SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bức tranh thêu tay kỷ lục và tấm lòng người dân Cố đô

Go down

Bức tranh thêu tay kỷ lục và tấm lòng người dân Cố đô Empty Bức tranh thêu tay kỷ lục và tấm lòng người dân Cố đô

Bài gửi by vesinh365 03.11.14 8:40

Đó là tác phẩm tranh thêu Cội xưa được thực hiện bởi hơn một trăm nghệ nhân chuyên vẽ tranh cao cap ở làng nghề thêu ren truyền thống Văn Lâm (Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình). Được xem là bức tranh thêu tay lớn nhất từ trước tới nay với những con số khiến bất kỳ ai cũng phải tò mò: rộng 170,5m2, tiêu tốn tới 1,2 tấn vải, 500kg chỉ thêu và 2 vạn ngày công... Tuy nhiên, các tác giả của nó lại không nhằm đến một kỷ lục nào mà chỉ muốn thể hiện tấm lòng của những người con đất Cố đô với Hà Nội 1000 năm tuổi.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Không ai nghĩ, tác giả của bức tranh khổng lồ khắc họa lại toàn bộ chiều dài lịch sử và những tinh hoa văn hóa của mảnh đất Cố đô lại là một cô gái trẻ nhỏ nhắn như vậy. Phạm Thị Hoài sinh năm 1984, tại mảnh đất nghề giàu truyền thống Ninh Bình. Khi còn là sinh viên Khoa Mỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hoài từng tới nhiều làng nghề thêu tay ở Hà Tây (cũ) và Hà Nội. Ra trường về quê công tác, cô thấy cuộc sống của những người thợ giỏi quê mình kém xa những người thợ ở những nơi cô đã đi qua. Làm thế nào để nghề thêu quê mình sống động hơn và có thương hiệu hơn – đó là điều mà cô gái trẻ luôn trăn trở. Cô quyết định bỏ nghề dạy học để theo đuổi mơ ước phát triển làng nghề. Những tháng ngày cầm bút vẽ thiết kế mẫu thêu cho Công ty Thủ công mỹ nghệ Cội Xưa, trong đầu Hoài đã xuất hiện ý tưởng thực hiện một bức tranh thêu thật lớn để mừng kỷ niệm 1000 năm Đức Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La. 

Để triển khai ý tưởng, Hoài cùng 6 người thợ vẽ dành gần 3 tháng leo lên núi cao để phác thảo hình ảnh Cố đô Hoa Lư, thu thập các họa tiết cổ ở đền vua Đinh và Vua Lê... rồi về dựng trên máy tính. Hoài còn dành cả năm trời sưu tầm tài liệu lịch sử, nghiên cứu và tham vấn ý kiến của các nhà sử học, các nghệ nhân già để hoàn thiện phác họa. Cuối cùng, từ gần một chục bản phác họa khác nhau, nhóm của cô đã chọn ra một bản phác họa ưng ý nhất để tiến hành thêu thành tranh. Cô cũng đặt tên cho tác phẩm là Cội xưa với ý nghĩa nhấn mạnh Ninh Bình là cố đô và có mối liên hệ mật thiết tới Thăng Long ngày nay.

Đến tấm lòng của những nghệ nhân chân đất

Ý tưởng và mục đích cao đẹp của Hoài đã được những nghệ nhân có tâm huyết với nghề thêu quê cô ủng hộ nhiệt tình. Hơn 100 tay kim giỏi của làng Văn Lâm cùng cô miệt mài bên khung thêu suốt từ tháng 3/2009 đến nay để đưa những đường nét mà Hoài phác họa lên tranh. Đã có lúc tất cả đều thấy mệt mỏi trước khối lượng công việc quá lớn... nhưng rồi mọi khó khăn đều được vượt qua với một lòng quyết tâm hoàn thành bằng được món quà quý dâng tặng Hà Nội nhân dịp Đại lễ.

Thôn Văn Lâm, cửa ngõ khu du lịch Tam Cốc, Bích Động nên ngoài làm ruộng, hầu hết người dân kiếm sống bằng nghề chở đò cho khách tham quan. Từ khi bức tranh thêu Cội xưa lên khung, nhiều người đã bỏ hẳn công việc kiếm sống hàng ngày để chuyên tâm vào từng đường kim mũi chỉ sao cho mỗi chi tiết, mỗi đường nét của bức tranh hiện lên sống động nhất, tinh tế nhất, sao cho thể hiện được hết cái thần thái của bức tranh, đó là lòng tự hào dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử thời Đinh – Tiền Lê – Lý, là những nét đẹp của cảnh sắc và con người vùng đất Cố đô... 

Tác phẩm hoàn thành có kích thước 5,5 x 31m, tiêu tốn tới 2 tỷ đồng với gần 180m2 vải len Ý và khoảng 500kg chỉ thêu các loại cùng hơn 20.000 ngày công lao động. Nội dung tác phẩm được trình bày dưới dạng “đơn tuyến huỳnh đồ” với 3 phần bao gồm: Sự ra đời của Nhà nước Đại Cồ Việt; phong cảnh Cố đô Hoa Lư với đền thờ hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành cùng những hình ảnh đặc trưng về địa hình “núi trong sông, sông trong núi” của vùng Cố đô; phần cuối cùng là Chiếu dời Đô của vua Lý Công Uẩn đánh dấu mốc lịch sử trọng đại của đất nước. Trong buổi họp báo công bố bức tranh, tác giả chính Phạm Thị Hoài tâm sự: “Tôi thực hiện bức tranh thêu này không phải để tìm kiếm kỷ lục mà chỉ muốn thể hiện tấm lòng của người con Ninh Bình với Thăng Long xưa và Hà Nội nay. Tôi cũng muốn giới thiệu với đồng bào cả nước nét tài hoa của người nông dân, vẻ đẹp của những thắng cảnh, di tích quê tôi”.

Ngày 25/8 tới đây, bức tranh thêu tay khổng lồ Cội xưa sẽ được trưng bày triển lãm tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội để đông đảo người dân Thủ đô có dịp chiêm ngưỡng. Cùng với việc triển lãm bức tranh kỷ lục này, những nét văn hóa đặc sắc của làng nghề thêu có truyền thống hơn 700 năm tuổi Văn Lâm và các công đoạn tạo ra Cội xưa cũng sẽ được chính các nghệ nhân của làng nghề trưng bày, giới thiệu và trình diễn lại với khách tham quan. Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 29/8/2010.


vesinh365
vesinh365
Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn
Chú ý, khách Vãng Lai Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn

Tổng số bài gửi : 15
Join date : 19/08/2014

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết