Vệ sinh vùng kín đúng cách khi đến ngày kinh nguyệt
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: MỸ PHẨM, THỜI TRANG ĐÀ NẴNG :: 4. Thuốc, Thực phẩm, sức khỏe tại Đà Nẵng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Vệ sinh vùng kín đúng cách khi đến ngày kinh nguyệt
Chăm sóc, vệ sinh vùng kín đúng cách khi đến tháng không chỉ giúp ngăn ngừa các viêm nhiễm phụ khoa mà còn giúp chị em cảm thấy dễ chịu, thoải mái, tự tin tham gia các hoạt động hằng ngày. Dưới đây là những vấn đề cần chú ý
Cần thay băng vệ sinh thường xuyên
Băng vệ sinh là cách đơn giản, tiện lợi và cần thiết để máu kinh thấm vào, không bị dây ra ngoài dính vào quần áo và không gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, hãy chú ý thay băng vệ sinh 6 tiếng/ lần (tối thiểu 4 lần/ngày), nếu lượng máu kinh ra nhiều hơn, thì 3-4 tiếng thay lần, tránh để máu tràn ra ngoài hoặc để băng quá lâu sẽ gây bí bách, nấm ngứa vùng kín.
Hiện nay, có rất nhiều loại băng vệ sinh, hãy lựa chọn loại băng phù hợp, có kích cỡ phù hợp, chất liệu phù hợp với cơ địa. Tốt nhất nên tránh những băng vệ sinh có nhiều chất tạo mùi thơm. Và cũng có thể sử dụng một số sản phẩm thay thế, tái tạo sử dụng lại được như quần lót nguyệt san, cốc nguyệt san…
**Chú ý: Trước mỗi lần thay băng vệ sinh, hãy vệ sinh vùng kín sạch sẽ bên ngoài, lau khô. Khi thay băng xong cần gói lại và bỏ vào thùng rác, tuyệt đối không được bỏ vào bồn cầu dội/xả bởi băng vệ sinh không tan, rất dễ gây nghẹt bồn cầu.
Phải vệ sinh vùng kín nhiều lần khi đến tháng
Việc vệ sinh và giữ vùng kín sạch sẽ trong ngày đến tháng là rất quan trọng. Tùy vào số lượng máu kinh ra nhiều hay ít, mà chị em rửa âm hộ, thấm khô và tiến hành thay băng vệ sinh. Tuy nhiên, tối thiểu phải rửa ít nhất là 3 lần/ngày, đặc biệt là sau những lần đi tiểu hoặc đại tiện. Điều này giúp vùng kín được làm sạch, chị em cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Nước dùng để rửa vùng kín phải là nước sạch. Không được dùng các loại nước bị nhiễm khuẩn (nước ao hồ, nước sông). Tốt nhất là nên rửa dưới vòi nước hoặc nước đang chảy, không nên ngâm vùng kín vào chậu/ bồn tắm để rửa
Nên dùng nước ấm vệ sinh vùng kín khi “dâu rụng”
Khi vệ sinh vùng kín ngày đèn đỏ (nhất là vào mùa lạnh) nên dùng nước ấm để rửa vùng kín, tránh khiến cửa mình bị dội nước và lạnh đột ngột, điều này dễ khiến chị em bị nhiễm lạnh và đau bụng dưới khi hành kinh.
Hơn nữa, việc dùng nước ấm để rửa, dưới tác dụng của nhiệt lan tỏa sẽ giúp các cơ quanh vùng kín được thư giãn, giảm cảm giác đau tức hoặc khó chịu ở vùng kín. Đồng thời, dùng nước ấm sạch để rửa còn giúp ổn định độ pH trong môi trường âm đạo, tránh được những tác động không tốt đến vùng kín khi hàng loạt nguy cơ đang chực chờ xâm hại.
Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp
Nhiều chị em cho ràng, xà phòng hoặc dung dịch rửa phụ khoa có thể diệt khuẩn được nên thường lạm dụng để “thụt rửa” cô bé cho sạch. Tuy nhiên, đây là việc làm sai lầm, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên hạn chế hoặc tránh sử dụng xà phòng/ dung dịch vệ sinh có độ tẩy rửa mạnh khi đang tới tháng.
Bởi trong các sản phẩm xà phòng/ dung dịch vệ sinh phụ nữ vẫn chứa lượng lớn axit và các chất tẩy rửa khác, gây rối loạn cân bằng môi trường âm đạo, tiêu diệt các lợi khuẩn.
Nếu bạn muốn sử dụng dung dịch vệ sinh cho “cô bé” thoải mái và tự tin hơn, chỉ nên dùng những sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược, có nguồn gốc rõ ràng, độ an toàn được kiểm định… hoặc tham khảo dùng một số dung dịch rửa vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ phụ khoa.
Thao tác vệ sinh vùng kín khi đến tháng đúng cách
Ở ngày thường, bạn có thể tùy tiện vệ sinh “cô bé” hơn một chút, nhưng trong ngày hành kinh, lượng máu kinh ứ đọng nhiều. Hãy chú ý vệ sinh theo hướng từ trước ra sau. Tức là rửa từ âm hộ, tới bẹn, đùi và cuối cùng mới đến hậu môn, mông… để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập ngược dòng lên gây viêm nhiễm phụ khoa.
Bên cạnh đó, chỉ nên vệ sinh sạch sẽ bên ngoài vùng kín, không được thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, điều này chưa hẳn là giúp âm đạo sạch sẽ mà lại gây nhiều tiêu cực. Bởi thụt rửa sâu, móng tay có thể làm thương, trầy xước vùng kín vốn đang nhạy cảm hoặc “cô bé” đang có vết thương hở… sẽ rất dễ dẫn đến các viêm nhiễm.
Hãy luôn giữ vùng kín khô thoáng vào “ngày ấy”
Sau khi vệ sinh vùng kín xong, bạn hãy sử dụng giấy vệ sinh mềm hoặc khăn bông mềm, thấm khô xung quanh âm hộ, tầng sinh môn… Ngoài ra, hãy lựa chọn quần lót thoải mái, độ co giãn tốt và luôn khô thoáng. Nếu bạn bị tiểu són hoặc tiểu chưa hết thì tốt nhất là nên đi thay quần lót của mình, một ngày 2-3 lần.
Tuyệt đối không nên để vùng kín ẩm ướt hoặc mặc quần lót ẩm, điều này sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn gây hại phát triển mạnh mẽ và gây viêm.
Những vấn đề khác cần chú ý khi đến tháng
• Đối với việc tắm rửa: Tắm và vệ sinh thân thể hằng ngày, nhưng hãy tắm dưới vòi sen hoặc dội nước. Không nên ngâm mình vào bồn/bể tắm. Nên tắm bằng nước ấm vừa phải trong những ngày này. Tuyệt đối không đi bơi lội dễ khiến vi khuẩn xâm nhập hoặc gây nhiễm khuẩn ngược dòng.
• Về vấn đề quan hệ tình dục: Vùng kín khi đến tháng ra máu và ẩm ướt, hơn nữa lại rất nhạy cảm, rất dễ bị nhiễm khuẩn và tổn thương khi quan hệ. Do đó, chị em nên kiêng quan hệ khi đang có kinh nhé!
• Về vận động: Chị em có thể đi học hoặc làm việc bình thường. Tuy nhiên không nên chạy nhảy mạnh, lao động hay khuân vác nặng, tránh tập yoga hay các bài tập gym nặng. Điều này sẽ khiến vùng kín và vùng chậu đau tức, khó chịu. Hãy vận động nhẹ nhàng, sắp xếp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm và tránh thức khuya.
• Về vấn đề dinh dưỡng: Có thể ăn uống bình thường, nhưng nên bổ sung những loại rau, củ giàu vitamin và sắt để tái tạo máu cho cơ thể, hơn nữa các loại trái cây sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, giảm mệt mỏi, căng thẳng. Đồng thời, chú ý tránh sử dụng nhiều cafein, nước ngọt có gas, trà đặc, bia, rượu… sẽ khiến bạn có cảm giác đầy hơi, dạ dày bị kích thích khó chịu.
https://thanhnien.vn/phong-kham-da-khoa-hoan-cau-dia-chi-chua-benh-tai-tp-hcm-post925426.html
Cần thay băng vệ sinh thường xuyên
Băng vệ sinh là cách đơn giản, tiện lợi và cần thiết để máu kinh thấm vào, không bị dây ra ngoài dính vào quần áo và không gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, hãy chú ý thay băng vệ sinh 6 tiếng/ lần (tối thiểu 4 lần/ngày), nếu lượng máu kinh ra nhiều hơn, thì 3-4 tiếng thay lần, tránh để máu tràn ra ngoài hoặc để băng quá lâu sẽ gây bí bách, nấm ngứa vùng kín.
Hiện nay, có rất nhiều loại băng vệ sinh, hãy lựa chọn loại băng phù hợp, có kích cỡ phù hợp, chất liệu phù hợp với cơ địa. Tốt nhất nên tránh những băng vệ sinh có nhiều chất tạo mùi thơm. Và cũng có thể sử dụng một số sản phẩm thay thế, tái tạo sử dụng lại được như quần lót nguyệt san, cốc nguyệt san…
**Chú ý: Trước mỗi lần thay băng vệ sinh, hãy vệ sinh vùng kín sạch sẽ bên ngoài, lau khô. Khi thay băng xong cần gói lại và bỏ vào thùng rác, tuyệt đối không được bỏ vào bồn cầu dội/xả bởi băng vệ sinh không tan, rất dễ gây nghẹt bồn cầu.
Phải vệ sinh vùng kín nhiều lần khi đến tháng
Việc vệ sinh và giữ vùng kín sạch sẽ trong ngày đến tháng là rất quan trọng. Tùy vào số lượng máu kinh ra nhiều hay ít, mà chị em rửa âm hộ, thấm khô và tiến hành thay băng vệ sinh. Tuy nhiên, tối thiểu phải rửa ít nhất là 3 lần/ngày, đặc biệt là sau những lần đi tiểu hoặc đại tiện. Điều này giúp vùng kín được làm sạch, chị em cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Nước dùng để rửa vùng kín phải là nước sạch. Không được dùng các loại nước bị nhiễm khuẩn (nước ao hồ, nước sông). Tốt nhất là nên rửa dưới vòi nước hoặc nước đang chảy, không nên ngâm vùng kín vào chậu/ bồn tắm để rửa
Nên dùng nước ấm vệ sinh vùng kín khi “dâu rụng”
Khi vệ sinh vùng kín ngày đèn đỏ (nhất là vào mùa lạnh) nên dùng nước ấm để rửa vùng kín, tránh khiến cửa mình bị dội nước và lạnh đột ngột, điều này dễ khiến chị em bị nhiễm lạnh và đau bụng dưới khi hành kinh.
Hơn nữa, việc dùng nước ấm để rửa, dưới tác dụng của nhiệt lan tỏa sẽ giúp các cơ quanh vùng kín được thư giãn, giảm cảm giác đau tức hoặc khó chịu ở vùng kín. Đồng thời, dùng nước ấm sạch để rửa còn giúp ổn định độ pH trong môi trường âm đạo, tránh được những tác động không tốt đến vùng kín khi hàng loạt nguy cơ đang chực chờ xâm hại.
Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp
Nhiều chị em cho ràng, xà phòng hoặc dung dịch rửa phụ khoa có thể diệt khuẩn được nên thường lạm dụng để “thụt rửa” cô bé cho sạch. Tuy nhiên, đây là việc làm sai lầm, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên hạn chế hoặc tránh sử dụng xà phòng/ dung dịch vệ sinh có độ tẩy rửa mạnh khi đang tới tháng.
Bởi trong các sản phẩm xà phòng/ dung dịch vệ sinh phụ nữ vẫn chứa lượng lớn axit và các chất tẩy rửa khác, gây rối loạn cân bằng môi trường âm đạo, tiêu diệt các lợi khuẩn.
Nếu bạn muốn sử dụng dung dịch vệ sinh cho “cô bé” thoải mái và tự tin hơn, chỉ nên dùng những sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược, có nguồn gốc rõ ràng, độ an toàn được kiểm định… hoặc tham khảo dùng một số dung dịch rửa vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ phụ khoa.
Thao tác vệ sinh vùng kín khi đến tháng đúng cách
Ở ngày thường, bạn có thể tùy tiện vệ sinh “cô bé” hơn một chút, nhưng trong ngày hành kinh, lượng máu kinh ứ đọng nhiều. Hãy chú ý vệ sinh theo hướng từ trước ra sau. Tức là rửa từ âm hộ, tới bẹn, đùi và cuối cùng mới đến hậu môn, mông… để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập ngược dòng lên gây viêm nhiễm phụ khoa.
Bên cạnh đó, chỉ nên vệ sinh sạch sẽ bên ngoài vùng kín, không được thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, điều này chưa hẳn là giúp âm đạo sạch sẽ mà lại gây nhiều tiêu cực. Bởi thụt rửa sâu, móng tay có thể làm thương, trầy xước vùng kín vốn đang nhạy cảm hoặc “cô bé” đang có vết thương hở… sẽ rất dễ dẫn đến các viêm nhiễm.
Hãy luôn giữ vùng kín khô thoáng vào “ngày ấy”
Sau khi vệ sinh vùng kín xong, bạn hãy sử dụng giấy vệ sinh mềm hoặc khăn bông mềm, thấm khô xung quanh âm hộ, tầng sinh môn… Ngoài ra, hãy lựa chọn quần lót thoải mái, độ co giãn tốt và luôn khô thoáng. Nếu bạn bị tiểu són hoặc tiểu chưa hết thì tốt nhất là nên đi thay quần lót của mình, một ngày 2-3 lần.
Tuyệt đối không nên để vùng kín ẩm ướt hoặc mặc quần lót ẩm, điều này sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn gây hại phát triển mạnh mẽ và gây viêm.
Những vấn đề khác cần chú ý khi đến tháng
• Đối với việc tắm rửa: Tắm và vệ sinh thân thể hằng ngày, nhưng hãy tắm dưới vòi sen hoặc dội nước. Không nên ngâm mình vào bồn/bể tắm. Nên tắm bằng nước ấm vừa phải trong những ngày này. Tuyệt đối không đi bơi lội dễ khiến vi khuẩn xâm nhập hoặc gây nhiễm khuẩn ngược dòng.
• Về vấn đề quan hệ tình dục: Vùng kín khi đến tháng ra máu và ẩm ướt, hơn nữa lại rất nhạy cảm, rất dễ bị nhiễm khuẩn và tổn thương khi quan hệ. Do đó, chị em nên kiêng quan hệ khi đang có kinh nhé!
• Về vận động: Chị em có thể đi học hoặc làm việc bình thường. Tuy nhiên không nên chạy nhảy mạnh, lao động hay khuân vác nặng, tránh tập yoga hay các bài tập gym nặng. Điều này sẽ khiến vùng kín và vùng chậu đau tức, khó chịu. Hãy vận động nhẹ nhàng, sắp xếp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm và tránh thức khuya.
• Về vấn đề dinh dưỡng: Có thể ăn uống bình thường, nhưng nên bổ sung những loại rau, củ giàu vitamin và sắt để tái tạo máu cho cơ thể, hơn nữa các loại trái cây sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, giảm mệt mỏi, căng thẳng. Đồng thời, chú ý tránh sử dụng nhiều cafein, nước ngọt có gas, trà đặc, bia, rượu… sẽ khiến bạn có cảm giác đầy hơi, dạ dày bị kích thích khó chịu.
https://thanhnien.vn/phong-kham-da-khoa-hoan-cau-dia-chi-chua-benh-tai-tp-hcm-post925426.html
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: MỸ PHẨM, THỜI TRANG ĐÀ NẴNG :: 4. Thuốc, Thực phẩm, sức khỏe tại Đà Nẵng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết