Sinh viên ĐH Duy Tân - Thầm lặng trong đêm hỗ trợ người gặp nạn
2 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: Du lịch, Tour, Tuyển sinh, Việc làm Toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sinh viên ĐH Duy Tân - Thầm lặng trong đêm hỗ trợ người gặp nạn
[size=32]Sinh viên ĐH Duy Tân - Thầm lặng trong đêm hỗ trợ người gặp nạn[/size]
Không quản đêm hôm mưa bão, khi thành phố lên đèn, những chàng trai trẻ tập hợp lại. Họ làm công việc thật giản dị nhưng thật cao cả, thấm đậm chất nhân văn: rong ruổi khắp Đà Nẵng để cứu người, hỗ trợ người bị nạn.
Trong số rất đông những thành viên của nhóm SOS Đà Nẵng, đang ngày càng được nhiều người dân biết đến, và yêu mến, có chàng trai Nguyễn Văn Khoa - sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân. Ban ngày chăm chỉ lên giảng đường, tối tối lại “xách” xe đi quanh thành phố, sẵn sàng hỗ trợ người bị nạn.
Giúp người bằng cả tấm lòng
Nhóm SOS Đà Nẵng thành lập chưa lâu, nhưng đã có đến 6 thành viên chính, cùng mạng lưới cộng tác viên dày đặc, đêm đêm chia nhau “canh gác” các con đường của thành phố để giúp đỡ người gặp nạn. Ban đầu, cả nhóm chỉ có một vài dụng cụ đơn giản tự sắm để sửa xe nhưng sau này, có rất nhiều người đã gửi đến cho nhóm những bộ đồ nghề chất lượng. Ban đầu, cũng chỉ có 2 thành viên đứng ra lập nhóm, nhưng giờ số lượng thành viên đang tăng lên đáng kể. Những hành động của nhóm thật đáng quý, cần nhân lên, lan rộng hơn.
Văn Khoa (thứ 3 từ trái sang) trong nhóm SOS Đà Nẵng
Văn Khoa gia nhập nhóm cũng trong tình huống như vậy. Vì còn đang là sinh viên, nên Khoa xin các anh cho đi “bám càng” xem mình có giúp được gì thì giúp. Một đêm, hai đêm... những cuộc điện thoại nhờ cứu trợ cứ reo vang, cuốn Khoa theo khiến cậu gắn bó với công việc từ lúc nào không biết.
“Ánh đèn pha cứ loáng loáng, nhiều đêm mưa nặng hạt nhưng chẳng anh em nào nản chí. Em cũng vậy. Nhận được điện thoại thì chỉ còn biết lo lắng cho người bị nạn. Làm công việc này, em chợt thấy đời sống sinh viên của mình thêm ý nghĩa nhiều lắm”, Khoa chia sẻ.
Nhiều người biết Khoa là sinh viên ĐH Duy Tân, nhưng ít ai biết trước đó Khoa từng học ngành Điện tử - Viễn thông của một trường đại học khác trên địa bàn Đà Nẵng. “Ngày đó chọn nhầm nghề, nên em chán. Em học ở đó 2 năm nhưng chỉ có 1 học kỳ lên lớp, còn lại em chỉ đi thi cho qua năm. Tuy nhiên, vì không phải ngành mình thích nên em quyết định dừng lại. Em theo bạn bè đi khắp nơi, thử làm đủ nghề theo kiểu “trải nghiệm cuộc đời”, và cũng gặp đủ các thành phần. Em suýt sa ngã đó!”, Khoa cười chia sẻ.
Tuổi trẻ bồng bột. Đứng trước sự cám dỗ của xã hội với không ít đối tượng xung quanh nghiện ngập, đánh đấm, cướp bóc thì nếu không là người có ý chí mạnh mẽ sẽ khó lòng vượt qua được. Hiểu rõ điều đó, Khoa bắt đầu tìm một con đường mới cho cuộc đời mình... và tìm đến với ĐH Duy Tân.
“Em thấy mình thích kinh doanh. Thấy ĐH Duy Tân có chương trình đào tạo chất lượng tại khoa Quản trị kinh doanh... hợp với mình, vậy là em chọn thôi. Vào đây học, em rất ưng. Và cũng từ đây, em được gặp gỡ thêm nhiều bạn bè, mở rộng các mối quan hệ rồi mới biết đến nhóm SOS Đà Nẵng”, Văn Khoa cho biết.
Những cung đường xa không làm nản lòng tuổi trẻ
“Em đã từng gặp tai nạn về xe cộ, nên nghĩ giữa đêm hôm mà ai đó bị nạn, không người giúp đỡ thì khổ biết chừng nào. Cứu nạn rất nhiều lần rồi mà em thấy trường hợp nào cũng thật đáng thương. Em nhớ nhất là vụ tai nạn trên đỉnh Bàn Cờ. Cái xe của người bị nạn vỡ nát, cổ xe máy gần như đứt lìa xa, mấy anh em trong nhóm phải khó khăn lắm mới đưa được xuống núi. Người bị nạn thì được đưa vội vào bệnh viện cấp cứu. May lắm họ được cứa chữa kịp thời. Còn có vụ tai nạn trên đèo Hải Vân, đẩy xe của họ về đến thành phố mà chân tay, bả vai rã rời. Nhưng khi nhận được những lời cảm ơn tới tấp, nhìn ánh mắt ngạc nhiên vui mừng của họ, em vui lắm, sướng vô cùng. Giờ em mới hiểu, niềm vui đôi khi thật giản dị nhưng bao hàm thật nhiều ý nghĩa”, Khoa tâm sự.
Văn Khoa (đứng đầu tiên bên trái ảnh trên, thứ 2 từ trái sang ảnh dưới) cùng nhóm SOS Đà Nẵng xuất phát đi trao quà từ thiện và hỗ trợ người gặp nạn
Ban đầu, mỗi đêm nhóm SOS Đà Nẵng chỉ tiếp nhận và xử lý khoảng 6, 7 trường hợp, nhưng giờ đây có đêm cả nhóm chia nhau làm đến 15 trường hợp. Nhiều nhất là các trường hợp xe bị đinh xịt lốp không đi được, xe hết xăng, đứt dây côn,… Lúc đó các anh em lại cùng nhau xử lý vá xe, đẩy xe về thành phố. Những ngày cao điểm, các nhóm có khi thức đến 4, 5 giờ sáng để xử lý các trường hợp như vậy. Nhóm làm tự nguyện và mọi người trong nhóm luôn hỗ trợ nhau rất nhiều. Riêng Khoa là sinh viên nên các anh em ưu tiên lắm. Khi mệt, khi bận ôn thi các anh đều nhắc về sớm để nghỉ ngơi và thi cử cho tốt, nên Khoa luôn cảm thấy thực sự thoải mái.
Nhóm SOS Đà Nẵng, các thành viên còn rất trẻ, chỉ trong độ tuổi từ 18 đến 30. Mỗi người một nghề từ đầu bếp, pha chế, IT, tài xế, làm bất động sản, hay đang là sinh viên. Nhưng khi hội tụ về đây anh em sống thương yêu đùm bọc như người một nhà. Giờ đây không chỉ những cái tên Danh, Sơn, Tiến, Khánh, Vũ, Khoa, Triều,… đã trở nên thân quen với nhau và rất thân thuộc với người dân Đà Nẵng, khiến những người đi làm về muộn luôn thấy tin cậy và yên tâm, có thể gọi giúp đỡ trên mọi cung đường.
Chính người bị nạn cũng xin gia nhập làm thành viên cứu nạn
“Thú vị lắm, khi hiện tại có thành viên trong nhóm là người từng gặp nạn được nhóm giúp đỡ. Song Chiến trong một lần xe bị đứt dây côn giữa đêm tại đường Ngũ Hành Sơn, mà xung quanh quán hàng đã im lìm đi ngủ, được nhóm hỗ trợ, đã tình nguyện gia nhập nhóm, như để “trả nghĩa” và góp sức giúp đỡ mọi người. Hiện tại nhóm đã có trụ sở đặt tại kiệt 816 đường Nguyễn Lương Bằng (Đà Nẵng), nên chúng em mong muốn sẽ thật nhiều người sẽ gia nhập, để cơ hội giúp người được nhiều hơn”, Khoa cho biết.
Hiểu rõ ý nghĩa của việc giúp người, mỗi thành viên trong nhóm cũng chính là những cây cầu kết nối bạn bè, kêu gọi mọi người cùng tham gia. Khoa cũng là một trong số đó khi giờ đây, Khoa đã có thêm rất nhiều bè bạn là sinh viên trên địa bàn TP.Đà Nẵng cùng tham gia vào hoạt động này. Một lời nhắn nhủ với các bạn trẻ, Khoa chỉ tâm huyết: “Đừng vì một chút bồng bột của tuổi trẻ mà mất đi niềm tin trong cuộc sống hay đánh mất chính mình. Cuộc sống này còn nhiều điều tuyệt vời lắm, phép màu vẫn luôn xuất hiện khi chúng ta có một tấm lòng thương yêu, một trái tim đồng cảm, bao dung để chia sẻ khó khăn với mọi người”.
Không chỉ tham gia cứu người, nhóm SOS Đà Nẵng còn tổ chức rất nhiều các hoạt động từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ban đầu, cả nhóm cùng chung tiền giúp đỡ, cùng đi kêu gọi mọi người đóng góp quần áo cũ, đồ dùng, gạo, bánh, sữa để hỗ trợ trẻ em nghèo và người dân vùng cao. Tới nay, trước tấm lòng của những chàng trai trẻ trong nhóm SOS Đà Nẵng, các “mạnh thường quân” đã góp sức rất nhiều. Nhóm đã xây dựng Quỹ Từ thiện để bản thân và mọi người cùng chung tay vì cộng đồng xã hội.
Thông tin liên hệ: Nhóm SOS Đà Nẵng
Trụ sở: K816 Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng
Người đại diện: Đặng Ngọc Tiến
SĐT liên hệ: 0708096446 - 0935434161 - 0799593247
https://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-dh-duy-tan-tham-lang-trong-dem-ho-tro-nguoi-gap-nan-1140231.html
Không quản đêm hôm mưa bão, khi thành phố lên đèn, những chàng trai trẻ tập hợp lại. Họ làm công việc thật giản dị nhưng thật cao cả, thấm đậm chất nhân văn: rong ruổi khắp Đà Nẵng để cứu người, hỗ trợ người bị nạn.
Trong số rất đông những thành viên của nhóm SOS Đà Nẵng, đang ngày càng được nhiều người dân biết đến, và yêu mến, có chàng trai Nguyễn Văn Khoa - sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân. Ban ngày chăm chỉ lên giảng đường, tối tối lại “xách” xe đi quanh thành phố, sẵn sàng hỗ trợ người bị nạn.
Giúp người bằng cả tấm lòng
Nhóm SOS Đà Nẵng thành lập chưa lâu, nhưng đã có đến 6 thành viên chính, cùng mạng lưới cộng tác viên dày đặc, đêm đêm chia nhau “canh gác” các con đường của thành phố để giúp đỡ người gặp nạn. Ban đầu, cả nhóm chỉ có một vài dụng cụ đơn giản tự sắm để sửa xe nhưng sau này, có rất nhiều người đã gửi đến cho nhóm những bộ đồ nghề chất lượng. Ban đầu, cũng chỉ có 2 thành viên đứng ra lập nhóm, nhưng giờ số lượng thành viên đang tăng lên đáng kể. Những hành động của nhóm thật đáng quý, cần nhân lên, lan rộng hơn.
Văn Khoa (thứ 3 từ trái sang) trong nhóm SOS Đà Nẵng
Văn Khoa gia nhập nhóm cũng trong tình huống như vậy. Vì còn đang là sinh viên, nên Khoa xin các anh cho đi “bám càng” xem mình có giúp được gì thì giúp. Một đêm, hai đêm... những cuộc điện thoại nhờ cứu trợ cứ reo vang, cuốn Khoa theo khiến cậu gắn bó với công việc từ lúc nào không biết.
“Ánh đèn pha cứ loáng loáng, nhiều đêm mưa nặng hạt nhưng chẳng anh em nào nản chí. Em cũng vậy. Nhận được điện thoại thì chỉ còn biết lo lắng cho người bị nạn. Làm công việc này, em chợt thấy đời sống sinh viên của mình thêm ý nghĩa nhiều lắm”, Khoa chia sẻ.
Nhiều người biết Khoa là sinh viên ĐH Duy Tân, nhưng ít ai biết trước đó Khoa từng học ngành Điện tử - Viễn thông của một trường đại học khác trên địa bàn Đà Nẵng. “Ngày đó chọn nhầm nghề, nên em chán. Em học ở đó 2 năm nhưng chỉ có 1 học kỳ lên lớp, còn lại em chỉ đi thi cho qua năm. Tuy nhiên, vì không phải ngành mình thích nên em quyết định dừng lại. Em theo bạn bè đi khắp nơi, thử làm đủ nghề theo kiểu “trải nghiệm cuộc đời”, và cũng gặp đủ các thành phần. Em suýt sa ngã đó!”, Khoa cười chia sẻ.
Tuổi trẻ bồng bột. Đứng trước sự cám dỗ của xã hội với không ít đối tượng xung quanh nghiện ngập, đánh đấm, cướp bóc thì nếu không là người có ý chí mạnh mẽ sẽ khó lòng vượt qua được. Hiểu rõ điều đó, Khoa bắt đầu tìm một con đường mới cho cuộc đời mình... và tìm đến với ĐH Duy Tân.
“Em thấy mình thích kinh doanh. Thấy ĐH Duy Tân có chương trình đào tạo chất lượng tại khoa Quản trị kinh doanh... hợp với mình, vậy là em chọn thôi. Vào đây học, em rất ưng. Và cũng từ đây, em được gặp gỡ thêm nhiều bạn bè, mở rộng các mối quan hệ rồi mới biết đến nhóm SOS Đà Nẵng”, Văn Khoa cho biết.
Những cung đường xa không làm nản lòng tuổi trẻ
“Em đã từng gặp tai nạn về xe cộ, nên nghĩ giữa đêm hôm mà ai đó bị nạn, không người giúp đỡ thì khổ biết chừng nào. Cứu nạn rất nhiều lần rồi mà em thấy trường hợp nào cũng thật đáng thương. Em nhớ nhất là vụ tai nạn trên đỉnh Bàn Cờ. Cái xe của người bị nạn vỡ nát, cổ xe máy gần như đứt lìa xa, mấy anh em trong nhóm phải khó khăn lắm mới đưa được xuống núi. Người bị nạn thì được đưa vội vào bệnh viện cấp cứu. May lắm họ được cứa chữa kịp thời. Còn có vụ tai nạn trên đèo Hải Vân, đẩy xe của họ về đến thành phố mà chân tay, bả vai rã rời. Nhưng khi nhận được những lời cảm ơn tới tấp, nhìn ánh mắt ngạc nhiên vui mừng của họ, em vui lắm, sướng vô cùng. Giờ em mới hiểu, niềm vui đôi khi thật giản dị nhưng bao hàm thật nhiều ý nghĩa”, Khoa tâm sự.
Văn Khoa (đứng đầu tiên bên trái ảnh trên, thứ 2 từ trái sang ảnh dưới) cùng nhóm SOS Đà Nẵng xuất phát đi trao quà từ thiện và hỗ trợ người gặp nạn
Ban đầu, mỗi đêm nhóm SOS Đà Nẵng chỉ tiếp nhận và xử lý khoảng 6, 7 trường hợp, nhưng giờ đây có đêm cả nhóm chia nhau làm đến 15 trường hợp. Nhiều nhất là các trường hợp xe bị đinh xịt lốp không đi được, xe hết xăng, đứt dây côn,… Lúc đó các anh em lại cùng nhau xử lý vá xe, đẩy xe về thành phố. Những ngày cao điểm, các nhóm có khi thức đến 4, 5 giờ sáng để xử lý các trường hợp như vậy. Nhóm làm tự nguyện và mọi người trong nhóm luôn hỗ trợ nhau rất nhiều. Riêng Khoa là sinh viên nên các anh em ưu tiên lắm. Khi mệt, khi bận ôn thi các anh đều nhắc về sớm để nghỉ ngơi và thi cử cho tốt, nên Khoa luôn cảm thấy thực sự thoải mái.
Nhóm SOS Đà Nẵng, các thành viên còn rất trẻ, chỉ trong độ tuổi từ 18 đến 30. Mỗi người một nghề từ đầu bếp, pha chế, IT, tài xế, làm bất động sản, hay đang là sinh viên. Nhưng khi hội tụ về đây anh em sống thương yêu đùm bọc như người một nhà. Giờ đây không chỉ những cái tên Danh, Sơn, Tiến, Khánh, Vũ, Khoa, Triều,… đã trở nên thân quen với nhau và rất thân thuộc với người dân Đà Nẵng, khiến những người đi làm về muộn luôn thấy tin cậy và yên tâm, có thể gọi giúp đỡ trên mọi cung đường.
Chính người bị nạn cũng xin gia nhập làm thành viên cứu nạn
“Thú vị lắm, khi hiện tại có thành viên trong nhóm là người từng gặp nạn được nhóm giúp đỡ. Song Chiến trong một lần xe bị đứt dây côn giữa đêm tại đường Ngũ Hành Sơn, mà xung quanh quán hàng đã im lìm đi ngủ, được nhóm hỗ trợ, đã tình nguyện gia nhập nhóm, như để “trả nghĩa” và góp sức giúp đỡ mọi người. Hiện tại nhóm đã có trụ sở đặt tại kiệt 816 đường Nguyễn Lương Bằng (Đà Nẵng), nên chúng em mong muốn sẽ thật nhiều người sẽ gia nhập, để cơ hội giúp người được nhiều hơn”, Khoa cho biết.
Hiểu rõ ý nghĩa của việc giúp người, mỗi thành viên trong nhóm cũng chính là những cây cầu kết nối bạn bè, kêu gọi mọi người cùng tham gia. Khoa cũng là một trong số đó khi giờ đây, Khoa đã có thêm rất nhiều bè bạn là sinh viên trên địa bàn TP.Đà Nẵng cùng tham gia vào hoạt động này. Một lời nhắn nhủ với các bạn trẻ, Khoa chỉ tâm huyết: “Đừng vì một chút bồng bột của tuổi trẻ mà mất đi niềm tin trong cuộc sống hay đánh mất chính mình. Cuộc sống này còn nhiều điều tuyệt vời lắm, phép màu vẫn luôn xuất hiện khi chúng ta có một tấm lòng thương yêu, một trái tim đồng cảm, bao dung để chia sẻ khó khăn với mọi người”.
Không chỉ tham gia cứu người, nhóm SOS Đà Nẵng còn tổ chức rất nhiều các hoạt động từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ban đầu, cả nhóm cùng chung tiền giúp đỡ, cùng đi kêu gọi mọi người đóng góp quần áo cũ, đồ dùng, gạo, bánh, sữa để hỗ trợ trẻ em nghèo và người dân vùng cao. Tới nay, trước tấm lòng của những chàng trai trẻ trong nhóm SOS Đà Nẵng, các “mạnh thường quân” đã góp sức rất nhiều. Nhóm đã xây dựng Quỹ Từ thiện để bản thân và mọi người cùng chung tay vì cộng đồng xã hội.
Thông tin liên hệ: Nhóm SOS Đà Nẵng
Trụ sở: K816 Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng
Người đại diện: Đặng Ngọc Tiến
SĐT liên hệ: 0708096446 - 0935434161 - 0799593247
https://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-dh-duy-tan-tham-lang-trong-dem-ho-tro-nguoi-gap-nan-1140231.html
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1776
Join date : 24/07/2015
Re: Sinh viên ĐH Duy Tân - Thầm lặng trong đêm hỗ trợ người gặp nạn
Đại học Duy Tân giành nhiều giải Nhất, Nhì, Ba tại các Cuộc thi Khởi nghiệp
Kết hợp đưa nội dung Hướng nghiệp và Khởi nghiệp vào chương trình đào tạo đồng thời tổ chức nhiều các cuộc thi quy mô lớn trong trường, trong khoa, Đại học Duy Tân đã nâng cao tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên với thành tích ban đầu là tạo ra rất nhiều sản phẩm thú vị và hữu ích. Mới đây nhất, khi đăng ký tham dự các sân chơi khởi nghiệp do Tp. Đà Nẵng tổ chức, cán bộ và sinh viên Đại học Duy Tân đã “cán đích” với nhiều giải thưởng. Trong đó có giải Nhất tại Cuộc thi Techstars Startup Weekend Danang 2019 và 1 giải Nhì, 2 giải Ba tại Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”.
Techstars Startup Weekend Danang 2019: Giải Nhất với sản phẩm Clear Head
Cuộc thi Techstars Startup Weekend Danang 2019 do Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh, Tp. Đà Nẵng tổ chức từ ngày 25 đến 27/10/2019, được xem là chương trình huấn luyện khởi nghiệp trong vòng 54 giờ dành cho các thí sinh đang ấp ủ nhiều ý tưởng khởi nghiệp. Trong 28 ý tưởng được thuyết trình giới thiệu, Ban Giám khảo đã xem xét và chọn ra 10 ý tưởng xuất sắc nhất để tiếp tục phát triển thành sản phẩm. 70 thí sinh đăng ký tham dự đã được chia nhóm, mỗi nhóm nhận 1 trong 10 ý tưởng tiềm năng để thực hiện demo sản phẩm, xây dựng doanh nghiệp với mô hình kinh doanh mới.
Nguyễn Thị Hồng Thấm (thứ 2 từ trái sang)
cùng các bạn trong nhóm nhận giải Nhất
Nguyễn Thị Hồng Thấm - Chuyên viên Trung tâm Khởi nghiệp Đại học Duy Tân cùng nhiều thí sinh các trường Đại học đã tiếp nhận thực hiện phát triển ý tưởng dự án “Miếng lót mũ bảo hiểm giữ vệ sinh tóc và da đầu - Clear Head”. Từ thực tế ban đầu là thường khi tham gia giao thông, mọi người sử dụng mũ bảo hiểm nhưng ít ai thực hiện vệ sinh cho mũ. Điều này gây ra các bệnh vẩy nến, nấm đầu, viêm da tiết bã nhờn,… Bởi thế ý tưởng này nhanh chóng tạo sự hứng thú cho nhóm với quyết tâm tạo ra một sản phẩm chất lượng nhằm giữ gìn vệ sinh cho tóc và da đầu, tránh khỏi bụi bẩn và các bệnh có liên quan đến da đầu.
Nguyễn Thị Hồng Thấm cùng cả nhóm bắt tay vào thực hiện thu thập ý kiến người dùng về những khó khăn, thiếu thoải mái cũng như bệnh về da đầu khi dùng mũ bảo hiểm. Sau đó, nhóm xây dựng một sản phẩm Miếng lót mũ bảo hiểm với thiết kế độc đáo. Sản phẩm có hình 6 cánh hoa, chỉ dử dụng 1 lần dành cho mũ nửa đầu. Mũ được làm với chất liệu 70% sợi tơ thiên nhiên Viscose kết hợp 30% sợi nhựa tổng hợp Polyeste, tạo độ mỏng nhẹ, thoáng má và mềm mịn, góp phần mang đến cảm giác thoải mái cho khách hàng khi sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên trong vòng 15 - 30 ngày. Ý tưởng này được Hội đồng Giám khảo cùng các đại diện doanh nghiệp đánh giá cao về các tiêu chí sáng tạo, tính khả thi, có ý nghĩa xã hội và được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết triệt để các bệnh về da đầu do mũ bảo hiểm gây ra.
Chia sẻ niềm vui sau khi giành giải Nhất, Hồng Thấm khẳng định: “Tham gia cuộc thi là một điều may mắn đối với bản thân tôi. Ở đó, tôi học hỏi thêm nhiều kiến thức mới lạ và những ý tưởng sáng tạo độc đáo từ đội bạn. Kết quả chung cuộc với giải thưởng cao nhất là điều mà tôi không ngờ đến. Tất cả là sự đoàn kết và nỗ lực phấn đấu của tất cả các thành viên trong nhóm. Qua đó, tôi thật sự ngưỡng mộ phần nào tinh thần hăng hái, lòng đam mê khởi nghiệp của các bạn trẻ. Tôi thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc góp một phần công sức cùng với đội ngũ cán bộ, giảng viên để xây dựng một nền tảng giáo dục khởi nghiệp vững chắc cho sinh viên Đại học Duy Tân.”
Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”: 1 giải Nhì và 2 giải Ba
Song song với Cuộc thi Techstars Startup Weekend Danang 2019, sáng ngày 27/10/2019, Thành Đoàn Tp. Đà Nẵng đã tổ chức Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” dành cho sinh viên các trường cao đẳng, Đại học trên toàn địa bàn. Sinh viên Duy Tân tham dự cuộc thi với nhiều sản phẩm thú vị gồm: Dự án “Giường ngủ thông minh SMartbed”, Dự án “Ứng dụng IOT trong nuôi Tằm - Dự án I-tằm” và “Robot Phục vụ thông minh”,…
Nhóm sinh viên Đại học Duy Tân nhận giải Nhì tại
Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”
Các sản phẩm của sinh viên Duy Tân đều được đánh giá rất cao bởi tính khả thi cũng như tâm huyết muốn được cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là nâng cao năng xuất nuôi tằm, chăm sóc chất lượng sức khỏe, giảm thiểu tối đa sức lao động của con người bằng các sản phẩm điện tử thay thế. Cụ thể:
Dự án “Giường ngủ thông minh SMartbed” của nhóm sinh viên Lê Thị Thu Ngân, Phan Văn Thịnh thuộc khoa Đào tạo Quốc tế và Phan Trung Hiếu, Lê Nguyễn Văn Dương thuộc khoa Điện - Điện tử đã được tích hợp rất nhiều tính năng. Bao gồm: Tự động buông/xếp màn theo trạng thái ngủ/thức của người dùng; đo đạc, lưu trữ, báo cáo các thông số sức khỏe như huyết áp, nhịp tim; đánh giá chất lượng giấc ngủ và đưa ra một số lời khuyên; đặc biệt hơn là cảnh báo các thông số bất thường và nguy cơ đột tử.
Dự án “Ứng dụng IOT trong nuôi Tằm - Dự án I-tằm” của nhóm sinh viên Lê Quang Tú, Nguyễn Văn Tấn, Phan Quốc Nam thuộc Khoa Điện-Điện tử và Lưu Khánh Thảo Nhi, Phạm Minh Tuấn thuộc Chương trình Du học Tại chỗ lấy bằng Mỹ (ADP) giúp người dân dễ dàng hơn trong việc thu thập các chỉ số về: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… Ứng dụng nuôi tằm sẽ tự động điều chỉnh thông số môi trường cho thích hợp với điều kiện sinh trưởng của tằm ở các giai đoạn khác nhau, sau đó gửi các dữ liệu liên quan đến người nuôi tằm thông qua ứng dụng chạy trên thiết bị di động.
Dự án Robot phục vụ thông minh của nhóm sinh viên Nguyễn Anh Quốc Huy và Nguyễn Anh Khải Hoàn thuộc khoa Điện-Điện tử; Trương Hoàng Trung và Trần Khánh Linh thuộc khoa Đào tạo Quốc tế góp phần giải “bài toán” thiếu hụt nhân sự trong các nhà hàng, khách sạn hiện nay. Sản phẩm Robot phục vụ thông minh có khả năng giao tiếp đa ngôn ngữ; sử dụng thực đơn điện tử và khách hàng có thể trực tiếp chọn món; cập nhật thông tin đơn hàng và thông báo trạng thái món ăn; quét mã QR và nhận số điện thoại khi đặt bàn trực tuyến; nhận thông tin thanh toán và xuất hóa đơn cho khách hàng;…
Sự hữu ích và khả khi của các sản phẩm đã giúp sinh viên Duy Tân giành nhiều giải cao trong Ngày hội gồm:
• Giải Nhì: Dự án “Giường ngủ thông minh SMartbed”
• Giải Ba: Dự án “Ứng dụng IOT trong nuôi Tằm - Dự án I-tằm” và “Robot phục vụ thông minh”
Trở về từ cuộc thi, sinh viên Trung Hiếu (khoa Điện-Điện tử) chia sẻ: “Chúng em tham gia Ngày hội ‘Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp’ với tâm thế khá thoải mái, nên khi được xướng tên là nhóm có dự án đạt được giải Nhì chúng em thực sự rất vui. Kết quả lần này đã phần nào củng cố và thôi thúc các thành viên tiếp tục cố gắng, hoàn thiện dự án để có thể mang dự án đến gần hơn với mọi người. Bên cạnh đó, chúng em cũng chân thành cảm ơn Thành đoàn Đà Nẵng đã mang đến một sân chơi khởi nghiệp thực sự bổ ích và đặc biệt là Đại học Duy Tân đã xây dựng nền tảng giáo dục khởi nghiệp ngay trong quá trình học tập cũng như tổ chức nhiều cuộc thi để chúng em rèn luyện kỹ năng và tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích cho xã hội.”
Các bạn có thể xem thông tin đào tạo của Đại học Duy Tân tại đây: Khoa Đào tạo Quốc tế, Khoa Điện-Điện tử, Chương trình Du học Tại chỗ
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4655&pid=2068&lang=vi-VN
Kết hợp đưa nội dung Hướng nghiệp và Khởi nghiệp vào chương trình đào tạo đồng thời tổ chức nhiều các cuộc thi quy mô lớn trong trường, trong khoa, Đại học Duy Tân đã nâng cao tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên với thành tích ban đầu là tạo ra rất nhiều sản phẩm thú vị và hữu ích. Mới đây nhất, khi đăng ký tham dự các sân chơi khởi nghiệp do Tp. Đà Nẵng tổ chức, cán bộ và sinh viên Đại học Duy Tân đã “cán đích” với nhiều giải thưởng. Trong đó có giải Nhất tại Cuộc thi Techstars Startup Weekend Danang 2019 và 1 giải Nhì, 2 giải Ba tại Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”.
Techstars Startup Weekend Danang 2019: Giải Nhất với sản phẩm Clear Head
Cuộc thi Techstars Startup Weekend Danang 2019 do Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh, Tp. Đà Nẵng tổ chức từ ngày 25 đến 27/10/2019, được xem là chương trình huấn luyện khởi nghiệp trong vòng 54 giờ dành cho các thí sinh đang ấp ủ nhiều ý tưởng khởi nghiệp. Trong 28 ý tưởng được thuyết trình giới thiệu, Ban Giám khảo đã xem xét và chọn ra 10 ý tưởng xuất sắc nhất để tiếp tục phát triển thành sản phẩm. 70 thí sinh đăng ký tham dự đã được chia nhóm, mỗi nhóm nhận 1 trong 10 ý tưởng tiềm năng để thực hiện demo sản phẩm, xây dựng doanh nghiệp với mô hình kinh doanh mới.
Nguyễn Thị Hồng Thấm (thứ 2 từ trái sang)
cùng các bạn trong nhóm nhận giải Nhất
Nguyễn Thị Hồng Thấm - Chuyên viên Trung tâm Khởi nghiệp Đại học Duy Tân cùng nhiều thí sinh các trường Đại học đã tiếp nhận thực hiện phát triển ý tưởng dự án “Miếng lót mũ bảo hiểm giữ vệ sinh tóc và da đầu - Clear Head”. Từ thực tế ban đầu là thường khi tham gia giao thông, mọi người sử dụng mũ bảo hiểm nhưng ít ai thực hiện vệ sinh cho mũ. Điều này gây ra các bệnh vẩy nến, nấm đầu, viêm da tiết bã nhờn,… Bởi thế ý tưởng này nhanh chóng tạo sự hứng thú cho nhóm với quyết tâm tạo ra một sản phẩm chất lượng nhằm giữ gìn vệ sinh cho tóc và da đầu, tránh khỏi bụi bẩn và các bệnh có liên quan đến da đầu.
Nguyễn Thị Hồng Thấm cùng cả nhóm bắt tay vào thực hiện thu thập ý kiến người dùng về những khó khăn, thiếu thoải mái cũng như bệnh về da đầu khi dùng mũ bảo hiểm. Sau đó, nhóm xây dựng một sản phẩm Miếng lót mũ bảo hiểm với thiết kế độc đáo. Sản phẩm có hình 6 cánh hoa, chỉ dử dụng 1 lần dành cho mũ nửa đầu. Mũ được làm với chất liệu 70% sợi tơ thiên nhiên Viscose kết hợp 30% sợi nhựa tổng hợp Polyeste, tạo độ mỏng nhẹ, thoáng má và mềm mịn, góp phần mang đến cảm giác thoải mái cho khách hàng khi sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên trong vòng 15 - 30 ngày. Ý tưởng này được Hội đồng Giám khảo cùng các đại diện doanh nghiệp đánh giá cao về các tiêu chí sáng tạo, tính khả thi, có ý nghĩa xã hội và được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết triệt để các bệnh về da đầu do mũ bảo hiểm gây ra.
Chia sẻ niềm vui sau khi giành giải Nhất, Hồng Thấm khẳng định: “Tham gia cuộc thi là một điều may mắn đối với bản thân tôi. Ở đó, tôi học hỏi thêm nhiều kiến thức mới lạ và những ý tưởng sáng tạo độc đáo từ đội bạn. Kết quả chung cuộc với giải thưởng cao nhất là điều mà tôi không ngờ đến. Tất cả là sự đoàn kết và nỗ lực phấn đấu của tất cả các thành viên trong nhóm. Qua đó, tôi thật sự ngưỡng mộ phần nào tinh thần hăng hái, lòng đam mê khởi nghiệp của các bạn trẻ. Tôi thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc góp một phần công sức cùng với đội ngũ cán bộ, giảng viên để xây dựng một nền tảng giáo dục khởi nghiệp vững chắc cho sinh viên Đại học Duy Tân.”
Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”: 1 giải Nhì và 2 giải Ba
Song song với Cuộc thi Techstars Startup Weekend Danang 2019, sáng ngày 27/10/2019, Thành Đoàn Tp. Đà Nẵng đã tổ chức Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” dành cho sinh viên các trường cao đẳng, Đại học trên toàn địa bàn. Sinh viên Duy Tân tham dự cuộc thi với nhiều sản phẩm thú vị gồm: Dự án “Giường ngủ thông minh SMartbed”, Dự án “Ứng dụng IOT trong nuôi Tằm - Dự án I-tằm” và “Robot Phục vụ thông minh”,…
Nhóm sinh viên Đại học Duy Tân nhận giải Nhì tại
Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”
Các sản phẩm của sinh viên Duy Tân đều được đánh giá rất cao bởi tính khả thi cũng như tâm huyết muốn được cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là nâng cao năng xuất nuôi tằm, chăm sóc chất lượng sức khỏe, giảm thiểu tối đa sức lao động của con người bằng các sản phẩm điện tử thay thế. Cụ thể:
Dự án “Giường ngủ thông minh SMartbed” của nhóm sinh viên Lê Thị Thu Ngân, Phan Văn Thịnh thuộc khoa Đào tạo Quốc tế và Phan Trung Hiếu, Lê Nguyễn Văn Dương thuộc khoa Điện - Điện tử đã được tích hợp rất nhiều tính năng. Bao gồm: Tự động buông/xếp màn theo trạng thái ngủ/thức của người dùng; đo đạc, lưu trữ, báo cáo các thông số sức khỏe như huyết áp, nhịp tim; đánh giá chất lượng giấc ngủ và đưa ra một số lời khuyên; đặc biệt hơn là cảnh báo các thông số bất thường và nguy cơ đột tử.
Dự án “Ứng dụng IOT trong nuôi Tằm - Dự án I-tằm” của nhóm sinh viên Lê Quang Tú, Nguyễn Văn Tấn, Phan Quốc Nam thuộc Khoa Điện-Điện tử và Lưu Khánh Thảo Nhi, Phạm Minh Tuấn thuộc Chương trình Du học Tại chỗ lấy bằng Mỹ (ADP) giúp người dân dễ dàng hơn trong việc thu thập các chỉ số về: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… Ứng dụng nuôi tằm sẽ tự động điều chỉnh thông số môi trường cho thích hợp với điều kiện sinh trưởng của tằm ở các giai đoạn khác nhau, sau đó gửi các dữ liệu liên quan đến người nuôi tằm thông qua ứng dụng chạy trên thiết bị di động.
Dự án Robot phục vụ thông minh của nhóm sinh viên Nguyễn Anh Quốc Huy và Nguyễn Anh Khải Hoàn thuộc khoa Điện-Điện tử; Trương Hoàng Trung và Trần Khánh Linh thuộc khoa Đào tạo Quốc tế góp phần giải “bài toán” thiếu hụt nhân sự trong các nhà hàng, khách sạn hiện nay. Sản phẩm Robot phục vụ thông minh có khả năng giao tiếp đa ngôn ngữ; sử dụng thực đơn điện tử và khách hàng có thể trực tiếp chọn món; cập nhật thông tin đơn hàng và thông báo trạng thái món ăn; quét mã QR và nhận số điện thoại khi đặt bàn trực tuyến; nhận thông tin thanh toán và xuất hóa đơn cho khách hàng;…
Sự hữu ích và khả khi của các sản phẩm đã giúp sinh viên Duy Tân giành nhiều giải cao trong Ngày hội gồm:
• Giải Nhì: Dự án “Giường ngủ thông minh SMartbed”
• Giải Ba: Dự án “Ứng dụng IOT trong nuôi Tằm - Dự án I-tằm” và “Robot phục vụ thông minh”
Trở về từ cuộc thi, sinh viên Trung Hiếu (khoa Điện-Điện tử) chia sẻ: “Chúng em tham gia Ngày hội ‘Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp’ với tâm thế khá thoải mái, nên khi được xướng tên là nhóm có dự án đạt được giải Nhì chúng em thực sự rất vui. Kết quả lần này đã phần nào củng cố và thôi thúc các thành viên tiếp tục cố gắng, hoàn thiện dự án để có thể mang dự án đến gần hơn với mọi người. Bên cạnh đó, chúng em cũng chân thành cảm ơn Thành đoàn Đà Nẵng đã mang đến một sân chơi khởi nghiệp thực sự bổ ích và đặc biệt là Đại học Duy Tân đã xây dựng nền tảng giáo dục khởi nghiệp ngay trong quá trình học tập cũng như tổ chức nhiều cuộc thi để chúng em rèn luyện kỹ năng và tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích cho xã hội.”
Các bạn có thể xem thông tin đào tạo của Đại học Duy Tân tại đây: Khoa Đào tạo Quốc tế, Khoa Điện-Điện tử, Chương trình Du học Tại chỗ
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4655&pid=2068&lang=vi-VN
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
Similar topics
» Thầm lặng trong đêm hỗ trợ người gặp nạn
» Sinh viên chế tạo xe '2 trong 1' tặng người khuyết tật
» Sinh viên ĐH Duy Tân từ chối lương nghìn USD để theo nghiệp 'trồng người'
» Sinh viên ĐH Duy Tân từ chối lương nghìn USD để theo nghiệp 'trồng người'
» Thẩm mỹ viện Bằng Lăng - Thẩm mỹ viện Ý Lan
» Sinh viên chế tạo xe '2 trong 1' tặng người khuyết tật
» Sinh viên ĐH Duy Tân từ chối lương nghìn USD để theo nghiệp 'trồng người'
» Sinh viên ĐH Duy Tân từ chối lương nghìn USD để theo nghiệp 'trồng người'
» Thẩm mỹ viện Bằng Lăng - Thẩm mỹ viện Ý Lan
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: Du lịch, Tour, Tuyển sinh, Việc làm Toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết