SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hội thảo Quốc tế “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truy

2 posters

Go down

Hội thảo Quốc tế “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truy Empty Hội thảo Quốc tế “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truy

Bài gửi by thieuthithuong 25.11.19 19:03

Hội thảo Quốc tế “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truyền qua Động vật Châu Á”
Diễn ra trong 2 ngày 14  và 15/11/2019 tại Đại học Duy Tân, Hội thảo Quốc tế lần thứ 19 chủ đề “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truyền qua động vật Châu Á” (RNAS+) chính là diễn đàn để các nhà khoa học đến từ nhiều nước trong khu vực Châu Á báo cáo các kết quả nghiên cứu, cùng chia sẻ thông tin và trao đổi nhiều vấn đề về chuyên môn.
 
Hội thảo Quốc tế “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truy Daidienbantochucdieuhanhhoithao-55
Đại diện Ban Tổ chức điều hành Hội thảo
 
Chính thức hoạt động từ năm 1998, “Mạng lưới Các bệnh Sán máng và những bệnh giun sán khác truyền qua động vật Châu Á” (RNAS+) - (The Regional Network for Asian Schistosomiasis and other Helminth Zoonose) hiện có 10 nước thành viên gồm: Trung Quốc, Philippines, Lào, Cambodia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Mạng lưới được thành lập với mục tiêu đẩy mạnh việc giao lưu cũng như hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học và giám sát bệnh Sán máng. Kể từ năm 2005 trở đi, mạng lưới đã mở rộng sang các các bệnh khác như bệnh ấu trùng sán dây lợn, bệnh sán lá gan nhỏ/bệnh Opisthorchis do sán lá ký sinh opisthorchis trong các ống dẫn mật và các bệnh giun sán ký sinh lây truyền qua động vật trong khu vực.
 
Thực hiện Kế hoạch hoạt động hàng năm 2019, Mạng lưới RNAS+ phối hợp với Đại học Duy Tân tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ 19 với sự tham gia của hơn 30 đại biểu đến từ các nước trong khu vực và 15 đại biểu của Việt Nam. Các phiên chuyên đề của Hội thảo tập trung vào các vấn đề như:
 
• Cập nhật hoạt động của mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh giun sán khác truyền qua động vật ở Châu Á;
 
• Đánh giá thực trạng bệnh sán máng và các bệnh giun sán khác tại các nước thành viên của mạng lưới;
 
• Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phòng, chống bệnh giun sán;
 
• Và, đặc biệt là chương trình Tập huấn về chẩn đoán và giám sát các bệnh lý về giun sán, sốt rét,... được tổ chức trong khuôn khổ của Hội thảo.
 
Hội thảo Quốc tế “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truy Taphuanchandoanvakiemsoatcacbenhkysinhtrungtrongkhuonkhohoithao-99
Tập huấn chẩn đoán và kiểm soát các bệnh Ký sinh trùng trong khuôn khổ Hội thảo
 
Phát biểu tại Lễ Khai mạc Hội thảo, TS. BS. Somphou Sayasone - Chủ tịch Mạng lưới RNAS+ cho biết: “Hội thảo Quốc tế được Mạng lưới RNAS+ tổ chức thường niên ở các nước thành viên để các nhà khoa học có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi những kết quả nghiên cứu và câp nhật kết quả đạt được từ các hoạt động giám sát cũng như kiểm soát giun sán để có thể áp dụng vào thực tế, giúp xóa bỏ các bệnh này trong tương lai. Trong khuôn khổ của Hội thảo năm nay sẽ có thêm chương trình tập huấn cho các nhà nghiên cứu trẻ về những chủ đề khác nhau như kỹ thuật chẩn đoán, hệ thống thông tin địa lý, cách viết bản thảo,... và nhất là tập huấn về kỹ thuật để chẩn đoán về bệnh sán máng, bệnh sốt rét. Tham gia các buổi tập huấn sẽ giúp cho các nhà khoa học trẻ có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa các hoạt động giám sát và kiểm soát. Qua đây, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Đại học Duy Tân đã nhiệt tình hỗ trợ, phối hợp tổ chức Hội thảo và cám ơn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng nhà trường đã chủ trì Lễ Khai mạc để Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp.”
 
Xuyên suốt 2 ngày diễn ra Hội thảo, đại biểu đến từ các nước trong khu vực Châu Á đã báo cáo về tình hình các căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên như: bệnh nhiễm trùng giun sán qua đất, bệnh giun chỉ bạch tuyết , bệnh sán máng, bệnh sán lá gan nhỏ (hay còn gọi là bệnh sán lá gan Đông Nam Á), bệnh ghẻ cóc, bệnh phong, bệnh sán lá gan lớn, bệnh sán dây, bệnh giun Toxocara hay còn gọi là bệnh giun đũa chó mèo ở người,...  Kèm theo đó là thực trạng nhiễm bệnh ở từng quốc gia trong những năm qua, những hoạt động kiểm soát bệnh, các kết quả đạt được và đưa ra những khó khăn thách thức cùng kế hoạch hành động cho giai đoạn 2020 - 2025.
 
Nhiều báo cáo đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các đại biểu tham dự Hội thảo, tiêu biểu có thể kể đến như:
 
• Báo cáo về “Tình trạng hiện tại về việc xóa bỏ bệnh sán máng ở khu vực Caribbean” của TS. Arve Lee Willingham,
 
• Báo cáo về “Những chẩn đoán miễn dịch mới trong các căn bệnh ký sinh trùng” của TS. Deng Wangping,
 
• Báo cáo về “Thông tin chính xác về vật chủ trung gian đầu tiên của loài sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis” của TS. Nguyễn Mạnh Hùng,
 
• Báo cáo “Dự đoán về môi trường sống của ốc sên Oncomelania hupensis quadrasi and nhận dạng những khu vưc đầy rủi ro đối với ký sinh trùng schistosomiasis japonica ở các xã địa phương và lân cận  của Gonzaga, Cagayyan và Philippines: những kết quả ban đầu” của TS. Daria L.Manalo,
 
• Báo cáo về “Nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium knowlesi từ khỉ sang người ở vùng biên giới Việt Nam - Lào” của TS. BS. Hoàng Hà (Đại học Duy Tân),…
 
Nghiên cứu của TS. BS. Hoàng Hà là một trong những nghiên cứu được chú ý tại Hội thảo khi làm rõ được nguyên nhân gây ra bệnh Sốt rét biên giới vùng Mekong mở rộng ở Đông Nam Á - một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của người dân tộc thiểu số ở khu vực này. Theo nghiên cứu của TS. BS. Hoàng Hà, nguyên nhân ban đầu được xác định là do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax và gần đây nhất TS. BS. Hoàng Hà đã xác định thêm được một nguyên nhân nữa là do một loại ký sinh trùng động vật - Plasmodium knowlesi ở một số quốc gia trong khu vực. Sự tồn tại của ký sinh trùng này là một thách thức đối với các chương trình phòng chống sốt rét, vì ký sinh trùng lây bệnh này tồn tại trong cơ thể của những con khỉ Macaca trú ngụ trong rừng. Kết quả nghiên cứu của TS. BS. Hoàng Hà đã chỉ ra được: 9 trường hợp ký sinh trùng sốt rét P. knowlesi được phát hiện bằng PCR trong các mẫu máu từ khu vực phía Lào và 3 trường hợp từ khu vực phía Việt Nam. Như vậy, ký sinh trùng P. Knowlesi đđược truyền từ cả hai bên biên giới Việt Nam và Lào. Thế nên, cả hai quốc gia cần tiếp tục giám sát mức độ và sự lan truyền của ký sinh trùng P. Knowlesi ở cả 2 bên biên giới đồng thời cần có các chương trình phòng chống sốt rét ở cả 2 nước.
 
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4654&pid=2066&page=0&lang=vi-VN
thieuthithuong
thieuthithuong
Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn
Chú ý, khách Vãng Lai Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn

Tổng số bài gửi : 1757
Join date : 24/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Hội thảo Quốc tế “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truy Empty Re: Hội thảo Quốc tế “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truy

Bài gửi by thanhthuong123 26.11.19 19:02

Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi
(QNO) - Sáng 25.10, Trường Đại học Duy Tân - Đà Nẵng phối hợp với Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức hội nghị khoa học nhằm tổng kết 10 năm thành lập khối Khoa học sức khỏe (KHSK) nhà trường (2009 - 2019).
Hội thảo Quốc tế “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truy Images1565044_images1565014_Nh__gi_o__u_t___Anh_h_ng_lao___ng_L__C_NG_C___Ch__t_ch_H_QT_Tr__ng__H_Duy_T_n_ph_t_bi_u_ch_o_m_ng_H_i_ngh_.__nh_NTB
Nhà giáo ưu tú, Anh hùng lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Duy Tân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: N.T.B
Lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá cao sự trưởng thành của khối KHSK, tạo nên một trong 4 mũi nhọn của Trường Đại học Duy Tân. Bệnh viện Trung ương Huế là cơ sở thực hành chính cho khối KHSK cùng với Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện 199 - Bộ Công an. Ngoài ra, các bệnh viện, đơn vị chuyên khoa khác của TP.Đà Nẵng và Quảng Nam cùng phối hợp giúp đỡ khối KHSK phát triển.
 
Tuy mới 10 tuổi nhưng khối KHSK đã tiếp thu, học hỏi được các kinh nghiệm, tiến bộ của y học trong nước, khu vực và thế giới; thừa hưởng các thành quả xây dựng, kinh nghiệm đào tạo, cơ sở vật chất trang thiết bị, đội ngũ cán bộ giảng dạy hơn 1.200 người đủ các chuyên ngành, với thế mạnh là hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học.
Hội thảo Quốc tế “Mạng lưới về bệnh Sán máng và các bệnh Giun sán khác truy Images1565045_images1565015_H_n_500___i_bi_u_tham_d__H_i_ngh__khoa_h_c_Tr__ng__H_Duy_T_n___B_nh_vi_n_Trung___ng_Hu__n_m_2019.__nh_NTB
Hơn 500 đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: N.T.B
Kết quả, 10 năm qua khối KHSK nhà trường đã triển khai đào tạo cử nhân đại học điều dưỡng, thạc sĩ khoa học điều dưỡng (phối hợp với Đại học Fooyin Đài Loan), dược sĩ đại học, thạc sĩ tổ chức quản lý dược, bác sĩ y khoa, bác sĩ răng hàm mặt. Mặt khác, đào tạo liên tục một số chuyên đề. Đồng thời đã thực hiện hơn 100 đề tài nghiên cứu khoa học, có 10 công bố quốc tế.
 
Qua 10 năm thành lập, đến nay khối KHSK có đội ngũ giảng dạy chất lượng, gồm 226 cán bộ; trong đó tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư có 50 người (chiếm 24,51%). Tổng số sinh viên đã tuyển sinh là 8.199, trong đó đã có 2.636 sinh viên tốt nghiệp, hiện còn 4.242 sinh viên đang học. Số học viên theo học sau đại học dược và điều dưỡng là 78. Đây là một tài sản lớn của Trường Đại học Duy Tân - nơi đã và sẽ cung cấp nguồn nhân lực làm nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong khu vực và cả nước.
 
VĂN SANH
http://baoquangnam.vn/xa-hoi/giao-duc/201910/khoi-khoa-hoc-suc-khoe-truong-dai-hoc-duy-tan-tron-10-tuoi-878798/#.XbUMpRiC0FM.gmail
thanhthuong123
thanhthuong123
Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn
Chú ý, khách Vãng Lai Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn

Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết