Samsung Hỗ trợ Đào tạo nguồn Nhân lực Công nghệ Chất lượng Cao tại Đà Nẵng
3 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Samsung Hỗ trợ Đào tạo nguồn Nhân lực Công nghệ Chất lượng Cao tại Đà Nẵng
Samsung Hỗ trợ Đào tạo nguồn Nhân lực Công nghệ Chất lượng Cao tại Đà Nẵng
Tập đoàn Samsung đã chính thức tổ chức triển khai Chương trình Samsung Innovation Campus (SIC) với mong muốn thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ cho thế hệ trẻ Việt Nam. Tại Đà Nẵng, Tập đoàn Samsung đã hợp tác với Đại học Duy Tân để triển khai chương trình này trong năm 2023, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ, hỗ trợ kỹ năng nghề nghiệp thực tiễn nhất cho sinh viên.
TS. Lê Thanh Long (bên phải) và Bùi Khắc Minh Thành - sinh viên năm 4 (bên trái) của Trường ĐH Duy Tân
Samsung sẽ là trung tâm đào tạo các chuyên gia ngành IT tại Việt Nam
Trong buổi gặp gỡ với với đặc phái viên Yonhap News tại Đại học Duy Tân vào ngày 29/9/2023, TS. Lê Thanh Long - Giảng viên ngành Khoa học Máy tính, Trường Công nghệ, Đại học Duy Tân nhận định rằng: “Samsung sẽ là trung tâm đào tạo các chuyên gia ngành IT cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam trong thời gian tới.”
TS. Lê Thanh Long cho biết: “Khi các công nghệ mới như IoT, Big-Data đang được chú ý đến và trong tình hình nhu cầu về nguồn nhân lực chuyên môn ngày càng tăng cao thì Samsung đang đóng góp một phần rất lớn vào việc đào tạo nhân tài.”
SIC là chương trình giáo dục IT toàn cầu dành cho giới trẻ
Samsung đã triển khai SIC (Samsung Innovation Campus), chương trình CSR (trách nhiệm xã hội doanh nghiệp) toàn cầu tại Việt Nam từ năm 2019.
Chương trình SIC đã hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực ngành Công nghệ Thông tin cũng như đào tạo lập trình và mã hóa cơ bản (Coding & Programming) về 3 công nghệ mới bao gồm: Internet Vạn vật (IoT), Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Dữ liệu Lớn (Big-Data) cho đối tượng từ 14 - 24 tuổi.
Chương trình SIC được thiết kế dựa trên nền tảng giáo dục kết hợp với các xu hướng công nghệ mới nhất cùng những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong công việc, đồng thời cũng thực hiện các chương trình tăng cường năng lực làm việc cần thiết cho người học.
Đặc biệt, đối với Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng dạy thì các bài giảng trực tuyến chuyên sâu sẽ được tiến hành vào 6 tháng cuối năm hàng năm.
Các sinh viên hoàn thành khoá đào tạo có thể phát huy kỹ năng lập trình ICT (Công nghệ Thông tin và Truyền thông) của mình thông qua việc tham gia cuộc thi Robot và cũng có cơ hội thực tập tại Trung tâm R&D của Samsung.
Tại Đại học Duy Tân, Samsung đã triển khai chương trình SIC từ năm 2022 và đã đào tạo được 25 sinh viên tốt nghiệp. Ngoài ra, công ty cũng đang vận hành các chương trình giáo dục kết hợp với Đại học Thông tin và Truyền thông Hà Nội và Đại học Hoa Sen - Thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên khắp Việt Nam có tổng cộng 6.021 học viên đã hoàn thành các khóa đào tạo của chương trình SIC.
TS. Lê Thanh Long cho biết: “Hầu hết sinh viên hoàn thành khóa đào tạo chương trình SIC của Đại học Duy Tân đã vào làm việc trong ngành Công nghệ Thông tin, trong đó có một sinh viên đã vào làm tại Samsung Việt Nam. Và tôi cũng được biết rằng có những doanh nghiệp cấp học bổng nuôi dưỡng nhân tài, nhưng doanh nghiệp thực hiện chi viện cho việc đào tạo chuyên môn, ngoài Samsung ra thì chưa có doanh nghiệp nào khác.”
Bùi Khắc Minh Thành (21 tuổi) - Sinh viên theo học chương trình SIC có mơ ước trở thành chuyên gia trong lĩnh vực 3D, cho biết: “Tham gia học chương trình SIC đã hỗ trợ cho việc học tập của em tại trường đồng thời giúp cho kết quả học tập tại lớp của em cũng được nâng cao hơn. Em hi vọng sau này có cơ hội được làm việc tại Samsung.”
Sinh viên ĐH Duy Tân tham gia
cuộc thi Robot ICT (Công nghệ Thông tin và Truyền thông)
Ngoài ra, Samsung cũng đang triển khai chương trình “Solve for Tomorrow” - Chương trình giáo dục dành cho đối tượng là học sinh THCS và THPT tuổi từ 12-18 tuổi tại Việt Nam. Cụ thể hơn, “Solve for Tomorrow” là chương trình đào tạo với mục đích vận dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán học (STEM) để đưa ra các phương án giải quyết vấn đề của địa phương hay những vấn đề khác của xã hội.
“Solve for Tomorrow” được triển khai lần đầu tiên vào năm 2010 tại Mỹ và đến hiện nay đã được thực hiện tại 33 quốc gia. Với Việt Nam, chương trình đã bắt đầu vào năm 2019 và đến hiện tại có khoảng 260.000 học sinh tham gia.
Nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực có kỹ năng thuần thục, Samsung cũng đã hợp tác với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam để hỗ trợ các khóa đào tạo đặc biệt cho các đối tượng là thí sinh đội tuyển tham gia International Youth Skill Olympics.
Thí sinh sẽ được điều phái sang Hàn Quốc và trải qua khóa đào tạo kéo dài 1 năm tại Trung tâm Đào tạo Kỹ năng nghề Samsung, sau đó sẽ tham gia tranh tài tại International Youth Skill Olympics.
Trước đó, tại Đại hội Brazil năm 2015, thí sinh đã trải qua khóa huấn luyện đặc biệt tại Samsung đã giành được huy chương đồng và trở thành thí sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương.
Thư viện Trường ĐH Duy Tân
Ông Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam, cho biết: “Điều quan trọng đối với những người trẻ có mong muốn được làm việc trong các ngành công nghệ - được đại diện bởi ‘siêu kết nối’ và ‘siêu trí tuệ’ là phải có năng lực vận dụng hệ thống thông tin số và công nghệ. Trong thời gian tới, Samsung sẽ mở rộng chương trình SIC trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh việc góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cơ bản và nuôi dưỡng nhân tài kỹ thuật thì chương trình SIC cũng sẽ giúp đỡ để những người trẻ có thể thực hiện ước mơ của mình. Và thông qua chương trình này chúng tôi hi vọng sẽ trở thành doanh nghiệp được yêu mến nhất tại Việt Nam.”
(Trích lược theo hãng tin Yonhap (hãng thông tấn xã duy nhất của Hàn Quốc)
https://www.yna.co.kr/view/AKR20231001019900084
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5711&pid=2062&lang=vi-VN
Tập đoàn Samsung đã chính thức tổ chức triển khai Chương trình Samsung Innovation Campus (SIC) với mong muốn thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ cho thế hệ trẻ Việt Nam. Tại Đà Nẵng, Tập đoàn Samsung đã hợp tác với Đại học Duy Tân để triển khai chương trình này trong năm 2023, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ, hỗ trợ kỹ năng nghề nghiệp thực tiễn nhất cho sinh viên.
TS. Lê Thanh Long (bên phải) và Bùi Khắc Minh Thành - sinh viên năm 4 (bên trái) của Trường ĐH Duy Tân
Samsung sẽ là trung tâm đào tạo các chuyên gia ngành IT tại Việt Nam
Trong buổi gặp gỡ với với đặc phái viên Yonhap News tại Đại học Duy Tân vào ngày 29/9/2023, TS. Lê Thanh Long - Giảng viên ngành Khoa học Máy tính, Trường Công nghệ, Đại học Duy Tân nhận định rằng: “Samsung sẽ là trung tâm đào tạo các chuyên gia ngành IT cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam trong thời gian tới.”
TS. Lê Thanh Long cho biết: “Khi các công nghệ mới như IoT, Big-Data đang được chú ý đến và trong tình hình nhu cầu về nguồn nhân lực chuyên môn ngày càng tăng cao thì Samsung đang đóng góp một phần rất lớn vào việc đào tạo nhân tài.”
SIC là chương trình giáo dục IT toàn cầu dành cho giới trẻ
Samsung đã triển khai SIC (Samsung Innovation Campus), chương trình CSR (trách nhiệm xã hội doanh nghiệp) toàn cầu tại Việt Nam từ năm 2019.
Chương trình SIC đã hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực ngành Công nghệ Thông tin cũng như đào tạo lập trình và mã hóa cơ bản (Coding & Programming) về 3 công nghệ mới bao gồm: Internet Vạn vật (IoT), Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Dữ liệu Lớn (Big-Data) cho đối tượng từ 14 - 24 tuổi.
Chương trình SIC được thiết kế dựa trên nền tảng giáo dục kết hợp với các xu hướng công nghệ mới nhất cùng những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong công việc, đồng thời cũng thực hiện các chương trình tăng cường năng lực làm việc cần thiết cho người học.
Đặc biệt, đối với Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng dạy thì các bài giảng trực tuyến chuyên sâu sẽ được tiến hành vào 6 tháng cuối năm hàng năm.
Các sinh viên hoàn thành khoá đào tạo có thể phát huy kỹ năng lập trình ICT (Công nghệ Thông tin và Truyền thông) của mình thông qua việc tham gia cuộc thi Robot và cũng có cơ hội thực tập tại Trung tâm R&D của Samsung.
Tại Đại học Duy Tân, Samsung đã triển khai chương trình SIC từ năm 2022 và đã đào tạo được 25 sinh viên tốt nghiệp. Ngoài ra, công ty cũng đang vận hành các chương trình giáo dục kết hợp với Đại học Thông tin và Truyền thông Hà Nội và Đại học Hoa Sen - Thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên khắp Việt Nam có tổng cộng 6.021 học viên đã hoàn thành các khóa đào tạo của chương trình SIC.
TS. Lê Thanh Long cho biết: “Hầu hết sinh viên hoàn thành khóa đào tạo chương trình SIC của Đại học Duy Tân đã vào làm việc trong ngành Công nghệ Thông tin, trong đó có một sinh viên đã vào làm tại Samsung Việt Nam. Và tôi cũng được biết rằng có những doanh nghiệp cấp học bổng nuôi dưỡng nhân tài, nhưng doanh nghiệp thực hiện chi viện cho việc đào tạo chuyên môn, ngoài Samsung ra thì chưa có doanh nghiệp nào khác.”
Bùi Khắc Minh Thành (21 tuổi) - Sinh viên theo học chương trình SIC có mơ ước trở thành chuyên gia trong lĩnh vực 3D, cho biết: “Tham gia học chương trình SIC đã hỗ trợ cho việc học tập của em tại trường đồng thời giúp cho kết quả học tập tại lớp của em cũng được nâng cao hơn. Em hi vọng sau này có cơ hội được làm việc tại Samsung.”
Sinh viên ĐH Duy Tân tham gia
cuộc thi Robot ICT (Công nghệ Thông tin và Truyền thông)
Ngoài ra, Samsung cũng đang triển khai chương trình “Solve for Tomorrow” - Chương trình giáo dục dành cho đối tượng là học sinh THCS và THPT tuổi từ 12-18 tuổi tại Việt Nam. Cụ thể hơn, “Solve for Tomorrow” là chương trình đào tạo với mục đích vận dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán học (STEM) để đưa ra các phương án giải quyết vấn đề của địa phương hay những vấn đề khác của xã hội.
“Solve for Tomorrow” được triển khai lần đầu tiên vào năm 2010 tại Mỹ và đến hiện nay đã được thực hiện tại 33 quốc gia. Với Việt Nam, chương trình đã bắt đầu vào năm 2019 và đến hiện tại có khoảng 260.000 học sinh tham gia.
Nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực có kỹ năng thuần thục, Samsung cũng đã hợp tác với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam để hỗ trợ các khóa đào tạo đặc biệt cho các đối tượng là thí sinh đội tuyển tham gia International Youth Skill Olympics.
Thí sinh sẽ được điều phái sang Hàn Quốc và trải qua khóa đào tạo kéo dài 1 năm tại Trung tâm Đào tạo Kỹ năng nghề Samsung, sau đó sẽ tham gia tranh tài tại International Youth Skill Olympics.
Trước đó, tại Đại hội Brazil năm 2015, thí sinh đã trải qua khóa huấn luyện đặc biệt tại Samsung đã giành được huy chương đồng và trở thành thí sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương.
Thư viện Trường ĐH Duy Tân
Ông Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam, cho biết: “Điều quan trọng đối với những người trẻ có mong muốn được làm việc trong các ngành công nghệ - được đại diện bởi ‘siêu kết nối’ và ‘siêu trí tuệ’ là phải có năng lực vận dụng hệ thống thông tin số và công nghệ. Trong thời gian tới, Samsung sẽ mở rộng chương trình SIC trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh việc góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cơ bản và nuôi dưỡng nhân tài kỹ thuật thì chương trình SIC cũng sẽ giúp đỡ để những người trẻ có thể thực hiện ước mơ của mình. Và thông qua chương trình này chúng tôi hi vọng sẽ trở thành doanh nghiệp được yêu mến nhất tại Việt Nam.”
(Trích lược theo hãng tin Yonhap (hãng thông tấn xã duy nhất của Hàn Quốc)
https://www.yna.co.kr/view/AKR20231001019900084
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5711&pid=2062&lang=vi-VN
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1776
Join date : 24/07/2015
Re: Samsung Hỗ trợ Đào tạo nguồn Nhân lực Công nghệ Chất lượng Cao tại Đà Nẵng
Chương trình Hướng nghiệp "How to become a world-class software engineer"
Sáng ngày 3/10/2023, Trường Đào tạo Quốc tế thuộc Đại học Duy Tân đã tổ chức chương trình hướng nghiệp đặc biệt dành cho sinh viên khóa K29CMU với chủ đề "How to become a world-class software engineer" (Làm thế nào để trở thành một kỹ sư phần mềm hàng đầu thế giới). Chương trình đã thu hút sự tham gia của các khách mời đặc biệt đến từ Nashtech Global Đà Nẵng là anh Bùi Thanh Sơn - Trưởng đại diện Văn phòng Nashtech Đà Nẵng, anh Hoàng Lê Quốc Anh - Trưởng nhóm Kỹ thuật và cũng là cựu sinh viên Đại học Duy Tân khóa K14TPM cùng chị Hà Thị Diễm - Đại diện bộ phận Nhân sự Đà Nẵng.
Anh Hoàng Lê Quốc Anh chia sẻ tại chương trình
NashTech là công ty thuộc tập đoàn Harvey Nash có trụ sở chính tại Anh. Tại Việt Nam, NashTech tự hào là một trong những công ty hàng đầu với 23 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, cung ứng giải pháp công nghệ có quy mô toàn cầu cho nhiều khách hàng là những tập đoàn đa quốc gia. Với văn phòng đầu tiên được thành lập tại Hà Nội vào năm 2.000, tính đến nay, NashTech đã có mặt trên ba thành phố lớn của cả nước bao gồm Tp. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Với đội ngũ 2.000 kỹ sư công nghệ người Việt giàu kinh nghiệm, NashTech đặt mục tiêu góp phần thúc đẩy vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.
Trong buổi chia sẻ, các khách mời đã truyền đạt những thông tin hữu ích và kinh nghiệm cá nhân giúp các Tân Sinh viên khóa K29CMU nắm được những “bí kíp” để có thể chuẩn bị cho bản thân một hành trang vững chắc trong việc trở thành những kỹ sư phần mềm xuất sắc. “Con đường để trở thành một kỹ sư IT là một con đường rất dài, nó như là một cuộc chạy đua. Bởi vậy, trong số các em ngồi đây, ai có định hướng rõ ràng, có kế hoạch và mục tiêu cụ thể cùng sự nỗ lực của bản thân sẽ có thể về đích sớm và thành công. Và, ngày hôm nay các anh các chị có mặt ở đây là để giúp các em có thể hiểu hơn về ngành nghề mà các em đã chọn, giúp các em biết được cần phải chuẩn bị những gì, có kế hoạch ra sao để có thể đạt được những mục tiêu bản thân đã đặt ra.”, Anh Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.
Tân sinh viên K29CMU hào hứng đặt câu hỏi giao lưu với các khách mời
Xuyên suốt chương trình, các khách mời đã chia sẻ câu chuyện về sự ra đời và phát triển của NashTech để các bạn Tân Sinh viên khóa K29CMU hiểu được rằng con đường dẫn đến thành công trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin - ngành nghề mà các bạn đã lựa chọn, của một “ông lớn” như NashTech đã trải qua những thăng trầm như thế nào và phải nỗ lực ra sao. Từ đó, các sinh viên khóa K29CMU sẽ có được hình dung rõ nét hơn về chặng đường sắp tới của mình, để có sự chuẩn bị về tinh thần và lập cho mình một kế hoạch học tập phù hợp với bản thân.
Bên cạnh đó, các khách mời của chương trình, đặc biệt là anh Hoàng Lê Quốc Anh đã chia sẻ về tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức cơ bản trong lĩnh vực phát triển phần mềm, cách tìm kiếm và mở rộng kiến thức từ các nguồn trên Internet, cách tạo được được sự ấn tượng với nhà tuyển dụng và nhất là làm thế nào để có thể biết cũng như lựa chọn được môi trường làm việc phù hợp với năng lực, với sở thích của bản thân.
Anh Hoàng Lê Quốc Anh chia sẻ: “Năm 2008, anh rất háo hức khi trở thành sinh viên của Đại học Duy Tân. Từ cảm nhận của bản thân, anh rất thích văn hóa và môi trường học tập của Duy Tân và đến nay sau hơn 10 năm ra trường, hôm nay có dịp về lại trường và đứng đây chia sẻ với các em, anh có rất nhiều cảm xúc. Từ kinh nghiệm của bản thân, anh muốn thấy rằng việc chúng ta nắm vững những kiến thức cơ bản được học trên giảng đường đại học là chúng ta đã có được một nền móng vững chắc trên hành trình của mình. Dựa trên nền tảng đó, các em sẽ tiếp tục nâng cao và cập nhật thêm những kiến thức mới làm giàu ‘tri thức’ cho bản thân. Khi chúng ta tự tin với kiến thức, với kỹ năng của mình và chúng ta hiểu rõ về ngành nghề mình đang theo đuổi, đáp ứng được những yêu cầu của ngành nghề, chúng ta sẽ ‘bay cao và bay xa’ hơn trên con đường mình đã chọn.”
Trong khuôn khổ của chương trình, các khách mời cùng các giảng viên của Trường Đào tạo Quốc tế đã giải đáp những thắc mắc của các bạn Tân sinh viên K29CMU như: Con gái có phù hợp để trở thành Kỹ sư phần mềm? Những kỹ năng mềm thiết yếu của một Kỹ sư IT là gì? Cách để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng,…
Chương trình hướng nghiệp "How to become a world-class software engineer" do Trường Đào tạo Quốc tế thuộc Đại học Duy Tân thực hiện đã tạo ra cơ hội tương tác giữa sinh viên và các chuyên gia trong ngành, tạo điều kiện cho Tân Sinh viên K29CMU tiếp cận thông tin mới nhất và thực tế về công việc kỹ sư phần mềm. Điều này giúp các bạn Tân sinh viên sẽ có được những định hướng, kế hoạch và mục tiêu rõ ràng cho bản thân từ đó có thể đạt được những thành công nhất định trên hành trình chinh phục ước mơ trong tương lai.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5703&pid=2064&page=0&lang=vi-VN
Sáng ngày 3/10/2023, Trường Đào tạo Quốc tế thuộc Đại học Duy Tân đã tổ chức chương trình hướng nghiệp đặc biệt dành cho sinh viên khóa K29CMU với chủ đề "How to become a world-class software engineer" (Làm thế nào để trở thành một kỹ sư phần mềm hàng đầu thế giới). Chương trình đã thu hút sự tham gia của các khách mời đặc biệt đến từ Nashtech Global Đà Nẵng là anh Bùi Thanh Sơn - Trưởng đại diện Văn phòng Nashtech Đà Nẵng, anh Hoàng Lê Quốc Anh - Trưởng nhóm Kỹ thuật và cũng là cựu sinh viên Đại học Duy Tân khóa K14TPM cùng chị Hà Thị Diễm - Đại diện bộ phận Nhân sự Đà Nẵng.
Anh Hoàng Lê Quốc Anh chia sẻ tại chương trình
NashTech là công ty thuộc tập đoàn Harvey Nash có trụ sở chính tại Anh. Tại Việt Nam, NashTech tự hào là một trong những công ty hàng đầu với 23 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, cung ứng giải pháp công nghệ có quy mô toàn cầu cho nhiều khách hàng là những tập đoàn đa quốc gia. Với văn phòng đầu tiên được thành lập tại Hà Nội vào năm 2.000, tính đến nay, NashTech đã có mặt trên ba thành phố lớn của cả nước bao gồm Tp. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Với đội ngũ 2.000 kỹ sư công nghệ người Việt giàu kinh nghiệm, NashTech đặt mục tiêu góp phần thúc đẩy vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.
Trong buổi chia sẻ, các khách mời đã truyền đạt những thông tin hữu ích và kinh nghiệm cá nhân giúp các Tân Sinh viên khóa K29CMU nắm được những “bí kíp” để có thể chuẩn bị cho bản thân một hành trang vững chắc trong việc trở thành những kỹ sư phần mềm xuất sắc. “Con đường để trở thành một kỹ sư IT là một con đường rất dài, nó như là một cuộc chạy đua. Bởi vậy, trong số các em ngồi đây, ai có định hướng rõ ràng, có kế hoạch và mục tiêu cụ thể cùng sự nỗ lực của bản thân sẽ có thể về đích sớm và thành công. Và, ngày hôm nay các anh các chị có mặt ở đây là để giúp các em có thể hiểu hơn về ngành nghề mà các em đã chọn, giúp các em biết được cần phải chuẩn bị những gì, có kế hoạch ra sao để có thể đạt được những mục tiêu bản thân đã đặt ra.”, Anh Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.
Tân sinh viên K29CMU hào hứng đặt câu hỏi giao lưu với các khách mời
Xuyên suốt chương trình, các khách mời đã chia sẻ câu chuyện về sự ra đời và phát triển của NashTech để các bạn Tân Sinh viên khóa K29CMU hiểu được rằng con đường dẫn đến thành công trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin - ngành nghề mà các bạn đã lựa chọn, của một “ông lớn” như NashTech đã trải qua những thăng trầm như thế nào và phải nỗ lực ra sao. Từ đó, các sinh viên khóa K29CMU sẽ có được hình dung rõ nét hơn về chặng đường sắp tới của mình, để có sự chuẩn bị về tinh thần và lập cho mình một kế hoạch học tập phù hợp với bản thân.
Bên cạnh đó, các khách mời của chương trình, đặc biệt là anh Hoàng Lê Quốc Anh đã chia sẻ về tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức cơ bản trong lĩnh vực phát triển phần mềm, cách tìm kiếm và mở rộng kiến thức từ các nguồn trên Internet, cách tạo được được sự ấn tượng với nhà tuyển dụng và nhất là làm thế nào để có thể biết cũng như lựa chọn được môi trường làm việc phù hợp với năng lực, với sở thích của bản thân.
Anh Hoàng Lê Quốc Anh chia sẻ: “Năm 2008, anh rất háo hức khi trở thành sinh viên của Đại học Duy Tân. Từ cảm nhận của bản thân, anh rất thích văn hóa và môi trường học tập của Duy Tân và đến nay sau hơn 10 năm ra trường, hôm nay có dịp về lại trường và đứng đây chia sẻ với các em, anh có rất nhiều cảm xúc. Từ kinh nghiệm của bản thân, anh muốn thấy rằng việc chúng ta nắm vững những kiến thức cơ bản được học trên giảng đường đại học là chúng ta đã có được một nền móng vững chắc trên hành trình của mình. Dựa trên nền tảng đó, các em sẽ tiếp tục nâng cao và cập nhật thêm những kiến thức mới làm giàu ‘tri thức’ cho bản thân. Khi chúng ta tự tin với kiến thức, với kỹ năng của mình và chúng ta hiểu rõ về ngành nghề mình đang theo đuổi, đáp ứng được những yêu cầu của ngành nghề, chúng ta sẽ ‘bay cao và bay xa’ hơn trên con đường mình đã chọn.”
Trong khuôn khổ của chương trình, các khách mời cùng các giảng viên của Trường Đào tạo Quốc tế đã giải đáp những thắc mắc của các bạn Tân sinh viên K29CMU như: Con gái có phù hợp để trở thành Kỹ sư phần mềm? Những kỹ năng mềm thiết yếu của một Kỹ sư IT là gì? Cách để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng,…
Chương trình hướng nghiệp "How to become a world-class software engineer" do Trường Đào tạo Quốc tế thuộc Đại học Duy Tân thực hiện đã tạo ra cơ hội tương tác giữa sinh viên và các chuyên gia trong ngành, tạo điều kiện cho Tân Sinh viên K29CMU tiếp cận thông tin mới nhất và thực tế về công việc kỹ sư phần mềm. Điều này giúp các bạn Tân sinh viên sẽ có được những định hướng, kế hoạch và mục tiêu rõ ràng cho bản thân từ đó có thể đạt được những thành công nhất định trên hành trình chinh phục ước mơ trong tương lai.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5703&pid=2064&page=0&lang=vi-VN
oanhoanh2211- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1088
Join date : 29/12/2016
Re: Samsung Hỗ trợ Đào tạo nguồn Nhân lực Công nghệ Chất lượng Cao tại Đà Nẵng
[size=34]ĐH Duy Tân giành giải Nhì, giải Khuyến khích tại SURF 2023 (Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo)[/size]
Sự phát triển nhanh chóng của môi trường kinh tế - xã hội - kỹ thuật cùng những biến đổi của môi trường sống đang trở thành những vấn đề cấp thiết toàn cầu, yêu cầu con người phải tìm ra nhiều giải pháp công nghệ hỗ trợ.
Lựa chọn nội dung liên quan đến cả 2 vấn đề đang rất "nóng" này, 2 dự án khởi nghiệp đến từ Đại học (ĐH) Duy Tân là:
"Thiết bị Tường lửa - Firewall" đã xuất sắc được trao giải Nhì; và "Sản xuất sợi nhựa in 3D từ vỏ chai nhựa đã qua sử dụng (Green3D Print)" đã nhận giải Khuyến khích tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo SURF 2023.
Dự án "Thiết bị Tường lửa - Firewall" của Công ty Giải pháp Acronics, một "startup" của ĐH Duy Tân giành giải Nhì
Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo SURF 2023 nằm trong chuỗi các hoạt động của sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP.Đà Nẵng - SURF 2023 do Sở Khoa học và Công nghệ TP.Đà Nẵng tổ chức thường niên. Cuộc thi là cơ hội cho các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của các "startup" được tỏa sáng và kết nối với các nhà đầu tư để không chỉ dừng lại ở mặt ý tưởng đơn thuần mà sẽ trở thành các dự án tiềm năng, sớm được thương mại hóa trên thị trường. Vòng sơ khảo của cuộc thi diễn ra vào ngày 7.9.2023 với 30 đội thi và 10 dự án xuất sắc nhất đã được lựa chọn để tiếp tục tranh tài tại Vòng chung kết vào ngày 20.9.2023.
Trong số 10 dự án tranh tài tại Vòng chung kết, ngoài 3 dự án xuất phát từ một cơ sở giáo dục là ĐH Duy Tân còn lại đều của các doanh nghiệp. 3 dự án vào chung kết của ĐH Duy Tân bao gồm:
Dự án "Thiết bị Tường lửa - Firewall" của Công ty Giải pháp Acronics, một công ty khởi nghiệp từ ĐH Duy Tân;
Dự án "Sản xuất sợi nhựa in 3D từ vỏ chai nhựa đã qua sử dụng (Green3D Print)" được thực hiện bởi STEM & Fab labs thuộc ĐH Duy Tân; và
Dự án "Chế tạo các mô hình thực hành kỹ năng trong đào tạo Y khoa" do đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Y - Dược (CMP) thuộc ĐH Duy Tân thực hiện.
Với dự án "Thiết bị Tường lửa - Firewall", Công ty Giải pháp Acronics đã được Ban tổ chức đánh giá rất cao và trao giải Nhì khi tạo ra được một thiết bị An ninh - An toàn mạng mang thương hiệu "Made in VietNam 100%" và có rất nhiều điểm ưu việt như:
Làm chủ công nghệ Thiết kế vi mạch, phát triển và tích hợp hệ thống, làm chủ công nghệ lõi (chuyển vị trí từ dưới lên);
Không bị cài mã độc, không bị backdoor (do cố định phần cứng);
Linh động cập nhật, nâng cấp fireware, không tốn chi phí gia hạn bản quyền như các thiết bị tương ứng của nước ngoài.
ĐH Duy Tân thuyết trình về dự án tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo SURF 2023
Trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng phức tạp, việc bảo vệ hệ thống mạng của các tổ chức và doanh nghiệp đã và đang trở thành một nhiệm vụ không thể bỏ qua. Bởi vậy, dự án "Thiết bị Tường lửa - Firewall" ra đời đã thực sự góp phần giải quyết được "bài toán" nan giải này. Dự án đã tạo ra một sản phẩm tường lửa mang tính đột phá trong việc sử dụng các công nghệ tiên tiến như FPGA (Field-Programmable Gate Array) kết hợp bộ vi xử lý ARM (Advanced RISC Machine) để đảm bảo hiệu năng và an toàn mạng tối ưu. Đặc biệt, thiết bị cũng tích hợp chức năng mạng Routing và NAT (Network Address Translation) cùng các tính năng bảo mật nâng cao khác. Từ đó, mang lại kết nối mạng ổn định, cho phép phân tích sâu về lưu lượng mạng đang trong hoạt động, đảm bảo an toàn cho luồng dữ liệu mạng và cả các ứng dụng độc lập của doanh nghiệp.
Ngoài ra, sản phẩm cũng được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu về hiệu năng và tương thích với những hạ tầng mạng sẵn có. Đã có khách hàng đặt mua và sử dụng sản phẩm "Thiết bị Tường lửa - Firewall" do đội ngũ Công ty Giải pháp Acronics tạo ra và đã có những phản hồi rất tích cực về sự hiệu quả sử dụng, tính bảo mật và chất lượng sản phẩm.
Một dự án nữa cũng đến từ ĐH Duy Tân đã nhận được giải Khuyến khích của cuộc thi là dự án "Sản xuất sợi nhựa in 3D từ vỏ chai nhựa đã qua sử dụng (Green3D Print)": được thực hiện bởi STEM & PAB labs của ĐH Duy Tân.
Trong bối cảnh có đến 481,6 tỉ chai nhựa PET được dùng mỗi năm, 1 triệu chai nhựa PET dùng mỗi phút và thời gian phân hủy mất đến 450 năm nhưng chỉ có khoảng 15%-25% chai nhựa PET sẽ được tái chế, vấn đề này thật sự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người. Do đó, với dự án Green3D Print, nhóm "startup" của ĐH Duy Tân đã tập trung vào việc giảm thiểu rác thải từ chai nhựa và tái chế chúng thành những sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường.
Dự án Green3D Print của STEM và Fab labs, DTU giành giải Khuyến khích tại cuộc thi
Cụ thể, nhóm startup đã đưa ra ý tưởng tái sử dụng các chai nhựa đã qua sử dụng để tạo ra các sợi nhựa cho máy in 3D sử dụng công nghệ FDM. Ước lượng giá vốn của 1 đơn vị sản phẩm (hay 1 kg) cho chi phí thiết bị, nguyên liệu, nhân công, năng lượng vào khoảng 42.200 đồng. Vì thế, giải pháp này được đánh giá là có nhiều lợi thế bởi chi phí thấp và tính cạnh tranh trên thị trường cao. Điều ấn tượng nhất của dự án Green3D Print chính là đã hình thành được 3 giải pháp kinh doanh, bao gồm:
Cung cấp sợi nhựa in 3D cho các cơ sở giáo dục STEM và các cá nhân sử dụng,
Chuyển giao quy trình công nghệ cùng thiết bị để sản xuất sợi nhựa in 3D, và
Cung cấp combo máy in chuyên dụng và sợi nhựa in 3D.
Cũng cần thông tin thêm, năm nay Giải Nhất SURF 2023 thuộc về dự án Wetex – "Nền tảng Quản lý chuỗi cung ứng thời trang toàn cầu" của Công ty Cổ phần Giải pháp công nghệ TEX. Dự án tập trung vào thực hiện việc số hóa các nhà xưởng tại Việt Nam và kết nối trực tiếp với các nhãn hàng thời trang quốc tế nhằm giúp các nhà xưởng có được nhiều đơn hàng hơn và các nhãn hàng có một mạng lưới sản xuất đáng tin cậy.
Năm ngoái, cũng tại cuộc thi này, ĐH Duy Tân đã có dự án giành được giải Nhất, đó là "Tủ nuôi đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình" do TS Nguyễn Thành Trung - Cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Sinh học phân tử (CIMB) của nhà trường cùng các cộng sự thực hiện. Chiếc tủ nuôi này như một phòng nuôi quy mô nhỏ, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thoáng khí để nuôi loại dược liệu quý là đông trùng hạ thảo.
Dự án "Tủ nuôi đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình" giành giải Nhất tại SURF 2022
Với những dự án khởi nghiệp không chỉ mang tính sáng tạo mà còn đáp ứng được những nhu cầu cấp bách trong đời sống xã hội và khả năng thương mại hóa cao, được thực hiện bởi đội ngũ các nhà nghiên cứu xuất sắc, ĐH Duy Tân đã và đang cho thấy nỗ lực của nhà trường trong việc khuyến khích và hỗ trợ các tiềm năng sáng tạo, khởi nghiệp trong môi trường giáo dục đại học, góp phần vào sự phát triển của xã hội, cũng như tạo ra những sản phẩm công nghệ có giá trị cho cộng đồng.
Nguồn: https://thanhnien.vn/dh-duy-tan-gianh-giai-nhi-giai-khuyen-khich-tai-surf-2023-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-185231011194553675.htm
Sự phát triển nhanh chóng của môi trường kinh tế - xã hội - kỹ thuật cùng những biến đổi của môi trường sống đang trở thành những vấn đề cấp thiết toàn cầu, yêu cầu con người phải tìm ra nhiều giải pháp công nghệ hỗ trợ.
Lựa chọn nội dung liên quan đến cả 2 vấn đề đang rất "nóng" này, 2 dự án khởi nghiệp đến từ Đại học (ĐH) Duy Tân là:
"Thiết bị Tường lửa - Firewall" đã xuất sắc được trao giải Nhì; và "Sản xuất sợi nhựa in 3D từ vỏ chai nhựa đã qua sử dụng (Green3D Print)" đã nhận giải Khuyến khích tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo SURF 2023.
Dự án "Thiết bị Tường lửa - Firewall" của Công ty Giải pháp Acronics, một "startup" của ĐH Duy Tân giành giải Nhì
Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo SURF 2023 nằm trong chuỗi các hoạt động của sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP.Đà Nẵng - SURF 2023 do Sở Khoa học và Công nghệ TP.Đà Nẵng tổ chức thường niên. Cuộc thi là cơ hội cho các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của các "startup" được tỏa sáng và kết nối với các nhà đầu tư để không chỉ dừng lại ở mặt ý tưởng đơn thuần mà sẽ trở thành các dự án tiềm năng, sớm được thương mại hóa trên thị trường. Vòng sơ khảo của cuộc thi diễn ra vào ngày 7.9.2023 với 30 đội thi và 10 dự án xuất sắc nhất đã được lựa chọn để tiếp tục tranh tài tại Vòng chung kết vào ngày 20.9.2023.
Trong số 10 dự án tranh tài tại Vòng chung kết, ngoài 3 dự án xuất phát từ một cơ sở giáo dục là ĐH Duy Tân còn lại đều của các doanh nghiệp. 3 dự án vào chung kết của ĐH Duy Tân bao gồm:
Dự án "Thiết bị Tường lửa - Firewall" của Công ty Giải pháp Acronics, một công ty khởi nghiệp từ ĐH Duy Tân;
Dự án "Sản xuất sợi nhựa in 3D từ vỏ chai nhựa đã qua sử dụng (Green3D Print)" được thực hiện bởi STEM & Fab labs thuộc ĐH Duy Tân; và
Dự án "Chế tạo các mô hình thực hành kỹ năng trong đào tạo Y khoa" do đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Y - Dược (CMP) thuộc ĐH Duy Tân thực hiện.
Với dự án "Thiết bị Tường lửa - Firewall", Công ty Giải pháp Acronics đã được Ban tổ chức đánh giá rất cao và trao giải Nhì khi tạo ra được một thiết bị An ninh - An toàn mạng mang thương hiệu "Made in VietNam 100%" và có rất nhiều điểm ưu việt như:
Làm chủ công nghệ Thiết kế vi mạch, phát triển và tích hợp hệ thống, làm chủ công nghệ lõi (chuyển vị trí từ dưới lên);
Không bị cài mã độc, không bị backdoor (do cố định phần cứng);
Linh động cập nhật, nâng cấp fireware, không tốn chi phí gia hạn bản quyền như các thiết bị tương ứng của nước ngoài.
ĐH Duy Tân thuyết trình về dự án tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo SURF 2023
Trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng phức tạp, việc bảo vệ hệ thống mạng của các tổ chức và doanh nghiệp đã và đang trở thành một nhiệm vụ không thể bỏ qua. Bởi vậy, dự án "Thiết bị Tường lửa - Firewall" ra đời đã thực sự góp phần giải quyết được "bài toán" nan giải này. Dự án đã tạo ra một sản phẩm tường lửa mang tính đột phá trong việc sử dụng các công nghệ tiên tiến như FPGA (Field-Programmable Gate Array) kết hợp bộ vi xử lý ARM (Advanced RISC Machine) để đảm bảo hiệu năng và an toàn mạng tối ưu. Đặc biệt, thiết bị cũng tích hợp chức năng mạng Routing và NAT (Network Address Translation) cùng các tính năng bảo mật nâng cao khác. Từ đó, mang lại kết nối mạng ổn định, cho phép phân tích sâu về lưu lượng mạng đang trong hoạt động, đảm bảo an toàn cho luồng dữ liệu mạng và cả các ứng dụng độc lập của doanh nghiệp.
Ngoài ra, sản phẩm cũng được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu về hiệu năng và tương thích với những hạ tầng mạng sẵn có. Đã có khách hàng đặt mua và sử dụng sản phẩm "Thiết bị Tường lửa - Firewall" do đội ngũ Công ty Giải pháp Acronics tạo ra và đã có những phản hồi rất tích cực về sự hiệu quả sử dụng, tính bảo mật và chất lượng sản phẩm.
Một dự án nữa cũng đến từ ĐH Duy Tân đã nhận được giải Khuyến khích của cuộc thi là dự án "Sản xuất sợi nhựa in 3D từ vỏ chai nhựa đã qua sử dụng (Green3D Print)": được thực hiện bởi STEM & PAB labs của ĐH Duy Tân.
Trong bối cảnh có đến 481,6 tỉ chai nhựa PET được dùng mỗi năm, 1 triệu chai nhựa PET dùng mỗi phút và thời gian phân hủy mất đến 450 năm nhưng chỉ có khoảng 15%-25% chai nhựa PET sẽ được tái chế, vấn đề này thật sự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người. Do đó, với dự án Green3D Print, nhóm "startup" của ĐH Duy Tân đã tập trung vào việc giảm thiểu rác thải từ chai nhựa và tái chế chúng thành những sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường.
Dự án Green3D Print của STEM và Fab labs, DTU giành giải Khuyến khích tại cuộc thi
Cụ thể, nhóm startup đã đưa ra ý tưởng tái sử dụng các chai nhựa đã qua sử dụng để tạo ra các sợi nhựa cho máy in 3D sử dụng công nghệ FDM. Ước lượng giá vốn của 1 đơn vị sản phẩm (hay 1 kg) cho chi phí thiết bị, nguyên liệu, nhân công, năng lượng vào khoảng 42.200 đồng. Vì thế, giải pháp này được đánh giá là có nhiều lợi thế bởi chi phí thấp và tính cạnh tranh trên thị trường cao. Điều ấn tượng nhất của dự án Green3D Print chính là đã hình thành được 3 giải pháp kinh doanh, bao gồm:
Cung cấp sợi nhựa in 3D cho các cơ sở giáo dục STEM và các cá nhân sử dụng,
Chuyển giao quy trình công nghệ cùng thiết bị để sản xuất sợi nhựa in 3D, và
Cung cấp combo máy in chuyên dụng và sợi nhựa in 3D.
Cũng cần thông tin thêm, năm nay Giải Nhất SURF 2023 thuộc về dự án Wetex – "Nền tảng Quản lý chuỗi cung ứng thời trang toàn cầu" của Công ty Cổ phần Giải pháp công nghệ TEX. Dự án tập trung vào thực hiện việc số hóa các nhà xưởng tại Việt Nam và kết nối trực tiếp với các nhãn hàng thời trang quốc tế nhằm giúp các nhà xưởng có được nhiều đơn hàng hơn và các nhãn hàng có một mạng lưới sản xuất đáng tin cậy.
Năm ngoái, cũng tại cuộc thi này, ĐH Duy Tân đã có dự án giành được giải Nhất, đó là "Tủ nuôi đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình" do TS Nguyễn Thành Trung - Cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Sinh học phân tử (CIMB) của nhà trường cùng các cộng sự thực hiện. Chiếc tủ nuôi này như một phòng nuôi quy mô nhỏ, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thoáng khí để nuôi loại dược liệu quý là đông trùng hạ thảo.
Dự án "Tủ nuôi đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình" giành giải Nhất tại SURF 2022
Với những dự án khởi nghiệp không chỉ mang tính sáng tạo mà còn đáp ứng được những nhu cầu cấp bách trong đời sống xã hội và khả năng thương mại hóa cao, được thực hiện bởi đội ngũ các nhà nghiên cứu xuất sắc, ĐH Duy Tân đã và đang cho thấy nỗ lực của nhà trường trong việc khuyến khích và hỗ trợ các tiềm năng sáng tạo, khởi nghiệp trong môi trường giáo dục đại học, góp phần vào sự phát triển của xã hội, cũng như tạo ra những sản phẩm công nghệ có giá trị cho cộng đồng.
Nguồn: https://thanhnien.vn/dh-duy-tan-gianh-giai-nhi-giai-khuyen-khich-tai-surf-2023-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-185231011194553675.htm
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
Similar topics
» Làm gì để thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin và du lịch Đà Nẵng?
» Nâng chất nhân lực công nghệ thông tin và du lịch Đà Nẵng
» Cùng HP nâng cao chất lượng giáo dục với những sản phẩm công nghệ ấn tượng
» Nhận gia công inox chất lượng giá rẻ TPHCM Vũng Tàu Đà Nẵng
» Ford EcoSport - Số 1 về công nghệ và chất lượng
» Nâng chất nhân lực công nghệ thông tin và du lịch Đà Nẵng
» Cùng HP nâng cao chất lượng giáo dục với những sản phẩm công nghệ ấn tượng
» Nhận gia công inox chất lượng giá rẻ TPHCM Vũng Tàu Đà Nẵng
» Ford EcoSport - Số 1 về công nghệ và chất lượng
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết