Sinh viên Duy Tân vô địch cuộc thi an toàn thông tin ASEAN
2 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: Du lịch, Tour, Tuyển sinh, Việc làm Toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sinh viên Duy Tân vô địch cuộc thi an toàn thông tin ASEAN
[size=32]Sinh viên Duy Tân vô địch cuộc thi an toàn thông tin ASEAN[/size]
Trải qua 8 giờ tập trung thi đấu, sinh viên trường Đại học (ĐH) Duy Tân đã ghi dấu ấn với thành tích đáng nể tại vòng sơ khảo cuộc thi “sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019” khu vực miền Trung.
Ban tổ chức trao giải nhất cho đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân
Cụ thể, đội đã giành ba giải cao nhất gồm giải nhất, giải nhì và giải ba. Đạt được điểm số cao nhất tại vòng sơ khảo, 2 đội tuyển ISITDTU và ISITDTU2 của ĐH Duy Tân đã nhận được "vé" tham dự vòng chung kết sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 29-11-2019.
Vòng sơ khảo cuộc thi "Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019" diễn ra ngày 3-11-2019, do Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục công nghệ thông tin và Cục an toàn thông tin tổ chức đồng thời tại 3 khu vực khu vực miền Bắc - Thủ đô Hà Nội (tại Học viện kỹ thuật mật mã), khu vực miền Trung - TP. Đà Nẵng (tại ĐH Duy Tân), và khu vực miền Nam - TP. HCM (tại ĐH Quốc tế Sài Gòn).
Đây là năm thứ 12 cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin được tổ chức tại Việt Nam với sự góp mặt của 72 đội thi đến từ 32 cơ sở đào tạo trên toàn quốc. Năm 2019 cũng là năm đầu tiên, cuộc thi mở rộng ra khu vực ASEAN; do đó, 10 đội tuyển giành giải cao nhất vòng sơ khảo sẽ tham dự chung kết toàn quốc cùng sự góp mặt của một số đội tuyển xuất sắc nhất đến từ nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN.
Phát biểu tại cuộc thi, TS. Nguyễn Quang Thanh - Giám đốc Sở Thông tin & truyền thông TP Đà Nẵng, Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam chia sẻ: "cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin diễn ra hàng năm cũng nhằm mục đích tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Đồng thời, cuộc thi cũng góp phần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho sinh viên các học viện, trường đại học cũng như đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, và học tập. Cuộc thi còn là hoạt động ý nghĩa tạo cơ hội cho sinh viên các nước ASEAN cùng nhau giao lưu, học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau trong công cuộc đảm bảo an toàn thông tin."
Đội tuyển ISITDTU2 và ISITDTU3 của ĐH Duy Tân giành giải nhì và giải ba tại cuộc thi
Vòng sơ khảo tại khu vực miền Trung là cuộc tranh tài quyết liệt của 7 đội tuyển đến từ 4 trường, gồm trường ĐH Duy Tân, trường ĐH Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng, trường ĐH Quảng Bình, và trường ĐH Thông tin Liên lạc.
Với hình thức "cướp cờ" (Capture The Flag - CTF) theo vấn nạn (jeopardy), các đội thi phải vượt qua thử thách với 4 kỹ năng khai thác lỗ hổng (web, phần mềm hệ thống), dịch ngược, điều tra số, mã hóa.
Đạt 401 điểm, đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân đã trở thành đội đạt điểm số cao nhất và giành giải nhất cuộc thi. Hai đội tuyển của trường ĐH Duy Tân lần lượt nhận giải nhì và giải ba là ISITDTU2 và ISITDTU3 với 301 điểm. Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng trao 2 giải Khuyến khích cho đội tuyển BKDN_SSW thuộc trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng - ĐH Đà Nẵng và đội tuyển QBU thuộc trường ĐH Quảng Bình.
Theo đó, 2 đội tuyển có số điểm cao nhất là ISITDTU và ISITDTU2 sẽ cùng 8 đội tuyển đến từ các khu vực miền Bắc và miền Nam hội ngộ tại vòng chung kết cuộc thi "sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019". Trong đó, 5 đội miền Bắc gồm Just ∫du It! (trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội), KMA PeBois (Học viện kỹ thuật mật mã), Nupakachi (trường ĐH Bách khoa Hà Nội), z3r0_night (ĐH FPT), Y45uno (Học viện an ninh nhân dân) và 3 đội miền Nam, gồm UIT-BEAN (trường ĐH công nghệ thông tin - đại học quốc gia Tp. Hồ HCM), Noobiens (trường ĐH Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh), H2DP (Học viện bưu chính viễn thông Tp. HCM).
Sinh viên Thái Trường Duy, ngành kỹ thuật mạng, khoa công nghệ thông tin, ĐH Duy Tân - thành viên của đội tuyển ISITDTU giành giải nhất cuộc thi chia sẻ: "cuộc thi đã giúp chúng em nâng cao hơn nữa kỹ năng phân tích lỗ hổng, mã hóa thông tin, xây dựng cách thức phòng chống các cuộc tấn công và bảo vệ hệ thống mạng.
Với tâm thế bình tĩnh và tràn đầy tự tin, nhóm chúng em rất vui mừng khi giành được giải thưởng cao nhất tại vòng thi sơ khảo khu vực miền Trung. Hy vọng rằng, với sự đoàn kết và nỗ lực hết mình, chúng em sẽ tiếp tục đoạt được giải thưởng cao tại vòng thi chung kết sắp đến."
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về đào tạo công nghệ thông tin của ĐH Duy Tân tại đây: khoa công nghệ thông tin, khoa đào tạo quốc tế, du học tại chỗ.
https://tuoitre.vn/sinh-vien-duy-tan-vo-dich-cuoc-thi-an-toan-thong-tin-asean-20191108084745648.htm
Trải qua 8 giờ tập trung thi đấu, sinh viên trường Đại học (ĐH) Duy Tân đã ghi dấu ấn với thành tích đáng nể tại vòng sơ khảo cuộc thi “sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019” khu vực miền Trung.
Ban tổ chức trao giải nhất cho đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân
Cụ thể, đội đã giành ba giải cao nhất gồm giải nhất, giải nhì và giải ba. Đạt được điểm số cao nhất tại vòng sơ khảo, 2 đội tuyển ISITDTU và ISITDTU2 của ĐH Duy Tân đã nhận được "vé" tham dự vòng chung kết sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 29-11-2019.
Vòng sơ khảo cuộc thi "Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019" diễn ra ngày 3-11-2019, do Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục công nghệ thông tin và Cục an toàn thông tin tổ chức đồng thời tại 3 khu vực khu vực miền Bắc - Thủ đô Hà Nội (tại Học viện kỹ thuật mật mã), khu vực miền Trung - TP. Đà Nẵng (tại ĐH Duy Tân), và khu vực miền Nam - TP. HCM (tại ĐH Quốc tế Sài Gòn).
Đây là năm thứ 12 cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin được tổ chức tại Việt Nam với sự góp mặt của 72 đội thi đến từ 32 cơ sở đào tạo trên toàn quốc. Năm 2019 cũng là năm đầu tiên, cuộc thi mở rộng ra khu vực ASEAN; do đó, 10 đội tuyển giành giải cao nhất vòng sơ khảo sẽ tham dự chung kết toàn quốc cùng sự góp mặt của một số đội tuyển xuất sắc nhất đến từ nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN.
Phát biểu tại cuộc thi, TS. Nguyễn Quang Thanh - Giám đốc Sở Thông tin & truyền thông TP Đà Nẵng, Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam chia sẻ: "cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin diễn ra hàng năm cũng nhằm mục đích tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Đồng thời, cuộc thi cũng góp phần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho sinh viên các học viện, trường đại học cũng như đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, và học tập. Cuộc thi còn là hoạt động ý nghĩa tạo cơ hội cho sinh viên các nước ASEAN cùng nhau giao lưu, học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau trong công cuộc đảm bảo an toàn thông tin."
Đội tuyển ISITDTU2 và ISITDTU3 của ĐH Duy Tân giành giải nhì và giải ba tại cuộc thi
Vòng sơ khảo tại khu vực miền Trung là cuộc tranh tài quyết liệt của 7 đội tuyển đến từ 4 trường, gồm trường ĐH Duy Tân, trường ĐH Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng, trường ĐH Quảng Bình, và trường ĐH Thông tin Liên lạc.
Với hình thức "cướp cờ" (Capture The Flag - CTF) theo vấn nạn (jeopardy), các đội thi phải vượt qua thử thách với 4 kỹ năng khai thác lỗ hổng (web, phần mềm hệ thống), dịch ngược, điều tra số, mã hóa.
Đạt 401 điểm, đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân đã trở thành đội đạt điểm số cao nhất và giành giải nhất cuộc thi. Hai đội tuyển của trường ĐH Duy Tân lần lượt nhận giải nhì và giải ba là ISITDTU2 và ISITDTU3 với 301 điểm. Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng trao 2 giải Khuyến khích cho đội tuyển BKDN_SSW thuộc trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng - ĐH Đà Nẵng và đội tuyển QBU thuộc trường ĐH Quảng Bình.
Theo đó, 2 đội tuyển có số điểm cao nhất là ISITDTU và ISITDTU2 sẽ cùng 8 đội tuyển đến từ các khu vực miền Bắc và miền Nam hội ngộ tại vòng chung kết cuộc thi "sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019". Trong đó, 5 đội miền Bắc gồm Just ∫du It! (trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội), KMA PeBois (Học viện kỹ thuật mật mã), Nupakachi (trường ĐH Bách khoa Hà Nội), z3r0_night (ĐH FPT), Y45uno (Học viện an ninh nhân dân) và 3 đội miền Nam, gồm UIT-BEAN (trường ĐH công nghệ thông tin - đại học quốc gia Tp. Hồ HCM), Noobiens (trường ĐH Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh), H2DP (Học viện bưu chính viễn thông Tp. HCM).
Sinh viên Thái Trường Duy, ngành kỹ thuật mạng, khoa công nghệ thông tin, ĐH Duy Tân - thành viên của đội tuyển ISITDTU giành giải nhất cuộc thi chia sẻ: "cuộc thi đã giúp chúng em nâng cao hơn nữa kỹ năng phân tích lỗ hổng, mã hóa thông tin, xây dựng cách thức phòng chống các cuộc tấn công và bảo vệ hệ thống mạng.
Với tâm thế bình tĩnh và tràn đầy tự tin, nhóm chúng em rất vui mừng khi giành được giải thưởng cao nhất tại vòng thi sơ khảo khu vực miền Trung. Hy vọng rằng, với sự đoàn kết và nỗ lực hết mình, chúng em sẽ tiếp tục đoạt được giải thưởng cao tại vòng thi chung kết sắp đến."
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về đào tạo công nghệ thông tin của ĐH Duy Tân tại đây: khoa công nghệ thông tin, khoa đào tạo quốc tế, du học tại chỗ.
https://tuoitre.vn/sinh-vien-duy-tan-vo-dich-cuoc-thi-an-toan-thong-tin-asean-20191108084745648.htm
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1757
Join date : 24/07/2015
Re: Sinh viên Duy Tân vô địch cuộc thi an toàn thông tin ASEAN
GS Việt đoạt giải Nghiên cứu Khoa học Xuất sắc tại Hội nghị Viễn thông hàng đầu
GS Dương Quang Trung vừa nhận được tin vui về Giải thưởng Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất (Best Paper Award) tại Hội nghị IEEE GLOBECOM 2019. Đây là lần thứ 2 GS Dương Quang Trung nhận được giải thưởng này. Trước đó, nhà khoa học trẻ cũng đã được vinh danh trong Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016.
GS Dương Quang Trung (thứ 2, từ phải sang) tại Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016.
IEEE GLOBECOM là hội nghị lâu đời nhất (có lịch sử trên 60 năm) và lớn nhất của ngành viễn thông, hầu như chỉ tổ chức tại Mỹ. Mỗi năm, hội nghị thu hút khoảng 3.000 công trình nghiên cứu, và chỉ có khoảng 30% bài được chấp nhận đăng, để trình bày tại hội nghị.
Riêng năm nay, trong tổng số hơn 800 bài báo được chấp nhận đăng trong kỉ yếu của hội nghị, chỉ có 15 bài được chọn để trao giải Best Paper Award. Bài báo của GS Dương Quang Trung và một số cộng sự của anh viết về công trình nghiên cứu sử dụng trí tuệ nhân tạo và tối ưu theo thời gian thực cho mạng 5G.
GS Dương Quang Trung được đánh giá là một chuyên gia thuộc lĩnh vực này. Anh chia sẻ với VietNamNet: “Đây là công trình đầu tiên trên thế giới sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy, cùng với tối ưu trong thời gian thực để giải quyết các vấn đề cấp thiết của mạng 5G và mạng tương lai”.
GS Trung cho biết, đối với truyền thông không dây 5G, các kỹ thuật tối ưu hóa thường xuyên được sử dụng để chọn hoặc cập nhật các thông số hệ thống mạng để tối ưu hóa hiệu suất mạng truyền thông tin. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật toán tối ưu hóa truyền thống để giải quyết các vấn đề tối ưu hóa vẫn còn tốn kém và việc thực thi chúng có thể tốn rất nhiều thời gian.
Hạn chế này sẽ rất khó đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về hiệu suất mạng và thời gian trễ cho phép trong thế hệ mới của truyền thông không dây, 5G. Do đó, đòi hỏi phải cần phát triển các phương pháp mới, có thể đáp ứng sự nghiêm ngặt về thời gian xử lý, một yêu cầu rất quan trọng đối với việc triển khai mạng 5G trong tương lai, hay đặc biệt trong môi trường khẩn cấp (hỗ trợ quản lý thiên tai).
“Chúng tôi đã phát triển các thuật toán phân bổ tài nguyên với thời gian xử lý rất nhanh chóng nhằm tối đa hiệu suất năng lượng trong thời gian thực cho các hệ thống truyền thông tin 5G sử dụng thiết bị không người lái (UAV)”, GS Trung nói.
Thuật toán của họ hoạt động bằng cách kết hợp tối ưu hóa chương trình số nguyên hỗn hợp và phân bổ nguồn lực nhằm tối ưu quỹ đạo vận hành và tối đa hóa hiệu quả năng lượng của các mạng UAV. Để phát triển các công cụ tối ưu hóa hiệu quả có thể thực sự tạo ra đột phá cho mạng truyền thông không dây (5G và hơn nữa), nhóm nghiên cứu đã nỗ lực tìm ra các phương pháp mới nhằm giảm nhanh thời gian xử lý cũng như độ phức tạp trong tính toán của các vấn đề tối ưu hóa.
Một phương pháp tương tác giữa kỹ thuật tối ưu hóa và mô hình máy học (machine learning, dùng mô hình mạng nơ-ron sâu (deep neural network)) đã được đề xuất để giảm đáng kể thời gian thực thi việc giải quyết các vấn đề tối ưu hóa phức tạp đã nêu trên trong triển khai mô hình mạng không dây 5G sử dụng UAV.
Sau khi triển khai các mạng UAV, giải thuật phân bổ tài nguyên với phần xử lý phức tạp được giảm xuống thấp nhất, được thực hiện để tối đa hiệu quả năng lượng mạng UAV đối mặt với các hạn chế và ràng buộc chặt chẽ về nguồn năng lượng phát cho phép và chất lượng dịch vụ mạng. Các thuật toán tối ưu thời gian thực được phát triển bởi nhóm nghiên cứu thực hiện chính xác điều này, giảm thời gian xử lý hệ thống xuống đến mili giây.
Tóm gọn cho sự kết hợp đầu tiên này giữa tối ưu hóa thời gian thực và máy học cho mạng 5G, GS Trung và nhóm nghiên cứu sử dụng một trích dẫn mới phù hợp cho bối cảnh này gọi là “hộp đen tối ưu hóa” (black-box optimization).
Hội nghị IEEE GLOBECOM 2019 sẽ diễn ra vào đầu tháng 12, tại Hawaii, Mỹ.
GS Dương Quang Trung sinh năm 1979, tại Hội An, Quảng Nam. Hiện anh đang làm nghiên cứu và giảng dạy tại Trường ĐH Queen’s Belfast (Vương Quốc Anh).
Anh từng giành được nhiều giải thưởng danh giá như: Fellowship (trị giá1 triệu USD) của Hội Khoa học Hoàng gia Anh Quốc từ năm 2016 đến năm 2021; Giải thưởng Newton Prize 2017 của Chính phủ Anh (trị giá 200 ngàn bảng Anh); Trường ĐH Queen’s Belfast trao tặng giải thưởng Nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất năm 2016, nhà khoa học có công trình nghiên cứu mang tính đột phá sáng tạo năm 2018.
Anh cũng giành nhiều giải thưởng công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất (Best Paper Award) của các hội nghị hàng đầu về ngành Viễn Thông và mạng 5G như: Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016; Hội nghị IEEE ICC 2014 tại Australia; Hội nghị IEEE VTC 2013 tại Đức.
(https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/gs-viet-doat-giai-cong-trinh-nghien-cuu-khoa-hoc-xuat-sac-tai-hoi-nghi-vien-thong-hang-dau-580355.html)
GS Dương Quang Trung vừa nhận được tin vui về Giải thưởng Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất (Best Paper Award) tại Hội nghị IEEE GLOBECOM 2019. Đây là lần thứ 2 GS Dương Quang Trung nhận được giải thưởng này. Trước đó, nhà khoa học trẻ cũng đã được vinh danh trong Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016.
GS Dương Quang Trung (thứ 2, từ phải sang) tại Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016.
IEEE GLOBECOM là hội nghị lâu đời nhất (có lịch sử trên 60 năm) và lớn nhất của ngành viễn thông, hầu như chỉ tổ chức tại Mỹ. Mỗi năm, hội nghị thu hút khoảng 3.000 công trình nghiên cứu, và chỉ có khoảng 30% bài được chấp nhận đăng, để trình bày tại hội nghị.
Riêng năm nay, trong tổng số hơn 800 bài báo được chấp nhận đăng trong kỉ yếu của hội nghị, chỉ có 15 bài được chọn để trao giải Best Paper Award. Bài báo của GS Dương Quang Trung và một số cộng sự của anh viết về công trình nghiên cứu sử dụng trí tuệ nhân tạo và tối ưu theo thời gian thực cho mạng 5G.
GS Dương Quang Trung được đánh giá là một chuyên gia thuộc lĩnh vực này. Anh chia sẻ với VietNamNet: “Đây là công trình đầu tiên trên thế giới sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy, cùng với tối ưu trong thời gian thực để giải quyết các vấn đề cấp thiết của mạng 5G và mạng tương lai”.
GS Trung cho biết, đối với truyền thông không dây 5G, các kỹ thuật tối ưu hóa thường xuyên được sử dụng để chọn hoặc cập nhật các thông số hệ thống mạng để tối ưu hóa hiệu suất mạng truyền thông tin. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật toán tối ưu hóa truyền thống để giải quyết các vấn đề tối ưu hóa vẫn còn tốn kém và việc thực thi chúng có thể tốn rất nhiều thời gian.
Hạn chế này sẽ rất khó đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về hiệu suất mạng và thời gian trễ cho phép trong thế hệ mới của truyền thông không dây, 5G. Do đó, đòi hỏi phải cần phát triển các phương pháp mới, có thể đáp ứng sự nghiêm ngặt về thời gian xử lý, một yêu cầu rất quan trọng đối với việc triển khai mạng 5G trong tương lai, hay đặc biệt trong môi trường khẩn cấp (hỗ trợ quản lý thiên tai).
“Chúng tôi đã phát triển các thuật toán phân bổ tài nguyên với thời gian xử lý rất nhanh chóng nhằm tối đa hiệu suất năng lượng trong thời gian thực cho các hệ thống truyền thông tin 5G sử dụng thiết bị không người lái (UAV)”, GS Trung nói.
Thuật toán của họ hoạt động bằng cách kết hợp tối ưu hóa chương trình số nguyên hỗn hợp và phân bổ nguồn lực nhằm tối ưu quỹ đạo vận hành và tối đa hóa hiệu quả năng lượng của các mạng UAV. Để phát triển các công cụ tối ưu hóa hiệu quả có thể thực sự tạo ra đột phá cho mạng truyền thông không dây (5G và hơn nữa), nhóm nghiên cứu đã nỗ lực tìm ra các phương pháp mới nhằm giảm nhanh thời gian xử lý cũng như độ phức tạp trong tính toán của các vấn đề tối ưu hóa.
Một phương pháp tương tác giữa kỹ thuật tối ưu hóa và mô hình máy học (machine learning, dùng mô hình mạng nơ-ron sâu (deep neural network)) đã được đề xuất để giảm đáng kể thời gian thực thi việc giải quyết các vấn đề tối ưu hóa phức tạp đã nêu trên trong triển khai mô hình mạng không dây 5G sử dụng UAV.
Sau khi triển khai các mạng UAV, giải thuật phân bổ tài nguyên với phần xử lý phức tạp được giảm xuống thấp nhất, được thực hiện để tối đa hiệu quả năng lượng mạng UAV đối mặt với các hạn chế và ràng buộc chặt chẽ về nguồn năng lượng phát cho phép và chất lượng dịch vụ mạng. Các thuật toán tối ưu thời gian thực được phát triển bởi nhóm nghiên cứu thực hiện chính xác điều này, giảm thời gian xử lý hệ thống xuống đến mili giây.
Tóm gọn cho sự kết hợp đầu tiên này giữa tối ưu hóa thời gian thực và máy học cho mạng 5G, GS Trung và nhóm nghiên cứu sử dụng một trích dẫn mới phù hợp cho bối cảnh này gọi là “hộp đen tối ưu hóa” (black-box optimization).
Hội nghị IEEE GLOBECOM 2019 sẽ diễn ra vào đầu tháng 12, tại Hawaii, Mỹ.
GS Dương Quang Trung sinh năm 1979, tại Hội An, Quảng Nam. Hiện anh đang làm nghiên cứu và giảng dạy tại Trường ĐH Queen’s Belfast (Vương Quốc Anh).
Anh từng giành được nhiều giải thưởng danh giá như: Fellowship (trị giá1 triệu USD) của Hội Khoa học Hoàng gia Anh Quốc từ năm 2016 đến năm 2021; Giải thưởng Newton Prize 2017 của Chính phủ Anh (trị giá 200 ngàn bảng Anh); Trường ĐH Queen’s Belfast trao tặng giải thưởng Nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất năm 2016, nhà khoa học có công trình nghiên cứu mang tính đột phá sáng tạo năm 2018.
Anh cũng giành nhiều giải thưởng công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất (Best Paper Award) của các hội nghị hàng đầu về ngành Viễn Thông và mạng 5G như: Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016; Hội nghị IEEE ICC 2014 tại Australia; Hội nghị IEEE VTC 2013 tại Đức.
(https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/gs-viet-doat-giai-cong-trinh-nghien-cuu-khoa-hoc-xuat-sac-tai-hoi-nghi-vien-thong-hang-dau-580355.html)
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
Similar topics
» SV Duy Tân giành giải nhì cuộc thi 'Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN'
» ĐH Duy Tân đoạt giải Ba cuộc thi 'Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 201
» Duy Tân vô địch cuộc thi “Sinh viên với An toàn Thông tin 2018” khu vực
» Sinh viên Trường ĐH Duy Tân vô địch cuộc thi An toàn thông tin miền Trung
» Sinh viên Trường ĐH Duy Tân vô địch cuộc thi An toàn thông tin miền Trung
» ĐH Duy Tân đoạt giải Ba cuộc thi 'Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 201
» Duy Tân vô địch cuộc thi “Sinh viên với An toàn Thông tin 2018” khu vực
» Sinh viên Trường ĐH Duy Tân vô địch cuộc thi An toàn thông tin miền Trung
» Sinh viên Trường ĐH Duy Tân vô địch cuộc thi An toàn thông tin miền Trung
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: Du lịch, Tour, Tuyển sinh, Việc làm Toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết