SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cỏ ngọt và điều bạn nên biết

Go down

Cỏ ngọt và điều bạn nên biết  Empty Cỏ ngọt và điều bạn nên biết

Bài gửi by bancaythuoc 19.09.16 21:31

Trong 100g cỏ ngọt khô có lượng chất ngọt tương đương 400- 450g đường kính. Bộ phận dùng để thay thế đường kính là cành lá của cỏ ngọt.
Khi đoạn cành dài khoảng 20- 25cm thì bắt đầu cắt cành, trung bình mỗi tháng một lần thu hoạch. Sau khi cắt lấy cành lá của cỏ thì mang phơi hoặc sấy khô, dùng lá khô đó đun lấy nước để chế biến vào các thực phẩm cần vị ngọt hoặc có thể thả trực tiếp một nhúm lá khô cho vào thực phẩm.  
 
Nước đun từ lá cỏ ngọt có màu sánh như mật ong và vị ngọt rất dễ chịu, đọng vị lâu trong miệng. "Có thể dùng trực tiếp từ cành lá cỏ ngọt tươi sau khi hái nhưng dùng lá tươi thì hàm lượng chất ngọt không bằng lá khô. 6kg cành lá tươi mới được 1kg cành lá khô nên cành lá khô ngọt hơn nhiều so với cành lá tươi",
  
[You must be registered and logged in to see this image.]
Cỏ ngọt khi đã phơi khô.

Đường "không năng lượng" quý hiếm 

Tuy nhiên, giáo sư Trần Đình Long cũng khẳng định, loại cây cỏ ngọt quý này không phải là "thần dược" trị bách bệnh như dư luận đồn thổi. 

Cỏ ngọt và đường tinh thể chiết xuất từ cỏ ngọt không có tác dụng chữa bệnh, mà đơn thuần chỉ là chất tạo vị ngọt quý vì nó không sản sinh năng lượng khi vào cơ thể (trong khi đó, đường kính sản xuất từ mía có hợp chất saccharoza là chất sinh năng lượng lớn khi vào cơ thể).  
 
Vì vậy, cỏ ngọt cũng như đường chiết xuất từ cỏ ngọt cực kỳ thích hợp đối với những người phải kiêng ngọt như người mắc bệnh tiểu đường, người bị cắt dạ dày, người béo phì.
Thậm chí, cả các trường hợp phải kiêng dùng cam thảo có vị ngọt như người có bệnh tim mạch, cao huyết áp... thì hoàn toàn có thể dùng cỏ ngọt thay thế.
"Dùng cỏ ngọt hoặc đường tinh thể chiết xuất từ cỏ ngọt sẽ không gây sâu răng, có tác đụng điều hòa huyết áp, giảm cholesterol trong máu không gây máu nhiễm mỡ...",
Tuy nhiên, cỏ ngọt mới được phơi khô sau thu hoạch thường có mùi ngái của cỏ, vì thế nếu người không thích vị ngái đó thì hoàn toàn có thể khử mùi bằng cách phun nước làm ẩm đều trên cỏ ngọt khô, cho vào túi kín, ủ trong 2-3 ngày rồi đem phơi hoặc sấy khô.
Không chỉ được dùng thay thế hoàn toàn đường mía trong thực phẩm hàng ngày, mà trong công nghiệp thực phẩm, cỏ ngọt được các nước trên thế giới dùng để pha chế làm tăng độ ngọt mà không làm tăng năng lượng của thực phẩm.
Ngoài ra, loại cây này còn được thế giới dùng trong chế biến mỹ phẩm như sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da. Nó vừa có tác dụng nuôi dưỡng tất cả các mô, tái tạo làn da mới vừa chống nhiễm khuẩn, trừ nấm.
Chỉ 2, 3 cọng cỏ là đủ ngọt cho ấm trà

Tuy trong cỏ ngọt có chứa hàm lượng lớn chất ngọt không sản sinh calo khi đi vào cơ thể nhưng hàm lượng chất ngọt này nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào điều kiện trồng, kỹ thuật chăm bón.  
 
Tiêu chuẩn lá cỏ ngọt khô không đơn giản, thứ nhất giống cây phải có hàm lượng Steviozid (chất ngọt) trên 60%; sau đó qua quy trình canh tác thì cây cũng phải cho hàm lượng chất ngọt tối thiểu như trên thì mới đảm bảo chất lượng. "Có thể khi kiểm tra trên cây giống thì hàm lượng chất ngọt đạt tiêu chuẩn nhưng quá trình canh tác, hàm lượng đó lại tụt dần.
Còn về tỉ lệ cành lá thì tỉ lệ cọng là 5%, tỉ lệ lá phải đạt 95%; độ ẩm của lá từ 10 - 12%, cây không bị sâu bệnh, v.v...
Đất trồng cỏ ngọt phải là loại đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha, nhiệt độ môi trường trồng chỉ trung bình từ 150C - 350C. Điều quan trọng nữa là phải thu hoạch trước khi cây ra hoa, còn khi cây đã ra hoa thì coi như hỏng bởi hàm lượng đường lúc đó rất thấp", ông Long chia sẻ. 

Cũng hơn chục năm nay, giáo sư Trần Đình Long đã nhân giống cỏ ngọt thành khu vườn lớn ngay trên nóc tầng 5 ngôi nhà của gia đình.
Ông là người đầu tiên nghiên cứu cây giống cỏ ngọt khi được mang về nước và cũng là người đầu tiên trồng cỏ ngọt tại nhà, sử dụng cỏ ngọt thay thế hoàn toàn cho đường mía từ hơn chục năm nay.
"Với vị ngọt gấp khoảng 300 lần so với đường thông thường nên rất nhiều các loại nước uống như trà, chè, nước giải khát chỉ cần cho 2, 3 cọng cỏ ngọt là đủ"- Giáo sư Long cho biết. 

Du nhập vào Việt Nam từ năm 1988 nhưng cho đến nay, cây cỏ ngọt đặc biệt quý hiếm này dường như vẫn "nằm yên trong bóng tối".
Vì thế, khi có tin đồn về loại cây cỏ siêu ngọt, hầu hết người dân Hà Nội đều lầm tưởng đó là giống cây quý mới nhập về Việt Nam và đua nhau săn tìm mà vẫn không tìm được.  
 
Giải thích về nguyên nhân dù đã có mặt ở Việt Nam từ hàng chục năm trước, đã nhân giống thành công ở trong nước mà loại cỏ quý này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi để người dân sử dụng,
Giáo sư Trần Đình Long cho hay:
"Nếu chỉ trồng đơn thuần trong vườn nhà để sử dụng trong hộ gia đình thì đơn giản nhưng để chế biến được thành đường tinh thể thì đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc rất cao, nên nhiều năm rồi mà vẫn không phát triển quy mô được.
Để chiết xuất được thành đường tinh thể thì phải có quy mô khép kín, một đội ngũ công nhân chuyên trồng bón cây với kỹ thuật khắt khe thì mới đảm bảo chất lượng. Chưa kể, để chế biến được thành đường tinh thể thì phải có dây chuyền sản xuất, chi phí thấp nhất để xây dựng nhà máy phải khoảng 3 triệu USD".
bancaythuoc
bancaythuoc
Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn
Chú ý, khách Vãng Lai Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn

Tổng số bài gửi : 407
Join date : 03/01/2015

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết