Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyê
3 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyê
[size=32]Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên[/size]
Một loài chuồn chuồn kim mới vừa được TS.Phan Quốc Toản - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Côn trùng - Ký sinh trùng, Đại học Duy Tân phát hiện tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum và sau đó là tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, Việt Nam.
Bài báo khoa học giới thiệu về loài chuồn chuồn kim mới này của TS.Phan Quốc Toản ngay lập tức được Tạp chí Quốc tế Zootaxa chấp nhận đăng tải vào ngày 4-2-2019. Tên của loài chuồn chuồn kim này được tác giả trân trọng đặt theo tên của người sáng lập lên trường Đại học (ĐH) Tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung, đó là Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ với tên khoa học là Coeliccia lecongcoi.
Khám phá bí ẩn giữa núi rừng Tây Nguyên
Là một người yêu thiên nhiên, say mê vẻ đẹp và sự đa dạng của các loài côn trùng, TS. Phan Quốc Toản đã dành khá nhiều thời gian để sống, tìm hiểu và nghiên cứu ở khắp các cánh rừng Việt Nam. Công việc nghiên cứu đòi hỏi phải trèo đèo, lội suối khá vất vả nhưng giúp TS.Toản phát hiện ra những điều mới lạ về các loài côn trùng vốn đang góp phần vào việc tạo dựng một hệ sinh thái lành mạnh trong môi trường tự nhiên Việt Nam.
Loài chuồn chuồn kim mới mang tên Coeliccia lecongcoi
Công bố quốc tế mới nhất của TS. Toản chính là về một loài chuồn chuồn kim mới được phát hiện tại khu vực núi rừng Tây Nguyên của Việt Nam. Đó là một loài chuồn chuồn kim có mặt lưng được bao phủ một màu đen tuyền và bên phía dưới bụng được nhuộm màu vàng óng. Cả cơ thể của chuồn chuồn kim này là sự phối màu khéo léo trong tính cân đối của đôi mắt màu vàng, má màu xanh, và phần ngực được bao phủ bởi một lớp phấn mờ. Ngay khi phát hiện những khác biệt ở loài chuồn chuồn kim này, TS.Toản đã thu thập mẩu vật, xử lý và sau đó, mang về để tiếp tục nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại ĐH Duy Tân. Quá trình nghiên cứu tỉ mỉ đã giúp TS.Toản phát hiện ra nhiều điều mới lạ hơn trên cơ thể của chuồn chuồn kim và khẳng định đây là một loài hoàn toàn mới trong khoa học. Loài côn trùng mới này chủ yếu sống ở những dòng suối nhỏ (chiều rộng 2 ~ 4m) xen kẽ với những tảng đá lớn tối tăm hay các thảm thực vật rậm rạp ở các khu rừng nguyên sinh. TS.Toản quyết định đặt tên loài côn trùng này là Coeliccia lecongcoi.
Trước đó vào năm 2017, TS.Phan Quốc Toản cũng đã từng công bố nghiên cứu về một loài chuồn chuồn kim mới khác với tên gọi là Coeliccia duytan được tìm thấy ở Vườn quốc gia Chư Mom Rây, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Hai loài này đều là những loài đặc hữu, chỉ mới được phát hiện phân bố ở khu vực Tây Nguyên. Điểm khác biệt là con đực của loài chuồn chuồn kim Coeliccia lecongcoi có vạch màu đen ở vân ngực, khác nhau về hình dạng đốm phấn trắng và khác nhau nữa ở đặc điểm cấu tạo phần sau của đốt ngực trước (prothorax) ở con cái. Các kết quả nghiên cứu về nhóm chuồn chuồn kim này đã đặt những bước chân đầu tiên cho một hành trình dài khám phá và tìm hiểu những điều thú vị về chuồn chuồn kim cũng như các loài côn trùng khác ở Việt Nam.
Ẩn ý về tên của loài chuồn chuồn kim mới Coeliccia lecongcoi
Từ báo cáo khoa học đăng tải trên Tạp chí Quốc tế Zootaxa, phát hiện một điều khá thú vị với tên của loài chuồn chuồn kim mới này, đó là Coeliccia lecongcoi. Phải chăng đó là tên gọi được đặt theo tên của một người nổi tiếng?
Điều này không còn quá xa lạ trong giới khoa học hiện nay khi những phát hiện mới đã được tác giả đặt tên dựa theo một nhân vật quan trọng, có tầm ảnh hưởng nhằm thể hiện sự kính trọng, tôn vinh, tri ân, hay tưởng nhớ một người nào đó. Đã có rất nhiều loài sinh vật được đặt tên theo hướng này, chẳng hạn như loài Bướm đêm Neopalpa donaldtrumpi ở bang Arizona, California được đặt theo tên Tổng thống Donald Trump, hay có tới 9 loài sinh vật mang tên vị cựu Tổng thống Barack Obama, hoặc một loài Bọ cánh cứng ở Malaysia, loài Grouvellinus leonardodicaprioi cũng được đặt tên theo tên của nam diễn viên Leonardo DiCaprio,…
Ngoài chuồn chuồn kim, TS.Phan Quốc Toản còn say mê nghiên cứu các loại côn trùng khác như bướm, bọ cánh cứng, ve sầu,... và cả các loại ký sinh trùng gây bệnh ở người
Lý giải điều thú vị này đối với tên gọi Coeliccia lecongcoi dành cho loài chuồn chuồn kim mới vừa được phát hiện, và trước đó cũng đã từng đặt tên Coeliccia duytan cho một loài chuồn chuồn kim khác, tác giả là TS.Phan Quốc Toản chia sẻ: "Đối với riêng tôi, loài chuồn chuồn kim Coeliccia lecongcoi được đặt theo tên của Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ - một người thầy mẫu mực cũng chính là người mà tôi luôn ngưỡng mộ về tinh thần làm việc, ý chí và nghị lực để xây dựng và phát triển trường ĐH Duy Tân uy tín như hôm nay. Tôi đã đặt tên cho 2 loài chuồn chuồn mới là Coeliccia duytan và Coeliccia lecongcoi chính là thể hiện sự trân trọng đối với ngôi trường này, đồng thời mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa hai loài Coeliccia lecongcoi và Coeliccia duytan cũng như ngụ ý nói về một mối khăng khít và gắn bó giữa thầy Lê Công Cơ với ĐH Duy Tân. Thầy là người sáng lập và vượt qua chặng đường 25 năm đầy sóng gió để tạo dựng nên một môi trường học tập và làm việc chất lượng cho giảng viên và sinh viên khắp cả nước, đặc biệt trong đó có người dân ở khu vực miền Trung nghèo khó và nắng gió này."
Ngay sau khi lấy bằng Tiến sĩ về côn trùng học tại Nhật Bản, TS.Phan Quốc Toản đã tham gia sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Côn trùng - Ký sinh trùng của ĐH Duy Tân. Đây chính là chiếc nôi để TS.Toản thỏa sức với đam mê và nghiên cứu về côn trùng. Nhà trường đã tạo điều kiện để TS.Toản dạo bước khắp các núi rừng của Việt Nam cũng như cung cấp phòng thí nghiệm và các trang thiết bị cần thiết khác, phục vụ cho việc nghiên cứu và tích lũy kiến thức mới. Chuồn chuồn kim được TS.Toản rất quan tâm nghiên cứu bởi đây là nhóm côn trùng bán thủy sinh, cả giai đoạn ấu trùng đến trưởng thành đều là những loài săn bắt các loài côn trùng khác để ăn thịt. Chuồn chuồn cũng chính là một nhóm sinh vật chỉ thị (bioindicator) dùng để đánh giá chất lượng nguồn nước và các hệ sinh thái, đồng thời, còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, góp phần tiêu diệt nhiều loài côn trùng gây hại.
Việt Nam là 1 trong 15 nước có đa dạng sinh học xếp vào hàng cao nhất thế giới. Theo thống kê từ các nhà nghiên cứu, ước tính ở Việt Nam đến năm 2007, đã có khoảng 235 loài chuồn chuồn được xác nhận, nhưng chỉ sau hơn 10 năm, đến nay, số lượng loài đã tăng lên gần 400 loài. Chỉ riêng đối với nhóm chuồn chuồn kim, trong vòng 2 năm trở lại đây, TS.Phan Quốc Toản và các đồng nghiệp đã phát hiện và công bố hàng chục loài mới qua thu thập từ các khu rừng, khu bảo tồn và vườn quốc gia của Việt Nam. Việc nghiên cứu đa dạng loài chuồn chuồn nói riêng và động vật học nói chung đang thực sự có ý nghĩa cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học của Việt Nam, phục vụ cho các công tác đánh giá bảo tồn loài, nguồn gốc phát sinh của loài, và nghiên cứu sự phân bố của các nhóm loài dựa vào quá trình biến đổi khí hậu, biến đổi sinh thái.
Các bạn có thể xem thêm thông tin đào tạo các ngành về Môi trường tại ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Môi trường & Công nghệ Hóa
Tâm Thông
https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/nha-khoa-hoc-dai-hoc-duy-tan-phat-hien-loai-chuon-chuon-kim-moi-o-tay-nguyen-20190218091659178.htm
Một loài chuồn chuồn kim mới vừa được TS.Phan Quốc Toản - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Côn trùng - Ký sinh trùng, Đại học Duy Tân phát hiện tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum và sau đó là tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, Việt Nam.
Bài báo khoa học giới thiệu về loài chuồn chuồn kim mới này của TS.Phan Quốc Toản ngay lập tức được Tạp chí Quốc tế Zootaxa chấp nhận đăng tải vào ngày 4-2-2019. Tên của loài chuồn chuồn kim này được tác giả trân trọng đặt theo tên của người sáng lập lên trường Đại học (ĐH) Tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung, đó là Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ với tên khoa học là Coeliccia lecongcoi.
Khám phá bí ẩn giữa núi rừng Tây Nguyên
Là một người yêu thiên nhiên, say mê vẻ đẹp và sự đa dạng của các loài côn trùng, TS. Phan Quốc Toản đã dành khá nhiều thời gian để sống, tìm hiểu và nghiên cứu ở khắp các cánh rừng Việt Nam. Công việc nghiên cứu đòi hỏi phải trèo đèo, lội suối khá vất vả nhưng giúp TS.Toản phát hiện ra những điều mới lạ về các loài côn trùng vốn đang góp phần vào việc tạo dựng một hệ sinh thái lành mạnh trong môi trường tự nhiên Việt Nam.
Loài chuồn chuồn kim mới mang tên Coeliccia lecongcoi
Công bố quốc tế mới nhất của TS. Toản chính là về một loài chuồn chuồn kim mới được phát hiện tại khu vực núi rừng Tây Nguyên của Việt Nam. Đó là một loài chuồn chuồn kim có mặt lưng được bao phủ một màu đen tuyền và bên phía dưới bụng được nhuộm màu vàng óng. Cả cơ thể của chuồn chuồn kim này là sự phối màu khéo léo trong tính cân đối của đôi mắt màu vàng, má màu xanh, và phần ngực được bao phủ bởi một lớp phấn mờ. Ngay khi phát hiện những khác biệt ở loài chuồn chuồn kim này, TS.Toản đã thu thập mẩu vật, xử lý và sau đó, mang về để tiếp tục nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại ĐH Duy Tân. Quá trình nghiên cứu tỉ mỉ đã giúp TS.Toản phát hiện ra nhiều điều mới lạ hơn trên cơ thể của chuồn chuồn kim và khẳng định đây là một loài hoàn toàn mới trong khoa học. Loài côn trùng mới này chủ yếu sống ở những dòng suối nhỏ (chiều rộng 2 ~ 4m) xen kẽ với những tảng đá lớn tối tăm hay các thảm thực vật rậm rạp ở các khu rừng nguyên sinh. TS.Toản quyết định đặt tên loài côn trùng này là Coeliccia lecongcoi.
Trước đó vào năm 2017, TS.Phan Quốc Toản cũng đã từng công bố nghiên cứu về một loài chuồn chuồn kim mới khác với tên gọi là Coeliccia duytan được tìm thấy ở Vườn quốc gia Chư Mom Rây, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Hai loài này đều là những loài đặc hữu, chỉ mới được phát hiện phân bố ở khu vực Tây Nguyên. Điểm khác biệt là con đực của loài chuồn chuồn kim Coeliccia lecongcoi có vạch màu đen ở vân ngực, khác nhau về hình dạng đốm phấn trắng và khác nhau nữa ở đặc điểm cấu tạo phần sau của đốt ngực trước (prothorax) ở con cái. Các kết quả nghiên cứu về nhóm chuồn chuồn kim này đã đặt những bước chân đầu tiên cho một hành trình dài khám phá và tìm hiểu những điều thú vị về chuồn chuồn kim cũng như các loài côn trùng khác ở Việt Nam.
Ẩn ý về tên của loài chuồn chuồn kim mới Coeliccia lecongcoi
Từ báo cáo khoa học đăng tải trên Tạp chí Quốc tế Zootaxa, phát hiện một điều khá thú vị với tên của loài chuồn chuồn kim mới này, đó là Coeliccia lecongcoi. Phải chăng đó là tên gọi được đặt theo tên của một người nổi tiếng?
Điều này không còn quá xa lạ trong giới khoa học hiện nay khi những phát hiện mới đã được tác giả đặt tên dựa theo một nhân vật quan trọng, có tầm ảnh hưởng nhằm thể hiện sự kính trọng, tôn vinh, tri ân, hay tưởng nhớ một người nào đó. Đã có rất nhiều loài sinh vật được đặt tên theo hướng này, chẳng hạn như loài Bướm đêm Neopalpa donaldtrumpi ở bang Arizona, California được đặt theo tên Tổng thống Donald Trump, hay có tới 9 loài sinh vật mang tên vị cựu Tổng thống Barack Obama, hoặc một loài Bọ cánh cứng ở Malaysia, loài Grouvellinus leonardodicaprioi cũng được đặt tên theo tên của nam diễn viên Leonardo DiCaprio,…
Ngoài chuồn chuồn kim, TS.Phan Quốc Toản còn say mê nghiên cứu các loại côn trùng khác như bướm, bọ cánh cứng, ve sầu,... và cả các loại ký sinh trùng gây bệnh ở người
Lý giải điều thú vị này đối với tên gọi Coeliccia lecongcoi dành cho loài chuồn chuồn kim mới vừa được phát hiện, và trước đó cũng đã từng đặt tên Coeliccia duytan cho một loài chuồn chuồn kim khác, tác giả là TS.Phan Quốc Toản chia sẻ: "Đối với riêng tôi, loài chuồn chuồn kim Coeliccia lecongcoi được đặt theo tên của Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ - một người thầy mẫu mực cũng chính là người mà tôi luôn ngưỡng mộ về tinh thần làm việc, ý chí và nghị lực để xây dựng và phát triển trường ĐH Duy Tân uy tín như hôm nay. Tôi đã đặt tên cho 2 loài chuồn chuồn mới là Coeliccia duytan và Coeliccia lecongcoi chính là thể hiện sự trân trọng đối với ngôi trường này, đồng thời mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa hai loài Coeliccia lecongcoi và Coeliccia duytan cũng như ngụ ý nói về một mối khăng khít và gắn bó giữa thầy Lê Công Cơ với ĐH Duy Tân. Thầy là người sáng lập và vượt qua chặng đường 25 năm đầy sóng gió để tạo dựng nên một môi trường học tập và làm việc chất lượng cho giảng viên và sinh viên khắp cả nước, đặc biệt trong đó có người dân ở khu vực miền Trung nghèo khó và nắng gió này."
Ngay sau khi lấy bằng Tiến sĩ về côn trùng học tại Nhật Bản, TS.Phan Quốc Toản đã tham gia sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Côn trùng - Ký sinh trùng của ĐH Duy Tân. Đây chính là chiếc nôi để TS.Toản thỏa sức với đam mê và nghiên cứu về côn trùng. Nhà trường đã tạo điều kiện để TS.Toản dạo bước khắp các núi rừng của Việt Nam cũng như cung cấp phòng thí nghiệm và các trang thiết bị cần thiết khác, phục vụ cho việc nghiên cứu và tích lũy kiến thức mới. Chuồn chuồn kim được TS.Toản rất quan tâm nghiên cứu bởi đây là nhóm côn trùng bán thủy sinh, cả giai đoạn ấu trùng đến trưởng thành đều là những loài săn bắt các loài côn trùng khác để ăn thịt. Chuồn chuồn cũng chính là một nhóm sinh vật chỉ thị (bioindicator) dùng để đánh giá chất lượng nguồn nước và các hệ sinh thái, đồng thời, còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, góp phần tiêu diệt nhiều loài côn trùng gây hại.
Việt Nam là 1 trong 15 nước có đa dạng sinh học xếp vào hàng cao nhất thế giới. Theo thống kê từ các nhà nghiên cứu, ước tính ở Việt Nam đến năm 2007, đã có khoảng 235 loài chuồn chuồn được xác nhận, nhưng chỉ sau hơn 10 năm, đến nay, số lượng loài đã tăng lên gần 400 loài. Chỉ riêng đối với nhóm chuồn chuồn kim, trong vòng 2 năm trở lại đây, TS.Phan Quốc Toản và các đồng nghiệp đã phát hiện và công bố hàng chục loài mới qua thu thập từ các khu rừng, khu bảo tồn và vườn quốc gia của Việt Nam. Việc nghiên cứu đa dạng loài chuồn chuồn nói riêng và động vật học nói chung đang thực sự có ý nghĩa cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học của Việt Nam, phục vụ cho các công tác đánh giá bảo tồn loài, nguồn gốc phát sinh của loài, và nghiên cứu sự phân bố của các nhóm loài dựa vào quá trình biến đổi khí hậu, biến đổi sinh thái.
Các bạn có thể xem thêm thông tin đào tạo các ngành về Môi trường tại ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Môi trường & Công nghệ Hóa
Tâm Thông
https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/nha-khoa-hoc-dai-hoc-duy-tan-phat-hien-loai-chuon-chuon-kim-moi-o-tay-nguyen-20190218091659178.htm
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1776
Join date : 24/07/2015
Re: Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyê
[size=32]ĐH Duy Tân công bố 521 bài báo ISI/SCOPUS trong năm 2018[/size]
Trong năm 2018, các nhà nghiên cứu và giảng viên của Đại học (ĐH) Duy Tân đã công bố 521 công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế thuộc ISI/Scopus (gọi tắt là các bài báo ISI/Scopus).
Các nhà khoa học làm việc tại phòng thí nghiệm hiện đại tại ĐH Duy Tân
Với 96% (498) trong số đó là các bài báo ISI và 4% (23) còn lại là các bài báo Scopus; đạt tốc độ tăng trưởng 42,3% so với năm 2017. Ngoài các bài báo ISI/Scopus, các nhà nghiên cứu cũng gửi đăng 33 bài báo trên các tạp chí quốc tế khác; viết 22 chương trong các sách chuyên ngành (book chapter); và làm biên tập viên (book editor) cho 7 cuốn sách chuyên ngành được ấn hành bởi các nhà xuất bản khoa học nổi tiếng trên thế giới như Elsevier, Springer, Wiley, Chapman & Hall, IOSPress, và IGI-Global.
Chất lượng và tính đa dạng lĩnh vực của nghiên cứu tiếp tục được nâng cao
Đánh giá trực tiếp chất lượng của bài báo là một công việc rất khó nếu người đánh giá không phải là người cùng lĩnh vực với bài báo. Do đó, để có thể lượng hóa được chất lượng bài báo thông thường là gián tiếp qua việc đánh giá chất lượng của tạp chí mà bài báo được đăng trên. Theo đó, hai chỉ số phổ biến thường được sử dụng, đó là:
- Chỉ số phân hạng của tạp chí trong chuyên ngành, gồm 4 mức từ Q1 (chất lượng cao nhất) đến Q4 (chất lượng ít nhất); và
- Chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor - IF).
Hiển nhiên, gửi đăng kết quả nghiên cứu trên tạp chí quốc tế là không dễ; nhưng đăng trên tạp chí quốc tế được các tổ chức ISI/Scopus phân hạng càng khó hơn. Và, để đăng được trên các tạp chí ISI/Scopus thuộc hạng cao, cũng như có chỉ số IF cao lại là thách thức lớn hơn. Để đăng được nghiên cứu trên các tạp chí này, đòi hỏi kết quả nghiên cứu phải có tầm ảnh hưởng lớn, có tính đột phá, hoặc mở ra những hướng nghiên cứu mới.
Trong năm 2018, số bài báo trên tạp chí hạng Q1 của ĐH Duy Tân chiếm 48,6% trong tổng số các bài báo. Cũng vậy, 36,9%, 11,5%, và 2,3% lần lượt là các tỷ lệ của số bài báo từ Q2 đến Q3 đến Q4 tương ứng. Các số liệu này cho thấy gần phân nửa các bài báo của ĐH Duy Tân được đăng ở các tạp chí hạng cao nhất là Q1, và đạt đến 85,4% ở hai mức chất lượng cao Q1 và Q2. Đây chính là những quả ngọt mà ĐH Duy Tân gặt hái được nhờ sự đầu tư lớn và liên tục trong nhiều năm liền cho đội ngũ nghiên cứu và cho các phòng thí nghiệm trọng điểm.
Xét riêng các bài báo ISI có chỉ số ảnh hưởng IF của năm nay, nhiều nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân đã đăng được công trình trên những tạp chí có chỉ số rất cao. Lần đầu tiên, một nhóm tác giả nghiên cứu về Y học của ĐH Duy Tân, đứng đầu là nhà khoa học Nguyễn Tất Cương, đã đăng được công trình trên tạp chí The New England Journal of Medicine (NEJM), một tạp chí được ví như “kinh thánh” của Y học thế giới, với IF lên đến 79.258. Đây là niềm vinh dự không chỉ đối với những người viết bài, đối với ĐH Duy Tân, mà còn đối với Việt Nam khi người Việt cũng có thể đóng góp những kiến thức mới ở trình độ rất cao cho y văn thế giới.
Không chỉ có công trình trên NEJM, nhóm tác giả này còn đăng những công trình của mình trên tạp chí hàng đầu về Y học, như: 11 bài trên The Lancet (IF=53.254), 1 bài Journal of the American Medical Association - JAMA (IF=47.661), 4 bài Lancet Neurology (IF=27.138), 3 bài Lancet Infectious Diseases (IF= 25.148), 2 bài JAMA Oncology (IF=20.871). Một số nhóm tác giả khác thuộc lĩnh vực Y-Sinh của ĐH Duy Tân cũng công bố nhiều bài báo khác trên các tạp chí có IF cao như Nature Communications, PLoS Medicine, Cancer Research, Clinical Infectious Diseases, PNAS,… Những nghiên cứu này đã và đang đi vào những bài giảng trên giảng đường, giúp sinh viên y khoa tiếp cận được với những kiến thức cập nhật nhất của quốc tế.
Ở lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, và khoa học tự nhiên, các nhà nghiên cứu ĐH Duy Tân cũng đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung với 61 công trình có chỉ số IF lớn hơn 4. Nổi bật nhất trong số đó là công trình “Large‐Scale Conductive Yarns Based on Twistable Korean Traditional Paper (Hanji) for Supercapacitor Applications: Toward High‐Performance Paper Supercapacitors” đăng trên tạp chí Advanced Energy Materials (IF=21.875) do nhà khoa học Lê Hoàng Sinh làm chủ nhiệm, và cũng là tác giả liên hệ của bài báo.
Ở lĩnh vực kinh tế, quản trị, dịch vụ, và khoa học xã hội, năm 2018 cũng là năm đánh dấu sự xuất hiện của 13 công trình nghiên cứu do chính các nhà khoa học tại ĐH Duy Tân thực hiện trên các tạp chí ISI/Scopus thuộc nhóm lĩnh vực này. Tiêu biểu là công trình đăng trên 1 trong 3 tạp chí hàng đầu trong tổng số 101 các tạp chí về du lịch, Annals of Tourism Research (IF= 5.086), của tác giả Ranjan Bandyopadhyay, cán bộ Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội; tạp chí International Journal of Hospitality Management (IF= 3.445) của tác giả Lê Ngọc Tuấn; hay tạp chí Sustainability (IF=2.075) của tác giả Dương Nguyễn Khánh Linh. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ so với các lĩnh vực khác, nhưng trong khi số lượng công bố quốc tế của nhóm lĩnh vực này ở Việt Nam còn khiêm tốn, thì những công trình của ĐH Duy Tân đã góp một phần giúp ghi danh Việt Nam lên bản đồ nghiên cứu khoa học xã hội nói chung trên thế giới.
Tiếp tục nằm trong bảng xếp hạng của Nature Index
Năm 2018 cũng là năm thứ 3 liên tiếp ĐH Duy Tân được tổ chức xếp hạng Nature Index gọi tên là một trong số 10 đơn vị đào tạo, nghiên cứu tại Việt Nam có những công bố quốc tế tốt nhất về các khoa học cơ bản và tự nhiên.
Xếp hạng cho năm 2018
NGUỒN: NATURE INDEX
Xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng của Việt Nam, đến năm nay chỉ còn lại duy nhất ĐH Duy Tân là đại học thuộc miền Trung Việt Nam, và cũng là đại học ngoài công lập duy nhất được xếp hạng. Nếu chỉ tính riêng các đơn vị được xếp hạng là đại học/trường đại học và loại trừ các viện nghiên cứu thì trong top 10 chỉ còn 5 đơn vị, gồm: ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Duy Tân.
Sánh vai với những đại học lâu đời có bề dày về thành tích nghiên cứu, cùng với việc liên tục có mặt trong bảng xếp hạng của Nature Index, là một vinh dự rất đỗi tự hào của tất cả cán bộ, giảng viên, nhân viên ĐH Duy Tân. Kết quả đó cũng là một minh chứng khách quan khẳng định với xã hội ĐH Duy Tân là một trong 5 đại học có năng lực nghiên cứu tốt nhất tại Việt Nam, ở thời điểm hiện nay.
Danh mục bài báo của ĐH Duy Tân năm 2018: https://bit.ly/2HB3WGI
Các bạn có thể xem thêm thông tin về nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế của ĐH Duy Tân tại đây: Nghiên cứu Khoa học tại ĐH Duy Tân.
https://thanhnien.vn/giao-duc/dh-duy-tan-cong-bo-521-bai-bao-isiscopus-trong-nam-2018-1049061.html
Trong năm 2018, các nhà nghiên cứu và giảng viên của Đại học (ĐH) Duy Tân đã công bố 521 công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế thuộc ISI/Scopus (gọi tắt là các bài báo ISI/Scopus).
Các nhà khoa học làm việc tại phòng thí nghiệm hiện đại tại ĐH Duy Tân
Với 96% (498) trong số đó là các bài báo ISI và 4% (23) còn lại là các bài báo Scopus; đạt tốc độ tăng trưởng 42,3% so với năm 2017. Ngoài các bài báo ISI/Scopus, các nhà nghiên cứu cũng gửi đăng 33 bài báo trên các tạp chí quốc tế khác; viết 22 chương trong các sách chuyên ngành (book chapter); và làm biên tập viên (book editor) cho 7 cuốn sách chuyên ngành được ấn hành bởi các nhà xuất bản khoa học nổi tiếng trên thế giới như Elsevier, Springer, Wiley, Chapman & Hall, IOSPress, và IGI-Global.
Chất lượng và tính đa dạng lĩnh vực của nghiên cứu tiếp tục được nâng cao
Đánh giá trực tiếp chất lượng của bài báo là một công việc rất khó nếu người đánh giá không phải là người cùng lĩnh vực với bài báo. Do đó, để có thể lượng hóa được chất lượng bài báo thông thường là gián tiếp qua việc đánh giá chất lượng của tạp chí mà bài báo được đăng trên. Theo đó, hai chỉ số phổ biến thường được sử dụng, đó là:
- Chỉ số phân hạng của tạp chí trong chuyên ngành, gồm 4 mức từ Q1 (chất lượng cao nhất) đến Q4 (chất lượng ít nhất); và
- Chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor - IF).
Hiển nhiên, gửi đăng kết quả nghiên cứu trên tạp chí quốc tế là không dễ; nhưng đăng trên tạp chí quốc tế được các tổ chức ISI/Scopus phân hạng càng khó hơn. Và, để đăng được trên các tạp chí ISI/Scopus thuộc hạng cao, cũng như có chỉ số IF cao lại là thách thức lớn hơn. Để đăng được nghiên cứu trên các tạp chí này, đòi hỏi kết quả nghiên cứu phải có tầm ảnh hưởng lớn, có tính đột phá, hoặc mở ra những hướng nghiên cứu mới.
Trong năm 2018, số bài báo trên tạp chí hạng Q1 của ĐH Duy Tân chiếm 48,6% trong tổng số các bài báo. Cũng vậy, 36,9%, 11,5%, và 2,3% lần lượt là các tỷ lệ của số bài báo từ Q2 đến Q3 đến Q4 tương ứng. Các số liệu này cho thấy gần phân nửa các bài báo của ĐH Duy Tân được đăng ở các tạp chí hạng cao nhất là Q1, và đạt đến 85,4% ở hai mức chất lượng cao Q1 và Q2. Đây chính là những quả ngọt mà ĐH Duy Tân gặt hái được nhờ sự đầu tư lớn và liên tục trong nhiều năm liền cho đội ngũ nghiên cứu và cho các phòng thí nghiệm trọng điểm.
Xét riêng các bài báo ISI có chỉ số ảnh hưởng IF của năm nay, nhiều nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân đã đăng được công trình trên những tạp chí có chỉ số rất cao. Lần đầu tiên, một nhóm tác giả nghiên cứu về Y học của ĐH Duy Tân, đứng đầu là nhà khoa học Nguyễn Tất Cương, đã đăng được công trình trên tạp chí The New England Journal of Medicine (NEJM), một tạp chí được ví như “kinh thánh” của Y học thế giới, với IF lên đến 79.258. Đây là niềm vinh dự không chỉ đối với những người viết bài, đối với ĐH Duy Tân, mà còn đối với Việt Nam khi người Việt cũng có thể đóng góp những kiến thức mới ở trình độ rất cao cho y văn thế giới.
Không chỉ có công trình trên NEJM, nhóm tác giả này còn đăng những công trình của mình trên tạp chí hàng đầu về Y học, như: 11 bài trên The Lancet (IF=53.254), 1 bài Journal of the American Medical Association - JAMA (IF=47.661), 4 bài Lancet Neurology (IF=27.138), 3 bài Lancet Infectious Diseases (IF= 25.148), 2 bài JAMA Oncology (IF=20.871). Một số nhóm tác giả khác thuộc lĩnh vực Y-Sinh của ĐH Duy Tân cũng công bố nhiều bài báo khác trên các tạp chí có IF cao như Nature Communications, PLoS Medicine, Cancer Research, Clinical Infectious Diseases, PNAS,… Những nghiên cứu này đã và đang đi vào những bài giảng trên giảng đường, giúp sinh viên y khoa tiếp cận được với những kiến thức cập nhật nhất của quốc tế.
Ở lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, và khoa học tự nhiên, các nhà nghiên cứu ĐH Duy Tân cũng đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung với 61 công trình có chỉ số IF lớn hơn 4. Nổi bật nhất trong số đó là công trình “Large‐Scale Conductive Yarns Based on Twistable Korean Traditional Paper (Hanji) for Supercapacitor Applications: Toward High‐Performance Paper Supercapacitors” đăng trên tạp chí Advanced Energy Materials (IF=21.875) do nhà khoa học Lê Hoàng Sinh làm chủ nhiệm, và cũng là tác giả liên hệ của bài báo.
Ở lĩnh vực kinh tế, quản trị, dịch vụ, và khoa học xã hội, năm 2018 cũng là năm đánh dấu sự xuất hiện của 13 công trình nghiên cứu do chính các nhà khoa học tại ĐH Duy Tân thực hiện trên các tạp chí ISI/Scopus thuộc nhóm lĩnh vực này. Tiêu biểu là công trình đăng trên 1 trong 3 tạp chí hàng đầu trong tổng số 101 các tạp chí về du lịch, Annals of Tourism Research (IF= 5.086), của tác giả Ranjan Bandyopadhyay, cán bộ Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội; tạp chí International Journal of Hospitality Management (IF= 3.445) của tác giả Lê Ngọc Tuấn; hay tạp chí Sustainability (IF=2.075) của tác giả Dương Nguyễn Khánh Linh. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ so với các lĩnh vực khác, nhưng trong khi số lượng công bố quốc tế của nhóm lĩnh vực này ở Việt Nam còn khiêm tốn, thì những công trình của ĐH Duy Tân đã góp một phần giúp ghi danh Việt Nam lên bản đồ nghiên cứu khoa học xã hội nói chung trên thế giới.
Tiếp tục nằm trong bảng xếp hạng của Nature Index
Năm 2018 cũng là năm thứ 3 liên tiếp ĐH Duy Tân được tổ chức xếp hạng Nature Index gọi tên là một trong số 10 đơn vị đào tạo, nghiên cứu tại Việt Nam có những công bố quốc tế tốt nhất về các khoa học cơ bản và tự nhiên.
Xếp hạng cho năm 2018
NGUỒN: NATURE INDEX
Xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng của Việt Nam, đến năm nay chỉ còn lại duy nhất ĐH Duy Tân là đại học thuộc miền Trung Việt Nam, và cũng là đại học ngoài công lập duy nhất được xếp hạng. Nếu chỉ tính riêng các đơn vị được xếp hạng là đại học/trường đại học và loại trừ các viện nghiên cứu thì trong top 10 chỉ còn 5 đơn vị, gồm: ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Duy Tân.
Sánh vai với những đại học lâu đời có bề dày về thành tích nghiên cứu, cùng với việc liên tục có mặt trong bảng xếp hạng của Nature Index, là một vinh dự rất đỗi tự hào của tất cả cán bộ, giảng viên, nhân viên ĐH Duy Tân. Kết quả đó cũng là một minh chứng khách quan khẳng định với xã hội ĐH Duy Tân là một trong 5 đại học có năng lực nghiên cứu tốt nhất tại Việt Nam, ở thời điểm hiện nay.
Danh mục bài báo của ĐH Duy Tân năm 2018: https://bit.ly/2HB3WGI
Các bạn có thể xem thêm thông tin về nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế của ĐH Duy Tân tại đây: Nghiên cứu Khoa học tại ĐH Duy Tân.
https://thanhnien.vn/giao-duc/dh-duy-tan-cong-bo-521-bai-bao-isiscopus-trong-nam-2018-1049061.html
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
Re: Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyê
Thông báo Tuyển sinh Đại học Duy Tân năm 2019
Thông báo Tuyển sinh Đại học năm 2019
Thông báo Tuyển sinh Đại học năm 2019
oanhoanh2211- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1088
Join date : 29/12/2016
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết