Sinh viên DTU Giao lưu cùng trường Temasek Polytechnic
2 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sinh viên DTU Giao lưu cùng trường Temasek Polytechnic
Sinh viên DTU Giao lưu cùng trường Temasek Polytechnic
Sáng ngày 22/1/2019, Phòng Trao đổi Sinh viên Toàn cầu tổ chức buổi giao lưu văn hóa giữa sinh viên Đại học Duy Tân với giảng viên và sinh viên trường Temasek Polytechnic (Singapore). Đây là hoạt động đầy ý nghĩa và bổ ích để sinh viên Duy Tân có cơ hội tìm hiểu về đất nước, văn hóa và con người Singapore, cũng như kết nối tình bạn giữa sinh viên các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Đại diện Đại học Duy Tân trao quà lưu niệm đến đoàn trường
Temasek Polytechnic
Khuấy động không khí hội trường là những tiết mục văn nghệ đặc sắc và những trò chơi vui nhộn, giúp các bạn sinh viên 2 trường nhanh chóng làm quen và tìm hiểu lẫn nhau. Để giúp nước bạn có cái nhìn tổng quan hơn về mình, đại diện sinh viên Đại học Duy Tân và Temasek Polytechnic đã có bài giới thiệu thú vị về đời sống văn hóa, trang phục, địa danh nổi tiếng, đặc trưng ẩm thực, ngôn ngữ,… của quốc gia nơi mình sinh sống và học tập. Đặc biệt, đoàn trường Temasek Polytechnic còn mang tặng sinh viên Duy Tân rất nhiều loại bánh khác nhau ẩn chứa giá trị văn hóa của đất nước xinh đẹp này.
Tại buổi giao lưu, anh Nguyễn Huy Phước - Giám đốc Trung tâm Trao đổi Sinh viên Toàn cầu chia sẻ: “Đây là lần thứ 2 Đại học Duy Tân đón tiếp và giao lưu cùng đoàn trường Temasek Polytechnic. Buổi giao lưu ngày hôm nay sẽ mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Duy Tân và cả sinh viên Temasek Polytechnic được gặp gỡ, giao lưu, kết bạn, cùng nhau trao đổi và tìm hiểu kiến thức về văn hóa, con người và đất nước của nhau. Hy vọng rằng, Đại học Duy Tân và trường Temasek Polytechnic sẽ có mối quan hệ hợp tác bền vững, cùng nhau trao đổi văn hóa, giáo dục và gắn kết tình hữu nghị giữa cộng đồng sinh viên hai nước.”
40 giảng viên và sinh viên Temasek Polytechnic cùng tham gia buổi giao lưu
với sinh viên Duy Tân
Trong 3 ngày đến thăm và giao lưu với Đại học Duy Tân, Đoàn trường Temasek Polytechnic gồm 40 giảng viên và sinh viên đã được các bạn “hướng dẫn viên” Duy Tân đưa đi tham quan những địa điểm du lịch nổi tiếng như: Ngũ Hành Sơn, Chợ Cồn, Bảo tàng Chăm,… “Trăm nghe không bằng một thấy”, các bạn sinh viên Temasek Polytechnic đã được trải nghiệm một cách chân thực và gần gũi về con người, cuộc sống và đất nước Việt Nam qua những chuyến đi thực tế thú vị. Đồng thời, chuyến đi này cũng giúp các bạn sinh viên Duy Tân có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp, nâng cao trình độ ngoại ngữ tiếp nhận nhiều kiến thức mới khi tìm hiểu văn hóa của các nước khác nhau.
Những chuyến giao lưu văn hóa trên hành trình khám phá các quốc gia ASEAN của các đoàn sinh viên P2A đã và đang gắn kết rất nhiều sinh viên các quốc gia ASEAN lại gần nhau hơn, cùng nhau học hỏi, giao lưu kết bạn, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết về Cộng đồng ASEAN.
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4378&pid=2062&page=0&lang=vi-VN
Sáng ngày 22/1/2019, Phòng Trao đổi Sinh viên Toàn cầu tổ chức buổi giao lưu văn hóa giữa sinh viên Đại học Duy Tân với giảng viên và sinh viên trường Temasek Polytechnic (Singapore). Đây là hoạt động đầy ý nghĩa và bổ ích để sinh viên Duy Tân có cơ hội tìm hiểu về đất nước, văn hóa và con người Singapore, cũng như kết nối tình bạn giữa sinh viên các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Đại diện Đại học Duy Tân trao quà lưu niệm đến đoàn trường
Temasek Polytechnic
Khuấy động không khí hội trường là những tiết mục văn nghệ đặc sắc và những trò chơi vui nhộn, giúp các bạn sinh viên 2 trường nhanh chóng làm quen và tìm hiểu lẫn nhau. Để giúp nước bạn có cái nhìn tổng quan hơn về mình, đại diện sinh viên Đại học Duy Tân và Temasek Polytechnic đã có bài giới thiệu thú vị về đời sống văn hóa, trang phục, địa danh nổi tiếng, đặc trưng ẩm thực, ngôn ngữ,… của quốc gia nơi mình sinh sống và học tập. Đặc biệt, đoàn trường Temasek Polytechnic còn mang tặng sinh viên Duy Tân rất nhiều loại bánh khác nhau ẩn chứa giá trị văn hóa của đất nước xinh đẹp này.
Tại buổi giao lưu, anh Nguyễn Huy Phước - Giám đốc Trung tâm Trao đổi Sinh viên Toàn cầu chia sẻ: “Đây là lần thứ 2 Đại học Duy Tân đón tiếp và giao lưu cùng đoàn trường Temasek Polytechnic. Buổi giao lưu ngày hôm nay sẽ mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Duy Tân và cả sinh viên Temasek Polytechnic được gặp gỡ, giao lưu, kết bạn, cùng nhau trao đổi và tìm hiểu kiến thức về văn hóa, con người và đất nước của nhau. Hy vọng rằng, Đại học Duy Tân và trường Temasek Polytechnic sẽ có mối quan hệ hợp tác bền vững, cùng nhau trao đổi văn hóa, giáo dục và gắn kết tình hữu nghị giữa cộng đồng sinh viên hai nước.”
40 giảng viên và sinh viên Temasek Polytechnic cùng tham gia buổi giao lưu
với sinh viên Duy Tân
Trong 3 ngày đến thăm và giao lưu với Đại học Duy Tân, Đoàn trường Temasek Polytechnic gồm 40 giảng viên và sinh viên đã được các bạn “hướng dẫn viên” Duy Tân đưa đi tham quan những địa điểm du lịch nổi tiếng như: Ngũ Hành Sơn, Chợ Cồn, Bảo tàng Chăm,… “Trăm nghe không bằng một thấy”, các bạn sinh viên Temasek Polytechnic đã được trải nghiệm một cách chân thực và gần gũi về con người, cuộc sống và đất nước Việt Nam qua những chuyến đi thực tế thú vị. Đồng thời, chuyến đi này cũng giúp các bạn sinh viên Duy Tân có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp, nâng cao trình độ ngoại ngữ tiếp nhận nhiều kiến thức mới khi tìm hiểu văn hóa của các nước khác nhau.
Những chuyến giao lưu văn hóa trên hành trình khám phá các quốc gia ASEAN của các đoàn sinh viên P2A đã và đang gắn kết rất nhiều sinh viên các quốc gia ASEAN lại gần nhau hơn, cùng nhau học hỏi, giao lưu kết bạn, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết về Cộng đồng ASEAN.
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4378&pid=2062&page=0&lang=vi-VN
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1726
Join date : 24/07/2015
Re: Sinh viên DTU Giao lưu cùng trường Temasek Polytechnic
Người trẻ ấn tượng phim 'Không chiến Việt Nam'
Một trailer phim ngắn về lịch sử Việt đang thu hút hơn 700.000 lượt view và hàng ngàn bình luận (đa số là của người trẻ) khi vừa ra mắt, đó là trailer Những cánh én đầu tiên, thuộc series phim sử Việt Không chiến Việt Nam.
Những hình ảnh trong phim ngắn lịch sử "Những cánh én đầu tiên"
Không chiến Việt Nam là dự án phim về đề tài lịch sử do Xưởng phim Én Bạc - Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) thực hiện. Và Những cánh én đầu tiên là tập phim đầu tiên trong series đó. Phim có thời lượng khoảng 35 phút, chủ yếu tái hiện hình ảnh cuộc giao tranh đầu tiên của biên đội máy bay thuộc Trung đoàn Sao đỏ (Không quân nhân dân VN) với không lực Mỹ...
“Ngày 3.4.1965, Mỹ tiến hành chiến dịch Sấm rền nhằm đánh phá các mục tiêu giao thông quan trọng, cắt đứt đường vận chuyển, tiếp viện từ miền Bắc vào miền Nam VN. Một trong những mục tiêu đánh phá quan trọng nhất mà Mỹ nhắm tới là cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa. Tại đây, Không quân VN đã có trận đánh trên không đầu tiên với lực lượng không quân Mỹ”. Những cánh én đầu tiên đã bắt đầu như vậy.
Đầy xúc cảm với biên đội “én bạc”
Phim ngắn tái hiện bối cảnh nhóm các phi công trẻ trên những chiếc MiG17, hay còn gọi là “Én Bạc” giao tranh với đối thủ vượt xa mình cả về mặt số lượng lẫn kỹ thuật, khí tài là F100 và F105 của Mỹ. Biên đội MiG17 đã biến điểm yếu thành yếu điểm, bằng cách tận dụng khả năng cơ động của MiG17, tốt hơn so với đối thủ khi ở vận tốc thấp, dùng súng đại bác 23 mm và 37 mm ở cự ly gần và dùng chiến thuật đánh du kích... Những người tiên phong của lực lượng Không quân nhân dân VN và những chiếc “Én Bạc” của họ đã thành công trong trận giáp mặt với máy bay Mỹ, thế nhưng chiến thắng này đã phải trả bằng cái giá đắt...
Chia sẻ về Những cánh én đầu tiên, Nguyễn Văn Trường Sơn, Trưởng dự án Không chiến Việt Nam, cho biết: “Không phải là loại phim có kết cấu nhân vật, kịch tính, cũng không phải là thể loại phim được xây dựng theo bố cục, nhưng từ những hình ảnh về trận chiến, những chia sẻ của người trong cuộc là thế hệ phi công một thời, chúng tôi muốn tìm cách truyền cảm hứng về thể loại phim lịch sử đến các bạn trẻ”.
Phim có hai mảng, thứ nhất là bản phim hành động ngắn tái hiện một cách sinh động trận đánh bảo vệ cầu Hàm Rồng của Không quân VN năm 1965 dưới góc nhìn điện ảnh. Đó là hình ảnh chiến đấu của Biên đội Trần Hanh gồm 4 chiếc tiêm kích MiG17 do các phi công Trần Hanh, Phạm Giấy, Lê Minh Huân và Trần Nguyên Năm cầm lái. Sau trận đánh, chỉ một mình phi công Trần Hanh sống sót, cũng chính là người bắn rơi máy bay Mỹ và tìm mọi cách bảo toàn chiếc MiG17 của mình bằng cách hạ cánh bằng bụng xuống mặt ruộng... Mảng thứ hai được chính những nhân chứng một thời chia sẻ đầy cảm xúc, đầy chân thực, trên nền hình ảnh tái hiện để thấy tính ác liệt của trận giao tranh. “Chúng tôi chọn cách thể hiện phim tài liệu lịch sử dùng kỹ xảo hiện đại, hình ảnh hấp dẫn để thu hút các bạn trẻ. Hình ảnh, âm thanh chân thực sẽ tạo cảm xúc thay cho những đoạn số liệu lịch sử khô khan. Ẩn đằng sau hình ảnh trận chiến là lòng quả cảm của phi công MiG17...”, tiến sĩ Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, Chủ nhiệm dự án phim tài liệu Không chiến Việt Nam, cho biết.
Chân dung 4 phi công lái Biên đội máy bay tiêm kích MiG17 bảo vệ cầu Hàm Rồng
Ấn tượng từ trailer
Trailer 2’27’’ của phim ngắn được ra mắt với hình ảnh biên đội MiG17 của VN cất cánh, dàn trận trước sự áp đảo của không lực Mỹ, với những đợt cắt bom xuống cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) phô trương thanh thế của đối phương và chiến lược ứng phó khôn ngoan của những chiếc MiG17, lòng quả cảm của thế hệ phi công Việt đầu tiên. Ngay khi vừa ra mắt, trailer Những cánh én đầu tiên đã có hơn 700.000 lượt view, gần 16.000 lượt chia sẻ. Đặc biệt là gần 3.000 lượt bình luận như: “Nên làm những phim như thế này mà chiếu rạp, để cho thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử nước ta”, “Hình ảnh, kỹ xảo đẹp, hào hùng. Cứ làm phim lịch sử dạng này rồi chiếu cho học sinh xem thì đảm bảo lứa trẻ yêu lịch sử ngay”, “Nhìn MiG17 cất cánh thấy đầy cảm xúc và nổi da gà...”, “Rất hào hứng chờ ngày phim ra rạp. Tự hào quá VN ơi”, “Xem trailer thôi mà tự dưng rơi nước mắt...”...
Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo cho biết đằng sau lưng dự án Không chiến Việt Nam là một ê kíp làm phim theo xu hướng VFX (kỹ xảo) với gần 20 thành viên của Xưởng phim Én Bạc (Trường ĐH Duy Tân), xưởng phim được Cục Điện ảnh VN cấp phép hoạt động từ năm 2014. Đó là những bạn trẻ luôn đau đáu với thể loại phim lịch sử Việt được thể hiện một cách hiện đại, hấp dẫn, chân thực..
https://thanhnien.vn/gioi-tre/nguoi-tre-an-tuong-phim-khong-chien-viet-nam-1039850.html
Một trailer phim ngắn về lịch sử Việt đang thu hút hơn 700.000 lượt view và hàng ngàn bình luận (đa số là của người trẻ) khi vừa ra mắt, đó là trailer Những cánh én đầu tiên, thuộc series phim sử Việt Không chiến Việt Nam.
Những hình ảnh trong phim ngắn lịch sử "Những cánh én đầu tiên"
Không chiến Việt Nam là dự án phim về đề tài lịch sử do Xưởng phim Én Bạc - Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) thực hiện. Và Những cánh én đầu tiên là tập phim đầu tiên trong series đó. Phim có thời lượng khoảng 35 phút, chủ yếu tái hiện hình ảnh cuộc giao tranh đầu tiên của biên đội máy bay thuộc Trung đoàn Sao đỏ (Không quân nhân dân VN) với không lực Mỹ...
“Ngày 3.4.1965, Mỹ tiến hành chiến dịch Sấm rền nhằm đánh phá các mục tiêu giao thông quan trọng, cắt đứt đường vận chuyển, tiếp viện từ miền Bắc vào miền Nam VN. Một trong những mục tiêu đánh phá quan trọng nhất mà Mỹ nhắm tới là cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa. Tại đây, Không quân VN đã có trận đánh trên không đầu tiên với lực lượng không quân Mỹ”. Những cánh én đầu tiên đã bắt đầu như vậy.
Đầy xúc cảm với biên đội “én bạc”
Phim ngắn tái hiện bối cảnh nhóm các phi công trẻ trên những chiếc MiG17, hay còn gọi là “Én Bạc” giao tranh với đối thủ vượt xa mình cả về mặt số lượng lẫn kỹ thuật, khí tài là F100 và F105 của Mỹ. Biên đội MiG17 đã biến điểm yếu thành yếu điểm, bằng cách tận dụng khả năng cơ động của MiG17, tốt hơn so với đối thủ khi ở vận tốc thấp, dùng súng đại bác 23 mm và 37 mm ở cự ly gần và dùng chiến thuật đánh du kích... Những người tiên phong của lực lượng Không quân nhân dân VN và những chiếc “Én Bạc” của họ đã thành công trong trận giáp mặt với máy bay Mỹ, thế nhưng chiến thắng này đã phải trả bằng cái giá đắt...
Chia sẻ về Những cánh én đầu tiên, Nguyễn Văn Trường Sơn, Trưởng dự án Không chiến Việt Nam, cho biết: “Không phải là loại phim có kết cấu nhân vật, kịch tính, cũng không phải là thể loại phim được xây dựng theo bố cục, nhưng từ những hình ảnh về trận chiến, những chia sẻ của người trong cuộc là thế hệ phi công một thời, chúng tôi muốn tìm cách truyền cảm hứng về thể loại phim lịch sử đến các bạn trẻ”.
Phim có hai mảng, thứ nhất là bản phim hành động ngắn tái hiện một cách sinh động trận đánh bảo vệ cầu Hàm Rồng của Không quân VN năm 1965 dưới góc nhìn điện ảnh. Đó là hình ảnh chiến đấu của Biên đội Trần Hanh gồm 4 chiếc tiêm kích MiG17 do các phi công Trần Hanh, Phạm Giấy, Lê Minh Huân và Trần Nguyên Năm cầm lái. Sau trận đánh, chỉ một mình phi công Trần Hanh sống sót, cũng chính là người bắn rơi máy bay Mỹ và tìm mọi cách bảo toàn chiếc MiG17 của mình bằng cách hạ cánh bằng bụng xuống mặt ruộng... Mảng thứ hai được chính những nhân chứng một thời chia sẻ đầy cảm xúc, đầy chân thực, trên nền hình ảnh tái hiện để thấy tính ác liệt của trận giao tranh. “Chúng tôi chọn cách thể hiện phim tài liệu lịch sử dùng kỹ xảo hiện đại, hình ảnh hấp dẫn để thu hút các bạn trẻ. Hình ảnh, âm thanh chân thực sẽ tạo cảm xúc thay cho những đoạn số liệu lịch sử khô khan. Ẩn đằng sau hình ảnh trận chiến là lòng quả cảm của phi công MiG17...”, tiến sĩ Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, Chủ nhiệm dự án phim tài liệu Không chiến Việt Nam, cho biết.
Chân dung 4 phi công lái Biên đội máy bay tiêm kích MiG17 bảo vệ cầu Hàm Rồng
Ấn tượng từ trailer
Trailer 2’27’’ của phim ngắn được ra mắt với hình ảnh biên đội MiG17 của VN cất cánh, dàn trận trước sự áp đảo của không lực Mỹ, với những đợt cắt bom xuống cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) phô trương thanh thế của đối phương và chiến lược ứng phó khôn ngoan của những chiếc MiG17, lòng quả cảm của thế hệ phi công Việt đầu tiên. Ngay khi vừa ra mắt, trailer Những cánh én đầu tiên đã có hơn 700.000 lượt view, gần 16.000 lượt chia sẻ. Đặc biệt là gần 3.000 lượt bình luận như: “Nên làm những phim như thế này mà chiếu rạp, để cho thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử nước ta”, “Hình ảnh, kỹ xảo đẹp, hào hùng. Cứ làm phim lịch sử dạng này rồi chiếu cho học sinh xem thì đảm bảo lứa trẻ yêu lịch sử ngay”, “Nhìn MiG17 cất cánh thấy đầy cảm xúc và nổi da gà...”, “Rất hào hứng chờ ngày phim ra rạp. Tự hào quá VN ơi”, “Xem trailer thôi mà tự dưng rơi nước mắt...”...
Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo cho biết đằng sau lưng dự án Không chiến Việt Nam là một ê kíp làm phim theo xu hướng VFX (kỹ xảo) với gần 20 thành viên của Xưởng phim Én Bạc (Trường ĐH Duy Tân), xưởng phim được Cục Điện ảnh VN cấp phép hoạt động từ năm 2014. Đó là những bạn trẻ luôn đau đáu với thể loại phim lịch sử Việt được thể hiện một cách hiện đại, hấp dẫn, chân thực..
https://thanhnien.vn/gioi-tre/nguoi-tre-an-tuong-phim-khong-chien-viet-nam-1039850.html
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
Similar topics
» Giao lưu giữa Sinh viên Đại học Duy Tân và trường Temasek Polytechnic
» Giao lưu Văn hóa với Sinh viên Temasek Polytechnic (Singapore) và Đại học
» Đại học Duy Tân Giao lưu với đoàn Giảng viên và Sinh viên Trường Đại học
» Sinh viên Singapore Polytechnic Học tập và Nghiên cứu tại Đại học Duy Tân
» Nhà trường cùng doanh nghiệp đào tạo sinh viên
» Giao lưu Văn hóa với Sinh viên Temasek Polytechnic (Singapore) và Đại học
» Đại học Duy Tân Giao lưu với đoàn Giảng viên và Sinh viên Trường Đại học
» Sinh viên Singapore Polytechnic Học tập và Nghiên cứu tại Đại học Duy Tân
» Nhà trường cùng doanh nghiệp đào tạo sinh viên
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|