ĐH Duy Tân và Queen’s Belfast nhận giải 'Newton Prize 2017', trị giá 200000
2 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
ĐH Duy Tân và Queen’s Belfast nhận giải 'Newton Prize 2017', trị giá 200000
[size=32]ĐH Duy Tân và Queen’s Belfast nhận giải 'Newton Prize 2017', trị giá 200000 bảng Anh[/size]
Đại sứ Anh tại Việt Nam, Giles Lever và Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Trần Quốc Khánh trao giải Newton Prize 2017 cho TS Dương Quang Trung (thứ 2 từ phải sang) và TS Võ Nguyên Sơn (thứ 2 từ trái sang)
Trong sự kiện “Ngày Newton Việt Nam” diễn ra tại trụ sở Bộ Khoa học - Công nghệ Việt Nam ngày 16.11.2017, ông Giles Lever, Đại sứ Anh tại Việt Nam đã công bố dự án xuất sắc của Việt Nam được trao giải Newton Prize 2017.
Vinh dự đó thuộc về dự án Xây dựng nền tảng phát triển bền vững: “Xã hội kết nối” cho thành phố của tương lai được thực hiện bởi TS Dương Quang Trung (Đại học (ĐH) Queen's Belfast - Vương quốc Anh) và TS Võ Nguyên Sơn (ĐH Duy Tân - Việt Nam) với trị giá 200.000 bảng Anh (gần 6 tỉ đồng Việt Nam) cho những bước nghiên cứu tiếp theo.
Quỹ Newton xây dựng quan hệ hợp tác giữa Vương quốc Anh với 18 quốc gia đối tác nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và hỗ trợ kinh tế - xã hội bền vững tại các quốc gia này. Với tổng kinh phí lên tới 735 triệu bảng Anh từ Chính phủ Anh và nguồn góp đối ứng từ các nước đối tác tính đến năm 2021, Quỹ Newton mang đến cho các nhà khoa học nhiều cơ hội để thực hiện các nghiên cứu hữu ích cho xã hội. Newton Prize do Hội đồng Giải thưởng Newton (Quỹ Newton, Vương quốc Anh) phối hợp với UNESCO đồng tổ chức là giải thưởng danh giá ghi nhận những nỗ lực của các nhà khoa học với những dự án xuất sắc nhất. Giải thưởng do một hội đồng gồm 10 giáo sư hàng đầu của Vương quốc Anh xét duyệt, đứng đầu là Chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh quốc, GS Sir Venki Ramakrishnan (người từng đoạt giải Nobel Hóa học năm 2009).
Có 5 dự án đến từ Việt Nam đã lọt vào danh sách đề cử nhận giải Newton Prize 2017 nhưng chỉ có duy nhất có 1 dự án đến từ Việt Nam được nhận giải thưởng uy tín này. Và dự án Xây dựng nền tảng phát triển bền vững: “Xã hội kết nối” cho thành phố của tương lai do TS Dương Quang Trung - ĐH Queen's Belfast phối hợp với TS Võ Nguyên Sơn - giảng viên Khoa Điện - Điện tử, ĐH Duy Tân thực hiện đã đạt được mọi tiêu chí của hội đồng xét duyệt giải thưởng để được trao giải Newton Prize 2017, khi tìm ra được một giải pháp, giúp thông tin vẫn được truyền đi thông suốt ngay cả trong các điều kiện bất lợi hoặc thiên tai.
Dự án cũng đã nhận giải thưởng Công trình Nghiên cứu xuất sắc nhất tại Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016 ở Washington D.C., Mỹ
Hệ thống Vô tuyến không đồng nhất tích hợp (IHWS - Integrated Heterogeneous Wireless System) đáp ứng các yêu cầu về truyền tín hiệu trong điều kiện thiên tai, ngay cả khi mạng viễn thông bị ảnh hưởng nặng nề, nguồn cung cấp năng lượng bị hỏng/cạn kiệt, hay mạng truyền thông bị tắc nghẽn. Hệ thống cũng hỗ trợ tính năng cảnh báo sớm thiên tai bằng cách phát hiện sớm thay đổi về mực nước, độ chấn động, và tốc độ gió ở những nơi thường xảy ra thiên tai. Riêng ở các thành phố lớn, hệ thống có khả năng phát hiện sự gia tăng đột biến về nồng độ bụi, nhiệt độ, độ ồn, và mức khí thải (CO2) để có những giải pháp kịp thời nhằm hạn chế tác động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng sống của người dân.
TS Dương Quang Trung chia sẻ niềm vui, sự bất ngờ khi nhận được giải thưởng: “Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2014, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của 649 đợt thiên tai khiến gần 10.000 người thương vong và 1,5 triệu ngôi nhà bị tàn phá. Mặc dù Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai và hạn chế ô nhiễm, song các giải pháp khoa học kỹ thuật vẫn chưa được nghiên cứu và triển khai hiệu quả. Do đó, việc thực hiện thành công Hệ thống Vô tuyến không đồng nhất tích hợp là thực sự ý nghĩa để giảm thiểu thiệt hại cho người dân. Chúng tôi rất vui khi nhận được giải thưởng ý nghĩa này. Giải Newton Prize 2017 dành cho Việt Nam năm nay đã cho thấy hoạt động nghiên cứu của ĐH Duy Tân đang phát triển mạnh cả về năng lực nghiên cứu và số lượng công bố quốc tế. Nguồn nhân lực nghiên cứu làm việc tại ĐH Duy Tân đang ngày càng khẳng định được chất lượng và sự uy tín, có đủ khả năng hợp tác với các nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học tại các đại học danh tiếng trên thế giới để thực hiện các nghiên cứu mang tầm quốc tế”.
Trở về từ Lễ trao giải Newton Prize 2017, TS Võ Nguyên Sơn, ĐH Duy Tân cho biết: “Kết quả nghiên cứu của dự án rất khả quan với việc công bố 27 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI và 18 bài báo hội nghị quốc tế. Đồng thời dự án đã đoạt giải công trình nghiên cứu xuất sắc nhất tại hội nghị lớn nhất ngành viễn thông trên thế giới IEEE GLOBECOM 2016. Các thiết bị của Hệ thống Vô tuyến không đồng nhất tích hợp đã được triển khai tại các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai ở Quảng Nam và các khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh ở Đà Nẵng. Với tài trợ nghiên cứu tiếp tục có được từ giải Newton Prize 2017, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai cải tiến để Hệ thống Vô tuyến không đồng nhất tích hợp hoạt động tối ưu hơn trong các điều kiện bất lợi. Đoạt được Giải Newton Prize 2017, bản thân tôi và các nhà nghiên cứu đang làm việc tại ĐH Duy Tân càng thêm phấn chấn trong công tác nghiên cứu và tin tưởng mục tiêu rất quan trọng của nhà trường là đến năm 2022 sẽ nằm trong Top 300 trường đại học của châu Á - theo xếp hạng của Time Higher Education (THE)”.
Sau khi trao giải “Newton Prize 2017” cho Việt Nam, Hội đồng giải thưởng đã tiếp tục trao giải cho Thái Lan vào ngày 22.11.2017 và cho Malaysia vào ngày 24.11.2017. Trước đó, giải thưởng đã được trao cho 2 dự án tại Ấn Độ vào ngày 1.11.2017. Đây là các dự án xuất sắc nhất được lựa chọn từ 150 dự án đăng ký tham gia xét chọn cho giải Newton Prize 2017 có giá trị lên tới 1 triệu bảng Anh. Giải Newton Prize được tổ chức thường niên từ năm 2017 đến 2021.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế của các đại học Việt Nam tại đây: Công bố Quốc tế ISI của Đại học Việt Nam.
Tâm Thông
https://thanhnien.vn/giao-duc/dh-duy-tan-va-queens-belfast-nhan-giai-newton-prize-2017-tri-gia-200000-bang-anh-910265.html
Đại sứ Anh tại Việt Nam, Giles Lever và Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Trần Quốc Khánh trao giải Newton Prize 2017 cho TS Dương Quang Trung (thứ 2 từ phải sang) và TS Võ Nguyên Sơn (thứ 2 từ trái sang)
Trong sự kiện “Ngày Newton Việt Nam” diễn ra tại trụ sở Bộ Khoa học - Công nghệ Việt Nam ngày 16.11.2017, ông Giles Lever, Đại sứ Anh tại Việt Nam đã công bố dự án xuất sắc của Việt Nam được trao giải Newton Prize 2017.
Vinh dự đó thuộc về dự án Xây dựng nền tảng phát triển bền vững: “Xã hội kết nối” cho thành phố của tương lai được thực hiện bởi TS Dương Quang Trung (Đại học (ĐH) Queen's Belfast - Vương quốc Anh) và TS Võ Nguyên Sơn (ĐH Duy Tân - Việt Nam) với trị giá 200.000 bảng Anh (gần 6 tỉ đồng Việt Nam) cho những bước nghiên cứu tiếp theo.
Quỹ Newton xây dựng quan hệ hợp tác giữa Vương quốc Anh với 18 quốc gia đối tác nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và hỗ trợ kinh tế - xã hội bền vững tại các quốc gia này. Với tổng kinh phí lên tới 735 triệu bảng Anh từ Chính phủ Anh và nguồn góp đối ứng từ các nước đối tác tính đến năm 2021, Quỹ Newton mang đến cho các nhà khoa học nhiều cơ hội để thực hiện các nghiên cứu hữu ích cho xã hội. Newton Prize do Hội đồng Giải thưởng Newton (Quỹ Newton, Vương quốc Anh) phối hợp với UNESCO đồng tổ chức là giải thưởng danh giá ghi nhận những nỗ lực của các nhà khoa học với những dự án xuất sắc nhất. Giải thưởng do một hội đồng gồm 10 giáo sư hàng đầu của Vương quốc Anh xét duyệt, đứng đầu là Chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh quốc, GS Sir Venki Ramakrishnan (người từng đoạt giải Nobel Hóa học năm 2009).
Có 5 dự án đến từ Việt Nam đã lọt vào danh sách đề cử nhận giải Newton Prize 2017 nhưng chỉ có duy nhất có 1 dự án đến từ Việt Nam được nhận giải thưởng uy tín này. Và dự án Xây dựng nền tảng phát triển bền vững: “Xã hội kết nối” cho thành phố của tương lai do TS Dương Quang Trung - ĐH Queen's Belfast phối hợp với TS Võ Nguyên Sơn - giảng viên Khoa Điện - Điện tử, ĐH Duy Tân thực hiện đã đạt được mọi tiêu chí của hội đồng xét duyệt giải thưởng để được trao giải Newton Prize 2017, khi tìm ra được một giải pháp, giúp thông tin vẫn được truyền đi thông suốt ngay cả trong các điều kiện bất lợi hoặc thiên tai.
Dự án cũng đã nhận giải thưởng Công trình Nghiên cứu xuất sắc nhất tại Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016 ở Washington D.C., Mỹ
Hệ thống Vô tuyến không đồng nhất tích hợp (IHWS - Integrated Heterogeneous Wireless System) đáp ứng các yêu cầu về truyền tín hiệu trong điều kiện thiên tai, ngay cả khi mạng viễn thông bị ảnh hưởng nặng nề, nguồn cung cấp năng lượng bị hỏng/cạn kiệt, hay mạng truyền thông bị tắc nghẽn. Hệ thống cũng hỗ trợ tính năng cảnh báo sớm thiên tai bằng cách phát hiện sớm thay đổi về mực nước, độ chấn động, và tốc độ gió ở những nơi thường xảy ra thiên tai. Riêng ở các thành phố lớn, hệ thống có khả năng phát hiện sự gia tăng đột biến về nồng độ bụi, nhiệt độ, độ ồn, và mức khí thải (CO2) để có những giải pháp kịp thời nhằm hạn chế tác động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng sống của người dân.
TS Dương Quang Trung chia sẻ niềm vui, sự bất ngờ khi nhận được giải thưởng: “Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2014, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của 649 đợt thiên tai khiến gần 10.000 người thương vong và 1,5 triệu ngôi nhà bị tàn phá. Mặc dù Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai và hạn chế ô nhiễm, song các giải pháp khoa học kỹ thuật vẫn chưa được nghiên cứu và triển khai hiệu quả. Do đó, việc thực hiện thành công Hệ thống Vô tuyến không đồng nhất tích hợp là thực sự ý nghĩa để giảm thiểu thiệt hại cho người dân. Chúng tôi rất vui khi nhận được giải thưởng ý nghĩa này. Giải Newton Prize 2017 dành cho Việt Nam năm nay đã cho thấy hoạt động nghiên cứu của ĐH Duy Tân đang phát triển mạnh cả về năng lực nghiên cứu và số lượng công bố quốc tế. Nguồn nhân lực nghiên cứu làm việc tại ĐH Duy Tân đang ngày càng khẳng định được chất lượng và sự uy tín, có đủ khả năng hợp tác với các nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học tại các đại học danh tiếng trên thế giới để thực hiện các nghiên cứu mang tầm quốc tế”.
Trở về từ Lễ trao giải Newton Prize 2017, TS Võ Nguyên Sơn, ĐH Duy Tân cho biết: “Kết quả nghiên cứu của dự án rất khả quan với việc công bố 27 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI và 18 bài báo hội nghị quốc tế. Đồng thời dự án đã đoạt giải công trình nghiên cứu xuất sắc nhất tại hội nghị lớn nhất ngành viễn thông trên thế giới IEEE GLOBECOM 2016. Các thiết bị của Hệ thống Vô tuyến không đồng nhất tích hợp đã được triển khai tại các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai ở Quảng Nam và các khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh ở Đà Nẵng. Với tài trợ nghiên cứu tiếp tục có được từ giải Newton Prize 2017, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai cải tiến để Hệ thống Vô tuyến không đồng nhất tích hợp hoạt động tối ưu hơn trong các điều kiện bất lợi. Đoạt được Giải Newton Prize 2017, bản thân tôi và các nhà nghiên cứu đang làm việc tại ĐH Duy Tân càng thêm phấn chấn trong công tác nghiên cứu và tin tưởng mục tiêu rất quan trọng của nhà trường là đến năm 2022 sẽ nằm trong Top 300 trường đại học của châu Á - theo xếp hạng của Time Higher Education (THE)”.
Sau khi trao giải “Newton Prize 2017” cho Việt Nam, Hội đồng giải thưởng đã tiếp tục trao giải cho Thái Lan vào ngày 22.11.2017 và cho Malaysia vào ngày 24.11.2017. Trước đó, giải thưởng đã được trao cho 2 dự án tại Ấn Độ vào ngày 1.11.2017. Đây là các dự án xuất sắc nhất được lựa chọn từ 150 dự án đăng ký tham gia xét chọn cho giải Newton Prize 2017 có giá trị lên tới 1 triệu bảng Anh. Giải Newton Prize được tổ chức thường niên từ năm 2017 đến 2021.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế của các đại học Việt Nam tại đây: Công bố Quốc tế ISI của Đại học Việt Nam.
Tâm Thông
https://thanhnien.vn/giao-duc/dh-duy-tan-va-queens-belfast-nhan-giai-newton-prize-2017-tri-gia-200000-bang-anh-910265.html
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1776
Join date : 24/07/2015
Re: ĐH Duy Tân và Queen’s Belfast nhận giải 'Newton Prize 2017', trị giá 200000
[size=32]C[/size][size=32]ơ[/size][size=32] h[/size][size=32]ộ[/size][size=32]i Vàng c[/size][size=32]ủ[/size][size=32]a ngành Đi[/size][size=32]ề[/size][size=32]u d[/size][size=32]ưỡ[/size][size=32]ng - Đ[/size][size=32]ạ[/size][size=32]i h[/size][size=32]ọ[/size][size=32]c Duy Tân[/size]
Cùng với ngành Y-Dược, ngành Điều dưỡng đã góp một phần không nhỏ trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, cũng như chăm sóc phục vụ bệnh nhân tại các Bệnh viện, là người gần gũi và hiểu biết nhiều nhất tình trạng bệnh tật của họ, cùng với bác sĩ tìm hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh. Vì vậy, nghề Điều dưỡng được xem là một nghề độc lập, cùng phối hợp, cộng tác chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình điều trị.
Những nỗ lực ban đầu
Trong những năm gần đây nhu cầu về Điều dưỡng ở Việt Nam và thế giới không ngừng tăng cao. Xuất phát từ việc thiếu nguồn nhân lực cho ngành Điều dưỡng, từ năm 2009, Đại học (ĐH) Duy Tân đã được Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế cho phép đào tạo ngành Cử nhân Điều dưỡng thuộc Khoa Y Dược. Đến tháng 11/2013, Khoa Điều dưỡng được tách từ Khoa Y và triển khai đào tạo ngành Điều dưỡng Đa khoa. Đến nay, ngành Điều dưỡng của ĐH Duy Tân đã cung cấp hơn 1.000 cử nhân Điều dưỡng Đa khoa chính quy cho thị trường lao động. Nhiều người trong số đó hiện đang công tác tại các bệnh viện lớn, một số còn được tuyển chọn sang đào tạo và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức và Nhật Bản.
Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, ĐH Duy Tân và ĐH Fooyin (Đài Loan, Trung Quốc) cùng cắt băng Khai giảng Chương trình Thạc sĩ Điều dưỡng Quốc tế
Ngành Điều dưỡng là một ngành học thuộc khối ngành Khoa học Sức khỏe của ĐH Duy Tân, cùng có thể nói là ngành “hót” nhất hiện nay. Tuy mới đi vào hoạt động tuyển sinh và đào tạo gần10 năm,nhưng với lợi thế về cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành hiện đại của trường và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tràn đầy nhiệt huyết, Khoa Điều dưỡng là sự lựa chọn của các thí sinh khi đến với ĐH Duy Tân trong những năm gần đây. Với chương trình nghiên cứu khoa học với hơn 46 bài công bố trên các Tạp chí quốc tế ISI, Scopus, và các nghiên cứu ứng dụng của khối ngành Khoa học Sức khỏe nói chung, ngành Điều dưỡng nói riêng đã tạo điều kiện học tập hiệu quả và tốt nhất cho sinh viên (SV). Nổi bật là sản phẩm “Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng giảng dạy giải phẫu cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành Khoa học Sức khỏe” của nhóm tác giả trường ĐH Duy Tân được trao Giải Nhất tại Lễ trao Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017 diễn ra tại Hà Nội vào tối 16/11/2017 vừa qua do Thủ tướng trao tặng. Đây cũng là giải Nhất duy nhất trong năm nay được sự quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo và được dư luận xã hội đánh giá cao.
Để nâng cao trình độ chuyên môn có chất lượng và kỹ năng chuyên ngành cần thiết cho người dạy và học, Khoa Điều dưỡng – ĐH Duy Tân cũng đã tiến hành hợp tác và tham khảo giáo trình của hai đối tác trường Đại học Y lớn ở Mỹ là Đại học Illinois tại Chicago và ĐH Pittsburgh; Hợp tác nâng cao năng lực y học cho đội ngũ giảng viên (với các Trường Đại học Y khoa Duke - Singapore, Đại học Illinois tại Chicago đào tạo về Phương pháp dạy học, Phương pháp đánh giá và giảng dạy lâm sàng; Phối hợp với Tổ chức hỗ trợ hòa nhập cho Phụ nữ và Trẻ em Việt Nam tại Đức tổ chức khóa đào tạo chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực Điều dưỡng và dinh dưỡng của CHLB Đức cho giảng viên và cán bộ thực hành điều dưỡng ở các bệnh viện; Tổ chức các hội thảo quốc tế trong lĩnh vực khoa học sức khoẻ… Về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ĐH Duy Tân cũng đã hợp tác với Đại học Pennsylvania và Đại học California - Hoa Kỳ,Đại học Mahidol, Thái Lan trong nghiên cứu sức khoẻ và bệnh tật người cao tuổi và đã có 2 bài báo công bố quốc tế ISI. Trong công tác đào tạo nâng cấp giảng viên, Khoa Điều dưỡng đã có 6 giảng viên được nhận học bổng toàn phần đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng tại trường China Medical University(CMU), Đài Loan, Trung Quốc. Và mới đây (9/12/2017), Khoa Điều dưỡng cũng đã khai giảng Chương trình đào tạo Thạc sĩ Điều dưỡng Quốc tế đầu tiên với 30 học viên, do ĐH Fooyin – Đài Loan, Trung Quốc cấp bằng.
Bên cạnh đó, ĐH Duy Tân cũng ký kết hợp tác với các bệnh viện lớn để sinh viên có cơ hội học tập với các bác sĩ có uy tín cũng như thực hành lâm sàng tại các Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Quân Y 17 QK V, Bệnh viện 199 - Bộ Công An, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Bệnh viện Gia đình... Đặc biệt, Duy Tân đã tiến hành ký kết hợp tác với Bệnh viện Trung ương Huế là một trong ba bệnh viện vào loại đặc biệt của nước ta với quy mô 2.000 giường bệnh, hơn 500 cán bộ thường xuyên nghiên cứu khoa học và nhiều chuyên gia có trình độ cao. Theo thỏa thuận, SV ngành Y, Dược và Điều dưỡng của ĐH Duy Tân sẽ được tiếp nhận đến học tập và thực tập tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Đón cơ hội Vàng
Hiện nay, Nhật Bản đang đối diện với sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực điều dưỡng phục vụ cho việc chăm sóc người bệnh, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Trong vòng mười năm đến, ước tính Nhật Bản sẽ cần từ 400 nghìn – 600 nghìn Điều dưỡng viên và cán bộ hỗ trợ chăm sóc người cao tuổi. Vì vậy, Nhật Bản đang có nhu cầu rất lớn trong việc tuyển dụng Điều dưỡng, cán bộ hỗ trợ chăm sóc sang nước này làm việc. Do vậy, việc tìm kiếm nguồn nhân lực Điều dưỡng và hỗ trợ chăm sóc tại Việt Nam là một trong những chiến lược ưu tiên của các tập đoàn phúc lợi xã hội Nhật Bản, trong đó có Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei (SEIREI) do những yếu tố tương đồng về văn hóa, lối sống và tình cảm giữa hai dân tộc.
ĐH Duy Tân và Tập đoàn Phúc lợi Xã hội SEIRE (phải) trao biên bản ghi nhớ về hợp tác và liên kết đào tạo (tổ chức vào 5/6/2017)
Được thành lập năm 1930 do những người trẻ tuổi theo đạo Thiên chúa với mục tiêu hỗ trợ những bệnh nhân đầu tiên là người mắc bệnh lao, Tập đoàn SEIREI là một tổ chức phúc lợi xã hội lớn nhất Nhật Bản với khoảng 9.000 nhân viên làm việc toàn thời gian. Ngày 5/6/2017, ĐH Duy Tân và Tập đoàn SEIREI, Nhật Bản chính thức ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa hai đơn vị với các nội dung: -Trao đổi thực tập sinh; -Trao đổi giáo viên dạy tiếng Nhật; -Liên kết đào tạo; -Hợp tác nghiên cứu; -Các hình thức hợp tác khác theo nhu cầu của hai bên. Đây là kết quả của chuyến thăm, làm việc và giao lưu với giảng viên Khoa Điều dưỡng của Lãnh đạo Tập đoàn SEIREI vào tháng 12/2016, tạo cơ hội cho SV Điều dưỡng Duy Tân được đào tạo, thực tập và làm việc trong ngành Y tế tại Nhật Bản trong thời gian đến...
Với những cơ hội đó, để chuẩn bị cho hướng đi mới nhằm chuẩn bị cho lực lượng có trình độ chuyên môn cao đáp ứng trong công tác đào tạo sắp đến theo yêu cầu, ĐH Duy Tân tạo điều kiện cho 6 giảng viên (được nhận học bổng toàn phần) đi đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng tại trường China Medical University (CMU), Đài Loan, Trung Quốc, cùng với đào tạo thạc sĩ ở các trường Đại học trong và ngoài nước, cho đến 2019 sẽ có khoảng 2-3 Tiến sĩ và 20 thạc sĩ Điều dưỡng; chuẩn bị mọi điều kiện để mở thêm chuyên ngành tiếng Nhật tại Khoa Ngoại ngữ,…Trước đó, ĐH Duy Tân đã hết sức quan tâm và tạo điều kiện cho các SV điều dưỡng của trường được tham gia chương trình khóa học về kỹ năng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi do các chuyên gia đến từ Trường ĐH Shizuoka - một trong những trường đại học nổi tiếng của Nhật Bản- tổ chức vào ngày 6/3/2017. Trong khóa học, SV không những được giao lưu với các thầy cô, được cung cấp các thông tin mới nhất và những vấn đề thiết thực mà còn giúp SV có thêm kinh nghiệm về chăm sóc người già tại Nhật Bản. Ngoài ra, SV còn được học và tự mình thực hiện một số kỹ năng về ngôn ngữ, về chăm sóc cơ bản, tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng hữu ích và thú vị để nếu được, các SV Điều dưỡng của trường khi trúng tuyển sang tiếp tục học tập, làm việc tại Nhật Bản sẽ thuận lợi hơn cho công việc trong tương lai…
Sau thời gian chuẩn bị, ngày 27/12/2017, ĐH Duy Tân và Tập đoàn SEIREI, Nhật Bản sẽ tiếp tục ký kết hợp tác trong việc “Hướng nghiệp, Đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực ngành Điều dưỡng”. Đây sẽ là cơ hội vàng cho ngành Điều dưỡng – ĐH Duy Tân, cũng như đặt nền móng cho nhiều Điều dưỡng viên khác trong khu vực và cả nước, có thêm cơ hội phục vụ ở các nước phát triển để tăng thu nhập cho bản thân và có dịp học hỏi ở môi trường làm việc tiên tiến ở các nước phát triển, sau này trở về phục vụ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Hy vọng rằng, ngành Điều dưỡng – ĐH Duy Tân sẽ gặt hái được nhiều thành công và vững mạnh hướng tới tương lai, góp phần cho “Khát vọng Duy Tân – Top 300 Đại học châu Á” sớm trở thành hiện thực.
DUY KHÁI
https://www.tienphong.vn/giao-duc/co-hoi-vang-cua-nganh-dieu-duong-dai-hoc-duy-tan-1224818.tpo
Cùng với ngành Y-Dược, ngành Điều dưỡng đã góp một phần không nhỏ trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, cũng như chăm sóc phục vụ bệnh nhân tại các Bệnh viện, là người gần gũi và hiểu biết nhiều nhất tình trạng bệnh tật của họ, cùng với bác sĩ tìm hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh. Vì vậy, nghề Điều dưỡng được xem là một nghề độc lập, cùng phối hợp, cộng tác chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình điều trị.
Những nỗ lực ban đầu
Trong những năm gần đây nhu cầu về Điều dưỡng ở Việt Nam và thế giới không ngừng tăng cao. Xuất phát từ việc thiếu nguồn nhân lực cho ngành Điều dưỡng, từ năm 2009, Đại học (ĐH) Duy Tân đã được Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế cho phép đào tạo ngành Cử nhân Điều dưỡng thuộc Khoa Y Dược. Đến tháng 11/2013, Khoa Điều dưỡng được tách từ Khoa Y và triển khai đào tạo ngành Điều dưỡng Đa khoa. Đến nay, ngành Điều dưỡng của ĐH Duy Tân đã cung cấp hơn 1.000 cử nhân Điều dưỡng Đa khoa chính quy cho thị trường lao động. Nhiều người trong số đó hiện đang công tác tại các bệnh viện lớn, một số còn được tuyển chọn sang đào tạo và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức và Nhật Bản.
Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, ĐH Duy Tân và ĐH Fooyin (Đài Loan, Trung Quốc) cùng cắt băng Khai giảng Chương trình Thạc sĩ Điều dưỡng Quốc tế
Ngành Điều dưỡng là một ngành học thuộc khối ngành Khoa học Sức khỏe của ĐH Duy Tân, cùng có thể nói là ngành “hót” nhất hiện nay. Tuy mới đi vào hoạt động tuyển sinh và đào tạo gần10 năm,nhưng với lợi thế về cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành hiện đại của trường và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tràn đầy nhiệt huyết, Khoa Điều dưỡng là sự lựa chọn của các thí sinh khi đến với ĐH Duy Tân trong những năm gần đây. Với chương trình nghiên cứu khoa học với hơn 46 bài công bố trên các Tạp chí quốc tế ISI, Scopus, và các nghiên cứu ứng dụng của khối ngành Khoa học Sức khỏe nói chung, ngành Điều dưỡng nói riêng đã tạo điều kiện học tập hiệu quả và tốt nhất cho sinh viên (SV). Nổi bật là sản phẩm “Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng giảng dạy giải phẫu cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành Khoa học Sức khỏe” của nhóm tác giả trường ĐH Duy Tân được trao Giải Nhất tại Lễ trao Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017 diễn ra tại Hà Nội vào tối 16/11/2017 vừa qua do Thủ tướng trao tặng. Đây cũng là giải Nhất duy nhất trong năm nay được sự quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo và được dư luận xã hội đánh giá cao.
Để nâng cao trình độ chuyên môn có chất lượng và kỹ năng chuyên ngành cần thiết cho người dạy và học, Khoa Điều dưỡng – ĐH Duy Tân cũng đã tiến hành hợp tác và tham khảo giáo trình của hai đối tác trường Đại học Y lớn ở Mỹ là Đại học Illinois tại Chicago và ĐH Pittsburgh; Hợp tác nâng cao năng lực y học cho đội ngũ giảng viên (với các Trường Đại học Y khoa Duke - Singapore, Đại học Illinois tại Chicago đào tạo về Phương pháp dạy học, Phương pháp đánh giá và giảng dạy lâm sàng; Phối hợp với Tổ chức hỗ trợ hòa nhập cho Phụ nữ và Trẻ em Việt Nam tại Đức tổ chức khóa đào tạo chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực Điều dưỡng và dinh dưỡng của CHLB Đức cho giảng viên và cán bộ thực hành điều dưỡng ở các bệnh viện; Tổ chức các hội thảo quốc tế trong lĩnh vực khoa học sức khoẻ… Về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ĐH Duy Tân cũng đã hợp tác với Đại học Pennsylvania và Đại học California - Hoa Kỳ,Đại học Mahidol, Thái Lan trong nghiên cứu sức khoẻ và bệnh tật người cao tuổi và đã có 2 bài báo công bố quốc tế ISI. Trong công tác đào tạo nâng cấp giảng viên, Khoa Điều dưỡng đã có 6 giảng viên được nhận học bổng toàn phần đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng tại trường China Medical University(CMU), Đài Loan, Trung Quốc. Và mới đây (9/12/2017), Khoa Điều dưỡng cũng đã khai giảng Chương trình đào tạo Thạc sĩ Điều dưỡng Quốc tế đầu tiên với 30 học viên, do ĐH Fooyin – Đài Loan, Trung Quốc cấp bằng.
Bên cạnh đó, ĐH Duy Tân cũng ký kết hợp tác với các bệnh viện lớn để sinh viên có cơ hội học tập với các bác sĩ có uy tín cũng như thực hành lâm sàng tại các Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Quân Y 17 QK V, Bệnh viện 199 - Bộ Công An, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Bệnh viện Gia đình... Đặc biệt, Duy Tân đã tiến hành ký kết hợp tác với Bệnh viện Trung ương Huế là một trong ba bệnh viện vào loại đặc biệt của nước ta với quy mô 2.000 giường bệnh, hơn 500 cán bộ thường xuyên nghiên cứu khoa học và nhiều chuyên gia có trình độ cao. Theo thỏa thuận, SV ngành Y, Dược và Điều dưỡng của ĐH Duy Tân sẽ được tiếp nhận đến học tập và thực tập tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Đón cơ hội Vàng
Hiện nay, Nhật Bản đang đối diện với sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực điều dưỡng phục vụ cho việc chăm sóc người bệnh, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Trong vòng mười năm đến, ước tính Nhật Bản sẽ cần từ 400 nghìn – 600 nghìn Điều dưỡng viên và cán bộ hỗ trợ chăm sóc người cao tuổi. Vì vậy, Nhật Bản đang có nhu cầu rất lớn trong việc tuyển dụng Điều dưỡng, cán bộ hỗ trợ chăm sóc sang nước này làm việc. Do vậy, việc tìm kiếm nguồn nhân lực Điều dưỡng và hỗ trợ chăm sóc tại Việt Nam là một trong những chiến lược ưu tiên của các tập đoàn phúc lợi xã hội Nhật Bản, trong đó có Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei (SEIREI) do những yếu tố tương đồng về văn hóa, lối sống và tình cảm giữa hai dân tộc.
ĐH Duy Tân và Tập đoàn Phúc lợi Xã hội SEIRE (phải) trao biên bản ghi nhớ về hợp tác và liên kết đào tạo (tổ chức vào 5/6/2017)
Được thành lập năm 1930 do những người trẻ tuổi theo đạo Thiên chúa với mục tiêu hỗ trợ những bệnh nhân đầu tiên là người mắc bệnh lao, Tập đoàn SEIREI là một tổ chức phúc lợi xã hội lớn nhất Nhật Bản với khoảng 9.000 nhân viên làm việc toàn thời gian. Ngày 5/6/2017, ĐH Duy Tân và Tập đoàn SEIREI, Nhật Bản chính thức ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa hai đơn vị với các nội dung: -Trao đổi thực tập sinh; -Trao đổi giáo viên dạy tiếng Nhật; -Liên kết đào tạo; -Hợp tác nghiên cứu; -Các hình thức hợp tác khác theo nhu cầu của hai bên. Đây là kết quả của chuyến thăm, làm việc và giao lưu với giảng viên Khoa Điều dưỡng của Lãnh đạo Tập đoàn SEIREI vào tháng 12/2016, tạo cơ hội cho SV Điều dưỡng Duy Tân được đào tạo, thực tập và làm việc trong ngành Y tế tại Nhật Bản trong thời gian đến...
Với những cơ hội đó, để chuẩn bị cho hướng đi mới nhằm chuẩn bị cho lực lượng có trình độ chuyên môn cao đáp ứng trong công tác đào tạo sắp đến theo yêu cầu, ĐH Duy Tân tạo điều kiện cho 6 giảng viên (được nhận học bổng toàn phần) đi đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng tại trường China Medical University (CMU), Đài Loan, Trung Quốc, cùng với đào tạo thạc sĩ ở các trường Đại học trong và ngoài nước, cho đến 2019 sẽ có khoảng 2-3 Tiến sĩ và 20 thạc sĩ Điều dưỡng; chuẩn bị mọi điều kiện để mở thêm chuyên ngành tiếng Nhật tại Khoa Ngoại ngữ,…Trước đó, ĐH Duy Tân đã hết sức quan tâm và tạo điều kiện cho các SV điều dưỡng của trường được tham gia chương trình khóa học về kỹ năng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi do các chuyên gia đến từ Trường ĐH Shizuoka - một trong những trường đại học nổi tiếng của Nhật Bản- tổ chức vào ngày 6/3/2017. Trong khóa học, SV không những được giao lưu với các thầy cô, được cung cấp các thông tin mới nhất và những vấn đề thiết thực mà còn giúp SV có thêm kinh nghiệm về chăm sóc người già tại Nhật Bản. Ngoài ra, SV còn được học và tự mình thực hiện một số kỹ năng về ngôn ngữ, về chăm sóc cơ bản, tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng hữu ích và thú vị để nếu được, các SV Điều dưỡng của trường khi trúng tuyển sang tiếp tục học tập, làm việc tại Nhật Bản sẽ thuận lợi hơn cho công việc trong tương lai…
Sau thời gian chuẩn bị, ngày 27/12/2017, ĐH Duy Tân và Tập đoàn SEIREI, Nhật Bản sẽ tiếp tục ký kết hợp tác trong việc “Hướng nghiệp, Đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực ngành Điều dưỡng”. Đây sẽ là cơ hội vàng cho ngành Điều dưỡng – ĐH Duy Tân, cũng như đặt nền móng cho nhiều Điều dưỡng viên khác trong khu vực và cả nước, có thêm cơ hội phục vụ ở các nước phát triển để tăng thu nhập cho bản thân và có dịp học hỏi ở môi trường làm việc tiên tiến ở các nước phát triển, sau này trở về phục vụ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Hy vọng rằng, ngành Điều dưỡng – ĐH Duy Tân sẽ gặt hái được nhiều thành công và vững mạnh hướng tới tương lai, góp phần cho “Khát vọng Duy Tân – Top 300 Đại học châu Á” sớm trở thành hiện thực.
DUY KHÁI
https://www.tienphong.vn/giao-duc/co-hoi-vang-cua-nganh-dieu-duong-dai-hoc-duy-tan-1224818.tpo
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết