SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Giữa đại dịch Covid-19, tin thất thiệt là yếu tố kích động tích trữ

Go down

Giữa đại dịch Covid-19, tin thất thiệt là yếu tố kích động tích trữ Empty Giữa đại dịch Covid-19, tin thất thiệt là yếu tố kích động tích trữ

Bài gửi by linhsales1987 13.03.20 15:04

Để người dân tự ý thức và thay đổi hành vi, chính phủ cần đảm bảo thông tin được công khai, minh bạch và nhắm vào nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Charlotte Powell là nhà báo tự do và phát thanh viên người Anh, chuyên về mảng các vấn đề xã hội và du lịch. Powell từng có bài viết cho The Times of London, AFP, BBC. Đây là bài viết riêng của cô cho Zing.vn.

Người dân đổ xô đi mua hàng tá giấy vệ sinh và nước rửa tay. Nhiều siêu thị đã phải giới hạn số lượng hàng hóa bán cho mỗi người tiêu dùng. Tại các cửa hàng khác, bánh mì, đồ hộp và, dĩ nhiên, loại trà Yorkshire vô cùng được ưa chuộng của người Anh cũng hết nhẵn.

Người Anh thường kháo nhau câu nói “Hãy giữ bình tĩnh và tiếp tục chiến đấu”, bởi chúng tôi tự hào về lòng kiên định của mình khi đối mặt với nghịch cảnh. Dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) dường như đang khiến nước Anh đổ xô đi mua sắm ồ ạt, và câu hỏi bức thiết hơn bao giờ hết hiện nay là: Có còn “bình tĩnh" được nữa không?
Trấn an, nhưng bằng cách nào?

Một điều chắc chắn: Khi người dân đổ xô đi mua sắm dự trữ do hoảng loạn (panic buying), họ khó mà bình tâm và dễ bỏ qua những kiến thức quan trọng, cần nhớ liên quan đến hiện tượng này.

Nghiên cứu đã chỉ ra nguồn cơn của hành vi mua sắm tích trữ trong hoảng loạn là tâm lý sợ hãi những điều bí ẩn và niềm tin rằng trước một sự kiện kịch tính thì phải phản ứng kịch tính tương đương. Cho dù trong trường hợp này, cách phản ứng tốt nhất lại là một hành động vô cùng đơn giản: rửa tay thường xuyên.

    Câu hỏi đau đầu cho bất kỳ chính quyền nào đang oằn mình chiến đấu với Covid-19 là: Trấn an người dân bằng cách nào?

Thay vì đổ xô đi mua hàng hóa, tốt hơn hết người dân nên luôn luôn ở trong trạng thái sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp: dự trữ nhu yếu phẩm cho bạn và gia đình, nhưng đừng chất đầy một hầm đồ ăn như thể tận thế đến nơi.

Bởi hành vi mua sắm ồ ạt diễn ra trên quy mô lớn có thể dẫn đến giá cả tăng vọt, cạn kiệt nguồn cung cho nhóm đối tượng thực sự cần. Ví dụ, toàn dân mua khẩu trang hàng loạt sẽ khiến y bác sĩ và bệnh nhân không có đủ khẩu trang dùng trong bệnh viện.

Tin đồn thất thiệt là một trong những yếu tố kích động dân chúng tích trữ. Hồi tháng 2, trên mạng xã hội Nhật Bản tràn lan tin đồn với nội dung nước này sẽ sớm cạn kiệt giấy vệ sinh và giấy ăn vì không còn nguồn cung từ Trung Quốc.

Để ngăn dân chúng mua sắm ồ ạt tích trữ, chính quyền và khối doanh nghiệp tư nhân phải cùng đưa ra tuyên bố, nhấn mạnh các mặt hàng nói trên cũng được sản xuất trong nước và có rất nhiều nguồn cung, không chỉ từ mỗi Trung Quốc.

Nếu có thể giải quyết được vấn đề này và trấn an công chúng để từng cá nhân tự ý thức thay đổi hành vi, chúng ta có thể xóa tan tâm lý hoảng loạn và hiện tượng mua sắm tích trữ mùa dịch.

Thế nhưng, câu hỏi đau đầu cho bất kỳ chính quyền nào đang oằn mình chiến đấu với Covid-19 là: Trấn an người dân bằng cách nào?

    Không cho người dân biết đầy đủ thông tin là khởi nguồn của tin đồn và sự hoảng loạn.

Chắc chắn đó không phải là kiểu trấn an với một “thái độ kẻ cả, chiếu cố người dưới” như cách ông John Ashton, một cựu quan chức y tế công cộng, nhận định với New York Times về công tác truyền thông của chính phủ Anh.

“Chính phủ cần phải để cho người dân nhận thức được toàn cảnh vấn đề. Bạn phải đối xử với người dân một cách tôn trọng, thay vì không cho họ biết đầy đủ thông tin. Đó là khởi nguồn của tin đồn và sự hoảng loạn”, ông Ashton nói.

Một ví dụ khiến chính phủ Anh bị chỉ trích là do mới chỉ bắt đầu công bố khoanh vùng trên phạm vi rộng những nơi có người bệnh. Trong khi đó, tại Hong Kong, thông tin này được chi tiết hóa đến từng tòa nhà, căn hộ và nguồn lây nhiễm của người bệnh. Điều này giúp người dân xác định bản thân họ có bị ảnh hưởng hay không.

Chính phủ Anh cần nghiên cứu nhiều bài học từ các quốc gia khác trong việc trấn an dân chúng, dẹp bỏ tin giả và phòng chống Covid-19 lây lan. Trong bối cảnh đó, một câu hỏi quan trọng khác lại được đặt ra: Bài học từ nước nào là hữu ích?
Thay đổi từng hành vi cá nhân

Câu trả lời thật không dễ dàng chút nào. Cho tới nay, những gì chúng ta biết về phương thức lây lan của virus corona chủng mới quá mơ hồ. Chúng ta còn chưa thể giải thích được tại sao trẻ em lại có tỷ lệ nhiễm bệnh ít hơn hẳn người lớn. Điều này khiến cho việc ngăn chặn Covid-19 trở nên khó khăn hơn.

Trong khi đó, các quốc gia và vùng lãnh thổ đang cố gắng cân bằng những mục tiêu vốn chưa bao giờ tương thích: Họ không muốn nhịp sống thường ngày bị gián đoạn, không muốn nền kinh tế “hứng đòn”, đồng thời phải hạn chế tối đa thiệt hại về người và kéo dài thời gian để tránh cho Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS) bị quá tải.

sửa máy in tận nơi quận tân phú

sửa máy in tận nơi quận tân bình

sửa máy in tận nơi quận 8
Cố vấn Y tế của chính phủ Vương quốc Anh nhấn mạnh phương pháp tiếp cận của Anh được xây dựng dựa trên thực tế hiện nay. Nước Anh đang cố tình trì hoãn lệnh phong tỏa cho tới khi số ca bệnh đạt đỉnh. Điều này xuất phát từ lo ngại các biện pháp hà khắc có thể khiến người dân chủ quan, không tự cách ly.

Ngoài ra, quan điểm của chính phủ là nếu kiềm chế được dịch bệnh lây lan cho tới mùa hè với nền nhiệt cao hơn, người bệnh sẽ dễ hồi phục hơn, giúp Cơ quan Y tế Quốc gia không bị quá tải.
linhsales1987
linhsales1987
Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn
Chú ý, khách Vãng Lai Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn

Tổng số bài gửi : 1140
Join date : 09/08/2018

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết