Bí thư Đoàn ĐH Duy Tân vận động hàng trăm triệu đồng giúp dân vùng lũ
3 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: Khu Văn Phòng Forum - Liên hệ Admin 0983262040 (SMS) :: 2. RAO VẶT TỔNG HỢP TỪ A-Z
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bí thư Đoàn ĐH Duy Tân vận động hàng trăm triệu đồng giúp dân vùng lũ
Bí thư Đoàn ĐH Duy Tân vận động hàng trăm triệu đồng giúp dân vùng lũ
Với tấm lòng đồng cảm và mong muốn sẻ chia khó khăn với những mảnh đời bất hạnh, anh Phạm Trung Tuyên - Bí thư Đoàn Thanh niên Đại học (ĐH) Duy Tân đã nhiều lần tự đứng ra kêu gọi và vận động quyên góp được hàng trăm triệu đồng để giúp đỡ những người dân có hoàn cảnh khó khăn hay chịu ảnh hưởng thiên tai.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Anh Phạm Trung Tuyên - Bí thư Đoàn Thanh niên ĐH Duy Tân
Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo của tỉnh Quảng Bình nên ngay từ nhỏ, anh Phạm Trung Tuyên đã thấu hiểu được những vất vả, khó khăn trong cuộc sống thường nhật của người dân quê mình. Mảnh đất cằn cỗi sỏi đá của Quảng Bình mỗi năm lại phải gánh chịu vô vàn những cơn bão, cơn lũ quét qua khiến anh không khỏi xót xa khi chứng người dân sống cảnh “màn trời chiếu đất”, bữa đói bữa no. Mới đây nhất, trận lũ lịch sử tháng 10 tràn về nhấn chìm vô số các ngôi nhà trong “biển” nước, khiến người dân Quảng Bình, Hà Tĩnh không khỏi ngơ ngác, mệt mỏi, kiệt quệ trước “nạn” trời, người con của miền Trung này đã quyết định phải “hành động” để giúp đỡ bà con khắc phục hậu quả sau lũ.
Nghĩ là làm, anh Phạm Trung Tuyên đã viết những dòng tâm sự cùng lời kêu gọi ủng hộ, cứu giúp người dân vùng lũ lên Facebook cá nhân và cùng với một số bạn bè thân thiết trực tiếp tiếp nhận, phân loại những hỗ trợ, đóng góp của mọi người gửi về. Sau nhiều ngày kêu gọi, anh Tuyên đã nhận được 150 triệu đồng cùng 10 tấn hàng hóa gồm mỳ tôm, gạo, sữa, quần áo cũ,... do bạn bè, người thân và các nhà hảo tâm ủng hộ. Toàn bộ số tiền cũng như hàng hóa quyên góp đã được anh Tuyên cùng các bạn của mình chuyển đến tận tay bà con các xã, huyện bị thiệt hại nặng nề nhất của đợt lũ như xã Đức Hóa và Châu Hóa, thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt, anh Phạm Trung Tuyên còn bắc nhịp cầu với cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Séc về nước, hỗ trợ hơn 700 triệu đồng cho bà con vùng lũ tại các huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa (Quảng Bình); Hương Khê và Can Lộc (Hà Tĩnh), Tuy An (Phú Yên) và Nam Trà My (Quảng Nam).
[You must be registered and logged in to see this image.]
Một số hoạt động thiện nguyện do anh Phạm Trung Tuyên trực tiếp tổ chức và tham gia
Cũng thường xuyên trong các năm qua, qua các trang mạng xã hội và thông tin do bạn bè gửi đến, với tinh thần “tương thân tương ái” anh Phạm Trung Tuyên đã trực tiếp đứng ra kêu gọi ủng hộ nhiều trường hợp, hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ. Cụ thể, anh đã vận động quyên góp được 11 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho bà Đinh Thị Nên (Tuyên Hóa, Quảng Bình), ủng hộ 10 triệu đồng cho một bé trai bị bỏng nặng điều trị ở bệnh viện Trung ương Huế; đặc biệt, anh Tuyên cùng các sinh viên ĐH Duy Tân đã tự đứng ra bán quần áo cũ ở các chợ đêm trên địa bàn Tp. Đà Nẵng để dành dụm, quyên góp được 15 triệu đồng mua tặng 200 bộ đồng phục cho các em học sinh trường Tiểu học số 2 Châu Hóa, Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trong mùa khai giảng năm học mới 2016 - 2017 vừa qua.
Không chỉ tâm huyết với các kế hoạch thiện nguyện cá nhân, đồng chí Bí thư Đoàn Thanh niên của ĐH Duy Tân - Phạm Trung Tuyên còn là một cán bộ Đoàn nhiệt tình, năng nổ và gương mẫu trong các phong trào cũng như công tác Đoàn. Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, anh Tuyên cùng Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên ĐH Duy Tân đã phát động và triển khai hiệu quả nhiều phong trào thanh niên, học sinh-sinh viên góp phần đưa công tác Đoàn tại ĐH Duy Tân ngày càng phát triển lớn mạnh cũng như tạo cơ hội và điều kiện cho các Đoàn viên thanh niên ĐH Duy Tân phát triển toàn diện. Trong đó tiêu biểu phải kể đến: (1) Thành lập và duy trì quỹ DTU Smile với sự đóng góp của các Đoàn viên thanh niên trong toàn trường nhằm giúp đỡ những sinh viên Duy Tân có hoàn cảnh khó khăn, (2) Thực hiện thành công và vượt chỉ tiêu chương trình Mùa hè xanh 2016, (3) Triển khai chương trình Ngày Chủ nhật Xanh, (4) Thường xuyên tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ và thể thao,...
Anh Phạm Trung Tuyên chia sẻ: “Ngay từ khi còn là sinh viên, mình đã rất hăng hái tham gia vào các hoạt động của Đoàn trường nhất là các hoạt động xã hội, các hoạt động thiện nguyện. Qua những hoạt động đó, mình đã có cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều hoàn cảnh khó khăn và luôn tự nhủ sẽ cố gắng hết sức mình để góp một phần nhỏ giúp đỡ mọi người. Điều may mắn đối với mình và Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên ĐH Duy Tân là luôn được Ban Giám hiệu nhà trường ủng hộ cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai những kế hoạch, phong trào Đoàn. Đồng thời, các bạn sinh viên Duy Tân cũng luôn rất năng động và nhiệt tình, tạo động lực cho mình và Ban Chấp hành Đoàn trường tổ chức thành công nhiều hoạt động có ý nghĩa, cùng chung tay vì một cộng đồng phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai.”
Với tấm lòng đồng cảm và mong muốn sẻ chia khó khăn với những mảnh đời bất hạnh, anh Phạm Trung Tuyên - Bí thư Đoàn Thanh niên Đại học (ĐH) Duy Tân đã nhiều lần tự đứng ra kêu gọi và vận động quyên góp được hàng trăm triệu đồng để giúp đỡ những người dân có hoàn cảnh khó khăn hay chịu ảnh hưởng thiên tai.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Anh Phạm Trung Tuyên - Bí thư Đoàn Thanh niên ĐH Duy Tân
Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo của tỉnh Quảng Bình nên ngay từ nhỏ, anh Phạm Trung Tuyên đã thấu hiểu được những vất vả, khó khăn trong cuộc sống thường nhật của người dân quê mình. Mảnh đất cằn cỗi sỏi đá của Quảng Bình mỗi năm lại phải gánh chịu vô vàn những cơn bão, cơn lũ quét qua khiến anh không khỏi xót xa khi chứng người dân sống cảnh “màn trời chiếu đất”, bữa đói bữa no. Mới đây nhất, trận lũ lịch sử tháng 10 tràn về nhấn chìm vô số các ngôi nhà trong “biển” nước, khiến người dân Quảng Bình, Hà Tĩnh không khỏi ngơ ngác, mệt mỏi, kiệt quệ trước “nạn” trời, người con của miền Trung này đã quyết định phải “hành động” để giúp đỡ bà con khắc phục hậu quả sau lũ.
Nghĩ là làm, anh Phạm Trung Tuyên đã viết những dòng tâm sự cùng lời kêu gọi ủng hộ, cứu giúp người dân vùng lũ lên Facebook cá nhân và cùng với một số bạn bè thân thiết trực tiếp tiếp nhận, phân loại những hỗ trợ, đóng góp của mọi người gửi về. Sau nhiều ngày kêu gọi, anh Tuyên đã nhận được 150 triệu đồng cùng 10 tấn hàng hóa gồm mỳ tôm, gạo, sữa, quần áo cũ,... do bạn bè, người thân và các nhà hảo tâm ủng hộ. Toàn bộ số tiền cũng như hàng hóa quyên góp đã được anh Tuyên cùng các bạn của mình chuyển đến tận tay bà con các xã, huyện bị thiệt hại nặng nề nhất của đợt lũ như xã Đức Hóa và Châu Hóa, thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt, anh Phạm Trung Tuyên còn bắc nhịp cầu với cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Séc về nước, hỗ trợ hơn 700 triệu đồng cho bà con vùng lũ tại các huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa (Quảng Bình); Hương Khê và Can Lộc (Hà Tĩnh), Tuy An (Phú Yên) và Nam Trà My (Quảng Nam).
[You must be registered and logged in to see this image.]
Một số hoạt động thiện nguyện do anh Phạm Trung Tuyên trực tiếp tổ chức và tham gia
Cũng thường xuyên trong các năm qua, qua các trang mạng xã hội và thông tin do bạn bè gửi đến, với tinh thần “tương thân tương ái” anh Phạm Trung Tuyên đã trực tiếp đứng ra kêu gọi ủng hộ nhiều trường hợp, hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ. Cụ thể, anh đã vận động quyên góp được 11 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho bà Đinh Thị Nên (Tuyên Hóa, Quảng Bình), ủng hộ 10 triệu đồng cho một bé trai bị bỏng nặng điều trị ở bệnh viện Trung ương Huế; đặc biệt, anh Tuyên cùng các sinh viên ĐH Duy Tân đã tự đứng ra bán quần áo cũ ở các chợ đêm trên địa bàn Tp. Đà Nẵng để dành dụm, quyên góp được 15 triệu đồng mua tặng 200 bộ đồng phục cho các em học sinh trường Tiểu học số 2 Châu Hóa, Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trong mùa khai giảng năm học mới 2016 - 2017 vừa qua.
Không chỉ tâm huyết với các kế hoạch thiện nguyện cá nhân, đồng chí Bí thư Đoàn Thanh niên của ĐH Duy Tân - Phạm Trung Tuyên còn là một cán bộ Đoàn nhiệt tình, năng nổ và gương mẫu trong các phong trào cũng như công tác Đoàn. Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, anh Tuyên cùng Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên ĐH Duy Tân đã phát động và triển khai hiệu quả nhiều phong trào thanh niên, học sinh-sinh viên góp phần đưa công tác Đoàn tại ĐH Duy Tân ngày càng phát triển lớn mạnh cũng như tạo cơ hội và điều kiện cho các Đoàn viên thanh niên ĐH Duy Tân phát triển toàn diện. Trong đó tiêu biểu phải kể đến: (1) Thành lập và duy trì quỹ DTU Smile với sự đóng góp của các Đoàn viên thanh niên trong toàn trường nhằm giúp đỡ những sinh viên Duy Tân có hoàn cảnh khó khăn, (2) Thực hiện thành công và vượt chỉ tiêu chương trình Mùa hè xanh 2016, (3) Triển khai chương trình Ngày Chủ nhật Xanh, (4) Thường xuyên tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ và thể thao,...
Anh Phạm Trung Tuyên chia sẻ: “Ngay từ khi còn là sinh viên, mình đã rất hăng hái tham gia vào các hoạt động của Đoàn trường nhất là các hoạt động xã hội, các hoạt động thiện nguyện. Qua những hoạt động đó, mình đã có cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều hoàn cảnh khó khăn và luôn tự nhủ sẽ cố gắng hết sức mình để góp một phần nhỏ giúp đỡ mọi người. Điều may mắn đối với mình và Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên ĐH Duy Tân là luôn được Ban Giám hiệu nhà trường ủng hộ cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai những kế hoạch, phong trào Đoàn. Đồng thời, các bạn sinh viên Duy Tân cũng luôn rất năng động và nhiệt tình, tạo động lực cho mình và Ban Chấp hành Đoàn trường tổ chức thành công nhiều hoạt động có ý nghĩa, cùng chung tay vì một cộng đồng phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai.”
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1776
Join date : 24/07/2015
Re: Bí thư Đoàn ĐH Duy Tân vận động hàng trăm triệu đồng giúp dân vùng lũ
Sáng chế nâng cao giá trị cá ngừ từ sinh viên
Chỉ sau 8 tuần nghiên cứu và triển khai ý tưởng, sản phẩm “Hệ thống bảo quản lạnh, thu thập, xử lý và truy xuất thông tin cá ngừ” của đội HQT đến từ Đại học (ĐH) Duy Tân đã xuất sắc giành giải nhất Cuộc thi Targeted Innovation Challenge toàn quốc 2016.
Sản phẩm đã xuất sắc đáp ứng các yêu cầu về tính sáng tạo, có khả năng thương mại hóa cao, góp phần tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm cá ngừ cũng như hỗ trợ ngành thủy sản nước nhà phát triển bền vững.
Targeted Innovation Challenge toàn quốc 2016 là cuộc thi do Frontier Law & Advisory (TIC) khởi xướng và tổ chức nhằm khuyến khích tính sáng tạo và năng động của sinh viên cũng như các nhà sáng chế Việt Nam qua việc cách thách thức các đội chơi đưa ra một giải pháp đối với một vấn đề môi trường-xã hội cụ thể. Ở cuộc thi năm nay, Frontier đã lựa chọn vấn đề đánh bắt cá ngừ bằng phương pháp câu tay làm chủ đề, và bài toán đặt ra là trên nền tảng sáng chế gốc mà Frontier cung cấp, các đội cần đưa ra một sáng chế mới nhằm mục đích bảo quản lạnh và truy xuất thông tin về cá ngừ.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Đội tuyển HQT - ĐH Duy Tân với giải Nhất Cuộc thi Targeted Innovation Challenge Toàn quốc 2016
Trong số nhiều đội tuyển trong cả nước đã gửi sáng chế, có 4 đội tuyển xuất sắc nhất được lọt vào Vòng Chung kết diễn ra vào ngày 10-12 vừa qua tại Không gian làm việc chung (DNC) - Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) gồm: Đội tuyển HQT đến từ ĐH Duy Tân, Dreamers đến từ ĐH Khoa học & Công nghệ Hà Nội và 2 đại diện từ ĐH Bách Khoa Đà Nẵng là The Law Breakers và The Salt Pepper Breads. Các đội tuyển có 30 phút để trình bày về sản phẩm của mình, 20 phút để thuyết phục nhà đầu tư và 10 phút để trả lời các câu hỏi của Hội đồng giám khảo.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhóm HQT - ĐH Duy Tân thuyết trình giới thiệu sản phẩm tại Cuộc thi
Kết quả, đội tuyển HQT của ĐH Duy Tân gồm 3 thành viên là Lê Quang Thành, Lê Nhật Hưng và Nguyễn Ngô Anh Quân đã được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và trao giải nhất cùng phần thưởng 1.000 USD. Ban Tổ chức cũng đã trao giải nhì cho đội Dreamers của ĐH Khoa học & Công nghệ Hà Nội với phần thưởng trị giá 400 USD.
Lê Quang Thành, sinh viên năm 3 Khoa Điện - Điện tử, Trưởng nhóm HQT chia sẻ: “Khi lên ý tưởng cho sản phẩm, chúng tôi đã tạo ra một quy trình gồm hai phần: bảo quản cá ngừ ở nhiệt độ thấp trong thùng làm lạnh và thu thập, xử lý và truy xuất thông tin cá ngừ. Vật liệu chúng tôi sử dụng là xốp và nhựa composite trên nền tảng ý tưởng thùng xốp và mũ bảo hiểm - đây là những vật liệu rất rẻ tiền nhưng có thể giúp sản phẩm đảm bảo độ bền cơ học, có khả năng cách nhiệt và có giá thành thấp. Ngoài ra, thùng bảo quản còn được thiết kế với màu sắc dễ nhận biết, khi rơi xuống nước vẫn có thể nổi và phát tín hiệu SOS. Sản phẩm này được thiết kế đơn giản nhưng rất chính xác, giúp tạo ra một quy trình chuyên nghiệp, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng và giá trị của cá ngừ với chi phí đầu tư thấp. Việc sản phẩm có cơ hội thương mại hóa sẽ là động lực để chúng em tiếp tục phát huy với tinh thần khởi nghiệp cao nhất”.
Trước đó, tại Sự kiện “Diễn đàn Khoa học Công nghệ Lần thứ 3” và Startup 2 được tổ chức tại ĐH Duy Tân, các thành viên trong nhóm HQT đã tham dự sân chơi Khởi nghiệp với sự góp mặt của nhiều đội chơi đến từ các trường đại học trên địa bàn TP Đà Nẵng. Sinh viên Lê Quang Thành thuộc nhóm IWRobot đã giành giải nhất với sản phẩm “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu” và sinh viên Lê Nhật Hưng thuộc nhóm SmartGlasses đã giành giải nhì với sản phẩm “Kính dành cho người khiếm thị”.
Chỉ sau 8 tuần nghiên cứu và triển khai ý tưởng, sản phẩm “Hệ thống bảo quản lạnh, thu thập, xử lý và truy xuất thông tin cá ngừ” của đội HQT đến từ Đại học (ĐH) Duy Tân đã xuất sắc giành giải nhất Cuộc thi Targeted Innovation Challenge toàn quốc 2016.
Sản phẩm đã xuất sắc đáp ứng các yêu cầu về tính sáng tạo, có khả năng thương mại hóa cao, góp phần tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm cá ngừ cũng như hỗ trợ ngành thủy sản nước nhà phát triển bền vững.
Targeted Innovation Challenge toàn quốc 2016 là cuộc thi do Frontier Law & Advisory (TIC) khởi xướng và tổ chức nhằm khuyến khích tính sáng tạo và năng động của sinh viên cũng như các nhà sáng chế Việt Nam qua việc cách thách thức các đội chơi đưa ra một giải pháp đối với một vấn đề môi trường-xã hội cụ thể. Ở cuộc thi năm nay, Frontier đã lựa chọn vấn đề đánh bắt cá ngừ bằng phương pháp câu tay làm chủ đề, và bài toán đặt ra là trên nền tảng sáng chế gốc mà Frontier cung cấp, các đội cần đưa ra một sáng chế mới nhằm mục đích bảo quản lạnh và truy xuất thông tin về cá ngừ.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Đội tuyển HQT - ĐH Duy Tân với giải Nhất Cuộc thi Targeted Innovation Challenge Toàn quốc 2016
Trong số nhiều đội tuyển trong cả nước đã gửi sáng chế, có 4 đội tuyển xuất sắc nhất được lọt vào Vòng Chung kết diễn ra vào ngày 10-12 vừa qua tại Không gian làm việc chung (DNC) - Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) gồm: Đội tuyển HQT đến từ ĐH Duy Tân, Dreamers đến từ ĐH Khoa học & Công nghệ Hà Nội và 2 đại diện từ ĐH Bách Khoa Đà Nẵng là The Law Breakers và The Salt Pepper Breads. Các đội tuyển có 30 phút để trình bày về sản phẩm của mình, 20 phút để thuyết phục nhà đầu tư và 10 phút để trả lời các câu hỏi của Hội đồng giám khảo.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhóm HQT - ĐH Duy Tân thuyết trình giới thiệu sản phẩm tại Cuộc thi
Kết quả, đội tuyển HQT của ĐH Duy Tân gồm 3 thành viên là Lê Quang Thành, Lê Nhật Hưng và Nguyễn Ngô Anh Quân đã được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và trao giải nhất cùng phần thưởng 1.000 USD. Ban Tổ chức cũng đã trao giải nhì cho đội Dreamers của ĐH Khoa học & Công nghệ Hà Nội với phần thưởng trị giá 400 USD.
Lê Quang Thành, sinh viên năm 3 Khoa Điện - Điện tử, Trưởng nhóm HQT chia sẻ: “Khi lên ý tưởng cho sản phẩm, chúng tôi đã tạo ra một quy trình gồm hai phần: bảo quản cá ngừ ở nhiệt độ thấp trong thùng làm lạnh và thu thập, xử lý và truy xuất thông tin cá ngừ. Vật liệu chúng tôi sử dụng là xốp và nhựa composite trên nền tảng ý tưởng thùng xốp và mũ bảo hiểm - đây là những vật liệu rất rẻ tiền nhưng có thể giúp sản phẩm đảm bảo độ bền cơ học, có khả năng cách nhiệt và có giá thành thấp. Ngoài ra, thùng bảo quản còn được thiết kế với màu sắc dễ nhận biết, khi rơi xuống nước vẫn có thể nổi và phát tín hiệu SOS. Sản phẩm này được thiết kế đơn giản nhưng rất chính xác, giúp tạo ra một quy trình chuyên nghiệp, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng và giá trị của cá ngừ với chi phí đầu tư thấp. Việc sản phẩm có cơ hội thương mại hóa sẽ là động lực để chúng em tiếp tục phát huy với tinh thần khởi nghiệp cao nhất”.
Trước đó, tại Sự kiện “Diễn đàn Khoa học Công nghệ Lần thứ 3” và Startup 2 được tổ chức tại ĐH Duy Tân, các thành viên trong nhóm HQT đã tham dự sân chơi Khởi nghiệp với sự góp mặt của nhiều đội chơi đến từ các trường đại học trên địa bàn TP Đà Nẵng. Sinh viên Lê Quang Thành thuộc nhóm IWRobot đã giành giải nhất với sản phẩm “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu” và sinh viên Lê Nhật Hưng thuộc nhóm SmartGlasses đã giành giải nhì với sản phẩm “Kính dành cho người khiếm thị”.
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
Re: Bí thư Đoàn ĐH Duy Tân vận động hàng trăm triệu đồng giúp dân vùng lũ
Trường tư thục nghiên cứu vật lý hạt nhân
Tuy mới được thành lập từ cuối tháng 12-2015, nhưng nghiên cứu vật lý hạt nhân của Trường ĐH Duy Tân đã có 13 công bố quốc tế, trong đó có 7 công bố trên các tạp chí ISI ở vai trò là các tác giả chính/tác giả liên hệ.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhóm vật lý hạt nhân ĐH Duy Tân (từ trái qua): ThS Lê Tấn Phúc, ThS Phạm Thị Thùy Giang (cộng tác viên), TS Trần Hoài Nam (trưởng nhóm) và PGS.TS Nguyễn Quang Hưng
Đặc biệt là ở các tạp chí hàng đầu thế giới trong lĩnh vực như Physical Review C hay Physical Review Letters.
Nhóm vật lý hạt nhân của ĐH Duy Tân được hình thành với chỉ vỏn vẹn có ba thành viên: PGS.TS Nguyễn Quang Hưng (tốt nghiệp tiến sĩ và làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện nghiên cứu vật lý và hóa học RIKEN, Nhật Bản), TS Trần Hoài Nam (tốt nghiệp tiến sĩ tại ĐH Công nghệ Tokyo, Nhật Bản và làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại ĐH Nagoya, Nhật Bản và ĐH Chalmers, Thụy Điển) và ThS Lê Tấn Phúc (hiện làm nghiên cứu sinh trong nước).
Tuy nhiên chỉ sau một năm, nhóm đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước biết tới và từ đó nhiều chuyên gia đã tìm đến để hợp tác cùng làm việc với nhóm, tạo nên một môi trường nghiên cứu sôi động và đầy hứng khởi.
TS Trần Hoài Nam chia sẻ: “Nghiên cứu về vật lý và kỹ thuật hạt nhân là một trong những lĩnh vực rất khó không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trên thế giới, bởi đòi hỏi sự đầu tư lớn về trang thiết bị như lò phản ứng, máy gia tốc, các hệ siêu máy tính… cũng như sự giao lưu rộng rãi với cộng đồng các nhà khoa học tại các trung tâm nghiên cứu hàng đầu trên thế giới.
Ở Việt Nam ngành này chỉ được nghiên cứu và đào tạo tại một số các trường đại học và viện nghiên cứu lớn, đã có truyền thống từ lâu đời như ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), Viện Vật lý - Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Đối với các trường đại học tư thục thì ngành này hầu như không được ưu tiên phát triển.
ĐH Duy Tân là một trường hợp ngoại lệ. Dù là một trường tư thục nhưng ĐH Duy Tân vẫn quyết tâm đầu tư thành lập nhóm nghiên cứu về vật lý và kỹ thuật hạt nhân, đồng thời trang bị cho nhóm những điều kiện làm việc tốt nhất ngay từ những ngày đầu tiên thành lập. Đây là cơ sở quan trọng để nhóm mở rộng phát triển hướng nghiên cứu của mình trong thời gian tới.”
Tới thời điểm hiện tại nhóm đã có 13 công bố quốc tế, trong đó có bảy bài báo đăng trên các tạp chí thuộc danh mục ISI. Trong năm 2016 các thành viên của nhóm đã tham gia báo cáo tại hai hội nghị khoa học ở Nhật Bản: Hội nghị quốc tế về công nghệ năng lượng hạt nhân tiên tiến và Hội thảo quốc tế về vật lý hạt nhân lý thuyết.
Trong số các công bố ISI của nhóm, có những bài báo đã được các tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực vật lý hạt nhân thế giới đăng tải với chỉ số ảnh hưởng (impact factor - IF) khá cao.
Tiêu biểu trong số đó là bài báo “Simultaneous microscopic description of nuclear level densities and radiative strength functions” vừa được nhận đăng trên tạp chí Physical Review Letters, tạp chí số 1 trong ngành vật lý của Hội Vật lý Mỹ với chỉ số ảnh hưởng IF (Impact Factor) = 7.645.
Trong công bố này, nhóm tác giả đã lần đầu tiên đề xuất một mô hình lý thuyết vi mô cho phép mô tả đồng thời cả mật độ mức (level density) và hàm lực phát xạ tia gamma (radiative gamma-ray strength-function) trong hạt nhân nguyên tử - hai thông số vật lý mà từ trước tới nay chỉ có thể được mô tả bằng các mô hình hiện tượng luận hoặc bán vi mô.
Bên cạnh đó có hai bài báo khác của nhóm cũng đã được công bố trên tạp chí Physical Review C với chỉ số IF = 3.146.
Đó là bài báo “Improved treatment of blocking effect at finite temperature” của PGS.TS Nguyễn Quang Hưng cùng đồng nghiệp, đề xuất ra một mô tả hoàn toàn mới về hiệu ứng khóa mức (blocking effect) của các hạt proton hoặc nơtron lẻ trong các hạt nhân có số khối lẻ tại nhiệt độ hoặc năng lượng kích thích cao.
Bài “Effective restoration of dipole sum rules within the renormalized random-phase approximation” của PGS.TS Nguyễn Quang Hưng và ThS Lê Tấn Phúc cùng các cộng sự, với đóng góp quan trọng trong việc xử lý vấn đề vi phạm nguyên lý Pauli trong phương pháp gần đúng pha ngẫu nhiên (RPA).
Các nghiên cứu về vật lý hạt nhân không chỉ giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết về nguồn gốc của vũ trụ từ thuở sơ khai, về sự hình thành của thế giới vật chất, của các nguyên tố tạo nên sự sống và con người chúng ta hiện tại.
Các nghiên cứu này còn giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, y tế, khoa học vật liệu… cũng như các ứng dụng năng lượng và phi năng lượng khác.
Tiêu biểu như: điều trị ung thư bằng phương pháp hạt nhân, tạo các giống cây đột biến cho năng suất cao và khả năng phòng trừ sâu bệnh tốt, khảo sát và phân tích các mỏ dầu trên biển bằng phương pháp theo dõi phóng xạ hay phân tích và tổng hợp các loại vật liệu mới bằng phương pháp hạt nhân…
Tuy mới được thành lập từ cuối tháng 12-2015, nhưng nghiên cứu vật lý hạt nhân của Trường ĐH Duy Tân đã có 13 công bố quốc tế, trong đó có 7 công bố trên các tạp chí ISI ở vai trò là các tác giả chính/tác giả liên hệ.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhóm vật lý hạt nhân ĐH Duy Tân (từ trái qua): ThS Lê Tấn Phúc, ThS Phạm Thị Thùy Giang (cộng tác viên), TS Trần Hoài Nam (trưởng nhóm) và PGS.TS Nguyễn Quang Hưng
Đặc biệt là ở các tạp chí hàng đầu thế giới trong lĩnh vực như Physical Review C hay Physical Review Letters.
Nhóm vật lý hạt nhân của ĐH Duy Tân được hình thành với chỉ vỏn vẹn có ba thành viên: PGS.TS Nguyễn Quang Hưng (tốt nghiệp tiến sĩ và làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện nghiên cứu vật lý và hóa học RIKEN, Nhật Bản), TS Trần Hoài Nam (tốt nghiệp tiến sĩ tại ĐH Công nghệ Tokyo, Nhật Bản và làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại ĐH Nagoya, Nhật Bản và ĐH Chalmers, Thụy Điển) và ThS Lê Tấn Phúc (hiện làm nghiên cứu sinh trong nước).
Tuy nhiên chỉ sau một năm, nhóm đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước biết tới và từ đó nhiều chuyên gia đã tìm đến để hợp tác cùng làm việc với nhóm, tạo nên một môi trường nghiên cứu sôi động và đầy hứng khởi.
TS Trần Hoài Nam chia sẻ: “Nghiên cứu về vật lý và kỹ thuật hạt nhân là một trong những lĩnh vực rất khó không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trên thế giới, bởi đòi hỏi sự đầu tư lớn về trang thiết bị như lò phản ứng, máy gia tốc, các hệ siêu máy tính… cũng như sự giao lưu rộng rãi với cộng đồng các nhà khoa học tại các trung tâm nghiên cứu hàng đầu trên thế giới.
Ở Việt Nam ngành này chỉ được nghiên cứu và đào tạo tại một số các trường đại học và viện nghiên cứu lớn, đã có truyền thống từ lâu đời như ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), Viện Vật lý - Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Đối với các trường đại học tư thục thì ngành này hầu như không được ưu tiên phát triển.
ĐH Duy Tân là một trường hợp ngoại lệ. Dù là một trường tư thục nhưng ĐH Duy Tân vẫn quyết tâm đầu tư thành lập nhóm nghiên cứu về vật lý và kỹ thuật hạt nhân, đồng thời trang bị cho nhóm những điều kiện làm việc tốt nhất ngay từ những ngày đầu tiên thành lập. Đây là cơ sở quan trọng để nhóm mở rộng phát triển hướng nghiên cứu của mình trong thời gian tới.”
Tới thời điểm hiện tại nhóm đã có 13 công bố quốc tế, trong đó có bảy bài báo đăng trên các tạp chí thuộc danh mục ISI. Trong năm 2016 các thành viên của nhóm đã tham gia báo cáo tại hai hội nghị khoa học ở Nhật Bản: Hội nghị quốc tế về công nghệ năng lượng hạt nhân tiên tiến và Hội thảo quốc tế về vật lý hạt nhân lý thuyết.
Trong số các công bố ISI của nhóm, có những bài báo đã được các tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực vật lý hạt nhân thế giới đăng tải với chỉ số ảnh hưởng (impact factor - IF) khá cao.
Tiêu biểu trong số đó là bài báo “Simultaneous microscopic description of nuclear level densities and radiative strength functions” vừa được nhận đăng trên tạp chí Physical Review Letters, tạp chí số 1 trong ngành vật lý của Hội Vật lý Mỹ với chỉ số ảnh hưởng IF (Impact Factor) = 7.645.
Trong công bố này, nhóm tác giả đã lần đầu tiên đề xuất một mô hình lý thuyết vi mô cho phép mô tả đồng thời cả mật độ mức (level density) và hàm lực phát xạ tia gamma (radiative gamma-ray strength-function) trong hạt nhân nguyên tử - hai thông số vật lý mà từ trước tới nay chỉ có thể được mô tả bằng các mô hình hiện tượng luận hoặc bán vi mô.
Bên cạnh đó có hai bài báo khác của nhóm cũng đã được công bố trên tạp chí Physical Review C với chỉ số IF = 3.146.
Đó là bài báo “Improved treatment of blocking effect at finite temperature” của PGS.TS Nguyễn Quang Hưng cùng đồng nghiệp, đề xuất ra một mô tả hoàn toàn mới về hiệu ứng khóa mức (blocking effect) của các hạt proton hoặc nơtron lẻ trong các hạt nhân có số khối lẻ tại nhiệt độ hoặc năng lượng kích thích cao.
Bài “Effective restoration of dipole sum rules within the renormalized random-phase approximation” của PGS.TS Nguyễn Quang Hưng và ThS Lê Tấn Phúc cùng các cộng sự, với đóng góp quan trọng trong việc xử lý vấn đề vi phạm nguyên lý Pauli trong phương pháp gần đúng pha ngẫu nhiên (RPA).
Các nghiên cứu về vật lý hạt nhân không chỉ giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết về nguồn gốc của vũ trụ từ thuở sơ khai, về sự hình thành của thế giới vật chất, của các nguyên tố tạo nên sự sống và con người chúng ta hiện tại.
Các nghiên cứu này còn giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, y tế, khoa học vật liệu… cũng như các ứng dụng năng lượng và phi năng lượng khác.
Tiêu biểu như: điều trị ung thư bằng phương pháp hạt nhân, tạo các giống cây đột biến cho năng suất cao và khả năng phòng trừ sâu bệnh tốt, khảo sát và phân tích các mỏ dầu trên biển bằng phương pháp theo dõi phóng xạ hay phân tích và tổng hợp các loại vật liệu mới bằng phương pháp hạt nhân…
oanhoanh2211- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1088
Join date : 29/12/2016
Similar topics
» Bí thư Đoàn ĐH Duy Tân vận động hàng trăm triệu đồng giúp dân vùng lũ
» Bí thư Đoàn ĐH Duy Tân vận động hàng trăm triệu đồng giúp dân vùng lũ
» Những hợp đồng trăm triệu đô cho sao bóng rổ
» Đồng hồ thế giới (World-time), đồng hồ GMT và đồng hồ đa vùng
» Bán các mặt hàng đá trầm tích giá rẻ giao hàng tại đồng tháp
» Bí thư Đoàn ĐH Duy Tân vận động hàng trăm triệu đồng giúp dân vùng lũ
» Những hợp đồng trăm triệu đô cho sao bóng rổ
» Đồng hồ thế giới (World-time), đồng hồ GMT và đồng hồ đa vùng
» Bán các mặt hàng đá trầm tích giá rẻ giao hàng tại đồng tháp
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: Khu Văn Phòng Forum - Liên hệ Admin 0983262040 (SMS) :: 2. RAO VẶT TỔNG HỢP TỪ A-Z
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết