Điểm danh 30 trường Đại học Việt Nam có Công bố Quốc tế nhiều nhất
3 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Điểm danh 30 trường Đại học Việt Nam có Công bố Quốc tế nhiều nhất
Điểm danh 30 trường Đại học Việt Nam có Công bố Quốc tế nhiều nhất
Số lượng công bố quốc tế hàng năm của Việt Nam đã cán mốc gần 10.000 bài/năm (năm 2018) trong đó các cơ sở giáo dục đại học đóng góp tới 70%. Tốc độ gia tăng các bài báo WoS & Scopus hàng năm của Việt Nam tăng mạnh (34,7% đối với cả nước và 41,6% đối với riêng các CSGDĐH). Vậy trường đại học nào có công bố quốc tế nhiều nhất nước?
Cán mốc 10.000 bài/năm
Số liệu công bố quốc tế trong CSDL WoS, Scopus và WoS & Scopus của Việt Nam nói chung và các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) nói riêng trong giai đoạn 2014-2018 được thống kê như sau:
Trong 5 năm đó, cả nước đã công bố 22.438 bài báo WoS, 29.932 bài báo Scopus và tổng cộng 32.732 bài trong CSDL tích hợp WoS & Scopus. Đồng thời, số liệu tương ứng của các CSGDĐH là 13.728 (WoS), 21.702 (Scopus) và 23.144 bài (WoS & Scopus), chiếm trung bình khoảng 70% so với năng suất của cả nước.
Về tổng số bài báo Scopus cao hơn số bài báo WoS 1,33 lần; tổng số bài báo WoS & Scopus cao hơn số bài báo WoS 1,46 lần và số bài báo Scopus 1,09 lần.
Lưu ý, tổng số bài báo WoS & Scopus trong giai đoạn 2014-2018 của Việt Nam chỉ tương đương với năng suất công bố bài báo Scopus của Indonesia trong năm 2017 (21.300 bài) hoặc năm 2018 (33.988 bài).
Năng suất khoa học - số lượng bài báo công bố trên Việt Nam đang tăng qua từng năm và có dấu hiệu tăng mạnh hơn sau năm 2017.
Trong giai đoạn 2014-2017, trung bình mỗi năm số lượng bài báo WoS & Scopus tăng khoảng 18,8% (từ 4.332 bài đến 7.217 bài trong 3 năm). Tuy nhiên, chỉ trong một năm từ 2017-2018, số lượng bài báo đã tăng lên 34,7% (từ 7.217 đến 9.719 bài). Như vậy, năm 2018, Việt Nam đã gần như đã cán mốc 10.000 công bố quốc tế một năm.
Kết quả này cao hơn một chút so với năng suất công bố bài báo Scopus hàng năm (ví dụ: 8.800 bài năm 2018) của Trường ĐHQG Singapore. Trong số đó, tốc độ gia tăng số công bố trong hai giai đoạn phân kỳ ấy của WoS là 22,4% và 30,5%; của Scopus là 18,1% và 33,7%.
Tương tự, số lượng bài báo WoS & Scopus của các CSGDĐH Việt Nam, từ 2014-2017, trung bình mỗi năm tăng 21,8%, nhưng chỉ tính riêng năm từ 2017-2018, con số này tăng lên đến 41,6%. Trong đó, tốc độ gia tăng số công bố trong hai giai đoạn phân kỳ ấy của WoS là 29,4 % và 38,5%; của Scopus là 21.3% và 41,1%.
Kết quả gia tăng công bố quốc tế theo bảng trên nhận thấy rằng, tỉ lệ gia tăng các bài báo Scopus ngày càng chiếm trọng số quan trọng và đặc biệt là sự đóng góp vào sự gia tăng đến từ các CSGDDH.
Kết quả này cho thấy các trường đại học tại Việt Nam đang dần quan tâm đến công bố quốc tế. Chính sự gia tăng năng suất công bố quốc tế của các CSGDĐH đã quyết định mức độ gia tăng chung về công bố quốc tế của cả nước. Sự gia tăng có tính chất đột biến này xảy ra trong thời kỳ các CSGDĐH Việt Nam được trao quyền tự chủ.
30 cơ sở giáo dục đại học có số lượng bài báo nhiều nhất
Số liệu về tổng số bài báo WoS & Scopus và số lần trích dẫn trong giai đoạn 2014-2018 được liệt kê cho thấy top 30 CSGDĐH có số lượng bài báo nhiều nhất trong giai đoạn 2014-2018.
Có thể thấy rằng, đến hết năm 2018, ĐHQGTpHCM và ĐHQGHN vẫn là hai cơ sở giáo dục có tổng số bài báo cao nhất. Điều thú vị là Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã vươn lên vị trí top 3 và Trường đại học Duy Tân nằm ở vị trí top 5.
Khi so sánh năng suất công bố quốc tế của các CSGDĐH có thể thấy số lượng bài báo của trường top 1 (ĐHQGTpHCM) chỉ nhiều hơn xấp xỉ 2 lần so với trường top 4 (Trường ĐHBK Hà Nội).
Thực tế, đây là 4 CSGDĐH hàng đầu của Việt Nam đã có tên trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế như QS, THE và AWRU.
Tuy nhiên, nếu so sánh với các trường top 15 thì sự khác nhau về số lượng công bố quốc tế đã là 10 lần.
Đáng nói hơn, khi so sánh trường top 1 với top 30, sự khác biệt lên đến gần 50 lần. Điều này cho thấy ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 15 CSGDĐH có định hướng và năng lực nghiên cứu nổi trội. Đây là thông tin có ý nghĩa, có thể sử dụng để hoạch định chính sách phát triển các CSGDĐH.
4
Tổng số bài báo WoS & Scopus và số trích dẫn giai đoạn 2014-2018 của top 30 CSGDĐH Việt Nam.
Khi khảo sát cụ thể mức độ gia tăng trong thời gian gần đây của một số CSGDĐH có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2014-2018, tốc độ gia tăng về công bố quốc tế hàng năm của ĐHQGHN, ĐHQG TpHCM và các CSGDĐH truyền thống hầu như không có sự đột biến, trong lúc đó Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân có tốc độ gia tăng vượt trội.
Năm 2017, số lượng bài báo WoS & Scopus của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã vượt qua ĐHQGHN và năm 2018 lại tiếp tục vượt qua ĐHQGTpHCM.
Năm 2018, số lượng bài báo WoS & Scopus của Trường ĐH Duy Tân cũng đã tiến kịp Trường ĐHBKHN. Trước đó, năm 2014, hai trường này thậm chí còn không nằm trong top 10 của Việt nam.
Đóng góp của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã làm thay đổi cán cân công bố quốc tế của các CSGDDH tại khu vực TP.HCM so với khu vực Hà Nội.
So sánh mức độ gia tăng về số lượng bài báo giữa các CSGDĐH tại khu vực Hà Nội và TP. HCM.
Cụ thể, vào năm 2014, số lượng bài báo WoS & Scopus của các CSGDĐH Hà Nội cao hơn, sự cân bằng giữa hai khu vực đã đạt được vào năm 2017. Vào năm 2018, số lượng bài báo của các CSGDĐH tại TP.HCM đã tăng mạnh, vượt xa so với số lượng bài báo của các CSGDĐH tại Hà Nội.
Xu thế này đang tiếp tục được khẳng định trong năm 2019. Tính đến 11/2019, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân lần lượt đã công bố được 2300 và 980 bài báo WoS & Scopus, dẫn đầu các CSGDĐH. Đồng thời, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã đứng đầu cả nước, vượt qua cả Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
Kết quả phân tích cho thấy rằng, chỉ số trích dẫn trung bình của các CSGDĐH Việt Nam đạt giá trị 9,2. Sau khi đối sánh và chuẩn hóa với CSDL do bảng xếp hạng QS công bố cho ĐHQGHN, có thể thấy rằng chỉ số trích dẫn trung bình của Việt Nam xấp xỉ giá trị trung bình của khu vực châu Á.
Chỉ số trích dẫn trung bình của top 30 CSGDĐH Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018.
Theo đó, Việt Nam có 7 CSGDĐH có chỉ số trích dẫn cao hơn chỉ số trung bình của cả nước và của châu Á là: Trường ĐH Y Hà Nội (18,1); Trường ĐH Y tế công cộng (16); Trường ĐH Duy Tân (11,; Trường ĐH Mỏ Địa chất (11,0); ĐHQGHN (10,7); Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (10,6) và Trường ĐH Tôn Đức Thắng (10,3).
Ngoài trường hợp các trường đại học thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, chỉ số trích dẫn trung bình cao của Trường ĐH Mỏ Địa chất và Trường ĐH Kinh tế quốc dân là điều đáng ghi nhận. Các nghiên cứu của hai trường vừa nêu có thể vừa có tính cập nhật, đồng thời liên quan đến các vấn đề đặc thù của Việt Nam nên được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nhiều.
Trang điện tử của hệ thống CSDL tích hợp WoS và Scopus Vcgate https://vcgate.vnu.edu.vn:3000.
Các số liệu công bố trên thuộc công trình nghiên cứu phát triển cơ sở dữ liệu (CSDL) Web of Science và Scopus trên hệ thống Vcgate của ĐHQGHN đối với các bài báo của các tác giả Việt Nam. Nhóm nghiên cứu Nguyễn Hữu Thành Chung, Võ Đình Hiếu, Ngô Mạnh Dũng - ĐH Quốc gia Hà Nội đã triển khai xây dựng thành công Phần mềm hệ thống cổng thông tin chỉ số nghiên cứu Việt Nam.
Hiện nay, hệ thống này này đã chỉ mục cho gần 70 tạp chí xuất bản trực tuyến của Việt Nam với gần 50.000 bài báo, bước đầu phục vụ việc xếp hạng chất lượng các tạp chí và cung cấp khả năng phân tích, đánh giá năng lực công bố kết quả nghiên cứu ở trong nước.
Ngoài việc thu thập và chỉ mục cho các bài báo trên các tạp chí của Việt Nam, Vcgate còn có khả năng thu thập chỉ số trích dẫn. Do đó, Vcgate có chức năng tương tự như các hệ thống CSDL khoa học của các quốc gia khác, đặc biệt rất tương đồng với WoS và Scopus.
Đặc biệt, công trình này cũng chỉ ra mối liên hệ giữa tự chủ đại học và việc nâng cao năng suất và chất lượng nghiên cứu khoa học.
(Nguồn:https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/diem-danh-30-truong-dai-hoc-viet-nam-co-cong-bo-quoc-te-nhieu-nhat-20191226094442667.htm
Số lượng công bố quốc tế hàng năm của Việt Nam đã cán mốc gần 10.000 bài/năm (năm 2018) trong đó các cơ sở giáo dục đại học đóng góp tới 70%. Tốc độ gia tăng các bài báo WoS & Scopus hàng năm của Việt Nam tăng mạnh (34,7% đối với cả nước và 41,6% đối với riêng các CSGDĐH). Vậy trường đại học nào có công bố quốc tế nhiều nhất nước?
Cán mốc 10.000 bài/năm
Số liệu công bố quốc tế trong CSDL WoS, Scopus và WoS & Scopus của Việt Nam nói chung và các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) nói riêng trong giai đoạn 2014-2018 được thống kê như sau:
Trong 5 năm đó, cả nước đã công bố 22.438 bài báo WoS, 29.932 bài báo Scopus và tổng cộng 32.732 bài trong CSDL tích hợp WoS & Scopus. Đồng thời, số liệu tương ứng của các CSGDĐH là 13.728 (WoS), 21.702 (Scopus) và 23.144 bài (WoS & Scopus), chiếm trung bình khoảng 70% so với năng suất của cả nước.
Về tổng số bài báo Scopus cao hơn số bài báo WoS 1,33 lần; tổng số bài báo WoS & Scopus cao hơn số bài báo WoS 1,46 lần và số bài báo Scopus 1,09 lần.
Lưu ý, tổng số bài báo WoS & Scopus trong giai đoạn 2014-2018 của Việt Nam chỉ tương đương với năng suất công bố bài báo Scopus của Indonesia trong năm 2017 (21.300 bài) hoặc năm 2018 (33.988 bài).
Năng suất khoa học - số lượng bài báo công bố trên Việt Nam đang tăng qua từng năm và có dấu hiệu tăng mạnh hơn sau năm 2017.
Trong giai đoạn 2014-2017, trung bình mỗi năm số lượng bài báo WoS & Scopus tăng khoảng 18,8% (từ 4.332 bài đến 7.217 bài trong 3 năm). Tuy nhiên, chỉ trong một năm từ 2017-2018, số lượng bài báo đã tăng lên 34,7% (từ 7.217 đến 9.719 bài). Như vậy, năm 2018, Việt Nam đã gần như đã cán mốc 10.000 công bố quốc tế một năm.
Kết quả này cao hơn một chút so với năng suất công bố bài báo Scopus hàng năm (ví dụ: 8.800 bài năm 2018) của Trường ĐHQG Singapore. Trong số đó, tốc độ gia tăng số công bố trong hai giai đoạn phân kỳ ấy của WoS là 22,4% và 30,5%; của Scopus là 18,1% và 33,7%.
Tương tự, số lượng bài báo WoS & Scopus của các CSGDĐH Việt Nam, từ 2014-2017, trung bình mỗi năm tăng 21,8%, nhưng chỉ tính riêng năm từ 2017-2018, con số này tăng lên đến 41,6%. Trong đó, tốc độ gia tăng số công bố trong hai giai đoạn phân kỳ ấy của WoS là 29,4 % và 38,5%; của Scopus là 21.3% và 41,1%.
Kết quả gia tăng công bố quốc tế theo bảng trên nhận thấy rằng, tỉ lệ gia tăng các bài báo Scopus ngày càng chiếm trọng số quan trọng và đặc biệt là sự đóng góp vào sự gia tăng đến từ các CSGDDH.
Kết quả này cho thấy các trường đại học tại Việt Nam đang dần quan tâm đến công bố quốc tế. Chính sự gia tăng năng suất công bố quốc tế của các CSGDĐH đã quyết định mức độ gia tăng chung về công bố quốc tế của cả nước. Sự gia tăng có tính chất đột biến này xảy ra trong thời kỳ các CSGDĐH Việt Nam được trao quyền tự chủ.
30 cơ sở giáo dục đại học có số lượng bài báo nhiều nhất
Số liệu về tổng số bài báo WoS & Scopus và số lần trích dẫn trong giai đoạn 2014-2018 được liệt kê cho thấy top 30 CSGDĐH có số lượng bài báo nhiều nhất trong giai đoạn 2014-2018.
Có thể thấy rằng, đến hết năm 2018, ĐHQGTpHCM và ĐHQGHN vẫn là hai cơ sở giáo dục có tổng số bài báo cao nhất. Điều thú vị là Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã vươn lên vị trí top 3 và Trường đại học Duy Tân nằm ở vị trí top 5.
Khi so sánh năng suất công bố quốc tế của các CSGDĐH có thể thấy số lượng bài báo của trường top 1 (ĐHQGTpHCM) chỉ nhiều hơn xấp xỉ 2 lần so với trường top 4 (Trường ĐHBK Hà Nội).
Thực tế, đây là 4 CSGDĐH hàng đầu của Việt Nam đã có tên trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế như QS, THE và AWRU.
Tuy nhiên, nếu so sánh với các trường top 15 thì sự khác nhau về số lượng công bố quốc tế đã là 10 lần.
Đáng nói hơn, khi so sánh trường top 1 với top 30, sự khác biệt lên đến gần 50 lần. Điều này cho thấy ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 15 CSGDĐH có định hướng và năng lực nghiên cứu nổi trội. Đây là thông tin có ý nghĩa, có thể sử dụng để hoạch định chính sách phát triển các CSGDĐH.
4
Tổng số bài báo WoS & Scopus và số trích dẫn giai đoạn 2014-2018 của top 30 CSGDĐH Việt Nam.
Khi khảo sát cụ thể mức độ gia tăng trong thời gian gần đây của một số CSGDĐH có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2014-2018, tốc độ gia tăng về công bố quốc tế hàng năm của ĐHQGHN, ĐHQG TpHCM và các CSGDĐH truyền thống hầu như không có sự đột biến, trong lúc đó Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân có tốc độ gia tăng vượt trội.
Năm 2017, số lượng bài báo WoS & Scopus của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã vượt qua ĐHQGHN và năm 2018 lại tiếp tục vượt qua ĐHQGTpHCM.
Năm 2018, số lượng bài báo WoS & Scopus của Trường ĐH Duy Tân cũng đã tiến kịp Trường ĐHBKHN. Trước đó, năm 2014, hai trường này thậm chí còn không nằm trong top 10 của Việt nam.
Đóng góp của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã làm thay đổi cán cân công bố quốc tế của các CSGDDH tại khu vực TP.HCM so với khu vực Hà Nội.
So sánh mức độ gia tăng về số lượng bài báo giữa các CSGDĐH tại khu vực Hà Nội và TP. HCM.
Cụ thể, vào năm 2014, số lượng bài báo WoS & Scopus của các CSGDĐH Hà Nội cao hơn, sự cân bằng giữa hai khu vực đã đạt được vào năm 2017. Vào năm 2018, số lượng bài báo của các CSGDĐH tại TP.HCM đã tăng mạnh, vượt xa so với số lượng bài báo của các CSGDĐH tại Hà Nội.
Xu thế này đang tiếp tục được khẳng định trong năm 2019. Tính đến 11/2019, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân lần lượt đã công bố được 2300 và 980 bài báo WoS & Scopus, dẫn đầu các CSGDĐH. Đồng thời, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã đứng đầu cả nước, vượt qua cả Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
Kết quả phân tích cho thấy rằng, chỉ số trích dẫn trung bình của các CSGDĐH Việt Nam đạt giá trị 9,2. Sau khi đối sánh và chuẩn hóa với CSDL do bảng xếp hạng QS công bố cho ĐHQGHN, có thể thấy rằng chỉ số trích dẫn trung bình của Việt Nam xấp xỉ giá trị trung bình của khu vực châu Á.
Chỉ số trích dẫn trung bình của top 30 CSGDĐH Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018.
Theo đó, Việt Nam có 7 CSGDĐH có chỉ số trích dẫn cao hơn chỉ số trung bình của cả nước và của châu Á là: Trường ĐH Y Hà Nội (18,1); Trường ĐH Y tế công cộng (16); Trường ĐH Duy Tân (11,; Trường ĐH Mỏ Địa chất (11,0); ĐHQGHN (10,7); Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (10,6) và Trường ĐH Tôn Đức Thắng (10,3).
Ngoài trường hợp các trường đại học thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, chỉ số trích dẫn trung bình cao của Trường ĐH Mỏ Địa chất và Trường ĐH Kinh tế quốc dân là điều đáng ghi nhận. Các nghiên cứu của hai trường vừa nêu có thể vừa có tính cập nhật, đồng thời liên quan đến các vấn đề đặc thù của Việt Nam nên được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nhiều.
Trang điện tử của hệ thống CSDL tích hợp WoS và Scopus Vcgate https://vcgate.vnu.edu.vn:3000.
Các số liệu công bố trên thuộc công trình nghiên cứu phát triển cơ sở dữ liệu (CSDL) Web of Science và Scopus trên hệ thống Vcgate của ĐHQGHN đối với các bài báo của các tác giả Việt Nam. Nhóm nghiên cứu Nguyễn Hữu Thành Chung, Võ Đình Hiếu, Ngô Mạnh Dũng - ĐH Quốc gia Hà Nội đã triển khai xây dựng thành công Phần mềm hệ thống cổng thông tin chỉ số nghiên cứu Việt Nam.
Hiện nay, hệ thống này này đã chỉ mục cho gần 70 tạp chí xuất bản trực tuyến của Việt Nam với gần 50.000 bài báo, bước đầu phục vụ việc xếp hạng chất lượng các tạp chí và cung cấp khả năng phân tích, đánh giá năng lực công bố kết quả nghiên cứu ở trong nước.
Ngoài việc thu thập và chỉ mục cho các bài báo trên các tạp chí của Việt Nam, Vcgate còn có khả năng thu thập chỉ số trích dẫn. Do đó, Vcgate có chức năng tương tự như các hệ thống CSDL khoa học của các quốc gia khác, đặc biệt rất tương đồng với WoS và Scopus.
Đặc biệt, công trình này cũng chỉ ra mối liên hệ giữa tự chủ đại học và việc nâng cao năng suất và chất lượng nghiên cứu khoa học.
(Nguồn:https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/diem-danh-30-truong-dai-hoc-viet-nam-co-cong-bo-quoc-te-nhieu-nhat-20191226094442667.htm
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1726
Join date : 24/07/2015
Re: Điểm danh 30 trường Đại học Việt Nam có Công bố Quốc tế nhiều nhất
Sinh viên Duy Tân Giao lưu Văn hoá với Giảng viên và Sinh viên Đại học Keuka (Mỹ)
Chiều ngày 3/1/2019 tại Đại học Duy Tân, cơ sở số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng, Phòng Trao đổi Sinh viên Toàn cầu phối hợp với Tổ ADP - khoa Đào tạo Quốc tế tổ chức buổi giao lưu gặp gỡ, trao đổi văn hóa giữa sinh viên Duy Tân với sinh viên và giảng viên Đại học Keuka (Mỹ). Đây là cơ hội để các bạn sinh viên Duy Tân tìm hiểu về đất nước, văn hóa, con người Mỹ cũng như kết nối và mở rộng quan hệ với các bạn bè quốc tế.
Đại diện của Đại học Duy tân và Đại học KeuKa cùng trao quà lưu niệm
Được thành lập từ năm 1890 tại Bang New York (Mỹ), Đại học Keuka là trường tư thục đào tạo bậc Đại học và Sau Đại học có uy tín, có Kiểm định Vùng miền Trung Bắc Hoa Kỳ - hình thức kiểm định chất lượng đào tạo toàn cơ sở giáo dục cao nhất ở Mỹ. Nằm tọa lạc bên Hồ Keuka, Đại học Keuka luôn nổi tiếng vì sự “chăm chút” trong chất lượng giáo dục và đào tạo. Hiện tại, có gần 4.800 sinh viên bản địa và quốc tế đang theo học ở trình độ Đại học, Sau Đại học và gần 2.800 sinh viên của trường đang học tại Trung Quốc và Việt Nam. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, môi trường học tập năng động, hiện đại, nhiều ngành học của trường đã thu hút đông đảo sinh viên theo học, như: Quản lý, Điều dưỡng, Luật Hình sự, Khoa học Xã hội, Ngôn ngữ, Y tế, Giáo dục,…
Mở đầu buổi giao lưu là các tiết mục văn nghệ đặc sắc do Trung tâm Văn Thể Mỹ, Đại học Duy Tân biểu diễn. Tiếp theo đó, để khuấy động không khí buổi gặp gỡ là các trò chơi hấp dẫn nhằm tạo cơ hội làm quen, thắt chặt tình bạn và mở ra một không gian kết nối cho các bạn sinh viên đến từ những vùng đất khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, phong tục tập quán và bản sắc văn hóa khác nhau. Sinh viên 2 nước còn được cùng nhau thảo luận sôi nổi về khác biệt văn hóa, đời sống sinh viên, và kinh nghiệm học tập.
Sinh viên và giảng viên 2 trường cùng chụp ảnh lưu niệm tại buổi giao lưu
Tại buổi giao lưu, PGS. Christopher Charles Clinton - Phòng Công tác Xã hội, Đại học Keuka chia sẻ: “Đây là lần thứ 2 chúng tôi có dịp quay trở lại Đại học Duy Tân và sinh viên 2 trường lại có thêm cơ hội giao lưu, gặp gỡ và thắt chặt mối quan hệ. Hy vọng trong tương lai gần, Đại học Duy Tân và Đại học KeuKa sẽ có mối quan hệ hợp tác sâu rộng, cùng nhau trao đổi văn hóa, giáo dục giữa sinh viên 2 nước. Và Đại học Keuka rất sẵn lòng được đón tiếp các bạn sinh viên Duy Tân đến thăm và học tập, trao đổi tại Đại học Keuka trong thời gian tới.”
Trong khoảng thời gian 2 tuần (3 - 16/1/2020) đến thăm Đại học Duy Tân và cùng khám phá những điểm đến ấn tượng của thành phố biển Đà Nẵng, đoàn giảng viên và sinh viên Đại học Keuka sẽ có cơ hội học tiếng Việt, trải nghiệm và tìm hiểu nhiều nét văn hóa độc đáo, thú vị của người dân Việt Nam.
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4689&pid=2062&page=0&lang=vi-VN
Chiều ngày 3/1/2019 tại Đại học Duy Tân, cơ sở số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng, Phòng Trao đổi Sinh viên Toàn cầu phối hợp với Tổ ADP - khoa Đào tạo Quốc tế tổ chức buổi giao lưu gặp gỡ, trao đổi văn hóa giữa sinh viên Duy Tân với sinh viên và giảng viên Đại học Keuka (Mỹ). Đây là cơ hội để các bạn sinh viên Duy Tân tìm hiểu về đất nước, văn hóa, con người Mỹ cũng như kết nối và mở rộng quan hệ với các bạn bè quốc tế.
Đại diện của Đại học Duy tân và Đại học KeuKa cùng trao quà lưu niệm
Được thành lập từ năm 1890 tại Bang New York (Mỹ), Đại học Keuka là trường tư thục đào tạo bậc Đại học và Sau Đại học có uy tín, có Kiểm định Vùng miền Trung Bắc Hoa Kỳ - hình thức kiểm định chất lượng đào tạo toàn cơ sở giáo dục cao nhất ở Mỹ. Nằm tọa lạc bên Hồ Keuka, Đại học Keuka luôn nổi tiếng vì sự “chăm chút” trong chất lượng giáo dục và đào tạo. Hiện tại, có gần 4.800 sinh viên bản địa và quốc tế đang theo học ở trình độ Đại học, Sau Đại học và gần 2.800 sinh viên của trường đang học tại Trung Quốc và Việt Nam. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, môi trường học tập năng động, hiện đại, nhiều ngành học của trường đã thu hút đông đảo sinh viên theo học, như: Quản lý, Điều dưỡng, Luật Hình sự, Khoa học Xã hội, Ngôn ngữ, Y tế, Giáo dục,…
Mở đầu buổi giao lưu là các tiết mục văn nghệ đặc sắc do Trung tâm Văn Thể Mỹ, Đại học Duy Tân biểu diễn. Tiếp theo đó, để khuấy động không khí buổi gặp gỡ là các trò chơi hấp dẫn nhằm tạo cơ hội làm quen, thắt chặt tình bạn và mở ra một không gian kết nối cho các bạn sinh viên đến từ những vùng đất khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, phong tục tập quán và bản sắc văn hóa khác nhau. Sinh viên 2 nước còn được cùng nhau thảo luận sôi nổi về khác biệt văn hóa, đời sống sinh viên, và kinh nghiệm học tập.
Sinh viên và giảng viên 2 trường cùng chụp ảnh lưu niệm tại buổi giao lưu
Tại buổi giao lưu, PGS. Christopher Charles Clinton - Phòng Công tác Xã hội, Đại học Keuka chia sẻ: “Đây là lần thứ 2 chúng tôi có dịp quay trở lại Đại học Duy Tân và sinh viên 2 trường lại có thêm cơ hội giao lưu, gặp gỡ và thắt chặt mối quan hệ. Hy vọng trong tương lai gần, Đại học Duy Tân và Đại học KeuKa sẽ có mối quan hệ hợp tác sâu rộng, cùng nhau trao đổi văn hóa, giáo dục giữa sinh viên 2 nước. Và Đại học Keuka rất sẵn lòng được đón tiếp các bạn sinh viên Duy Tân đến thăm và học tập, trao đổi tại Đại học Keuka trong thời gian tới.”
Trong khoảng thời gian 2 tuần (3 - 16/1/2020) đến thăm Đại học Duy Tân và cùng khám phá những điểm đến ấn tượng của thành phố biển Đà Nẵng, đoàn giảng viên và sinh viên Đại học Keuka sẽ có cơ hội học tiếng Việt, trải nghiệm và tìm hiểu nhiều nét văn hóa độc đáo, thú vị của người dân Việt Nam.
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4689&pid=2062&page=0&lang=vi-VN
oanhoanh2211- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1049
Join date : 29/12/2016
Re: Điểm danh 30 trường Đại học Việt Nam có Công bố Quốc tế nhiều nhất
Sinh viên Duy Tân giành nhiều giải ‘Sinh viên Nghiên cứu khoa học' cấp Bộ năm 2019
Không chỉ trong học tập, sinh viên Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã được nhà trường tạo rất nhiều điều kiện để theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học và đã giành được nhiều giải cao qua các năm.
Năm 2019, sinh viên Duy Tân tiếp tục được trao 1 giải Ba và 2 giải Khuyến khích tại Giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu khoa học” cấp Bộ khi triển khai nhiều đề tài mang tính thời sự với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu khoa học” do Bộ Giáo dục - Đào tạo phối hợp cùng Bộ Khoa học - Công nghệ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức thường niên thu hút đông đảo sinh viên trên khắp cả nước tham gia. Giải thưởng rất có ý nghĩa bởi mục đích hướng đến chính là góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Năm 2019, có 419 đề tài xuất sắc đến từ 85 trường đại học, học viện trong cả nước tham gia xét giải thưởng ở 6 lĩnh vực, gồm:
• Khoa học Tự nhiên,
• Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ,
• Y Dược,
• Nông nghiệp,
• Khoa học Xã hội, và
• Khoa học Nhân văn.
Tham gia giải thưởng, sinh viên Duy Tân đã giành giải cao với nhiều đề tài thú vị:
Giải Ba với đề tài về An toàn thực phẩm
Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trên địa bàn TP.Đà Nẵng” được thực hiện bởi 2 sinh viên:
• Võ Lê Thị Hoa, và
• Võ Nguyễn Thị Ngọc Kim.
thuộc khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Duy Tân. Bắt nguồn từ thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường dẫn đến sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Hoa và Kim đã dành khá nhiều thời gian để nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm hiểu mong muốn mua được thực phẩm an toàn của người dân tại TP.Đà Nẵng.
Sinh viên Võ Lê Thị Hoa (áo hồng) và Võ Nguyễn Thị Ngọc Kim giành giải Ba
Trên thực tế, trong năm 2015, trên địa bàn thành phố phát hiện 92 cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm an toàn thực phẩm và nhập khẩu hơn 2.200 tấn rau quả từ Trung Quốc để tiêu thụ (theo trang vietnamnet.vn) và tình hình kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm luôn là vấn đề khó khăn, gặp nhiều thách thức (theo Sở Y tế TP.Đà Nẵng). Hai sinh viên ĐH Duy Tân đã thực hiện các nghiên cứu định tính và cả định lượng dựa trên các phiếu khảo sát người tiêu dùng. Nghiên cứu đã chỉ ra được 4 nhân tố ảnh hưởng đến mong muốn mua thực phẩm an toàn, gồm:
• Giá cả,
• Thương hiệu,
• Nhận thức, và
• An toàn.
Từ đó, nhóm đã đề xuất các giải pháp chính sách như:
• Xây dựng giá cả hợp lý,
• Xây dựng thương hiệu,
• Nâng cao nhận thức, an toàn thực phẩm và sức khỏe người dân.
Giải Khuyến khích với đề tài “Thiết bị cảnh báo xâm hại tình dục trẻ em”
Nghiên cứu “Thiết bị cảnh báo xâm hại tình dục trẻ em” do sinh viên:
• Đoàn Nguyên Duy, và
• Hà Mỹ Duyên
thuộc khoa Điện-Điện tử thực hiện đã được đánh giá cao bởi sự khả thi trong việc giám sát và cảnh báo các vấn nạn xâm hại tình dục hiện nay. Sản phẩm được thiết kế gồm:
• Khối nguồn 5V - cung cấp điện cho các khối trong thiết bị hoạt động,
• Khối Gallieo Gen 2 - điều khiển các module cảm biến,
• Khối cảm biến - đếm số lượng người và giám sát hoạt động.
Khi chương trình bắt đầu hoạt động, cảm biến hồng ngoại sẽ kiểm tra cửa phòng vệ sinh đóng hay mở. Trường hợp cửa mở, cảm biến siêu âm phía trước nhận biết có vật cản trong khoảng cách 90cm, đồng thời cảm biến phía sau nhận biết có vật cản trong khoảng cách 110cm thì ngay lập tức chuông cảnh báo phát tín hiệu. Còn đối với trường hợp cửa đóng, nếu bên trong nhà vệ sinh có chuyển động mạnh liên tục và kéo dài hơn 40 giây thì chuông cảnh báo sẽ lập tức vang lên. Với các giá trị thiết thực mà thiết bị này mang lại, đề tài được kỳ vọng sẽ hỗ trợ phần nào trong việc giảm thiểu các vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em hiện nay.
Giải Khuyến khích với đề tài “Hệ thống Đo đạc và Thu thập dữ liệu Điện năng thông minh”
Một sản phẩm công nghệ nữa do sinh viên:
• Đoàn Quang Hưng, và
• Đinh Trung Tứ.
thuộc khoa Điện-Điện tử, ĐH Duy Tân nghiên cứu được đánh giá cao và trao giải Khuyến khích là “Hệ thống Đo đạc và Thu thập dữ liệu Điện năng thông minh”. Với thiết kế hệ thống được tích hợp nhiều chức năng như đo dòng điện, điện áp, công suất thiết bị điện theo thời gian thực, và truyền các dữ liệu về máy chủ để phân tích và đánh giá, sản phẩm “Hệ thống đo đạc và thu thập dữ liệu điện năng thông minh” sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà quản lý trong việc đánh giá mức độ tiêu thụ điện năng. Từ đó, có thể đưa ra các phương án tiết kiệm chi phí và năng lượng, giám sát chất lượng nguồn điện, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro khi sử dụng điện.
Sinh viên Đoàn Quang Hưng với sản phẩm “Hệ thống Đo đạc và Thu thập dữ liệu Điện năng thông minh”
Chia sẻ cảm xúc sau khi nhận giải thưởng, sinh viên Ngọc Kim - khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Duy Tân cho biết: “Chúng em thực sự rất vui khi thành quả nghiên cứu khoa học của mình được ghi nhận và được trao thưởng. Mục tiêu ban đầu khi gửi đề tài dự thi là mong muốn được giao lưu học hỏi và tìm hiểu các hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực Tài chính - Doanh nghiệp. Bởi vậy, khi được trao giải Ba, chúng em rất vui và lấy đó làm động lực để nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc phát triển và mở rộng đề tài nghiên cứu. Qua đây, nhóm chúng em muốn gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo ĐH Duy Tân đã tạo điều kiện để chúng em có cơ hội tiếp cận với các sân chơi học thuật lớn, trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng và rèn luyện bản lĩnh cho chính mình”.
Dẫn dắt sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của khoa, ThS.Trương Văn Trương - giảng viên khoa Điện-Điện tử, ĐH Duy Tân chia sẻ: “Không chỉ dừng lại ở giải Ba trong lĩnh vực Khoa học Xã hội, ĐH Duy Tân còn đóng góp cho lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ với 2 đề tài nghiên cứu giành giải Khuyến khích. Những đề tài chất lượng này đã vượt qua vòng tuyển chọn khắt khe ở cấp trường, được Hội đồng Khoa học đánh giá cao trước khi gửi đăng ký tranh tài tại Giải thưởng ‘Sinh viên Nghiên cứu khoa học’ cấp Bộ. Thành tích trong nghiên cứu khoa học mà sinh viên Duy Tân đạt qua mỗi năm đang dần cao lên. Điều này cho thấy, năng lực cũng như nỗ lực của sinh viên Duy Tân đã được ghi nhận, thể hiện qua các đề tài chất lượng với mong muốn nâng cao chất lượng đời sống cho cộng đồng nói chung”.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo các ngành Quản trị Kinh doanh và Điện-Điện tử tại đây: Khoa Quản trị Kinh doanh và Khoa Điện-Điện tử.
https://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-duy-tan-gianh-nhieu-giai-sinh-vien-nghien-cuu-khoa-hoc-cap-bo-nam-2019-1168125.html
Không chỉ trong học tập, sinh viên Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã được nhà trường tạo rất nhiều điều kiện để theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học và đã giành được nhiều giải cao qua các năm.
Năm 2019, sinh viên Duy Tân tiếp tục được trao 1 giải Ba và 2 giải Khuyến khích tại Giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu khoa học” cấp Bộ khi triển khai nhiều đề tài mang tính thời sự với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu khoa học” do Bộ Giáo dục - Đào tạo phối hợp cùng Bộ Khoa học - Công nghệ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức thường niên thu hút đông đảo sinh viên trên khắp cả nước tham gia. Giải thưởng rất có ý nghĩa bởi mục đích hướng đến chính là góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Năm 2019, có 419 đề tài xuất sắc đến từ 85 trường đại học, học viện trong cả nước tham gia xét giải thưởng ở 6 lĩnh vực, gồm:
• Khoa học Tự nhiên,
• Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ,
• Y Dược,
• Nông nghiệp,
• Khoa học Xã hội, và
• Khoa học Nhân văn.
Tham gia giải thưởng, sinh viên Duy Tân đã giành giải cao với nhiều đề tài thú vị:
Giải Ba với đề tài về An toàn thực phẩm
Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trên địa bàn TP.Đà Nẵng” được thực hiện bởi 2 sinh viên:
• Võ Lê Thị Hoa, và
• Võ Nguyễn Thị Ngọc Kim.
thuộc khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Duy Tân. Bắt nguồn từ thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường dẫn đến sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Hoa và Kim đã dành khá nhiều thời gian để nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm hiểu mong muốn mua được thực phẩm an toàn của người dân tại TP.Đà Nẵng.
Sinh viên Võ Lê Thị Hoa (áo hồng) và Võ Nguyễn Thị Ngọc Kim giành giải Ba
Trên thực tế, trong năm 2015, trên địa bàn thành phố phát hiện 92 cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm an toàn thực phẩm và nhập khẩu hơn 2.200 tấn rau quả từ Trung Quốc để tiêu thụ (theo trang vietnamnet.vn) và tình hình kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm luôn là vấn đề khó khăn, gặp nhiều thách thức (theo Sở Y tế TP.Đà Nẵng). Hai sinh viên ĐH Duy Tân đã thực hiện các nghiên cứu định tính và cả định lượng dựa trên các phiếu khảo sát người tiêu dùng. Nghiên cứu đã chỉ ra được 4 nhân tố ảnh hưởng đến mong muốn mua thực phẩm an toàn, gồm:
• Giá cả,
• Thương hiệu,
• Nhận thức, và
• An toàn.
Từ đó, nhóm đã đề xuất các giải pháp chính sách như:
• Xây dựng giá cả hợp lý,
• Xây dựng thương hiệu,
• Nâng cao nhận thức, an toàn thực phẩm và sức khỏe người dân.
Giải Khuyến khích với đề tài “Thiết bị cảnh báo xâm hại tình dục trẻ em”
Nghiên cứu “Thiết bị cảnh báo xâm hại tình dục trẻ em” do sinh viên:
• Đoàn Nguyên Duy, và
• Hà Mỹ Duyên
thuộc khoa Điện-Điện tử thực hiện đã được đánh giá cao bởi sự khả thi trong việc giám sát và cảnh báo các vấn nạn xâm hại tình dục hiện nay. Sản phẩm được thiết kế gồm:
• Khối nguồn 5V - cung cấp điện cho các khối trong thiết bị hoạt động,
• Khối Gallieo Gen 2 - điều khiển các module cảm biến,
• Khối cảm biến - đếm số lượng người và giám sát hoạt động.
Khi chương trình bắt đầu hoạt động, cảm biến hồng ngoại sẽ kiểm tra cửa phòng vệ sinh đóng hay mở. Trường hợp cửa mở, cảm biến siêu âm phía trước nhận biết có vật cản trong khoảng cách 90cm, đồng thời cảm biến phía sau nhận biết có vật cản trong khoảng cách 110cm thì ngay lập tức chuông cảnh báo phát tín hiệu. Còn đối với trường hợp cửa đóng, nếu bên trong nhà vệ sinh có chuyển động mạnh liên tục và kéo dài hơn 40 giây thì chuông cảnh báo sẽ lập tức vang lên. Với các giá trị thiết thực mà thiết bị này mang lại, đề tài được kỳ vọng sẽ hỗ trợ phần nào trong việc giảm thiểu các vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em hiện nay.
Giải Khuyến khích với đề tài “Hệ thống Đo đạc và Thu thập dữ liệu Điện năng thông minh”
Một sản phẩm công nghệ nữa do sinh viên:
• Đoàn Quang Hưng, và
• Đinh Trung Tứ.
thuộc khoa Điện-Điện tử, ĐH Duy Tân nghiên cứu được đánh giá cao và trao giải Khuyến khích là “Hệ thống Đo đạc và Thu thập dữ liệu Điện năng thông minh”. Với thiết kế hệ thống được tích hợp nhiều chức năng như đo dòng điện, điện áp, công suất thiết bị điện theo thời gian thực, và truyền các dữ liệu về máy chủ để phân tích và đánh giá, sản phẩm “Hệ thống đo đạc và thu thập dữ liệu điện năng thông minh” sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà quản lý trong việc đánh giá mức độ tiêu thụ điện năng. Từ đó, có thể đưa ra các phương án tiết kiệm chi phí và năng lượng, giám sát chất lượng nguồn điện, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro khi sử dụng điện.
Sinh viên Đoàn Quang Hưng với sản phẩm “Hệ thống Đo đạc và Thu thập dữ liệu Điện năng thông minh”
Chia sẻ cảm xúc sau khi nhận giải thưởng, sinh viên Ngọc Kim - khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Duy Tân cho biết: “Chúng em thực sự rất vui khi thành quả nghiên cứu khoa học của mình được ghi nhận và được trao thưởng. Mục tiêu ban đầu khi gửi đề tài dự thi là mong muốn được giao lưu học hỏi và tìm hiểu các hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực Tài chính - Doanh nghiệp. Bởi vậy, khi được trao giải Ba, chúng em rất vui và lấy đó làm động lực để nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc phát triển và mở rộng đề tài nghiên cứu. Qua đây, nhóm chúng em muốn gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo ĐH Duy Tân đã tạo điều kiện để chúng em có cơ hội tiếp cận với các sân chơi học thuật lớn, trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng và rèn luyện bản lĩnh cho chính mình”.
Dẫn dắt sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của khoa, ThS.Trương Văn Trương - giảng viên khoa Điện-Điện tử, ĐH Duy Tân chia sẻ: “Không chỉ dừng lại ở giải Ba trong lĩnh vực Khoa học Xã hội, ĐH Duy Tân còn đóng góp cho lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ với 2 đề tài nghiên cứu giành giải Khuyến khích. Những đề tài chất lượng này đã vượt qua vòng tuyển chọn khắt khe ở cấp trường, được Hội đồng Khoa học đánh giá cao trước khi gửi đăng ký tranh tài tại Giải thưởng ‘Sinh viên Nghiên cứu khoa học’ cấp Bộ. Thành tích trong nghiên cứu khoa học mà sinh viên Duy Tân đạt qua mỗi năm đang dần cao lên. Điều này cho thấy, năng lực cũng như nỗ lực của sinh viên Duy Tân đã được ghi nhận, thể hiện qua các đề tài chất lượng với mong muốn nâng cao chất lượng đời sống cho cộng đồng nói chung”.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo các ngành Quản trị Kinh doanh và Điện-Điện tử tại đây: Khoa Quản trị Kinh doanh và Khoa Điện-Điện tử.
https://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-duy-tan-gianh-nhieu-giai-sinh-vien-nghien-cuu-khoa-hoc-cap-bo-nam-2019-1168125.html
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
Similar topics
» Điểm danh 30 trường Đại học Việt Nam có Công bố Quốc tế nhiều nhất
» Bí quyết thành công trên trường quốc tế của Công ty dây sợi duy nhất Việt N
» Du học Hàn Quốc: Điểm danh các trường Hàn Quốc cấp visa thẳng sau mùa dịch
» Điểm danh những trường đào tạo ngành Kiến trúc có uy tín ở Việt Nam
» Điểm danh những trường đào tạo ngành Kiến trúc có uy tín ở Việt Nam
» Bí quyết thành công trên trường quốc tế của Công ty dây sợi duy nhất Việt N
» Du học Hàn Quốc: Điểm danh các trường Hàn Quốc cấp visa thẳng sau mùa dịch
» Điểm danh những trường đào tạo ngành Kiến trúc có uy tín ở Việt Nam
» Điểm danh những trường đào tạo ngành Kiến trúc có uy tín ở Việt Nam
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|