêm trong trường hợp công ty yêu cầu thực tập sinh phải làm thêm giờ ngoài thời gian quy định của luật và làm việc vào ngày nghỉ như sau:
+ Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm ngoài giờ quy định và trong thời giờ luật định: bằng 1,0 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng;
+ Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm ngoài giờ luật định: bằng 1,25 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng;
+ Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm vào ngày nghỉ theo luật định: bằng 1,35 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng;
+ Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm vào ban đêm (từ 22 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau): bằng 1,25 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng.
Thực tập sinh khi làm việc tại Nhật Bản sẽ phải đóng thuế và các loại bảo hiểm. Thực tập sinh sẽ bị khấu trừ từ tiền lương để đóng thuế và bảo hiểm. Ngoài ra, trong hợp đồng với công ty tiếp nhận Nhật Bản có yêu cầu thực tập sinh tự chi trả các loại tiền như: nhà ở, tiền điện, gas… thì cũng sẽ khấu trừ từ tiền lương của thực tập sinh.
2. Chế độ bảo hiểm
Khi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, thực tập sinh phải tham gia bảo hiểm và nộp thuế. Tuy nhiên, mức phí đóng bảo hiểm, thuế của từng vùng khác nhau căn cứ theo thu nhập, mức sống của từng địa phương và quy định của Hiệp hội bảo hiểm, Liên hiệp bảo hiểm.
– Bảo hiểm tai nạn lao động: Là loại bảo hiểm để bồi thường cho người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động. Trong trường hợp thực tập sinh bị tai nạn khi làm việc, bị tai nạn giao thông trên đường đi làm, bị mắc bệnh nghề nghiệp… sẽ được chi trả tiền bảo hiểm như chi phí điều trị, phí đền bù nghỉ việc (một phần tiền lương của những ngày không thể làm việc).
Ngoài ra, khi tham gia loại bảo hiểm này, thực tập sinh sẽ được hưởng trợ cấp trong các trường hợp sau: Bị thương tích, bệnh tật: hưởng trợ cấp nghỉ an dưỡng, trợ cấp nghỉ việc khi không thể tiếp tục làm việc, trợ cấp lương hưu, bồi thường thương tật, trợ cấp cho người chăm sóc; Bị tàn tật: hưởng trợ cấp tàn tật; Bị tử vong: hưởng trợ cấp tử vong, chi phí tang lễ.
– Bảo hiểm công cộng Bảo hiểm công cộng bao gồm: bảo hiểm tuyển dụng và bảo hiểm sức khỏe
Bảo hiểm tuyển dụng: Là loại bảo hiểm được chi trả trong trường hợp thất nghiệp. Số tiền bảo hiểm được hưởng khác nhau tùy thuộc vào số tiền lương được nhận trước khi thất nghiệp và số năm làm việc liên tục cũng như tuổi của người lao động. Trường hợp làm việc liên tục dưới 5 năm sẽ được nhận trợ cấp với mức tổng tiền lương của 90 ngày. Mức tiền đóng bảo hiểm khác nhau tùy ngành nghề công việc và thay đổi theo năm.
Bảo hiểm sức khỏe: Thực tập sinh phải tham gia 2 loại bảo hiểm về sức khỏe là: bảo hiểm y tế và bảo hiểm thực tập sinh; bảo hiểm thực tập sinh do công ty tiếp nhận Nhật Bản đóng. Bảo hiểm này sẽ chi trả những chi phí điều trị khi thực tập sinh bị ốm đau, bệnh tật, thương tật,… không phải do tai nạn lao động hay tai nạn giao thông gây ra (những trường hợp thương tật, bệnh tật do tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây ra sẽ được áp dụng theo bảo hiểm tai nạn lao động). Bảo hiểm y tế sẽ chi trả 70%, bảo hiểm thực tập sinh chi trả 30% chi phí điều trị.
Mức phí đóng bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm sức khỏe và Liên hiệp bảo hiểm sức khỏe quy định và được thay đổi theo từng năm.
Trường hợp không tham gia bảo hiểm sức khỏe nêu trên thì thực tập sinh phải tham gia bảo hiểm sức khỏe toàn quốc.
3. Thuế và lương hưu phúc lợi
3.1. Thuế: Thực tập sinh thực tập kỹ thuật và làm việc tại Nhật Bản phải đóng thuế, bao gồm: thế thu nhập và thuế cư trú.
– Thuế thu nhập: Những người có thu nhập tại Nhật Bản đều phải đóng thuế thu nhập. Thuế thu nhập của thực tập sinh được khấu trừ từ lương. Trường hợp tổng số tiền thuế thu nhập bị khấu trừ hàng tháng từ lương nhiều hơn số tiền thuế thu nhập phải đóng trong năm đó thì sẽ được hoàn trả vào cuối năm; nếu ít hơn sẽ phải đóng thêm.
– Thuế cư trú: Thuế cư trú được tính căn cứ vào tổng thu nhập trong năm của thực tập sinh. Đối với thực tập sinh sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản vào những tháng cuối năm thì thuế cư trú của những tháng thuộc năm đó sẽ phải trả vào tháng 6 năm sau. Số tiền thuế cư trú của năm phải đóng được quyết định vào tháng 6 hàng năm và sẽ trả làm 12 lần, khấu trừ dần vào tiền lương tháng; bắt đầu đóng từ tháng 6 năm trước đến tháng 5 năm sau. Trước khi hết thời hạn hợp đồng ký với công ty tiếp nhận Nhật Bản, thực tập sinh phải nộp hết số tiền thuế cư trú còn lại trước khi về nước.
3.2. Lương hưu phúc lợi: Lương hưu là một phần tiền để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động của người lao động. Tất cả những người đang làm việc và hưởng lương tại các công ty của Nhật Bản (bao gồm cả người Nhật và người nước ngoài) đều phải tham gia chế độ lương hưu phúc lợi. Đối với những người không thể tham gia loại chế độ này (người không làm công ăn lương) thì có thể tham gia chế độ lương hưu quốc dân.
Lương hưu được chi trả bao gồm: lương hưu tuổi già, lương hưu tàn tật và lương hưu cho gia quyến. Mức phí đóng chế độ lương hưu sẽ do công ty tiếp nhận Nhật Bản trả 50%, thực tập sinh trả 50% và được khấu trừ từ tiền lương tháng. Mức phí đóng lương hưu phúc lợi sẽ được Chính phủ Nhật Bản quy định vào tháng 9 hàng năm.
Thực tập sinh sau khi rời khỏi Nhật Bản, sẽ được nhận lại tiền lương hưu đã đóng. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp đã tham gia đóng chế độ này với thời gian tối thiểu tháng trở lên mới được yêu cầu trả lại tiền lương hưu này.
Thực tập sinh sau khi hoàn thành chương trình về nước sẽ được Văn phòng IM Japan hướng dẫn khai hồ sơ để nhận lại số tiền lương hưu đã đóng trong thời gian làm việc tại Nhật Bản. Thủ tục yêu cầu trả lại tiền lương hưu cần phải có mã số bảo hiểm (được ghi trong sổ lương hưu), số tài khoản ở Việt Nam và một số giấy tờ khác như bản sao hộ chiếu chứng minh việc về nước. Sau 6 tháng kể từ khi gửi hồ sơ sang Nhật Bản, thực tập sinh sẽ được nhận lại số tiền lương hưu.
4. Thôi việc, chấm dứt hợp đồng
Trong trường hợp công ty có ý định cho thực tập sinh thôi việc thì công ty phải thông báo cho thực tập sinh trước ít nhất 30 ngày và phải chi trả số tiền ít nhất 30 ngày của tiền lương trung bình (được gọi là trợ cấp sa thải). Tuy nhiên, trong trường hợp công ty không thể tiếp tục hoạt động vì lý do bất khả kháng như: động đất, hỏa hoạn… thì công ty không phải chi trả số tiền trên. Thực tập sinh bị thương trong khi làm việc hoặc bị bệnh nghề nghiệp thì trong thời gian thực tập sinh điều trị công ty không được cho thôi việc.
Thực tập sinh làm việc theo hợp đồng đã ký với công ty tiếp nhận. Sau khi hết thời hạn hợp đồng, thực tập sinh phải về nước theo quy định. Trong thời gian thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, nếu thực tập sinh vi phạm pháp luật Nhật Bản, vi phạm quy định của công ty thì công ty có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu thực tập sinh về nước.
Xem thêm tại Vietjob:
Tu nghiep sinh Nhat Ban
Ky Su Nhat Ban
Danh sach cong ty xuat khau lao dong uy tin
anhlamgame- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 2
Join date : 23/11/2015
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: Khu Văn Phòng Forum - Liên hệ Admin 0983262040 (SMS) :: 2. RAO VẶT TỔNG HỢP TỪ A-Z
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết