Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại
3 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại
Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại
Sáng ngày 16/10/2018, tại khu B - cơ sở Hòa Khánh Nam, Đoàn trường Đại học Duy Tân đã phối hợp cùng Khoa Huyết học và Truyền máu Bệnh viện Đà Nẵng tổ chức hoạt động hiến máu đầy ý nghĩa với khẩu hiệu “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”. Đây là chương trình được tổ chức 3 đợt trong một năm và nhận được sự quan tâm đông đảo của các bạn sinh viên toàn trường.
Hàng trăm sinh viên có mặt từ sớm để làm thủ tục hiến máu
Bùi Thị Thảo - Cựu Sinh viên Khoa Dược, một thành viên năng nổ tham gia và hướng dẫn các bạn sinh viên trong các hoạt động đoàn cho biết: “Mỗi lần đoàn trường kêu gọi sinh viên tham gia chương trình hiến máu thì số lượng sinh viên hưởng ứng là rất lớn. 6h sáng các thành viên cán bộ đoàn đã có mặt ở địa điểm hiến máu để bố trí, sắp xếp, phối hợp chặt chẽ với phía bệnh viện để chuẩn bị sẵn sàng cho việc hiến máu. Buổi sáng hôm nay có gần 1000 bạn sinh viên đến đăng ký, trong đó hơn 300 bạn đạt yêu cầu và tham gia hiến máu. Với lượng máu này, rất nhiều bệnh nhân cần máu sẽ được đáp ứng và có nhiều hơn cơ hội hồi phục sức khỏe.”
Nguyễn Ngọc Hiếu - Sinh viên K20KDN1 đang sở hữu bộ sưu tập hơn 10 giấy chứng nhận hiến máu nhân đạo cũng đến tham gia và chia sẻ: “Cứ mỗi lần trường kêu gọi là mình lại tham gia, lúc đầu cũng hơi sợ vì thấy mấy bạn xung quanh có người ngất xỉu nhưng mình thấy bình thường, sức khỏe cũng tốt nên mình không hề lo lắng. Hiến máu là một hoạt động nhân đạo, có ý nghĩa thiết thực giúp cứu sống người bệnh nên đó là một động lực quan trọng để mình tham gia hiến máu nhiều lần trong quãng đời sinh viên.”
Hiến máu nhân đạo đã trở thành hoạt động thường niên ý nghĩa
của Đại học Duy Tân
Huỳnh Thị Ly Uyên - Sinh viên năm Nhất chuyên ngành Tiếng Anh Biên - Phiên dịch lần đầu hiến máu không khỏi bỡ ngỡ và lo lắng: “Cũng như nhiều bạn bè khác mình biết được thông tin về việc hiến máu nhân đạo ở trường, với Tân Sinh viên thì đây thực sự là một cơ hội để các bạn làm những điều tích cực, góp phần đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Trước ngày hiến máu, các anh chị Đoàn trường đã căn dặn rất kĩ và chu đáo cho các bạn là khi tham gia phải đảm bảo sức khỏe, cân nặng phải đạt yêu cầu, không được thức khuya và dùng các chất kích thích trước khi hiến máu, mỗi lần hiến máu phải cách nhau 3 tháng, uống nhiều nước,… Mình cảm thấy rất an tâm và vui vẻ khi tham gia những hoạt động thiết thực như thế này.”
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4300&pid=2070&lang=vi-VN
Sáng ngày 16/10/2018, tại khu B - cơ sở Hòa Khánh Nam, Đoàn trường Đại học Duy Tân đã phối hợp cùng Khoa Huyết học và Truyền máu Bệnh viện Đà Nẵng tổ chức hoạt động hiến máu đầy ý nghĩa với khẩu hiệu “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”. Đây là chương trình được tổ chức 3 đợt trong một năm và nhận được sự quan tâm đông đảo của các bạn sinh viên toàn trường.
Hàng trăm sinh viên có mặt từ sớm để làm thủ tục hiến máu
Bùi Thị Thảo - Cựu Sinh viên Khoa Dược, một thành viên năng nổ tham gia và hướng dẫn các bạn sinh viên trong các hoạt động đoàn cho biết: “Mỗi lần đoàn trường kêu gọi sinh viên tham gia chương trình hiến máu thì số lượng sinh viên hưởng ứng là rất lớn. 6h sáng các thành viên cán bộ đoàn đã có mặt ở địa điểm hiến máu để bố trí, sắp xếp, phối hợp chặt chẽ với phía bệnh viện để chuẩn bị sẵn sàng cho việc hiến máu. Buổi sáng hôm nay có gần 1000 bạn sinh viên đến đăng ký, trong đó hơn 300 bạn đạt yêu cầu và tham gia hiến máu. Với lượng máu này, rất nhiều bệnh nhân cần máu sẽ được đáp ứng và có nhiều hơn cơ hội hồi phục sức khỏe.”
Nguyễn Ngọc Hiếu - Sinh viên K20KDN1 đang sở hữu bộ sưu tập hơn 10 giấy chứng nhận hiến máu nhân đạo cũng đến tham gia và chia sẻ: “Cứ mỗi lần trường kêu gọi là mình lại tham gia, lúc đầu cũng hơi sợ vì thấy mấy bạn xung quanh có người ngất xỉu nhưng mình thấy bình thường, sức khỏe cũng tốt nên mình không hề lo lắng. Hiến máu là một hoạt động nhân đạo, có ý nghĩa thiết thực giúp cứu sống người bệnh nên đó là một động lực quan trọng để mình tham gia hiến máu nhiều lần trong quãng đời sinh viên.”
Hiến máu nhân đạo đã trở thành hoạt động thường niên ý nghĩa
của Đại học Duy Tân
Huỳnh Thị Ly Uyên - Sinh viên năm Nhất chuyên ngành Tiếng Anh Biên - Phiên dịch lần đầu hiến máu không khỏi bỡ ngỡ và lo lắng: “Cũng như nhiều bạn bè khác mình biết được thông tin về việc hiến máu nhân đạo ở trường, với Tân Sinh viên thì đây thực sự là một cơ hội để các bạn làm những điều tích cực, góp phần đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Trước ngày hiến máu, các anh chị Đoàn trường đã căn dặn rất kĩ và chu đáo cho các bạn là khi tham gia phải đảm bảo sức khỏe, cân nặng phải đạt yêu cầu, không được thức khuya và dùng các chất kích thích trước khi hiến máu, mỗi lần hiến máu phải cách nhau 3 tháng, uống nhiều nước,… Mình cảm thấy rất an tâm và vui vẻ khi tham gia những hoạt động thiết thực như thế này.”
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4300&pid=2070&lang=vi-VN
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1757
Join date : 24/07/2015
Re: Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại
[size=32]Tích lũy kinh nghiệm thực tế cho sinh viên[/size]
Cùng với hoạt động kiến tập, thực tập, phương pháp Học tập dựa trên công việc thực tế (work - based learning) giúp các trường đại học cải thiện tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm.
Một chuyến đi thực tế của sinh viên Khoa Du lịch, Trường Đại học Duy Tân.
Hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp (DN) được các trường đại học (ĐH) công lập và dân lập trên địa bàn thành phố thực hiện nhiều năm qua. Ông Huỳnh Văn Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác DN, Trường Đại học Duy Tân cho biết, nhà trường đã ký hợp tác ghi nhớ với gần 300 DN để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên (SV) có nơi trải nghiệm thực tế.
Do đó, các buổi tham quan được tổ chức thường xuyên, lồng ghép trong môn học cho SV ngay năm nhất. Đặc biệt, khoa Du lịch liên tục tổ chức cho tất cả các khóa đi học thực tế; khoa Điện - Điện tử tổ chức 3-6 lần/năm...
Hoạt động này giúp SV được tiếp xúc trực tiếp với nghề nghiệp tương lai nhằm tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tránh bỡ ngỡ khi xin việc làm sau khi ra trường. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội để SV áp dụng kiến thức đã học vào công việc và xem xét, đánh giá khả năng của bản thân.
Ông Sơn cho biết thêm, nhiều SV ngành Du lịch còn chủ động liên hệ với DN để xin việc làm bán thời gian vừa có thêm thu nhập vừa tích lũy kinh nghiệm.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Phó trưởng khoa Tiếng Anh (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng) chia sẻ, SV của khoa mỗi năm đi thực tập 8 tuần vào kỳ học cuối tại các cơ quan, DN có sử dụng tiếng Anh cho mục đích giao dịch quốc tế, soạn thảo văn bản, dịch thuật...; đồng thời tham gia các bộ phận hợp tác quốc tế ngay trong các trường ĐH thành viên của ĐH Đà Nẵng.
Đặc biệt, những năm gần đây, khoa còn tổ chức cho SV đi nước ngoài học tập. “SV cần nhiều kỹ năng bên ngoài nhà trường nên phải đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm hơn nữa”, bà Hoa nhấn mạnh.
Trải nghiệm môi trường học tập ngoài giảng đường được các SV hào hứng đón nhận. Em Nguyễn Chí Bảo, SV năm nhất, ngành Quản trị du lịch và khách sạn, Trường Đại học Duy Tân cho hay, em vừa trải nghiệm công việc thực tế tại một khách sạn cao cấp trên địa bàn thành phố.
Tại đây, các em được tham quan, giới thiệu cách bài trí các vật dụng cũng như những kỹ năng cần có của một nhân viên làm việc trong ngành này. Theo Bảo, đây là hoạt động rất hữu ích, giúp SV nắm bắt nhanh hơn những lý thuyết được học tại trường và tạo động lực phấn đấu với ngành nghề lựa chọn.
Trên thực tế, tần suất trải nghiệm của SV không đồng đều giữa các trường, các khoa, không ít trường hợp SV đi thực tế 1 lần/năm hoặc chỉ có thời gian kiến tập, thực tập. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là số lượng SV quá đông, kinh phí đi lại, lý do an toàn lao động nên nhiều DN không tiếp nhận SV.
Để cải thiện tình trạng này, phương pháp Học tập dựa trên công việc thực tế, một mô hình nằm trong khuôn khổ dự án Kết nối Mekong thông qua giáo dục và đào tạo của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID COMET) đang được các trường ĐH chú trọng.
Mới đây nhất, ĐH Đà Nẵng tổ chức hội thảo về mô hình này cho đội ngũ giảng viên đang tham gia quản lý và giảng dạy tại các cơ sở thành viên để áp dụng vào công tác đào tạo SV trong thời gian tới. PGS.TS Võ Trung Hùng, Trưởng ban Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, ĐH Đà Nẵng chia sẻ, không nên xem việc trải nghiệm thực tế tại DN là vấn đề gì quá lớn lao.
Chương trình này có thể đơn giản chỉ là đưa SV đi quan sát quy trình vận hành dây chuyền sản xuất để các em có thể ghi chép, phỏng vấn những gì liên quan đến kiến thức đã học. Hoặc các em được nhìn môi trường làm việc liên quan ngành học, từ đó hình dung ra nơi làm việc sau này. Những điều đơn giản đó từng bước giúp phát triển thái độ làm việc cho SV.
SV qua đó có thể nhận thức được nên học cái gì, học như thế nào để kiếm việc làm ngay khi ra trường. Nhờ đó, các em có thể tìm kiếm nơi thực tập phù hợp, tạo sự kết nối với DN để chủ động trải nghiệm thực tế và có lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn”.
PGS.TS Phan Minh Đức, Hiệu phó Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cũng cho rằng, học tập dựa trên công việc thực tế giúp người học tiếp cận thực tiễn và vận dụng các kiến thức đã học vào những tình huống cụ thể, rèn kỹ năng xử lý trong lĩnh vực chuyên môn. Do đó, cần tìm cách phát huy mô hình này để SV có thêm nhiều kinh nghiệm nhằm sẵn sàng gia nhập chủ động và hiệu quả vào thị trường lao động ngay khi tốt nghiệp.
Bài và ảnh: NGỌC HÀ
http://baodanang.vn/channel/5411/201810/tich-luy-kinh-nghiem-thuc-te-cho-sinh-vien-3120623/
Cùng với hoạt động kiến tập, thực tập, phương pháp Học tập dựa trên công việc thực tế (work - based learning) giúp các trường đại học cải thiện tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm.
Một chuyến đi thực tế của sinh viên Khoa Du lịch, Trường Đại học Duy Tân.
Hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp (DN) được các trường đại học (ĐH) công lập và dân lập trên địa bàn thành phố thực hiện nhiều năm qua. Ông Huỳnh Văn Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác DN, Trường Đại học Duy Tân cho biết, nhà trường đã ký hợp tác ghi nhớ với gần 300 DN để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên (SV) có nơi trải nghiệm thực tế.
Do đó, các buổi tham quan được tổ chức thường xuyên, lồng ghép trong môn học cho SV ngay năm nhất. Đặc biệt, khoa Du lịch liên tục tổ chức cho tất cả các khóa đi học thực tế; khoa Điện - Điện tử tổ chức 3-6 lần/năm...
Hoạt động này giúp SV được tiếp xúc trực tiếp với nghề nghiệp tương lai nhằm tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tránh bỡ ngỡ khi xin việc làm sau khi ra trường. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội để SV áp dụng kiến thức đã học vào công việc và xem xét, đánh giá khả năng của bản thân.
Ông Sơn cho biết thêm, nhiều SV ngành Du lịch còn chủ động liên hệ với DN để xin việc làm bán thời gian vừa có thêm thu nhập vừa tích lũy kinh nghiệm.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Phó trưởng khoa Tiếng Anh (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng) chia sẻ, SV của khoa mỗi năm đi thực tập 8 tuần vào kỳ học cuối tại các cơ quan, DN có sử dụng tiếng Anh cho mục đích giao dịch quốc tế, soạn thảo văn bản, dịch thuật...; đồng thời tham gia các bộ phận hợp tác quốc tế ngay trong các trường ĐH thành viên của ĐH Đà Nẵng.
Đặc biệt, những năm gần đây, khoa còn tổ chức cho SV đi nước ngoài học tập. “SV cần nhiều kỹ năng bên ngoài nhà trường nên phải đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm hơn nữa”, bà Hoa nhấn mạnh.
Trải nghiệm môi trường học tập ngoài giảng đường được các SV hào hứng đón nhận. Em Nguyễn Chí Bảo, SV năm nhất, ngành Quản trị du lịch và khách sạn, Trường Đại học Duy Tân cho hay, em vừa trải nghiệm công việc thực tế tại một khách sạn cao cấp trên địa bàn thành phố.
Tại đây, các em được tham quan, giới thiệu cách bài trí các vật dụng cũng như những kỹ năng cần có của một nhân viên làm việc trong ngành này. Theo Bảo, đây là hoạt động rất hữu ích, giúp SV nắm bắt nhanh hơn những lý thuyết được học tại trường và tạo động lực phấn đấu với ngành nghề lựa chọn.
Trên thực tế, tần suất trải nghiệm của SV không đồng đều giữa các trường, các khoa, không ít trường hợp SV đi thực tế 1 lần/năm hoặc chỉ có thời gian kiến tập, thực tập. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là số lượng SV quá đông, kinh phí đi lại, lý do an toàn lao động nên nhiều DN không tiếp nhận SV.
Để cải thiện tình trạng này, phương pháp Học tập dựa trên công việc thực tế, một mô hình nằm trong khuôn khổ dự án Kết nối Mekong thông qua giáo dục và đào tạo của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID COMET) đang được các trường ĐH chú trọng.
Mới đây nhất, ĐH Đà Nẵng tổ chức hội thảo về mô hình này cho đội ngũ giảng viên đang tham gia quản lý và giảng dạy tại các cơ sở thành viên để áp dụng vào công tác đào tạo SV trong thời gian tới. PGS.TS Võ Trung Hùng, Trưởng ban Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, ĐH Đà Nẵng chia sẻ, không nên xem việc trải nghiệm thực tế tại DN là vấn đề gì quá lớn lao.
Chương trình này có thể đơn giản chỉ là đưa SV đi quan sát quy trình vận hành dây chuyền sản xuất để các em có thể ghi chép, phỏng vấn những gì liên quan đến kiến thức đã học. Hoặc các em được nhìn môi trường làm việc liên quan ngành học, từ đó hình dung ra nơi làm việc sau này. Những điều đơn giản đó từng bước giúp phát triển thái độ làm việc cho SV.
SV qua đó có thể nhận thức được nên học cái gì, học như thế nào để kiếm việc làm ngay khi ra trường. Nhờ đó, các em có thể tìm kiếm nơi thực tập phù hợp, tạo sự kết nối với DN để chủ động trải nghiệm thực tế và có lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn”.
PGS.TS Phan Minh Đức, Hiệu phó Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cũng cho rằng, học tập dựa trên công việc thực tế giúp người học tiếp cận thực tiễn và vận dụng các kiến thức đã học vào những tình huống cụ thể, rèn kỹ năng xử lý trong lĩnh vực chuyên môn. Do đó, cần tìm cách phát huy mô hình này để SV có thêm nhiều kinh nghiệm nhằm sẵn sàng gia nhập chủ động và hiệu quả vào thị trường lao động ngay khi tốt nghiệp.
Bài và ảnh: NGỌC HÀ
http://baodanang.vn/channel/5411/201810/tich-luy-kinh-nghiem-thuc-te-cho-sinh-vien-3120623/
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
Re: Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại
4 sinh viên Đại học Duy Tân vào Vòng 3 cuộc thi CPA Tiềm năng 2018
Chiều ngày 21/10/2018, 12 sinh viên Đại học Duy Tân đã bước vào Vòng 2 của Cuộc thi CPA Tiềm năng lần thứ 17 - năm 2018. Sau những phần thi hấp dẫn và kịch tích, 4 sinh viên xuất sắc nhất của Đại học Duy Tân là Nguyễn Hồng Tiểu Minh, Nguyễn Ngọc Trâm Khuê, Đỗ Ngọc Khánh và Hoàng Yến đã giành quyền bước tiếp vào vòng trong.
Các thi sinh cùng tranh tài trong Phần thi Chinh phục Tri thức
CPA Tiềm năng là cuộc thi thường niên do Khoa Kế toán và Câu Lạc bộ Kế toán - Kiểm toán A2C, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với nhiều trường đại học trên cả nước tổ chức. Cuộc thi là sân chơi bổ ích để sinh viên các ngành Kế toán, Kiểm toán và Tài chính có cơ hội cùng giao lưu, học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên ngành và trau dồi kỹ năng tiếng Anh. Bên cạnh đó, Cuộc thi CPA Tiềm năng còn hỗ trợ sinh viên làm quen với kỳ thi chứng chỉ quốc tế CPA, cập nhật thông tin về xu hướng phát triển nghề nghiệp, giúp sinh viên có thể định hướng rõ ràng hơn cho sự nghiệp của bản thân, đặc biệt là có cơ hội làm việc tại các công ty đa quốc gia như KPMG, Unilever, Suntory Pepsi, McMasters’,...
Cuộc thi CPA Tiềm năm 2018 được khởi động từ ngày 25/8/2018 và Vòng Sơ tuyển với hình thức thi Trắc nghiệm Online trên website: www.tracnghiem.a2cclub.com dành cho các thí sinh tại Quy Nhơn và Đà Nẵng đã diễn ra vào lúc 0h ngày 11/10/2018 đến 24h ngày 13/10/2018. Hơn 260 thí sinh của Đại học Duy Tân đã dự thi Vòng Sơ tuyển Online và 12 thí sinh có kết quả cao nhất đã được lựa chọn để tiếp tục tranh tài tại Vòng 2 của CPA Tiềm năng 2018.
4 sinh viên Duy Tân xuất sắc nhất đã nhận được "giấy thông hành" vào Vòng 3
Tại Vòng 2, 12 sinh viên Duy Tân được chia làm 4 đội thi và phải vượt qua 3 phần thi gồm: Phần 1 - Chinh phục Tri thức, Phần 2 - Giải mã Tri thức và Phần 3 - Ứng xử Tri thức. Qua mỗi phần thi, sinh viên Duy Tân đã thể hiện được sự hiểu biết và vốn kiến thức của bản thân về nhiều lĩnh vực khác nhau như: Kế toán Tài chính, Thuế, Luật Kinh tế, Kiểm toán Quốc tế,... và các kiến thức khác về Kinh tế - Xã hội. Bên cạnh đó, Ban Giám khảo cũng rất ấn tượng với sự tự tin, tư duy logic và khả năng hùng biện bằng tiếng Anh của sinh viên Duy Tân.
Kết thúc Vòng 2, 4 sinh viên xuất sắc nhất của Đại học Duy Tân gồm: Nguyễn Hồng Tiểu Minh - Lớp K22 KEU QTH, Nguyễn Ngọc Trâm Khuê - Lớp K22 KEU QTH, Đỗ Ngọc Khánh - Lớp K21 PSU KKT1và Hoàng Yến - Lớp K21 KEU QTH đã nhận được “giấy thông hành” để tiếp tục tranh tài với các thí sinh đến từ các trường đại học khác trên cả nước tại Vòng 3. Vòng 3 sẽ diễn ra từ ngày 2 - 7/11/2018 tại Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh với hình thức Thi Tự luận và Thi Kỹ năng “mềm” theo hình thức cá nhân nhằm kiểm tra khả năng lý luận, kiến thức chuyên sâu và kỹ năng của sinh viên.
Là 1 trong 4 thí sinh lọt vào Vòng 3, Nguyễn Ngọc Trâm Khuê chia sẻ: “Trong suốt thời gian chuẩn bị cho Vòng 2, em cũng như các bạn thí sinh khác đều dành nhiều thời gian ôn tập và bồi dưỡng nhiều kiến thức không chỉ thuộc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán mà còn cả những kiến thức kinh tế, tài chính khác nhau. Chúng em cũng nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía các thầy cô trong trường từ việc hướng dẫn tìm nguồn tài liệu, chọn lọc tài liệu, lập kế hoạch ôn tập,... Để tự tin tranh tài tại Vòng 3, em sẽ dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc ôn tập, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tiếng Anh.”
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4305&pid=2068&page=0&lang=vi-VN
Chiều ngày 21/10/2018, 12 sinh viên Đại học Duy Tân đã bước vào Vòng 2 của Cuộc thi CPA Tiềm năng lần thứ 17 - năm 2018. Sau những phần thi hấp dẫn và kịch tích, 4 sinh viên xuất sắc nhất của Đại học Duy Tân là Nguyễn Hồng Tiểu Minh, Nguyễn Ngọc Trâm Khuê, Đỗ Ngọc Khánh và Hoàng Yến đã giành quyền bước tiếp vào vòng trong.
Các thi sinh cùng tranh tài trong Phần thi Chinh phục Tri thức
CPA Tiềm năng là cuộc thi thường niên do Khoa Kế toán và Câu Lạc bộ Kế toán - Kiểm toán A2C, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với nhiều trường đại học trên cả nước tổ chức. Cuộc thi là sân chơi bổ ích để sinh viên các ngành Kế toán, Kiểm toán và Tài chính có cơ hội cùng giao lưu, học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên ngành và trau dồi kỹ năng tiếng Anh. Bên cạnh đó, Cuộc thi CPA Tiềm năng còn hỗ trợ sinh viên làm quen với kỳ thi chứng chỉ quốc tế CPA, cập nhật thông tin về xu hướng phát triển nghề nghiệp, giúp sinh viên có thể định hướng rõ ràng hơn cho sự nghiệp của bản thân, đặc biệt là có cơ hội làm việc tại các công ty đa quốc gia như KPMG, Unilever, Suntory Pepsi, McMasters’,...
Cuộc thi CPA Tiềm năm 2018 được khởi động từ ngày 25/8/2018 và Vòng Sơ tuyển với hình thức thi Trắc nghiệm Online trên website: www.tracnghiem.a2cclub.com dành cho các thí sinh tại Quy Nhơn và Đà Nẵng đã diễn ra vào lúc 0h ngày 11/10/2018 đến 24h ngày 13/10/2018. Hơn 260 thí sinh của Đại học Duy Tân đã dự thi Vòng Sơ tuyển Online và 12 thí sinh có kết quả cao nhất đã được lựa chọn để tiếp tục tranh tài tại Vòng 2 của CPA Tiềm năng 2018.
4 sinh viên Duy Tân xuất sắc nhất đã nhận được "giấy thông hành" vào Vòng 3
Tại Vòng 2, 12 sinh viên Duy Tân được chia làm 4 đội thi và phải vượt qua 3 phần thi gồm: Phần 1 - Chinh phục Tri thức, Phần 2 - Giải mã Tri thức và Phần 3 - Ứng xử Tri thức. Qua mỗi phần thi, sinh viên Duy Tân đã thể hiện được sự hiểu biết và vốn kiến thức của bản thân về nhiều lĩnh vực khác nhau như: Kế toán Tài chính, Thuế, Luật Kinh tế, Kiểm toán Quốc tế,... và các kiến thức khác về Kinh tế - Xã hội. Bên cạnh đó, Ban Giám khảo cũng rất ấn tượng với sự tự tin, tư duy logic và khả năng hùng biện bằng tiếng Anh của sinh viên Duy Tân.
Kết thúc Vòng 2, 4 sinh viên xuất sắc nhất của Đại học Duy Tân gồm: Nguyễn Hồng Tiểu Minh - Lớp K22 KEU QTH, Nguyễn Ngọc Trâm Khuê - Lớp K22 KEU QTH, Đỗ Ngọc Khánh - Lớp K21 PSU KKT1và Hoàng Yến - Lớp K21 KEU QTH đã nhận được “giấy thông hành” để tiếp tục tranh tài với các thí sinh đến từ các trường đại học khác trên cả nước tại Vòng 3. Vòng 3 sẽ diễn ra từ ngày 2 - 7/11/2018 tại Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh với hình thức Thi Tự luận và Thi Kỹ năng “mềm” theo hình thức cá nhân nhằm kiểm tra khả năng lý luận, kiến thức chuyên sâu và kỹ năng của sinh viên.
Là 1 trong 4 thí sinh lọt vào Vòng 3, Nguyễn Ngọc Trâm Khuê chia sẻ: “Trong suốt thời gian chuẩn bị cho Vòng 2, em cũng như các bạn thí sinh khác đều dành nhiều thời gian ôn tập và bồi dưỡng nhiều kiến thức không chỉ thuộc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán mà còn cả những kiến thức kinh tế, tài chính khác nhau. Chúng em cũng nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía các thầy cô trong trường từ việc hướng dẫn tìm nguồn tài liệu, chọn lọc tài liệu, lập kế hoạch ôn tập,... Để tự tin tranh tài tại Vòng 3, em sẽ dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc ôn tập, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tiếng Anh.”
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4305&pid=2068&page=0&lang=vi-VN
oanhoanh2211- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1069
Join date : 29/12/2016
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|