SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Viêm Lợi Có Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị An Toàn

Go down

Viêm Lợi Có Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị An Toàn Empty Viêm Lợi Có Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị An Toàn

Bài gửi by Quanghieufinance2301 22.12.23 15:29

Viêm lợi có mủ là tình trạng viêm lợi (viêm nướu răng) tiến triển nặng. Nếu không kịp thời điều trị, vi khuẩn có thể gây tổn thương mô nướu và các cơ quan kế cận như dây chằng nha chu, xương ổ răng, chân răng,… 

Viêm lợi có mủ và dấu hiệu nhận biết
Viêm lợi có mủ là giai đoạn nặng của viêm lợi (viêm nướu răng). Khi mới khởi phát, mô nướu chỉ bị sưng viêm và kích ứng nhẹ do tác động của cao răng. Tuy nhiên nếu không được xử lý sớm, vi khuẩn có thể phát triển mạnh gây viêm nhiễm tại chỗ khiến mô nướu ứ mủ và rỉ dịch.

Ổ mủ ở mô lợi răng thực chất là tổ chức mô mềm bao gồm tế bào bạch cầu, niêm mạc đã chết, vi khuẩn,… Dịch mủ thường có mùi hôi khó chịu khiến hơi thở có mùi, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giao tiếp và sinh hoạt. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể phát triển mạnh gây tổn thương răng, nướu và các cơ quan lân cận.

Để phát hiện sớm viêm lợi có mủ, bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau:

Quan sát mô nướu nhận thấy hiện tượng rỉ dịch, mủ, thậm chí nhìn thấy rõ ổ mủ xung quanh răng
Nướu sưng đỏ, đau nhức, phù nề hơn so với mô nướu ở những vị trí khác
Một số trường hợp có thể bị sốt, sưng hạch cổ khiến hàm bị cứng và khó khá miệng
Răng đau nhức âm ỉ đến dữ dội
Khó khăn khi ăn uống
Hôi miệng dù đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
Miệng có vị khó chịu gây chán ăn, ăn uống kém
Mô nướu dễ bị kích thích và chảy máu – nhất là khi đánh răng
Viêm lợi có triệu chứng mờ nhạt trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên khi vi khuẩn phát triển mạnh và hình thành túi mủ, triệu chứng thường rất dễ nhận biết. Ngay khi nhận thấy các biểu hiện kể trên, bạn nên đến ngay phòng khám nha khoa để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Xem thêm: nha khoa shinbi có tốt không

Nguyên nhân gây viêm lợi răng có mủ
Viêm lợi răng có mủ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó vệ sinh răng miệng kém được xem là nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh cũng có thể tăng lên khi có những yếu tố thuận lợi.

1. Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân trực tiếp gây viêm lợi có mủ là do sự phát triển quá mức của các chủng vi khuẩn trong khoang miệng. Thông thường, vi khuẩn chỉ tồn tại với số lượng hạn chế nên hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, vi khuẩn có xu hướng phát triển mạnh do hệ miễn dịch suy giảm và do vệ sinh răng miệng kém. Trong đó, thói quen vệ sinh được xem là nguyên nhân phổ biến nhất.
2. Các yếu tố nguy cơ
Ngoài nguyên nhân trực tiếp, nguy cơ bị viêm lợi có mủ cũng tăng lên khi có những yếu tố thuận lợi như:

Răng mọc lệch: Răng mọc lệch (thường là răng khôn) dễ bị viêm lợi hơn do khó làm sạch, tạo ra khe hở để thức ăn bám dính vào. Theo thời gian, mảng bám bị khoáng hóa tạo thành vôi răng – đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển quá mức gây viêm lợi và nhiều vấn đề nha khoa khác. Răng mọc lệch cũng gây ra tình trạng viêm lợi trùm.
Vị trí răng: Theo thống kê, viêm lợi ảnh hưởng chủ yếu đến răng cửa và răng hàm (răng số 6, 7, Cool. Răng cửa thường được dùng để cắn thức ăn nên dễ hình thành cao răng ở kẽ. Trong khi đó, răng hàm có mặt nhai lớn, nhiều kẽ, rãnh và vị trí khuất nên khó làm sạch. Dần dần cao răng hình thành tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển quá mức gây viêm lợi có mủ, sâu răng,…
Mắc các bệnh viêm đường hô hấp: Nguy cơ bị viêm lợi có mủ cũng có thể tăng lên nếu bị viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh, cảm cúm,… Các bệnh lý này xảy ra do virus, nấm và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nếu đang bị viêm lợi, các tác nhân này sẽ tấn công vào mô lợi bị tổn thương khiến hiện tượng viêm nhiễm trở nặng, mô nướu ứ mủ và rỉ dịch.
Hệ miễn dịch suy giảm: Khoang miệng chứa khoảng 50 tỷ vi khuẩn với số lượng hại khuẩn và lợi khuẩn đồng đều. Điều này đảm bảo sức khỏe răng miệng được kiểm soát và không có vấn đề bất thường xảy ra. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch suy giảm (nhiễm HIV, mang thai, tiểu đường,…), hại khuẩn có thể phát triển mạnh gây viêm nhiễm mô lợi, tổn thương men răng, nha chu.
Các yếu tố khác: Ngoài ra, bệnh viêm lợi có mủ cũng có thể xảy ra khi có những yếu tố khác như thường xuyên sử dụng thức uống và món ăn chứa nhiều đường, bị trào ngược dạ dày mãn tính, hút thuốc lá thường xuyên, có sẵn các bệnh nha khoa như viêm nha chu,…
Viêm lợi có mủ nguy hiểm không?
Khác với viêm lợi, viêm lợi có mủ cảnh báo hiện tượng viêm nhiễm ở mô nướu đã chuyển biến nặng. Vì vậy, tình trạng này không thể tự thuyên giảm bằng các biện pháp chăm sóc đơn giản. Để kiểm soát bệnh, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa và can thiệp các phương pháp điều trị kịp thời.

Ở một số trường hợp, bệnh có thể giảm nhẹ sau vài ngày nhưng dễ tái phát và lặp lại theo chu kỳ. Về lâu dài, triệu chứng của bệnh có thuyên giảm nhưng vi khuẩn vẫn tiếp tục phát triển và lây lan rộng sang các răng lân cận, xương ổ răng, dây chằng nha chu, thậm chí là sàn miệng, vùng dưới lưỡi, amidan,..
Xem thêm: nha khoa quốc tế nevada có tốt không

Cách chữa bệnh viêm lợi có mủ an toàn, hiệu quả
Viêm lợi có mủ dễ bị nhầm lẫn với viêm nha chu và áp xe răng. Do đó trước khi điều trị, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được khám răng miệng và chụp X-Quang. Qua hình ảnh từ X-Quang, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng răng, mức độ viêm của mô nướu, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh viêm lợi có mủ:

1. Cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà
Nếu chưa có thời gian đến phòng khám, bạn có thể giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm nướu bằng một số phương pháp tại nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp các mẹo tại nhà cùng với điều trị y tế để hỗ trợ quá trình chữa trị.
2. Thăm khám và điều trị y tế
Viêm lợi có mủ hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được điều trị đúng cách. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng miệng và sức khỏe của từng trường hợp để chỉ định các phương pháp điều trị sau:
3. Chế độ chăm sóc
Trong thời gian bị viêm lợi có mủ, bạn nên thực hiện chế độ chăm sóc hợp lý để giúp mô nướu nhanh hồi phục, đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu như đau nhức răng, mô nướu sưng viêm, phù nề, chảy máu,… Thực tế cho thấy, chăm sóc đúng cách có thể đẩy nhanh tốc độ hồi phục của các bệnh nha khoa đáng kể.
Phòng ngừa viêm lợi có mủ
Viêm lợi có mủ là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp. Bệnh không chỉ gây đau nhức, sưng viêm, chảy máu mô nướu mà còn có thể chuyển biến nặng dẫn đến nhiều biến chứng như áp xe răng, viêm tủy răng, viêm nha chu,… Hơn nữa, bệnh lý này cũng có nguy cơ tái phát cao nếu không chủ động trong việc phòng ngừa.
Viêm lợi có mủ hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng một số biện pháp đơn giản sau:

Chải răng 2 – 3 lần/ ngày với bàn chải có lông mềm, mảnh để làm sạch mảng bám và thức ăn thừa. Ngoài ra, cần chú ý thay bàn chải 3 tháng/ lần để đảm bảo hiệu quả làm sạch và tránh gây tích tụ vi khuẩn trên lông chải.
Đối với kẽ răng, nên làm sạch bằng chỉ nha khoa. Tuyệt đối không sử dụng tăm hay vật nhọn bởi các thói quen này có thể gây tổn thương men răng, mô nướu.
Sau khi chải răng, nên dùng nước súc miệng chứa fluor và các thành phần kháng khuẩn như kẽm, hydrogen peroxide, hexetidine, chlorhexidine,… để loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Để đảm bảo hiệu quả, cần tránh súc miệng lại với nước sạch và không ăn uống trong ít nhất 15 – 30 phút (tùy sản phẩm).
Cạo vôi răng thường xuyên và khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để ngăn ngừa viêm lợi có mủ, viêm nha chu, sâu răng,… Ngoài ra, thăm khám định kỳ còn giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tiềm ẩn.
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như rau xanh, trái cây, hải sản, trứng, sữa, đậu,… Hạn chế đồ uống và thức ăn chứa nhiều đường, axit, món ăn cứng, khô và nhiều gia vị cay nóng.
Không sử dụng rượu bia và hút thuốc lá bởi các thói quen này có thể gây rối loạn hệ vi sinh trong khoang miệng, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển mạnh gây tổn thương mô nướu và men răng.
Trong trường hợp phát hiện răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, chen chúc, nên chủ động nhổ bỏ để phòng ngừa viêm nướu, viêm lợi trùm và các bệnh nha khoa khác.
Viêm lợi có mủ có thể gây ra nhiều biến chứng lên sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Nếu thăm khám và điều trị sớm, bệnh lý này có thể được kiểm soát trong thời gian ngắn. Do đó, bạn nên tìm gặp nha sĩ ngay khi nhận thấy răng miệng xuất hiện các biểu hiện khác thường.
www.facebook.com/nhakhoathammysunshine

_________________________________________________
Nha khoa sunshine

Review nha khoa
Quanghieufinance2301
Quanghieufinance2301
Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn
Chú ý, khách Vãng Lai Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn

Tổng số bài gửi : 510
Join date : 18/05/2023

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết