Bỏ bằng đại học, 9x Quảng Nam kiếm 30 triệu/ tháng nhờ bán son
3 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: Khu Văn Phòng Forum - Liên hệ Admin 0983262040 (SMS) :: 2. RAO VẶT TỔNG HỢP TỪ A-Z
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bỏ bằng đại học, 9x Quảng Nam kiếm 30 triệu/ tháng nhờ bán son
Bỏ bằng đại học, 9x Quảng Nam kiếm 30 triệu/ tháng nhờ bán son
Tuổi trẻ, năng động, khéo léo và quyết đoán đã giúp cô nàng 9x Trần Thị Thơ trở thành bà chủ của thương hiệu son nổi tiếng và có doanh thu đáng nể.[You must be registered and logged in to see this image.]
Trần Thị Thơ cô nàng bán son nổi tiếng.
Tốt nghiệp Đại học với tấm bằng xuất sắc song vì đam mê kinh doanh đặc biệt là sản phẩm son, Trần Thơ quyết định từ bỏ công việc bàn giấy nhàn hạ và chọn kinh doanh làm hướng đi mới. Cũng từ quyết định táo báo này, hiện cô gái 9x đã đạt được những thành công khiến ai nhìn vào cũng nể phục.
Trần Thị Thơ (SN 1992) sinh ra và lớn lên ở TP Tam Kỳ, Quảng Nam, hiện tại đang làm việc tại TP Đà Nẵng. Được biêt, Thơ đã tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán – Kiểm Toán trường ĐH Duy Tân.
“Máu kinh doanh” khi còn ngồi trên ghế giảng đường
Thừa hưởng “máu kinh doanh” của gia đình nên lúc nào Trần Thơ cũng mong muốn được thử sức trong lĩnh vực này, phần khác hi vọng có thể kiếm được một khoản tiền để phục vụ sinh hoạt cá nhân cũng như học tập.
Trần Thơ tâm sự: “Khi bước chân vào Đại học, mình nhận thấy nhu cầu giáo trình của các bạn sinh viên khá nhiều nên mình quyết định bán giáo trình phục vụ các bạn. Thời ấy mình còn kinh doanh cả tất mang chân, quần áo, áo mưa nữa. Lúc đó việc kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn, lời cũng chẳng được bao nhiêu nhưng thấy được số tiền tự tay mình kiếm được vui và tự hào lắm.”
[You must be registered and logged in to see this image.]
Thừa hưởng “máu kinh doanh” của gia đình nên lúc nào Trần Thơ cũng mong muốn được thử sức trong lĩnh vực này.
“Nói tới đây thì cả một bầu trời kỉ niệm ùa về, thời đó kinh doanh online trên facebook đang nở rộ nhưng tính mình thích mời miệng nên có thời gian là mang tất ra công viên rao bán, rồi thấy trời mưa là chạy về lấy áo mưa ra cây xăng, các quán nhậu đứng bán. Hôm nay, khi công việc kinh doanh đã ổn định nhưng mỗi khi nhớ về quãng thời gian ấy là mình lại bồi hồi và cũng thầm cảm ơn thời gian đó, nó đã tôi luyện bản thân mình cứng cỏi hơn và quan trọng nhất là tiếp thêm ngọn lửa đam mê với nghề, tạo động lực giúp mình vững chân cho đến tận hôm nay”, cô nàng tiếp tục câu chuyện.
Mong muốn phục vụ nhiều hơn cho nhu cầu làm đẹp thì bắt đầu từ đại học năm thứ 4, Trần Thơ chuyển sang kinh doanh mỹ phẩm. Thời điểm này vốn chưa nhiều, khách hàng cũng chưa đông nên cô gái trẻ cũng chỉ dám nhập hàng và bán với số lượng khá ít.
Vẻ ngoài vô cùng tươi tắn, tình tình hòa nhã, nhiệt tình luôn khiến cô ghi điểm trong lòng khách hàng.
Cô chủ son handmade với thu nhập khủng
Cầm trong tay tấm bằng Đại học loại xuất sắc với bao hứa hẹn phía trường, có nhiều công ty rào đón. Thời gian đầu cô gái trẻ làm marketting tại công ty sữa Abbot với mức thu nhập khá cao nhưng sau tất cả, Thơ nhận ra bản thân mình chỉ yêu kinh doanh, cô gái trẻ mong muốn được sống trong môi trường làm việc có tính cạnh tranh, thử thách thay vì vùi đầu vào công việc bàn giấy nhàm chán.
Với suy nghĩ đó, Trần Thơ không ngần ngại chuyển hướng sang kinh doanh son mặc bao lời chỉ trích của bạn bè, người thân.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Có bằng đại học loại xuất sắc nhưng Trần Thị Thơ lại quyết định chọn công việc kinh doanh son.
9X xứ Quảng bộc bạch: “Có lẽ thời khắc từ bỏ công việc theo ngành đào tạo để lấn sang kinh doanh là bước ngoặc cuộc đờ mình, thời gian đó mình phải đấu tranh với những thành kiến của người khác như: học hết cơm hết gạo mà đi làm không đúng nghề hay học kế toán mà cuối cùng cũng về bán hàng.
Có hôm, chạy chương trình gặp lại các thầy cô dạy Đại học, không như mình tưởng các thầy cô ai cũng cổ vũ và động viên mình cứng cỏi và phải nỗ lực hết mình trên con đường mình chọn. Từ ấy mình nhận ra, làm gì không quan trọng mà làm như thế nào mới ý nghĩa.”
Trong thời gian chuyển sang kinh doanh mỹ phẩm, Trần Thơ may mắn biết đến sản phẩm son handmade Thu Ngọc. Điều bất ngờ là Thu Ngọc chính là người bạn học thân thiết của Trần Thơ suốt năm trên giảng đường. Thấy bạn của mình có thể tự làm son bằng các nguyên liệu an toàn và hoàn toàn tự nhiên nên cô nàng rất yên tâm, sau khi dùng thử sản phẩm son dưỡng về dùng thử và thấy kết quả mang lại rất tốt nên cô gái 9X liền nảy ra ý định tập trung vào kinh doanh son handmade. Và cơ duyên như đã định, vào tháng 10 năm 2016, sau những tìm hiểu về son Handmade Thu Ngọc , Thơ đã quyết định phân phối sản phẩm này.
Bản thân từng sử dụng son dưỡng, son môi Thu Ngọc và nhận thấy chất lượng, đặc tính nổi bậc của sản phẩm nên Trần Thơ mới tự tin đầu tư kinh doanh dòng sản phẩm son handmade Thu Ngọc.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Sản phẩm son handmade bên Trần Thơ có mẫu mã vô cùng bắt mắt, bảng màu thì phong phú, hợp thời và giá thì lại rất “yêu thương”.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Với đặc tính nổi bậc về kiểu dáng, chất lượng, dòng sản phẩm son handmade luôn là thương hiệu ruột của các chị em.
Bằng sự cần cù, lanh lẹ cùng cái duyên bán hàng, chỉ sau một thời gian ngắn, hiện nay Thơ đã đưa dòng sản phẩm này vào được 2 của hàng ở Đà Nẵng với tên gọi Sagishop ở 46 Phạm Văn Nghị và Queen shop ở k417/11 Hoàng Diệu. Được biết đây là 2 shop mỹ phẩm uy tín và khá “nhẵn mặt” với tín đồ làm đẹp Đà Thành. Ngoài ra, Trần Thơ còn có một vài cửa hàng khác thuộc đại lý của chính mình trên toàn quốc.
Đặc biệt, cô chủ nhỏ còn có 1 đại lý ở Đài Loan và hy vọng trong tương lai sẽ hợp tác với các bạn ở nhiều nước khác. Vượt qua mọi thử thách, khó khăn hiện công việc kinh doanh của 9x xứ Quảng rất thuận lợi và thành công, hàng tháng cô chủ nhỏ thu về ngót nghét 30 triệu đồng.
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1776
Join date : 24/07/2015
Re: Bỏ bằng đại học, 9x Quảng Nam kiếm 30 triệu/ tháng nhờ bán son
Hiệu quả trong đào tạo bác sĩ Đa khoa tại Duy Tân
Đại học (ĐH) Duy Tân vừa hoàn thành năm đầu tiên đào tạo Bác sĩ Đa khoa. Năm thứ 2 tuyển sinh đào tạo ngành này, Duy Tân đón nhận số lượng hồ sơ tăng gần gấp đôi với rất nhiều thí sinh đạt điểm cao. Áp dụng chương trình mới, theo hướng tiên tiến của các đại học Mỹ trong đào tạo Bác sĩ Đa khoa được coi là điểm nhấn thu hút và tạo niềm tin cho đông đảo sinh viên tìm đến Duy Tân để theo học ngành học này.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh và Danh hiệu “Nhà Quản lý Xuất sắc Thời kỳ Hội nhập”.
Mới đây, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân phụ trách khối Y-Dược-Điều dưỡng, người mới được Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài - Nhân lực Việt Nam vinh danh là “Nhà Quản lý Xuất sắc Thời kỳ Hội nhập” đã có những trao đổi tâm huyết về đào tạo Bác sĩ Đa khoa tại ĐH Duy Tân.
Chương trình đào tạo Bác sĩ Đa khoa của hầu hết các trường đại học tại Việt Nam là 6 năm. Mới đây nhất, lại có thêm thông tin về rút ngắn 1 năm đào tạo ở nhiều ngành nghề Y tế. Tuy vậy, chương trình đào tạo Bác sĩ Đa khoa của ĐH Duy Tân lại gia tăng thời gian là 7 năm. Vì sao lại có sự khác biệt như vậy, thưa thầy?
- Đúng là cho đến nay, các trường đại học Y ở Việt Nam thực hiện đào tạo Bác sĩ Đa khoa với khung chương trình 6 năm. Gần đây, trường ĐH Y Dược Tp. HCM dự kiến đào tạo theo chương trình mới với 4 năm ra Cử nhân Y Khoa, sau đó có thể phân thành 2 hướng theo Bác sĩ Thực hành hoặc Bác sĩ "Nghiên cứu" với rất nhiều năm học chuyên sâu tiếp đó. Mô hình này có thể là tốt, nhưng tôi băn khoăn là chỉ với 4 năm rồi ra trường, Cử nhân Y khoa sẽ hành nghề như thế nào, quyền hạn ra sao nếu không tiếp tục học lên, và chức danh này lại chưa hề có trong danh mục, ngạch bậc của Nhà nước. Điều cốt lõi là dù phân ngành ra sao thì đào tạo Bác sĩ Đa khoa cần thiết phải lâu dài bởi đây là ngành đào tạo phục vụ sức khỏe con người, đòi hỏi có sự tích lũy kinh nghiệm. Nhân chuyện này, cũng phải nói đến đào tạo Bác sĩ ở Mỹ. Sinh viên sau khi học 4 năm trở thành Cử nhân Khoa học (Bachelor of Science) ở các ngành như Hoá Sinh hay Sinh học mới chính thức được học Bác sĩ (4 năm), sau đó mới học chuyên khoa tùy theo ngành nghề (2-3 năm thậm chí 4 năm nữa). Vậy Việt Nam nên theo mô hình nào?
Sau một thời gian nghiên cứu để đưa ra một mô hình phù hợp nhất với thực tiễn đào tạo Bác sĩ Đa khoa tại Việt Nam, ĐH Duy Tân đã quyết định tuyển sinh đào tạo ngành Bác sĩ Đa khoa với thời gian 7 năm. Với khoảng thời gian như vậy, nhà trường dành 1 năm đầu tiên để các em học tiếng Anh không chuyên và Anh ngữ chuyên ngành, đồng thời nhà trường đang thử nghiệm giảng dạy bằng tiếng Anh một số môn Khoa học Cơ bản gồm Vật lý, Hóa học, Toán học,… để thăm dò khả năng tiếp thu của sinh viên. Với năng lực tiếng Anh được nâng cao trong năm học đầu tiên sẽ hỗ trợ rất nhiều để các em học chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa 6 năm tiếp theo, đặc biệt khi hầu hết các tài liệu thực hành và nghiên cứu trong Y khoa giờ đây đều bằng tiếng Anh.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Sinh viên các ngành Y tế trong phòng thực hành tại trường ĐH Duy Tân.
Khóa đầu tiên đào tạo Bác sĩ Đa khoa vừa hoàn thành năm đầu tiên học tiếng Anh. Thầy có thể cho biết qua 1 năm, trình độ tiếng Anh của các em đáp ứng việc học và nghiên cứu tài liệu nước ngoài như thế nào?
- Điểm tuyển sinh đầu vào ngành Bác sĩ Đa khoa của ĐH Duy Tân tương đối cao cộng với 1 năm học tiếng Anh bài bản, nghiêm túc đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Bên cạnh việc tạo dựng được một nền tảng tiếng Anh khá tốt, các em đã cùng với giảng viên bắt đầu tiếp cận với các tài liệu tiếng Anh về các phân ngành cơ bản và chuyên sâu. Kết quả học tập năm thứ nhất của 83 sinh viên có 3 sinh viên đạt loại xuất sắc, 22 sinh viên đạt loại giỏi (chiếm 30%). Một điểm yếu của sinh viên học đại học là yếu tiếng Anh và sợ học tiếng Anh, tuy nhiên, những bước đi đúng đắn trong chương trình đào tạo mà ĐH Duy Tân đưa ra đã không chỉ giúp các em tự tin học ngoại ngữ mà còn thu hút nhiều thí sinh đăng ký vào trường học Bác sĩ Đa khoa ở mùa tuyển sinh năm nay. Cụ thể, năm 2015-2016 có 83 sinh viên theo học thì năm 2016-2017 có 138 sinh viên, như vậy số lượng sinh viên đăng ký theo học ngày càng tăng trong khi vẫn giữ được điểm đầu vào hơn 20/30 điểm trở lên.
Ngoài việc chú trọng đào tạo tiếng Anh, chương trình giảng dạy Bác sĩ Đa khoa của ĐH Duy Tân hẳn có nhiều điểm khác biệt, tạo niềm tin để mỗi năm sinh viên đăng tuyển càng đông hơn, thưa thầy?
- Để tạo nên sự khác biệt về chất cũng là để sinh viên tốt nghiệp có khả năng tham gia thị trường lao động nhanh chóng hơn, ĐH Duy Tân đã tham khảo khá nhiều chương trình đào tạo của các trường Y-Dược trong nước và các đại học tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Singapore… Đặc biệt, việc ký kết với ĐH Illinois ở Chicago - trường có chương trình đào tạo Y-Dược quy mô nhất Mỹ (về mặt số lượng sinh viên và ngành học) và ĐH Pittsburgh - xếp thứ 5 trong Top 15 trường đào tạo Y khoa nổi tiếng của Mỹ (theo bảng xếp hạng năm 2014 của Viện sức khỏe Hoa kỳ - NIH) để đào tạo Y-Dược-Điều dưỡng… sẽ giúp sinh viên Duy Tân được tiếp cận với các kiến thức chuyên ngành tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới.
ĐH Duy Tân còn xây dựng được một hệ thống các phòng thí nghiệm Lý-Hóa-Sinh, phòng thực hành Sinh lý Bệnh-Miễn dịch, phòng thực hành Kỹ thuật Nội, Ngoại, Phụ sản,... với những trang thiết bị tiên tiến và hiện đại, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập cũng như nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Ngoài ra, nhà trường đã triển khai xây dựng Trung tâm Mô phỏng & Mô hình hóa (Center of Visualization & Simulation - CVS) nhằm phát triển các ứng dụng Mô phỏng Thực tại Ảo 3D trong Y tế, góp phần chủ động đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng học tập Y học. Ứng dụng Công nghệ Mô phỏng 3D về Giải phẫu học của ĐH Duy Tân đã đạt giải một trong 3 sáng kiến tiêu biểu xuất sắc được tuyên dương tại chương trình “Tri thức trẻ vì Giáo dục 2016” với tiền thưởng 100 triệu đồng. Ứng dụng Mô phỏng 3D về Giải phẫu học hiện đang được các giảng viên và sinh viên nhà trường sử dụng rất linh hoạt. Sinh viên có thể học dưới hình thức 2D trong các phòng máy tính, trên smart phone hoặc tương tác trực tiếp dưới hình thức 3D tại phòng studio có trang bị hệ thống chiếu 3D. Đặc biệt, với phần mềm có giao diện linh động, cho phép người sử dụng có thể quan sát hình ảnh của hệ xương, hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn,... một cách riêng lẻ hay tích hợp, công trình sẽ giúp thầy cô ở Duy Tân không phải dạy chay đồng thời sinh viên sẽ có cái nhìn trực quan hơn về cơ thể con người ở các góc độ khác nhau. Tất cả những điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt, có lợi cho sinh viên.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Ứng dụng Công nghệ Mô phỏng 3D về Giải phẫu học được tuyên dương Ý tưởng Xuất sắc bởi chương trình “Tri thức trẻ vì Giáo dục”.
Đến thăm quan các trường đại học Y trên thế giới thường nhận thấy một điểm khác biệt là trường luôn vắng bóng sinh viên vì phần lớn các em đều đi đến các bệnh viện để thực hành lâm sàng. Vấn đề thực hành trong đào tạo Bác sĩ Đa khoa ở ĐH Duy Tân được triển khai như thế nào, thưa thầy?
- Trường vắng bóng sinh viên đó là thời điểm các sinh viên ở những năm cuối đi thực tập ở bệnh viện. Phần khác, sinh viên Y khoa ở các nước phát triển trên thế giới thường học tập rất chủ động, học theo học chế tín chỉ nên họ có quyền học theo cách riêng của mình. Việt Nam đang từng bước cải tiến, đổi mới, tạo tính tự chủ cho sinh viên đồng thời vẫn phải theo dõi, quản lý tốt sinh viên theo các thiết chế đã có, với các hình thức cố vấn học tập, thanh tra kiểm tra, quản lý sinh viên để đưa sinh viên đi vào nề nếp từ đầu.
ĐH Duy Tân rất chú trọng vấn đề thực hành. Với việc đào tạo số lượng sinh viên hạn chế, trên dưới 100 sinh viên mỗi năm, thấp hơn gấp 5-6 lần, thậm chí 10 lần so với các trường đào tạo Y khoa truyền thống thì công tác đưa sinh viên đi thực hành tại các bệnh viện sẽ được triển khai tốt hơn. Hiện tại, Nhà trường đã ký kết hợp tác với 18 bệnh viện lớn nhỏ để sinh viên có cơ hội học tập với các bác sĩ có uy tín cũng như thực hành lâm sàng với bệnh nhân thực tế như tại: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Quân Y 17, Bệnh viện 199 - Bộ Công An, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Bệnh viện Gia đình,...Trường cũng đang xúc tiến xây dựng Trung tâm chẩn đoán và Bệnh viện thực hành của trường.
Hiện tại, Tp. Đà Nẵng nói riêng và Khu vực miền Trung - Tây nguyên nói chung đang thiếu trầm trọng Bác sĩ Đa khoa. Nếu chỉ đào tạo trên dưới 100 sinh viên thì thật khó cung cấp đủ số lượng Bác sĩ theo nhu cầu của xã hội, thưa thầy?
- ĐH Duy Tân đang cân nhắc chỉ tiêu đào tạo trong các năm sau. Tầm nhìn tới năm 2030 có thể phải tính đến nâng cao số lượng tuyển sinh hàng năm lên gấp rưỡi đến gấp đôi con số hiện tại để đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, để đáp ứng đào tạo được số lượng tuyển sinh như trên, Nhà trường sẽ phải cân nhắc rất nhiều vấn đề và nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên cũng như nâng cấp cơ sở vật chất (các phòng thí nghiệm) hoặc có bệnh viện thực hành riêng. Chỉ khi đảm bảo đủ điều kiện để đào tạo sinh viên tốt nghiệp giỏi tay nghề, ĐH Duy Tân mới nâng cao số lượng tuyển sinh.
Cảm ơn những chia sẻ của thầy.
Đại học (ĐH) Duy Tân vừa hoàn thành năm đầu tiên đào tạo Bác sĩ Đa khoa. Năm thứ 2 tuyển sinh đào tạo ngành này, Duy Tân đón nhận số lượng hồ sơ tăng gần gấp đôi với rất nhiều thí sinh đạt điểm cao. Áp dụng chương trình mới, theo hướng tiên tiến của các đại học Mỹ trong đào tạo Bác sĩ Đa khoa được coi là điểm nhấn thu hút và tạo niềm tin cho đông đảo sinh viên tìm đến Duy Tân để theo học ngành học này.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh và Danh hiệu “Nhà Quản lý Xuất sắc Thời kỳ Hội nhập”.
Mới đây, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân phụ trách khối Y-Dược-Điều dưỡng, người mới được Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài - Nhân lực Việt Nam vinh danh là “Nhà Quản lý Xuất sắc Thời kỳ Hội nhập” đã có những trao đổi tâm huyết về đào tạo Bác sĩ Đa khoa tại ĐH Duy Tân.
Chương trình đào tạo Bác sĩ Đa khoa của hầu hết các trường đại học tại Việt Nam là 6 năm. Mới đây nhất, lại có thêm thông tin về rút ngắn 1 năm đào tạo ở nhiều ngành nghề Y tế. Tuy vậy, chương trình đào tạo Bác sĩ Đa khoa của ĐH Duy Tân lại gia tăng thời gian là 7 năm. Vì sao lại có sự khác biệt như vậy, thưa thầy?
- Đúng là cho đến nay, các trường đại học Y ở Việt Nam thực hiện đào tạo Bác sĩ Đa khoa với khung chương trình 6 năm. Gần đây, trường ĐH Y Dược Tp. HCM dự kiến đào tạo theo chương trình mới với 4 năm ra Cử nhân Y Khoa, sau đó có thể phân thành 2 hướng theo Bác sĩ Thực hành hoặc Bác sĩ "Nghiên cứu" với rất nhiều năm học chuyên sâu tiếp đó. Mô hình này có thể là tốt, nhưng tôi băn khoăn là chỉ với 4 năm rồi ra trường, Cử nhân Y khoa sẽ hành nghề như thế nào, quyền hạn ra sao nếu không tiếp tục học lên, và chức danh này lại chưa hề có trong danh mục, ngạch bậc của Nhà nước. Điều cốt lõi là dù phân ngành ra sao thì đào tạo Bác sĩ Đa khoa cần thiết phải lâu dài bởi đây là ngành đào tạo phục vụ sức khỏe con người, đòi hỏi có sự tích lũy kinh nghiệm. Nhân chuyện này, cũng phải nói đến đào tạo Bác sĩ ở Mỹ. Sinh viên sau khi học 4 năm trở thành Cử nhân Khoa học (Bachelor of Science) ở các ngành như Hoá Sinh hay Sinh học mới chính thức được học Bác sĩ (4 năm), sau đó mới học chuyên khoa tùy theo ngành nghề (2-3 năm thậm chí 4 năm nữa). Vậy Việt Nam nên theo mô hình nào?
Sau một thời gian nghiên cứu để đưa ra một mô hình phù hợp nhất với thực tiễn đào tạo Bác sĩ Đa khoa tại Việt Nam, ĐH Duy Tân đã quyết định tuyển sinh đào tạo ngành Bác sĩ Đa khoa với thời gian 7 năm. Với khoảng thời gian như vậy, nhà trường dành 1 năm đầu tiên để các em học tiếng Anh không chuyên và Anh ngữ chuyên ngành, đồng thời nhà trường đang thử nghiệm giảng dạy bằng tiếng Anh một số môn Khoa học Cơ bản gồm Vật lý, Hóa học, Toán học,… để thăm dò khả năng tiếp thu của sinh viên. Với năng lực tiếng Anh được nâng cao trong năm học đầu tiên sẽ hỗ trợ rất nhiều để các em học chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa 6 năm tiếp theo, đặc biệt khi hầu hết các tài liệu thực hành và nghiên cứu trong Y khoa giờ đây đều bằng tiếng Anh.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Sinh viên các ngành Y tế trong phòng thực hành tại trường ĐH Duy Tân.
Khóa đầu tiên đào tạo Bác sĩ Đa khoa vừa hoàn thành năm đầu tiên học tiếng Anh. Thầy có thể cho biết qua 1 năm, trình độ tiếng Anh của các em đáp ứng việc học và nghiên cứu tài liệu nước ngoài như thế nào?
- Điểm tuyển sinh đầu vào ngành Bác sĩ Đa khoa của ĐH Duy Tân tương đối cao cộng với 1 năm học tiếng Anh bài bản, nghiêm túc đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Bên cạnh việc tạo dựng được một nền tảng tiếng Anh khá tốt, các em đã cùng với giảng viên bắt đầu tiếp cận với các tài liệu tiếng Anh về các phân ngành cơ bản và chuyên sâu. Kết quả học tập năm thứ nhất của 83 sinh viên có 3 sinh viên đạt loại xuất sắc, 22 sinh viên đạt loại giỏi (chiếm 30%). Một điểm yếu của sinh viên học đại học là yếu tiếng Anh và sợ học tiếng Anh, tuy nhiên, những bước đi đúng đắn trong chương trình đào tạo mà ĐH Duy Tân đưa ra đã không chỉ giúp các em tự tin học ngoại ngữ mà còn thu hút nhiều thí sinh đăng ký vào trường học Bác sĩ Đa khoa ở mùa tuyển sinh năm nay. Cụ thể, năm 2015-2016 có 83 sinh viên theo học thì năm 2016-2017 có 138 sinh viên, như vậy số lượng sinh viên đăng ký theo học ngày càng tăng trong khi vẫn giữ được điểm đầu vào hơn 20/30 điểm trở lên.
Ngoài việc chú trọng đào tạo tiếng Anh, chương trình giảng dạy Bác sĩ Đa khoa của ĐH Duy Tân hẳn có nhiều điểm khác biệt, tạo niềm tin để mỗi năm sinh viên đăng tuyển càng đông hơn, thưa thầy?
- Để tạo nên sự khác biệt về chất cũng là để sinh viên tốt nghiệp có khả năng tham gia thị trường lao động nhanh chóng hơn, ĐH Duy Tân đã tham khảo khá nhiều chương trình đào tạo của các trường Y-Dược trong nước và các đại học tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Singapore… Đặc biệt, việc ký kết với ĐH Illinois ở Chicago - trường có chương trình đào tạo Y-Dược quy mô nhất Mỹ (về mặt số lượng sinh viên và ngành học) và ĐH Pittsburgh - xếp thứ 5 trong Top 15 trường đào tạo Y khoa nổi tiếng của Mỹ (theo bảng xếp hạng năm 2014 của Viện sức khỏe Hoa kỳ - NIH) để đào tạo Y-Dược-Điều dưỡng… sẽ giúp sinh viên Duy Tân được tiếp cận với các kiến thức chuyên ngành tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới.
ĐH Duy Tân còn xây dựng được một hệ thống các phòng thí nghiệm Lý-Hóa-Sinh, phòng thực hành Sinh lý Bệnh-Miễn dịch, phòng thực hành Kỹ thuật Nội, Ngoại, Phụ sản,... với những trang thiết bị tiên tiến và hiện đại, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập cũng như nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Ngoài ra, nhà trường đã triển khai xây dựng Trung tâm Mô phỏng & Mô hình hóa (Center of Visualization & Simulation - CVS) nhằm phát triển các ứng dụng Mô phỏng Thực tại Ảo 3D trong Y tế, góp phần chủ động đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng học tập Y học. Ứng dụng Công nghệ Mô phỏng 3D về Giải phẫu học của ĐH Duy Tân đã đạt giải một trong 3 sáng kiến tiêu biểu xuất sắc được tuyên dương tại chương trình “Tri thức trẻ vì Giáo dục 2016” với tiền thưởng 100 triệu đồng. Ứng dụng Mô phỏng 3D về Giải phẫu học hiện đang được các giảng viên và sinh viên nhà trường sử dụng rất linh hoạt. Sinh viên có thể học dưới hình thức 2D trong các phòng máy tính, trên smart phone hoặc tương tác trực tiếp dưới hình thức 3D tại phòng studio có trang bị hệ thống chiếu 3D. Đặc biệt, với phần mềm có giao diện linh động, cho phép người sử dụng có thể quan sát hình ảnh của hệ xương, hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn,... một cách riêng lẻ hay tích hợp, công trình sẽ giúp thầy cô ở Duy Tân không phải dạy chay đồng thời sinh viên sẽ có cái nhìn trực quan hơn về cơ thể con người ở các góc độ khác nhau. Tất cả những điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt, có lợi cho sinh viên.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Ứng dụng Công nghệ Mô phỏng 3D về Giải phẫu học được tuyên dương Ý tưởng Xuất sắc bởi chương trình “Tri thức trẻ vì Giáo dục”.
Đến thăm quan các trường đại học Y trên thế giới thường nhận thấy một điểm khác biệt là trường luôn vắng bóng sinh viên vì phần lớn các em đều đi đến các bệnh viện để thực hành lâm sàng. Vấn đề thực hành trong đào tạo Bác sĩ Đa khoa ở ĐH Duy Tân được triển khai như thế nào, thưa thầy?
- Trường vắng bóng sinh viên đó là thời điểm các sinh viên ở những năm cuối đi thực tập ở bệnh viện. Phần khác, sinh viên Y khoa ở các nước phát triển trên thế giới thường học tập rất chủ động, học theo học chế tín chỉ nên họ có quyền học theo cách riêng của mình. Việt Nam đang từng bước cải tiến, đổi mới, tạo tính tự chủ cho sinh viên đồng thời vẫn phải theo dõi, quản lý tốt sinh viên theo các thiết chế đã có, với các hình thức cố vấn học tập, thanh tra kiểm tra, quản lý sinh viên để đưa sinh viên đi vào nề nếp từ đầu.
ĐH Duy Tân rất chú trọng vấn đề thực hành. Với việc đào tạo số lượng sinh viên hạn chế, trên dưới 100 sinh viên mỗi năm, thấp hơn gấp 5-6 lần, thậm chí 10 lần so với các trường đào tạo Y khoa truyền thống thì công tác đưa sinh viên đi thực hành tại các bệnh viện sẽ được triển khai tốt hơn. Hiện tại, Nhà trường đã ký kết hợp tác với 18 bệnh viện lớn nhỏ để sinh viên có cơ hội học tập với các bác sĩ có uy tín cũng như thực hành lâm sàng với bệnh nhân thực tế như tại: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Quân Y 17, Bệnh viện 199 - Bộ Công An, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Bệnh viện Gia đình,...Trường cũng đang xúc tiến xây dựng Trung tâm chẩn đoán và Bệnh viện thực hành của trường.
Hiện tại, Tp. Đà Nẵng nói riêng và Khu vực miền Trung - Tây nguyên nói chung đang thiếu trầm trọng Bác sĩ Đa khoa. Nếu chỉ đào tạo trên dưới 100 sinh viên thì thật khó cung cấp đủ số lượng Bác sĩ theo nhu cầu của xã hội, thưa thầy?
- ĐH Duy Tân đang cân nhắc chỉ tiêu đào tạo trong các năm sau. Tầm nhìn tới năm 2030 có thể phải tính đến nâng cao số lượng tuyển sinh hàng năm lên gấp rưỡi đến gấp đôi con số hiện tại để đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, để đáp ứng đào tạo được số lượng tuyển sinh như trên, Nhà trường sẽ phải cân nhắc rất nhiều vấn đề và nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên cũng như nâng cấp cơ sở vật chất (các phòng thí nghiệm) hoặc có bệnh viện thực hành riêng. Chỉ khi đảm bảo đủ điều kiện để đào tạo sinh viên tốt nghiệp giỏi tay nghề, ĐH Duy Tân mới nâng cao số lượng tuyển sinh.
Cảm ơn những chia sẻ của thầy.
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
Re: Bỏ bằng đại học, 9x Quảng Nam kiếm 30 triệu/ tháng nhờ bán son
Trường tư thục nghiên cứu vật lý hạt nhân
Tuy mới được thành lập từ cuối tháng 12-2015, nhưng nghiên cứu vật lý hạt nhân của Trường ĐH Duy Tân đã có 13 công bố quốc tế, trong đó có 7 công bố trên các tạp chí ISI ở vai trò là các tác giả chính/tác giả liên hệ.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhóm vật lý hạt nhân ĐH Duy Tân (từ trái qua): ThS Lê Tấn Phúc, ThS Phạm Thị Thùy Giang (cộng tác viên), TS Trần Hoài Nam (trưởng nhóm) và PGS.TS Nguyễn Quang Hưng
Đặc biệt là ở các tạp chí hàng đầu thế giới trong lĩnh vực như Physical Review C hay Physical Review Letters.
Nhóm vật lý hạt nhân của ĐH Duy Tân được hình thành với chỉ vỏn vẹn có ba thành viên: PGS.TS Nguyễn Quang Hưng (tốt nghiệp tiến sĩ và làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện nghiên cứu vật lý và hóa học RIKEN, Nhật Bản), TS Trần Hoài Nam (tốt nghiệp tiến sĩ tại ĐH Công nghệ Tokyo, Nhật Bản và làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại ĐH Nagoya, Nhật Bản và ĐH Chalmers, Thụy Điển) và ThS Lê Tấn Phúc (hiện làm nghiên cứu sinh trong nước).
Tuy nhiên chỉ sau một năm, nhóm đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước biết tới và từ đó nhiều chuyên gia đã tìm đến để hợp tác cùng làm việc với nhóm, tạo nên một môi trường nghiên cứu sôi động và đầy hứng khởi.
TS Trần Hoài Nam chia sẻ: “Nghiên cứu về vật lý và kỹ thuật hạt nhân là một trong những lĩnh vực rất khó không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trên thế giới, bởi đòi hỏi sự đầu tư lớn về trang thiết bị như lò phản ứng, máy gia tốc, các hệ siêu máy tính… cũng như sự giao lưu rộng rãi với cộng đồng các nhà khoa học tại các trung tâm nghiên cứu hàng đầu trên thế giới.
Ở Việt Nam ngành này chỉ được nghiên cứu và đào tạo tại một số các trường đại học và viện nghiên cứu lớn, đã có truyền thống từ lâu đời như ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), Viện Vật lý - Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Đối với các trường đại học tư thục thì ngành này hầu như không được ưu tiên phát triển.
ĐH Duy Tân là một trường hợp ngoại lệ. Dù là một trường tư thục nhưng ĐH Duy Tân vẫn quyết tâm đầu tư thành lập nhóm nghiên cứu về vật lý và kỹ thuật hạt nhân, đồng thời trang bị cho nhóm những điều kiện làm việc tốt nhất ngay từ những ngày đầu tiên thành lập. Đây là cơ sở quan trọng để nhóm mở rộng phát triển hướng nghiên cứu của mình trong thời gian tới.”
Tới thời điểm hiện tại nhóm đã có 13 công bố quốc tế, trong đó có bảy bài báo đăng trên các tạp chí thuộc danh mục ISI. Trong năm 2016 các thành viên của nhóm đã tham gia báo cáo tại hai hội nghị khoa học ở Nhật Bản: Hội nghị quốc tế về công nghệ năng lượng hạt nhân tiên tiến và Hội thảo quốc tế về vật lý hạt nhân lý thuyết.
Trong số các công bố ISI của nhóm, có những bài báo đã được các tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực vật lý hạt nhân thế giới đăng tải với chỉ số ảnh hưởng (impact factor - IF) khá cao.
Tiêu biểu trong số đó là bài báo “Simultaneous microscopic description of nuclear level densities and radiative strength functions” vừa được nhận đăng trên tạp chí Physical Review Letters, tạp chí số 1 trong ngành vật lý của Hội Vật lý Mỹ với chỉ số ảnh hưởng IF (Impact Factor) = 7.645.
Trong công bố này, nhóm tác giả đã lần đầu tiên đề xuất một mô hình lý thuyết vi mô cho phép mô tả đồng thời cả mật độ mức (level density) và hàm lực phát xạ tia gamma (radiative gamma-ray strength-function) trong hạt nhân nguyên tử - hai thông số vật lý mà từ trước tới nay chỉ có thể được mô tả bằng các mô hình hiện tượng luận hoặc bán vi mô.
Bên cạnh đó có hai bài báo khác của nhóm cũng đã được công bố trên tạp chí Physical Review C với chỉ số IF = 3.146.
Đó là bài báo “Improved treatment of blocking effect at finite temperature” của PGS.TS Nguyễn Quang Hưng cùng đồng nghiệp, đề xuất ra một mô tả hoàn toàn mới về hiệu ứng khóa mức (blocking effect) của các hạt proton hoặc nơtron lẻ trong các hạt nhân có số khối lẻ tại nhiệt độ hoặc năng lượng kích thích cao.
Bài “Effective restoration of dipole sum rules within the renormalized random-phase approximation” của PGS.TS Nguyễn Quang Hưng và ThS Lê Tấn Phúc cùng các cộng sự, với đóng góp quan trọng trong việc xử lý vấn đề vi phạm nguyên lý Pauli trong phương pháp gần đúng pha ngẫu nhiên (RPA).
Các nghiên cứu về vật lý hạt nhân không chỉ giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết về nguồn gốc của vũ trụ từ thuở sơ khai, về sự hình thành của thế giới vật chất, của các nguyên tố tạo nên sự sống và con người chúng ta hiện tại.
Các nghiên cứu này còn giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, y tế, khoa học vật liệu… cũng như các ứng dụng năng lượng và phi năng lượng khác.
Tiêu biểu như: điều trị ung thư bằng phương pháp hạt nhân, tạo các giống cây đột biến cho năng suất cao và khả năng phòng trừ sâu bệnh tốt, khảo sát và phân tích các mỏ dầu trên biển bằng phương pháp theo dõi phóng xạ hay phân tích và tổng hợp các loại vật liệu mới bằng phương pháp hạt nhân…
Tuy mới được thành lập từ cuối tháng 12-2015, nhưng nghiên cứu vật lý hạt nhân của Trường ĐH Duy Tân đã có 13 công bố quốc tế, trong đó có 7 công bố trên các tạp chí ISI ở vai trò là các tác giả chính/tác giả liên hệ.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhóm vật lý hạt nhân ĐH Duy Tân (từ trái qua): ThS Lê Tấn Phúc, ThS Phạm Thị Thùy Giang (cộng tác viên), TS Trần Hoài Nam (trưởng nhóm) và PGS.TS Nguyễn Quang Hưng
Đặc biệt là ở các tạp chí hàng đầu thế giới trong lĩnh vực như Physical Review C hay Physical Review Letters.
Nhóm vật lý hạt nhân của ĐH Duy Tân được hình thành với chỉ vỏn vẹn có ba thành viên: PGS.TS Nguyễn Quang Hưng (tốt nghiệp tiến sĩ và làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện nghiên cứu vật lý và hóa học RIKEN, Nhật Bản), TS Trần Hoài Nam (tốt nghiệp tiến sĩ tại ĐH Công nghệ Tokyo, Nhật Bản và làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại ĐH Nagoya, Nhật Bản và ĐH Chalmers, Thụy Điển) và ThS Lê Tấn Phúc (hiện làm nghiên cứu sinh trong nước).
Tuy nhiên chỉ sau một năm, nhóm đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước biết tới và từ đó nhiều chuyên gia đã tìm đến để hợp tác cùng làm việc với nhóm, tạo nên một môi trường nghiên cứu sôi động và đầy hứng khởi.
TS Trần Hoài Nam chia sẻ: “Nghiên cứu về vật lý và kỹ thuật hạt nhân là một trong những lĩnh vực rất khó không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trên thế giới, bởi đòi hỏi sự đầu tư lớn về trang thiết bị như lò phản ứng, máy gia tốc, các hệ siêu máy tính… cũng như sự giao lưu rộng rãi với cộng đồng các nhà khoa học tại các trung tâm nghiên cứu hàng đầu trên thế giới.
Ở Việt Nam ngành này chỉ được nghiên cứu và đào tạo tại một số các trường đại học và viện nghiên cứu lớn, đã có truyền thống từ lâu đời như ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), Viện Vật lý - Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Đối với các trường đại học tư thục thì ngành này hầu như không được ưu tiên phát triển.
ĐH Duy Tân là một trường hợp ngoại lệ. Dù là một trường tư thục nhưng ĐH Duy Tân vẫn quyết tâm đầu tư thành lập nhóm nghiên cứu về vật lý và kỹ thuật hạt nhân, đồng thời trang bị cho nhóm những điều kiện làm việc tốt nhất ngay từ những ngày đầu tiên thành lập. Đây là cơ sở quan trọng để nhóm mở rộng phát triển hướng nghiên cứu của mình trong thời gian tới.”
Tới thời điểm hiện tại nhóm đã có 13 công bố quốc tế, trong đó có bảy bài báo đăng trên các tạp chí thuộc danh mục ISI. Trong năm 2016 các thành viên của nhóm đã tham gia báo cáo tại hai hội nghị khoa học ở Nhật Bản: Hội nghị quốc tế về công nghệ năng lượng hạt nhân tiên tiến và Hội thảo quốc tế về vật lý hạt nhân lý thuyết.
Trong số các công bố ISI của nhóm, có những bài báo đã được các tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực vật lý hạt nhân thế giới đăng tải với chỉ số ảnh hưởng (impact factor - IF) khá cao.
Tiêu biểu trong số đó là bài báo “Simultaneous microscopic description of nuclear level densities and radiative strength functions” vừa được nhận đăng trên tạp chí Physical Review Letters, tạp chí số 1 trong ngành vật lý của Hội Vật lý Mỹ với chỉ số ảnh hưởng IF (Impact Factor) = 7.645.
Trong công bố này, nhóm tác giả đã lần đầu tiên đề xuất một mô hình lý thuyết vi mô cho phép mô tả đồng thời cả mật độ mức (level density) và hàm lực phát xạ tia gamma (radiative gamma-ray strength-function) trong hạt nhân nguyên tử - hai thông số vật lý mà từ trước tới nay chỉ có thể được mô tả bằng các mô hình hiện tượng luận hoặc bán vi mô.
Bên cạnh đó có hai bài báo khác của nhóm cũng đã được công bố trên tạp chí Physical Review C với chỉ số IF = 3.146.
Đó là bài báo “Improved treatment of blocking effect at finite temperature” của PGS.TS Nguyễn Quang Hưng cùng đồng nghiệp, đề xuất ra một mô tả hoàn toàn mới về hiệu ứng khóa mức (blocking effect) của các hạt proton hoặc nơtron lẻ trong các hạt nhân có số khối lẻ tại nhiệt độ hoặc năng lượng kích thích cao.
Bài “Effective restoration of dipole sum rules within the renormalized random-phase approximation” của PGS.TS Nguyễn Quang Hưng và ThS Lê Tấn Phúc cùng các cộng sự, với đóng góp quan trọng trong việc xử lý vấn đề vi phạm nguyên lý Pauli trong phương pháp gần đúng pha ngẫu nhiên (RPA).
Các nghiên cứu về vật lý hạt nhân không chỉ giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết về nguồn gốc của vũ trụ từ thuở sơ khai, về sự hình thành của thế giới vật chất, của các nguyên tố tạo nên sự sống và con người chúng ta hiện tại.
Các nghiên cứu này còn giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, y tế, khoa học vật liệu… cũng như các ứng dụng năng lượng và phi năng lượng khác.
Tiêu biểu như: điều trị ung thư bằng phương pháp hạt nhân, tạo các giống cây đột biến cho năng suất cao và khả năng phòng trừ sâu bệnh tốt, khảo sát và phân tích các mỏ dầu trên biển bằng phương pháp theo dõi phóng xạ hay phân tích và tổng hợp các loại vật liệu mới bằng phương pháp hạt nhân…
oanhoanh2211- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1088
Join date : 29/12/2016
Similar topics
» Bỏ bằng đại học, 9x Quảng Nam kiếm 30 triệu/ tháng nhờ bán son
» Bỏ bằng đại học, 9x Quảng Nam kiếm 30 triệu/ tháng nhờ bán son
» Đà Nẵng: Nam sinh viên kiếm 20 triệu /tháng nhờ tài vẽ tranh bằng “phấn”
» Kiếm 35 - 50 triệu mỗi tháng khi đi XKLD Singapore
» Tiết kiệm 4 triệu đồng khi làm trẻ hóa da bằng trứng gà
» Bỏ bằng đại học, 9x Quảng Nam kiếm 30 triệu/ tháng nhờ bán son
» Đà Nẵng: Nam sinh viên kiếm 20 triệu /tháng nhờ tài vẽ tranh bằng “phấn”
» Kiếm 35 - 50 triệu mỗi tháng khi đi XKLD Singapore
» Tiết kiệm 4 triệu đồng khi làm trẻ hóa da bằng trứng gà
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: Khu Văn Phòng Forum - Liên hệ Admin 0983262040 (SMS) :: 2. RAO VẶT TỔNG HỢP TỪ A-Z
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết