Giao lưu từ nhà trường đến chiến trường
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: Khu Văn Phòng Forum - Liên hệ Admin 0983262040 (SMS) :: 2. RAO VẶT TỔNG HỢP TỪ A-Z
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Giao lưu từ nhà trường đến chiến trường
Trong khuôn khổ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XX, ngày 28/11, nhà thơ, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm giao lưu cùng sinh viên trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), với chủ đề “Từ nhà trường đến chiến trường”.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Ông mở đầu cuộc gặp gỡ bằng việc tua lại cuốn phim về đời lính của mình. Ngày 6/9/1971, ông xếp bút nghiên rời giảng đường nhập ngũ cùng bao thanh niên Hà thành đang tuổi mười tám đôi mươi. Trong đó có cả Nguyễn Văn Thạc, người viết cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi. Mùa hè đỏ lửa năm 1972 tại Thành cổ Quảng Trị tàn khốc đã cướp đi bao đồng đội thân yêu của ông. “Tôi còn nhớ một trận, lúc anh em xông lên, súng từ phía đối thủ bắn cháy cả tóc đồng đội. Sợ nhưng bạn tôi vừa chạy vừa cười rồi kêu lên “Cầm ơi như phim ấy!”. Chúng tôi dặn lòng nếu còn sống, sẽ làm một bộ phim ghi lại những ngày tháng này”, ông hồi tưởng và chia sẻ đó cũng là thời điểm thai nghén kịch bản phim Mùi cỏ cháy.
Người bạn, người đồng đội mà ông nhắc nhiều nhất tại buổi giao lưu là anh Nguyễn Văn Thạc. Ông nhớ hình ảnh cuối cùng của anh Thạc, là khi vừa chạy ra khỏi căn hầm thì nghe tiếng rầm long trời, ông thấy anh Thạc bị đánh bay lên, khuôn mặt vẫn đẹp như thiên thần bởi “chưa kịp hôn một người con gái/khi ngã vào lòng đất vẫn con trai”. “Tôi thấy chân Thạc có máu chảy, Thạc vẫn tỉnh táo thì tôi đã biết Thạc sẽ không sống được đâu. Câu cuối Thạc nói với tôi là chỉ tiếc bao nhiêu điều dang dở chưa làm được, bao quyển sách trang vở chưa kịp đọc…”, ông xót xa.
Khi cuốn nhật ký chiến trường của Nguyễn Văn Thạc ra đời, cùng nhiều cuốn nhật ký khác của Đặng Thùy Trâm, Vũ Xuân, Hoàng Thượng Lân… càng thôi thúc ông viết cho bằng được một kịch bản phim về thế hệ sinh viên xếp bút nghiên lên đường ra trận. Và “Mùi cỏ cháy” đã làm sống lại quá khứ hào hùng đó.
Trả lời câu hỏi của sinh viên về lời khuyên dành cho thế hệ trẻ, ông đọc bài thơ “Phương ấy”, rồi nhẹ nhàng: “Thế hệ của các bạn và của tôi, của Thạc, của Trâm khác nhau. Tuổi trẻ mỗi thời mỗi khác, nhưng Tổ quốc chỉ có một. Không ai cắt nghĩa được tình yêu Tổ quốc là gì. Khi ra trận, không ai bảo ai, tình yêu quê hương trong thôi thúc chúng tôi cầm súng chiến đấu kiên gan đến bất ngờ. Tôi nghĩ trong trái tim các bạn bây giờ vẫn đang ấp ủ tình yêu Tổ quốc, chỉ cần có cơ hội, chỉ cần đất nước cần nó sẽ trỗi dậy thôi”.[/size]
[You must be registered and logged in to see this image.]
“Tuổi trẻ mỗi thời mỗi khác, nhưng Tổ quốc chỉ có một!” - nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Ảnh: Thanh Trần.
[size]NSƯT Trung Anh lần đầu dự liên hoan phim, toàn bị hỏi về “Người phán xử”
Hoa hậu Mỹ Linh rạng rỡ tại tổng duyệt lễ bế mạc liên hoan phim
Tỉnh nào sẽ đăng cai Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 21 ?
Ông mở đầu cuộc gặp gỡ bằng việc tua lại cuốn phim về đời lính của mình. Ngày 6/9/1971, ông xếp bút nghiên rời giảng đường nhập ngũ cùng bao thanh niên Hà thành đang tuổi mười tám đôi mươi. Trong đó có cả Nguyễn Văn Thạc, người viết cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi. Mùa hè đỏ lửa năm 1972 tại Thành cổ Quảng Trị tàn khốc đã cướp đi bao đồng đội thân yêu của ông. “Tôi còn nhớ một trận, lúc anh em xông lên, súng từ phía đối thủ bắn cháy cả tóc đồng đội. Sợ nhưng bạn tôi vừa chạy vừa cười rồi kêu lên “Cầm ơi như phim ấy!”. Chúng tôi dặn lòng nếu còn sống, sẽ làm một bộ phim ghi lại những ngày tháng này”, ông hồi tưởng và chia sẻ đó cũng là thời điểm thai nghén kịch bản phim Mùi cỏ cháy.
Người bạn, người đồng đội mà ông nhắc nhiều nhất tại buổi giao lưu là anh Nguyễn Văn Thạc. Ông nhớ hình ảnh cuối cùng của anh Thạc, là khi vừa chạy ra khỏi căn hầm thì nghe tiếng rầm long trời, ông thấy anh Thạc bị đánh bay lên, khuôn mặt vẫn đẹp như thiên thần bởi “chưa kịp hôn một người con gái/khi ngã vào lòng đất vẫn con trai”. “Tôi thấy chân Thạc có máu chảy, Thạc vẫn tỉnh táo thì tôi đã biết Thạc sẽ không sống được đâu. Câu cuối Thạc nói với tôi là chỉ tiếc bao nhiêu điều dang dở chưa làm được, bao quyển sách trang vở chưa kịp đọc…”, ông xót xa.
Khi cuốn nhật ký chiến trường của Nguyễn Văn Thạc ra đời, cùng nhiều cuốn nhật ký khác của Đặng Thùy Trâm, Vũ Xuân, Hoàng Thượng Lân… càng thôi thúc ông viết cho bằng được một kịch bản phim về thế hệ sinh viên xếp bút nghiên lên đường ra trận. Và “Mùi cỏ cháy” đã làm sống lại quá khứ hào hùng đó.
Trả lời câu hỏi của sinh viên về lời khuyên dành cho thế hệ trẻ, ông đọc bài thơ “Phương ấy”, rồi nhẹ nhàng: “Thế hệ của các bạn và của tôi, của Thạc, của Trâm khác nhau. Tuổi trẻ mỗi thời mỗi khác, nhưng Tổ quốc chỉ có một. Không ai cắt nghĩa được tình yêu Tổ quốc là gì. Khi ra trận, không ai bảo ai, tình yêu quê hương trong thôi thúc chúng tôi cầm súng chiến đấu kiên gan đến bất ngờ. Tôi nghĩ trong trái tim các bạn bây giờ vẫn đang ấp ủ tình yêu Tổ quốc, chỉ cần có cơ hội, chỉ cần đất nước cần nó sẽ trỗi dậy thôi”.[/size]
tanhuyvn- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 396
Join date : 28/12/2016
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: Khu Văn Phòng Forum - Liên hệ Admin 0983262040 (SMS) :: 2. RAO VẶT TỔNG HỢP TỪ A-Z
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết