SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Men Răng Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Phòng Ngừa Hư Tổn Men Răng

Go down

Men Răng Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Phòng Ngừa Hư Tổn Men Răng Empty Men Răng Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Phòng Ngừa Hư Tổn Men Răng

Bài gửi by Quanghieufinance2301 21.09.23 9:54

Men răng là một lớp chất cứng nằm ngoài cùng của răng, làm nhiệm vụ bảo vệ răng khỏi sự bào mòn của nhiệt độ, hóa chất. Khi men răng bị hư tổn sẽ dẫn đến tình trạng ê buốt, xỉn màu gây mất thẩm mỹ. Vì vậy bạn cần hiểu rõ về cấu tạo cũng như cách chăm sóc để men răng không bị yếu đi. Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Men răng là gì? Chức năng của men răng
Men răng là gì? Men răng là một trong 4 mô lớn cấu tạo nên răng. Ba bộ phận khác của răng là ngà răng, cementum (lớp phủ mỏng có chứa canxi bao kín phần chân răng) và tủy răng. Men răng rất cứng và nằm phía ngoài cùng của răng, chứa một lượng lớn khoáng chất. Nhiệm vụ của men răng là bảo vệ răng khỏi sự tác động của axit, vi khuẩn, hóa chất và nhiệt độ cao.

Lớp men răng tuy mỏng nhưng lại rất dẻo dai, khó bị tác động cho dù bạn thực hiện các thao tác như nhai, cắn xé thức ăn. Tuy nhiên chúng chỉ bền và hoạt động tốt nếu được chăm sóc đúng cách. Một khi bị hư hỏng, men răng rất khó phục hồi, bởi chúng không chứa các tế bào sống.

Cấu tạo của men răng
Calci và flour chính là 2 yếu tố hình thành nên cấu tạo của men răng. Chúng cũng chính là yếu tố giúp răng chịu được sự tác động của axit, nhiệt độ nóng lạnh, kiềm. Theo đó fluor nạp vào cấu trúc răng khi còn đang hình thành trong bề dày xương hàm, chưa mọc lộ ra ngoài. Tiếp đó khi răng đã chính thức mọc, fluor cũng có thể được bổ sung bằng cách bám vào bên ngoài men răng. Phần fluor còn lại tham gia vào việc tái khoáng tạo ra một bề mặt men cứng chắc giúp phòng ngừa sâu răng, mảng bám, đặc biệt là vi khuẩn cư trú trong mảng bám.
Dấu hiệu hỏng men răng
Cấu tạo của men răng bình thường sẽ giúp bạn thực hiện việc nhai, cắn xé thức ăn dễ dàng, phục vụ tốt những sinh hoạt trong cuộc sống. Thế nhưng khi hỏng men răng sẽ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt, bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này thông qua các dấu hiệu được liệt kê dưới đây:

Răng xuất hiện những đốm trắng đục
Một trong những dấu hiệu điển hình của men răng yếu chính là xuất hiện những đốm có màu trắng đục. Nguyên nhân hình thành những đốm trắng đục là do vi khuẩn tấn công, làm thay đổi các mảng bám thành axit. Từ đó dẫn đến sự đảo lộn các chất trong men răng. Hoặc do cơ thể bạn dư thừa fluor, dẫn tới dấu hiệu răng có đốm trắng dục.
Xuất hiện những cơn ê buốt răng
Khi men răng bị hỏng sẽ thấy xuất hiện những cơn ê buốt răng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do bệnh lý về răng miệng ảnh hưởng đến men răng. Hoặc do việc chăm sóc răng sai cách dẫn đến vi khuẩn tấn công vào men răng gây bệnh.
Ngoài những yếu tố trên, cấu tạo của men răng xấu đi, xuất hiện đốm trắng cũng có thể là do tai nạn, va chạm mạnh gây nên sứt mẻ. Khi men răng bị tổn thương nó sẽ làm lộ ra phần ngà răng. Khi ăn uống, thức ăn sẽ tác động vào ngà răng và gây ra các cơn ê buốt, vô cùng khó chịu.

Dấu hiệu bong tróc khi ăn đồ cứng
Thói quen ăn đồ cứng khiến lớp men răng mỏng đi và trở nên nhạy cảm hơn. Không những vậy nó cũng khiến lớp bao bọc men răng bị tróc ra. Đây chính là dấu hiệu cho thấy men răng yếu đi và dễ tổn thương hơn.
Xem thêm: nha khoa lạc việt intech

Nguyên nhân khiến men răng yếu đi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho men răng kém đi. Những yếu tố được liệt kê dưới đây được xem là tác nhân chính là cấu tạo men răng yếu đi. Cụ thể:

Vi khuẩn ở khoang miệng phân hủy phần đường bột có trong thức ăn và tạo ra các axit. Những axit này sẽ làm mòn và phá hủy men răng.
Việc bạn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, hoặc sai cách, thiếu khoa học hay dùng lực quá mạnh trong lúc đánh răng cũng khiến men răng dần yếu đi.
Dung nạp quá nhiều fluor bằng đường uống hoặc thuốc có thành phần fluor cao trong thời gian dài cũng sẽ làm đục men răng.
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu sử dụng những loại thuốc kháng sinh có thành phần Tetracyline cao sẽ rất dễ ảnh hưởng đến hàm răng của bé sau này. Hoặc đối với những bé dưới 12 tuổi, hàm răng đang trong quá trình phát triển nên rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm màu nâu từ nhạt đến đậm. Vì thế nếu thật sự không cần thiết, mẹ cần hạn chế cho bé sử dụng thuốc có thành phần là Tetracyclin.
Ảnh hưởng của quá trình bọc răng sứ kim loại. Cụ thể, lớp bọc kim loại có thể không khít với răng thật, tạo nên những kẽ nhỏ. Thức ăn sẽ bám vào đó và làm thay đổi cấu tạo của men răng.
Tẩy trắng răng không đúng kỹ thuật cũng là nguyên nhân khiến răng đổi màu, men răng kém đi.
Thói quen nghiến răng làm cho men răng xấu đi nhanh chóng. Bởi việc nghiến răng chính là một hành động tự làm mòn men răng, về lâu dài phần ngà răng nằm sâu bên trong cũng bị lộ ra.
Phương pháp Tây y điều trị men răng yếu
Trám răng
Bọc răng sứ
Xem thêm: nha khoa jun dental

Điều trị bệnh với các bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y với thành phần chính là thảo dược thiên nhiên lành tính sẽ giúp bạn phục hồi men răng một cách hiệu quả. Thế nhưng phương pháp trị bệnh này mất nhiều thời gian để thấy được hiệu quả. Vì thế người bệnh cần kiên trì thực hiện để thấy men răng được phục hồi.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y cải thiện vấn đề về răng miệng hiệu quả, an toàn:

Bài thuốc số 1:

Nếu nguyên nhân khiến men răng yếu đi do thói quen nghiến răng bạn có thể áp dụng bài thuốc Đông y dưới đây.

Thành phần: Sinh khương, quy đầu, sa tiền, bạch truật (mỗi loại 12g); bạch linh, mộc thông (mỗi loại 10g); trạch tả, bạc hà, trích thảo, hoàng cầm, chi tử, trần bì (mỗi loại 8g); cùng với 4g long đởm thảo, 20g sinh địa, sài hồ và bạch thược mỗi thứ 15g.
Cách làm: Các vị thuốc rửa sạch sau đó đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày người bệnh chỉ được dùng 1 thang, không lạm dụng.
Bài thuốc số 2:

Công dụng: Bài thuốc có tác dụng làm bong các mảng bám trên răng, tẩy ố vàng, tái tạo men răng. Đồng thời giúp tăng tuổi thọ của răng. Với những người bị đau răng, ê buốt răng, chảy máu chân răng, viêm nha chu, sâu răng cũng có thể sử dụng bài thuốc này.

Thành phần chính: Tế tân, hương nhu hun khói, đinh hương, bạch chỉ, hoàng liên, long vĩ, cùng một số thảo dược khác.
Cách làm: Các thảo dược sau khi rửa sạch cho vào ấm, đổ 200ml nước sôi 100 độ C vào ủ trong khoảng 30 phút. Nước thuốc thu được bạn dùng để ngậm trong miệng khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày ngậm 2 lần vào buổi sáng và tối. Ngậm liên tục trong vòng 3 ngày sẽ thấy tình trạng răng miệng được cải thiện.
Bài thuốc số 3:

Thành phần gồm có: 8g hạ khô thảo, 6g xuyên sơn giáp, 6g bạc hà, chi tử, ngưu bàng tử mỗi loại 12g. Cùng với tạo thích giác, kim ngân và liên kiều mỗi vị 20g.
Cách làm: Bạn rửa sạch thảo dược và cho vào ấm sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.
Men răng được ví như lớp vỏ trứng có độ cứng hoàn hảo giúp bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại. Nếu không được bảo vệ cẩn thận, men răng có thể bị mòn, lộ lớp ngà, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,… Vì vậy ngay khi có dấu hiệu men răng yếu bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
https://www.facebook.com/nhakhoathammysunshine

_________________________________________________
Nha khoa sunshine

Review nha khoa
Quanghieufinance2301
Quanghieufinance2301
Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn
Chú ý, khách Vãng Lai Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn

Tổng số bài gửi : 510
Join date : 18/05/2023

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết