SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Răng Cửa Thưa: Nguyên nhân và Các Biện Pháp khắc phục hiệu quả

Go down

Răng Cửa Thưa: Nguyên nhân và Các Biện Pháp khắc phục hiệu quả Empty Răng Cửa Thưa: Nguyên nhân và Các Biện Pháp khắc phục hiệu quả

Bài gửi by Reviewnhakhoa231 09.11.23 15:58

Răng cửa thưa là tình trạng khá phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này thường có liên quan đến di truyền nhưng cũng có thể xảy ra do các thói quen xấu. Thưa răng cửa ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai nên cần phải khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Răng cửa thưa là như thế nào?
Răng cửa là bao gồm tổng 8 răng, trong đó có 4 răng trên và 4 răng giữa. Có hai loại răng cửa là răng cửa giữa (răng số 1) và răng cửa bên (răng số 2). Khác với răng hàm, răng cửa có thân răng rộng, rìa cắn mảnh nên thường được dùng để cắn thức ăn. Trong khi các răng hàm được sử dụng để nhai và nghiền nát thức ăn.
Răng cửa nằm ở chính giữa cung hàm nên còn giữ vai trò hỗ trợ phát âm và chức năng thẩm mỹ. Chính vì vậy, các vấn đề xảy ra ở răng cửa sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai, ngoại hình và giao tiếp. Trong đó, răng cửa thưa là tình trạng phổ biến nhất.
Răng cửa thưa được xác định khi giữa các răng xuất hiện khoảng trống lớn (thường từ 1mm trở lên). Tình trạng này có thể xảy ra ở 2 răng cửa hoặc cả 4 răng cửa. Khoảng cách giữa 2 răng xa nhau khiến việc cắn thức ăn gặp khó khăn và thức ăn dễ giắt vào bên trong. Ngoài ra, răng cửa thưa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và tâm lý.
Nguyên nhân khiến răng cửa thưa
Răng cửa thưa và các đặc điểm khác của răng như răng chen chúc, lệch lạc,… đều có liên quan đến yếu tố cơ địa, di truyền và một số nguyên nhân chủ quan. Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, tình trạng này thường xảy ra do những nguyên nhân sau đây:
Cung hàm quá rộng: Cung hàm quá rộng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng răng thưa nói chung và răng cửa thưa nói riêng. Cung hàm có kích thước lớn khiến cho khoảng cách giữa các răng cách xa nhau dẫn đến hiện tượng răng thưa. Trong trường hợp này, tình trạng thưa kẽ có thể xảy ra ở riêng răng cửa nhưng cũng có thể gặp ở nhiều vị trí khác.
Thiếu mầm răng: Nhiều trường hợp bị thưa răng cửa do thiếu mầm răng dẫn đến tình trạng không có đủ 4 răng cửa. Vì số lượng răng thiếu hụt nên trên cung hàm sẽ xảy ra hiện tượng thưa kẽ.
Mô nướu phát triển quá mức: Ở một số trường hợp, mô nướu phát triển quá mức ở kẽ răng khiến cho 2 răng cửa dần tách nhau ra xa.
Do thói quen xấu: Răng cửa thưa cũng có thể xảy ra do một số thói quen xấu như xỉa răng bằng tăm, thói quen đẩy răng, bú bình, mút tay,… Những thói quen này khiến cho răng cửa mọc lệch, chen chúc hoặc mọc xa nhau hơn bình thường.
Răng cửa thưa có ảnh hưởng gì không?
Răng cửa thưa là tình trạng khá phổ biến. So với răng khấp khểnh và chen chúc, răng thưa ít gặp phải tình trạng khó vệ sinh dẫn đến mảng bám và cao răng tích tụ nhiều. Tuy nhiên, thưa răng cửa cũng gây ra một số ảnh hưởng nhất định.
Xem thêm: nha khoa ava dental có tốt không
Một số ảnh hưởng do răng cửa thưa gây ra:
Răng cửa thưa khiến việc cắn thức ăn trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, tình trạng thưa kẽ cũng khiến cho thức ăn dễ giắt vào tạo điều kiện cho mảng bám và vôi răng tích tụ.
Răng cửa nằm ở trung tâm của cung hàm và dễ dàng nhìn thấy khi nói chuyện. Vì vậy, răng cửa thưa ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình và thẩm mỹ nên không ít người gặp phải tình trạng thiếu tự tin khi giao tiếp, gặp gỡ.
Răng cửa thưa và cách khắc phục hiệu quả?
Răng cửa thưa ảnh hưởng khá nhiều đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Do đó, bạn nên tìm cách khắc phục tình trạng này sớm để thoải mái hơn khi sinh hoạt, ăn uống và giao tiếp.
Hiện nay, có khá nhiều người sử dụng dây thun để kéo răng cửa lại gần với nhau. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khiến cho hiện tượng thưa kẽ xuất hiện ở các răng lân cận. Để có hướng khắc phục tốt nhất, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ thưa kẽ và khám răng miệng tổng quát để tư vấn giải pháp phù hợp nhất.
Các biện pháp khắc phục răng cửa thưa hiệu quả:
1. Trám răng cửa thưa
Đối với những trường hợp răng cửa thưa nhẹ, bác sĩ sẽ tư vấn trám răng cửa. Trám răng (hàn răng) thường được chỉ định để điều trị sâu răng. Tuy nhiên, phương pháp này đôi khi được thực hiện với mục đích thẩm mỹ. Trong trường hợp răng cửa thưa nhẹ, bác sĩ sẽ tư vấn trám composite ở giữa 2 kẽ răng. Từ đó thu nhỏ khoảng cách của kẽ răng và khắc phục được tình trạng thưa răng cửa.
Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả với tình trạng răng thưa không quá 1mm và răng cửa có kích thước vừa phải. Bởi khi hàn trám, chiều rộng của răng sẽ tăng lên. Nếu răng có kích thước quá lớn, sau khi hàn trám răng cửa sẽ trở nên mất cân đối với các răng khác trên cung hàm.
Ưu điểm của trám răng là chi phí thấp và thời gian thực hiện nhanh. Nhược điểm là miếng trám sẽ bị đổi màu sau một thời gian sử dụng nên phải thay thế thường xuyên. Cách này cũng không hiệu quả với răng cửa thưa nặng và kích thước răng lớn.
2. Bọc răng sứ
Bọc răng sứ được xem là giải pháp tối ưu trong trường hợp thưa răng cửa – đặc biệt là khi các răng khác mọc đều, đúng vị trí và chỉ riêng răng cửa gặp phải tình trạng thưa kẽ. Phương pháp này sử dụng mão răng có hình dáng như răng thật. Sau đó, bác sĩ sẽ mài răng thật để chụp mão sứ lên trên.
Đối với trường hợp răng thưa, mão sứ sẽ được chế tác với kích thước lớn hơn để đảm bảo kẽ răng bị thu hẹp. Từ đó giúp khắc phục tình trạng răng cửa thưa và mang lại hàm răng trắng sáng, đồng đều.
Hiện nay, có nhiều chất liệu được sử dụng để làm mão sứ và mỗi chất liệu sẽ có nhiều tone màu phù hợp với màu sắc răng của mỗi người. Răng sứ vẫn sẽ bị ố màu nên sau khi thực hiện, cần có các biện pháp chăm sóc răng sứ để giữ màu răng trắng sáng.
So với trám răng, chi phí bọc răng sứ sẽ cao hơn. Trung bình mỗi chiếc răng sứ sẽ có giá từ 1 – 7 triệu đồng tùy theo vật liệu. Giá thành sẽ tỷ lệ thuận với ưu điểm và độ bền, do đó bạn nên đầu tư răng sứ tốt để tránh phải thay đi thay lại nhiều lần.
Xem thêm: nha khoa á châu có tốt không
3. Niềng răng (chỉnh nha)
Ngoài trám răng và bọc răng sứ, bạn cũng có thể niềng răng để cải thiện tình trạng răng cửa thưa. Niềng răng là phương pháp mất khá nhiều thời gian nên chỉ được cân nhắc trong trường hợp sau:
Răng cửa thưa nhiều và tình trạng thưa xảy ra ở cả 4 răng cửa
Răng cửa thưa đi kèm với các vấn đề như các răng còn lại mọc chen chúc, sai vị trí, lệch khớp cắn,…
Niềng răng sẽ giúp điều chỉnh tất cả răng trên cung hàm về đúng vị trí. Từ đó có thể cải thiện răng cửa thưa và những khuyết điểm đi kèm. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là chi phí cao và mất nhiều thời gian.
Đối với những trường hợp chỉ thưa răng cửa và không muốn mài răng để bọc răng sứ, có thể niềng 2 răng cửa. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên các răng cửa để điều chỉnh vị trí nhằm giảm khoảng cách giữa các răng. Cách này vẫn có thể khắc phục tình trạng răng cửa thưa nhưng hiệu quả sẽ kém hơn so với niềng răng toàn hàm. Dù vậy, với chi phí thấp và thời gian thực hiện nhanh hơn, một số người vẫn lựa chọn chỉ niềng 2 răng cửa.
Phòng ngừa răng cửa thưa bằng cách nào?
Răng cửa thưa thường có liên quan đến di truyền dẫn đến kích thước răng và hàm không có sự tương xứng. Ngoại trừ nguyên nhân này, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa những nguyên nhân chủ quan.
Các biện pháp giúp phòng ngừa răng cửa thưa:
Trong thời điểm thay răng, cần tránh cho trẻ bú bình, mút tay và đẩy lưỡi. Nếu nhận thấy trẻ có những thói quen xấu này, nên đưa trẻ đến phòng khám để được tư vấn cách dùng máng nhai. Thiết bị này sẽ hỗ trợ trẻ thay đổi các thói quen xấu và đảm bảo răng mọc đúng vị trí, ít gặp phải tình trạng chen chúc hay thưa kẽ.
Nếu nhận thấy răng trẻ lệch lạc và thưa kẽ, nên cho trẻ đeo hàm trainer. Hàm trainer được làm bằng silicone mềm sẽ hỗ trợ răng mọc đúng vị trí. Với sự hỗ trợ của thiết bị này, nguy cơ gặp phải các vấn đề như răng chen chúc, khấp khểnh, răng thưa và sai lệch khớp cắn sẽ giảm đi đáng kể.
Tránh xỉa răng bằng tăm tre. Thói quen này có thể khiến răng bị thưa và gây tụt lợi hở chân răng. Để làm sạch kẽ răng, bạn có thể dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước.
Hạn chế cắn thức ăn quá cứng hoặc quá dai bởi thói quen này lặp đi lặp lại sẽ làm tăng nguy cơ hô (vẩu), răng thưa, lệch lạc,…
Răng cửa thưa là tình trạng khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. So với các vấn đề nha khoa khác, tình trạng này không ảnh hưởng quá nhiều đến ăn uống, sinh hoạt nhưng gây ra tâm lý thiếu tự tin, e ngại khi giao tiếp. Can thiệp sớm các biện pháp khắc phục sẽ giúp bạn tự tin và thoải mái hơn trong các cuộc gặp gỡ, trò chuyện.
[Only admins are allowed to see this link]
Reviewnhakhoa231
Reviewnhakhoa231
Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn
Chú ý, khách Vãng Lai Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn

Tổng số bài gửi : 523
Join date : 27/05/2023

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết