Đại học Duy Tân Tuyển sinh ngành Điều dưỡng Đa khoa năm 2019
2 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đại học Duy Tân Tuyển sinh ngành Điều dưỡng Đa khoa năm 2019
[size=32]Đ[/size][size=32]ạ[/size][size=32]i h[/size][size=32]ọ[/size][size=32]c Duy Tân Tuy[/size][size=32]ể[/size][size=32]n sinh ngành Đi[/size][size=32]ề[/size][size=32]u d[/size][size=32]ưỡ[/size][size=32]ng Đa khoa năm 2019[/size]
Chia sẻ với ThS. Bác sĩ. Nguyễn Huỳnh Ngọc - Quyền Trưởng Khoa Điều dưỡng của Đại học (ĐH) Duy Tân càng thấu hiểu tầm quan trọng của những “người bạn đồng hành” trong lĩnh vực y tế hiện nay.
ThS. Bác sĩ. Nguyễn Huỳnh Ngọc (ở giữa) nhận chứng chỉ tham gia khóa học tại Trung tâm Huấn luyện Mô phỏng Y khoa, ĐH Pittsburgh, Hoa Kỳ
Được bệnh nhân ưu ái gọi là “người bạn đồng hành” và là một đồng nghiệp không thể thiếu với Bác sĩ trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân, các Điều dưỡng viên đang khẳng định vai trò không thể thiếu ở các cơ sở khám chữa bệnh ngày nay. Bởi thế, khi số lượng bệnh nhân tăng nhanh cùng sự mở rộng các cơ sở y tế, các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, nhu cầu tuyển dụng các Điều dưỡng viên có trình độ cao đang ngày một cấp thiết.
PV: Là ngành nghề thường xuyên túc trực chăm sóc người bệnh bất kể ngày đêm, có thể nói môi trường làm việc trong ngành Điều dưỡng có áp lực khá cao. Liệu đây có phải lý do khiến nhiều thí sinh dù rất yêu thích ngành này những vẫn… băn khoăn, chần chừ khi lựa chọn theo học, thưa thầy?
Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Ngọc: Đối tượng được phục vụ của nghề Y nói chung và nghề Điều dưỡng nói riêng chủ yếu là người bệnh với mục đích cuối cùng mang lại sức khoẻ và hạnh phúc không chỉ cho người bệnh mà cả gia đình và người thân của họ. Do đặc thù nghề nghiệp, các Điều dưỡng viên phải dành rất nhiều thời gian làm việc tại bệnh viện và các cơ sở y tế khác. Do đó, ngay trong quá trình học tập tại trường và thực tập tại các bệnh viện, sinh viên đã được rèn luyện để có thể thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp. Từ đó, sinh viên sẽ cảm thấy nghề Điều dưỡng cũng không quá áp lực như mình nghĩ. Bên cạnh đó, với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất cùng các trang thiết bị y khoa hiện đại, công việc của nhân viên y tế nói chung hiện nay đang trở nên nhẹ nhàng hơn và hạn chế tối đa những tai biến và rủi ro nghề nghiệp.
PV: Vậy theo thầy, người học cần phải có những tố chất gì để có thể hoàn thành tốt công việc và trở thành một Điều dưỡng viên giỏi?
Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Ngọc: Là một công việc liên quan sức khoẻ thậm chí là sinh mạng của con người nên đòi hỏi Điều dưỡng viên phải có tính chuyên nghiệp cao, lòng thương người, tính cẩn trọng và sự tận tụy với công việc. Bên cạnh đó, để trở thành một Điều dưỡng viên giỏi là cả một quá trình dài cần có sự nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức và các kỹ năng một cách toàn diện và liên tục. Trong quá trình giảng dạy, Đại học Duy Tân luôn cố gắng hỗ trợ sinh viên trau dồi các kiến thức chuyên môn - có thể nói đây là nền tảng quan trọng. Ngoài ra, nhà trường còn giúp sinh viên phát huy những kỹ năng “mềm”, đặc biệt là:
· kỹ năng giao tiếp,
· làm việc nhóm (teamwork),
· năng lực nghiên cứu khoa học và
· nâng cao nhận thức nghề nghiệp cùng y đức cho sinh viên thông qua các hoạt động thiện nguyện tại các bệnh viện và cộng đồng.
PV: Có nhiều người nói vui rằng “Ngành Điều dưỡng chỉ phù hợp với… con gái”, do vậy mà không ít các bạn nam trở nên dè dặt khi đăng ký học ngành này. Thầy nghĩ sao về ý kiến trên?
Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Ngọc: Sự dịu dàng, nhẫn nại, cẩn trọng và đức tính hy sinh của người phụ nữ chính là những tố chất cần thiết của nghề Điều dưỡng và Hộ sinh. Nên ngày trước, trong tuyển sinh những ngành này có ghi rõ chỉ tuyển nữ, cũng như ngành Chẩn đoán hình ảnh chỉ tuyển nam do lo ngại những ảnh hưởng về sinh sản. Quan điểm này đã thay đổi ở Việt Nam khi số lượng nam sinh viên ngành Điều dưỡng ngày càng tăng do phạm vi hoạt động của ngành Điều dưỡng ngày càng đa dạng. Có những công việc đòi hỏi sức khỏe tốt và khả năng thích nghi với điều kiện làm việc áp lực cao như tại các phòng Hồi sức cấp cứu hoặc những cơ sở y tế có sử dụng nhiều trang thiết bị công nghệ hiện đại thì các điều dưỡng viên nam lại rất phù hợp. Nếu sinh viên có ý định sang làm việc tại các nước phát triển như CHLB Đức, Hoa Kỳ với đặc điểm thể hình to lớn của người bệnh thì nam Điều dưỡng viên có thể phù hợp hơn trong việc chăm sóc. Hiện tại, nam Điều dưỡng viên có trình độ và kỹ năng tay nghề vững vàng luôn nhận những ưu tiên trong tuyển dụng của các bệnh viện và các cơ sở y tế khác.
ĐH Duy Tân ký kết hợp tác với các đối tác nước ngoài để nâng cao chất lượng đào tạo và đưa sinh viên đi du học.
PV: Có đến hàng nghìn Cử nhân Điều dưỡng tốt nghiệp mỗi năm, nhưng nguồn nhân lực của ngành này vẫn còn rất hạn chế về số lượng và chất lượng. Thầy nghĩ sao về vai trò của các trường đại học có đào tạo ngành Điều dưỡng trước thực tế này và ĐH Duy Tân có những giải pháp đột phá nào trong việc nâng cao chất lượng đào tạo?
Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Ngọc: Năm 2010, ĐH Duy Tân là trường đại học tư thục đầu và cũng là một trong số ít những trường đại học trong cả nước đào tạo Cử nhân Điều dưỡng Đa khoa tại thời điểm đó. Trong bối cảnh tỷ lệ Điều dưỡng viên có trình độ đại học trong cả nước hiện nay rất thấp, ĐH Duy Tân đã cung ứng cho các cơ sở y tế tại Đà Nẵng, Quảng Nam và một số tỉnh, thành phố trong cả nước một lực lượng Cử nhân Điều dưỡng có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt. Ngoài ra, các khoá đào tạo Cử nhân Điều dưỡng hệ liên thông chính quy đã giúp nâng cấp đội ngũ Điều dưỡng chủ chốt làm công tác quản lý trong các bệnh viện tại Đà Nẵng và các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Những học viên sau tốt nghiệp đã phát huy tốt vai trò Điều dưỡng trưởng và được các đơn vị phản hồi tích cực về chất lượng đào tạo của nhà trường.
Để có được kết quả đó, ĐH Duy Tân đã tích cực nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Hiện tại, Khoa đã đưa:
· nhiều giảng viên qua Đài Loan để đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ Điều dưỡng,
· nhiều giảng viên sang Trung tâm đào tạo Mô phỏng Y khoa của ĐH Pittsburgh, Hoa Kỳ để tập huấn chuyên môn.
Giảng viên của Khoa Điều dưỡng còn tham dự rất nhiều Hội thảo Quốc tế tại Tây Ban Nha, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông và đăng nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế.
Song song với quá trình đó, Khoa đã tập trung nâng cao trình độ tiếng Anh, tạo cơ hội để sinh viên được học tiếng Trung, tiếng Nhật để sinh viên có thể thực tập và làm việc ở nước ngoài. Cùng với đó, ĐH Duy Tân đã mời các giảng viên đến từ ĐH Ben Gurion tại Israell, ĐH Illinois tại Chicago, ĐH YK Duke - ĐHQG Singapore,… về trường thỉnh giảng. Đặc biệt, Khoa đã dạy các môn cơ bản như Hướng nghiệp, Điều dưỡng Cơ bản cho sinh viên ngay từ năm Nhất giúp sinh viên hiểu rõ và thêm đam mê với nghề mình đã chọn.
PV: Việc mở rộng và nâng cao trình độ ngoại ngữ đã tạo cơ hội cho giảng viên và sinh viên Duy Tân tiếp cận với các học bổng giá trị để mở ra cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài. Thầy có thể chia sẻ thêm về chương trình du học hấp dẫn mà Khoa Điều dưỡng hiện đang triển khai?
Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Ngọc: Thời gian qua, rất nhiều tập đoàn, công ty từ các nước có nhu cầu lớn về Điều dưỡng như:
· Nhật Bản,
· CHLB Đức,
· Hoa Kỳ,
...
đã đến trường ĐH Duy Tân tuyển dụng nhân lực. Vì trách nhiệm đối với sinh viên, nhà trường rất thận trọng trong việc tìm hiểu đối tác tin cậy để ký kết các hợp đồng hợp tác. Với tinh thần đó, lãnh đạo ĐH Duy Tân và Tập đoàn Phúc lợi Xã hội SEIREI (Nhật Bản) đã ký kết chương trình hợp tác đào tạo, tạo cơ hội để giảng viên và sinh viên Khoa Điều dưỡng sang học tập và làm việc tại các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe của Tập đoàn SEIREI. Ngoài một số giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân đã nhận học bổng của chương trình này, Tập đoàn SEIREI sẽ tiếp tục cấp 2 suất học bổng 100% (bao gồm học tiếng Nhật tại Đà Nẵng & 2 năm học chuyên môn tại Nhật Bản) và các suất học bổng 50% (chỉ cấp học bổng học 2 năm chuyên môn tại Nhật bản). Hiện tại, nhà trường đang xúc tiến làm việc một số đối tác khác từ Nhật Bản và CHLB Đức để tạo thêm cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Mùa tuyển sinh 2019, ĐH Duy Tân trao nhiều học bổng cho sinh viên ngành Điều dưỡng Đa khoa, cụ thể:
• Học bổng Duy Tân: 720 suất học bổng với trị giá từ 1.000.000 - 5.000.000VNĐ/suất cho những thí sinh đăng ký có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi THPT Quốc gia >= Điểm trúng tuyển từ 3 đến 10 điểm, trong đó có thí sinh theo học ngành Điều dưỡng Đa khoa.
• 700 suất học bổng trị giá từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ/suất cho những thí sinh có tổng điểm xét tuyển Học bạ THPT từ 22 điểm trở lên, trong đó có thí sinh theo học ngành Điều dưỡng Đa khoa.
• Học bổng trị giá 5.000.000 đồng/suất cho năm học đầu tiên: dành cho các thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong Kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia, đạt giải Khuyến khích trong cuộc thi Khoa học, Kỹ thuật cấp Quốc gia khi đăng ký theo học ngành Điều dưỡng Đa khoa.
• Học bổng 1.000.000 đồng/suất cho tất cả các thí sinh có hộ khẩu tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa khi đăng ký học chuyên ngành Điều dưỡng Đa khoa.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo ngành Điều dưỡng Đa khoa của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Điều Dưỡng
Mọi chi tiết liên hệ: Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân
254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng
Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391
Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn
Email: tuyensinh@duytan.edu.vn
P.V
https://www.tienphong.vn/giao-duc/dai-hoc-duy-tan-tuyen-sinh-nganh-dieu-duong-da-khoa-nam-2019-1425902.tpo
Chia sẻ với ThS. Bác sĩ. Nguyễn Huỳnh Ngọc - Quyền Trưởng Khoa Điều dưỡng của Đại học (ĐH) Duy Tân càng thấu hiểu tầm quan trọng của những “người bạn đồng hành” trong lĩnh vực y tế hiện nay.
ThS. Bác sĩ. Nguyễn Huỳnh Ngọc (ở giữa) nhận chứng chỉ tham gia khóa học tại Trung tâm Huấn luyện Mô phỏng Y khoa, ĐH Pittsburgh, Hoa Kỳ
Được bệnh nhân ưu ái gọi là “người bạn đồng hành” và là một đồng nghiệp không thể thiếu với Bác sĩ trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân, các Điều dưỡng viên đang khẳng định vai trò không thể thiếu ở các cơ sở khám chữa bệnh ngày nay. Bởi thế, khi số lượng bệnh nhân tăng nhanh cùng sự mở rộng các cơ sở y tế, các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, nhu cầu tuyển dụng các Điều dưỡng viên có trình độ cao đang ngày một cấp thiết.
PV: Là ngành nghề thường xuyên túc trực chăm sóc người bệnh bất kể ngày đêm, có thể nói môi trường làm việc trong ngành Điều dưỡng có áp lực khá cao. Liệu đây có phải lý do khiến nhiều thí sinh dù rất yêu thích ngành này những vẫn… băn khoăn, chần chừ khi lựa chọn theo học, thưa thầy?
Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Ngọc: Đối tượng được phục vụ của nghề Y nói chung và nghề Điều dưỡng nói riêng chủ yếu là người bệnh với mục đích cuối cùng mang lại sức khoẻ và hạnh phúc không chỉ cho người bệnh mà cả gia đình và người thân của họ. Do đặc thù nghề nghiệp, các Điều dưỡng viên phải dành rất nhiều thời gian làm việc tại bệnh viện và các cơ sở y tế khác. Do đó, ngay trong quá trình học tập tại trường và thực tập tại các bệnh viện, sinh viên đã được rèn luyện để có thể thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp. Từ đó, sinh viên sẽ cảm thấy nghề Điều dưỡng cũng không quá áp lực như mình nghĩ. Bên cạnh đó, với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất cùng các trang thiết bị y khoa hiện đại, công việc của nhân viên y tế nói chung hiện nay đang trở nên nhẹ nhàng hơn và hạn chế tối đa những tai biến và rủi ro nghề nghiệp.
PV: Vậy theo thầy, người học cần phải có những tố chất gì để có thể hoàn thành tốt công việc và trở thành một Điều dưỡng viên giỏi?
Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Ngọc: Là một công việc liên quan sức khoẻ thậm chí là sinh mạng của con người nên đòi hỏi Điều dưỡng viên phải có tính chuyên nghiệp cao, lòng thương người, tính cẩn trọng và sự tận tụy với công việc. Bên cạnh đó, để trở thành một Điều dưỡng viên giỏi là cả một quá trình dài cần có sự nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức và các kỹ năng một cách toàn diện và liên tục. Trong quá trình giảng dạy, Đại học Duy Tân luôn cố gắng hỗ trợ sinh viên trau dồi các kiến thức chuyên môn - có thể nói đây là nền tảng quan trọng. Ngoài ra, nhà trường còn giúp sinh viên phát huy những kỹ năng “mềm”, đặc biệt là:
· kỹ năng giao tiếp,
· làm việc nhóm (teamwork),
· năng lực nghiên cứu khoa học và
· nâng cao nhận thức nghề nghiệp cùng y đức cho sinh viên thông qua các hoạt động thiện nguyện tại các bệnh viện và cộng đồng.
PV: Có nhiều người nói vui rằng “Ngành Điều dưỡng chỉ phù hợp với… con gái”, do vậy mà không ít các bạn nam trở nên dè dặt khi đăng ký học ngành này. Thầy nghĩ sao về ý kiến trên?
Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Ngọc: Sự dịu dàng, nhẫn nại, cẩn trọng và đức tính hy sinh của người phụ nữ chính là những tố chất cần thiết của nghề Điều dưỡng và Hộ sinh. Nên ngày trước, trong tuyển sinh những ngành này có ghi rõ chỉ tuyển nữ, cũng như ngành Chẩn đoán hình ảnh chỉ tuyển nam do lo ngại những ảnh hưởng về sinh sản. Quan điểm này đã thay đổi ở Việt Nam khi số lượng nam sinh viên ngành Điều dưỡng ngày càng tăng do phạm vi hoạt động của ngành Điều dưỡng ngày càng đa dạng. Có những công việc đòi hỏi sức khỏe tốt và khả năng thích nghi với điều kiện làm việc áp lực cao như tại các phòng Hồi sức cấp cứu hoặc những cơ sở y tế có sử dụng nhiều trang thiết bị công nghệ hiện đại thì các điều dưỡng viên nam lại rất phù hợp. Nếu sinh viên có ý định sang làm việc tại các nước phát triển như CHLB Đức, Hoa Kỳ với đặc điểm thể hình to lớn của người bệnh thì nam Điều dưỡng viên có thể phù hợp hơn trong việc chăm sóc. Hiện tại, nam Điều dưỡng viên có trình độ và kỹ năng tay nghề vững vàng luôn nhận những ưu tiên trong tuyển dụng của các bệnh viện và các cơ sở y tế khác.
ĐH Duy Tân ký kết hợp tác với các đối tác nước ngoài để nâng cao chất lượng đào tạo và đưa sinh viên đi du học.
PV: Có đến hàng nghìn Cử nhân Điều dưỡng tốt nghiệp mỗi năm, nhưng nguồn nhân lực của ngành này vẫn còn rất hạn chế về số lượng và chất lượng. Thầy nghĩ sao về vai trò của các trường đại học có đào tạo ngành Điều dưỡng trước thực tế này và ĐH Duy Tân có những giải pháp đột phá nào trong việc nâng cao chất lượng đào tạo?
Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Ngọc: Năm 2010, ĐH Duy Tân là trường đại học tư thục đầu và cũng là một trong số ít những trường đại học trong cả nước đào tạo Cử nhân Điều dưỡng Đa khoa tại thời điểm đó. Trong bối cảnh tỷ lệ Điều dưỡng viên có trình độ đại học trong cả nước hiện nay rất thấp, ĐH Duy Tân đã cung ứng cho các cơ sở y tế tại Đà Nẵng, Quảng Nam và một số tỉnh, thành phố trong cả nước một lực lượng Cử nhân Điều dưỡng có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt. Ngoài ra, các khoá đào tạo Cử nhân Điều dưỡng hệ liên thông chính quy đã giúp nâng cấp đội ngũ Điều dưỡng chủ chốt làm công tác quản lý trong các bệnh viện tại Đà Nẵng và các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Những học viên sau tốt nghiệp đã phát huy tốt vai trò Điều dưỡng trưởng và được các đơn vị phản hồi tích cực về chất lượng đào tạo của nhà trường.
Để có được kết quả đó, ĐH Duy Tân đã tích cực nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Hiện tại, Khoa đã đưa:
· nhiều giảng viên qua Đài Loan để đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ Điều dưỡng,
· nhiều giảng viên sang Trung tâm đào tạo Mô phỏng Y khoa của ĐH Pittsburgh, Hoa Kỳ để tập huấn chuyên môn.
Giảng viên của Khoa Điều dưỡng còn tham dự rất nhiều Hội thảo Quốc tế tại Tây Ban Nha, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông và đăng nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế.
Song song với quá trình đó, Khoa đã tập trung nâng cao trình độ tiếng Anh, tạo cơ hội để sinh viên được học tiếng Trung, tiếng Nhật để sinh viên có thể thực tập và làm việc ở nước ngoài. Cùng với đó, ĐH Duy Tân đã mời các giảng viên đến từ ĐH Ben Gurion tại Israell, ĐH Illinois tại Chicago, ĐH YK Duke - ĐHQG Singapore,… về trường thỉnh giảng. Đặc biệt, Khoa đã dạy các môn cơ bản như Hướng nghiệp, Điều dưỡng Cơ bản cho sinh viên ngay từ năm Nhất giúp sinh viên hiểu rõ và thêm đam mê với nghề mình đã chọn.
PV: Việc mở rộng và nâng cao trình độ ngoại ngữ đã tạo cơ hội cho giảng viên và sinh viên Duy Tân tiếp cận với các học bổng giá trị để mở ra cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài. Thầy có thể chia sẻ thêm về chương trình du học hấp dẫn mà Khoa Điều dưỡng hiện đang triển khai?
Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Ngọc: Thời gian qua, rất nhiều tập đoàn, công ty từ các nước có nhu cầu lớn về Điều dưỡng như:
· Nhật Bản,
· CHLB Đức,
· Hoa Kỳ,
...
đã đến trường ĐH Duy Tân tuyển dụng nhân lực. Vì trách nhiệm đối với sinh viên, nhà trường rất thận trọng trong việc tìm hiểu đối tác tin cậy để ký kết các hợp đồng hợp tác. Với tinh thần đó, lãnh đạo ĐH Duy Tân và Tập đoàn Phúc lợi Xã hội SEIREI (Nhật Bản) đã ký kết chương trình hợp tác đào tạo, tạo cơ hội để giảng viên và sinh viên Khoa Điều dưỡng sang học tập và làm việc tại các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe của Tập đoàn SEIREI. Ngoài một số giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân đã nhận học bổng của chương trình này, Tập đoàn SEIREI sẽ tiếp tục cấp 2 suất học bổng 100% (bao gồm học tiếng Nhật tại Đà Nẵng & 2 năm học chuyên môn tại Nhật Bản) và các suất học bổng 50% (chỉ cấp học bổng học 2 năm chuyên môn tại Nhật bản). Hiện tại, nhà trường đang xúc tiến làm việc một số đối tác khác từ Nhật Bản và CHLB Đức để tạo thêm cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Mùa tuyển sinh 2019, ĐH Duy Tân trao nhiều học bổng cho sinh viên ngành Điều dưỡng Đa khoa, cụ thể:
• Học bổng Duy Tân: 720 suất học bổng với trị giá từ 1.000.000 - 5.000.000VNĐ/suất cho những thí sinh đăng ký có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi THPT Quốc gia >= Điểm trúng tuyển từ 3 đến 10 điểm, trong đó có thí sinh theo học ngành Điều dưỡng Đa khoa.
• 700 suất học bổng trị giá từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ/suất cho những thí sinh có tổng điểm xét tuyển Học bạ THPT từ 22 điểm trở lên, trong đó có thí sinh theo học ngành Điều dưỡng Đa khoa.
• Học bổng trị giá 5.000.000 đồng/suất cho năm học đầu tiên: dành cho các thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong Kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia, đạt giải Khuyến khích trong cuộc thi Khoa học, Kỹ thuật cấp Quốc gia khi đăng ký theo học ngành Điều dưỡng Đa khoa.
• Học bổng 1.000.000 đồng/suất cho tất cả các thí sinh có hộ khẩu tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa khi đăng ký học chuyên ngành Điều dưỡng Đa khoa.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo ngành Điều dưỡng Đa khoa của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Điều Dưỡng
Mọi chi tiết liên hệ: Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân
254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng
Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391
Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn
Email: tuyensinh@duytan.edu.vn
P.V
https://www.tienphong.vn/giao-duc/dai-hoc-duy-tan-tuyen-sinh-nganh-dieu-duong-da-khoa-nam-2019-1425902.tpo
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1776
Join date : 24/07/2015
Re: Đại học Duy Tân Tuyển sinh ngành Điều dưỡng Đa khoa năm 2019
Đại học Duy Tân tổ chức Hội thảo “Giáo dục Nhân văn trong Giáo dục Đại học”
Không phải đến khi vào đại học, con người mới được giáo dục đức tính nhân văn. Bởi từ khi lọt lòng mẹ rồi trải qua những năm tháng mầm non, tiểu học, phổ thông, con người đã được định hướng để có những hành động chuẩn mực, đúng lề lối, phép tắc nhân cách làm người. Tuy nhiên, vào đại học chính là thời điểm định hình một lối sống mới, cá tính mới khi con người hòa nhập vào môi trường giáo dục rộng mở và đa dạng hơn. Bởi thế, việc giáo dục nhân văn trong thời điểm này có ý nghĩa khác biệt, quyết định sự trưởng thành trong nhân cách để trở thành những công dân tài đức, có những cống hiến lớn lao cho xã hội. Lý do đó trở thành khởi nguồn để Đại học Duy Tân tổ chức Hội thảo Khoa học “Giáo dục Nhân văn trong Giáo dục Đại học” vào sáng ngày 6/6/2019 để đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong việc giáo dục nhân văn cho thế hệ sinh viên Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đến từ nhiều trường đại học trên cả nước
chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo Khoa học “Giáo dục Nhân văn trong Giáo dục Đại học”
Giá trị cốt lõi của việc giáo dục nhân văn ở đại học
Trong sự nghiệp giáo dục, bất kỳ trường đại học nào cũng không ngừng suy tư về những giải pháp thiết thực và lâu bền trong việc giáo dục giá trị nhân văn cho sinh viên. Và Đại học Duy Tân cũng luôn trăn trở về vấn đề đó. Nhà trường ý thức được rằng: mỗi sinh viên cùng với việc hội đủ các tri thức, kỹ năng thì cần phải có một nhân cách tốt, một lối sống đẹp để góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp. Do vậy, giáo dục nhân văn trong đại học là vô cùng quan trọng và mỗi cơ sở đào tạo không thể đứng ngoài cuộc mà phải gánh phần trách nhiệm với các vấn đề chung của xã hội và nhân loại.
Hội thảo khoa học “Giáo dục Nhân văn trong Giáo dục Đại học” đã thu hút hơn 100 bài viết đến từ nhiều tác giả đang làm việc tại các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, và giáo dục trên cả nước. Trong đó có rất nhiều các bài viết đề cập đến những thách thức của việc giáo dục nhân văn trong bối cảnh toàn cầu hóa, giá trị nhân văn trong các triết thuyết Đông Tây, kinh nghiệm giáo dục nhân văn qua tham chiếu từ Nhật Bản, Trung quốc, tinh thần nhân văn trong thế giới quan và giáo lý Thiên chúa giáo, Phật giáo…, vai trò và ảnh hưởng của công nghệ thông tin trong giáo dục nhân văn,…
Nói về vấn đề nhân văn, Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Duy Tân đã có những chia sẻ rất đỗi bình dị: “Nhân văn là vẻ đẹp con người. Đó chính là đứng trước những hoàn cảnh thương đau, trái tim sẽ rung động. Tôi không phải là người thầy dạy Văn nhưng tôi rất mê chữ ‘nhân văn’. Bởi vì, cuộc đời tôi đã từng trải qua biết bao mặt trận, chứng kiến bao sự mất mát, hy sinh nên hai chữ ‘nhân văn’ luôn hiện hữu trong tôi. Nhân văn còn đi theo mỗi chúng ta từ khi mới lọt lòng, bởi nhân văn được truyền từ tình thương của mẹ. Ta học được cách yêu cha, yêu mẹ, yêu mọi người và yêu Tổ Quốc.
Nhân văn cũng cần phải nuôi dưỡng và giáo dục đại học đang góp phần không nhỏ trước nhiệm vụ lớn lao này. Giáo dục nhân văn ở đại học chính là đào tạo ra những con người có đầy đủ năng lực và có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng. Chúng ta cần giáo dục lương tâm nghề nghiệp song hành với đào tạo chuyên môn ngay từ giảng đường để góp phần ‘ươm mầm’ nên những thế hệ sinh viên Việt Nam hoàn thiện về nhân cách cũng như giỏi về chuyên môn.”
Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Duy Tân
phát biểu tại Hội thảo Khoa học
Ngay tại Hội thảo, rất nhiều góc nhìn về nhân văn được đưa ra, trong đó, theo TS. Trương Thị Thu Trang (Viện Thông tin Khoa học Xã hội): “Giáo dục giá trị nhân văn là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử, xã hội của con người, tinh hoa văn hóa dân tộc, trong đó, phải luôn chú trọng việc đào tạo nền tảng và phát triển con người.”
Ở một góc nhìn khác, PGS.TS. Cao Thị Hảo (Đại học Sư phạm Thái Nguyên) cho rằng giáo dục nhân văn và khởi nghiệp luôn song hành cùng nhau và đó cũng là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại: “Giá trị nhân văn luôn mang tính nhân loại. Nó hội tụ những giá trị tiêu biểu của một dân tộc và khởi nghiệp phải gắn với nhân văn. Điều này sẽ giúp xây dựng lối sống, giúp con người thích nghi trong một xã hội tiến bộ, văn minh để có thể hòa nhập với khu vực và thế giới. Hiện nay, ở Việt Nam đang hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và bắt đầu có khởi sắc ở một số trường đại học. Đại học Duy Tân là một ngôi trường có nhiều điều kiện tốt để khởi nghiệp đậm tính nhân văn và cũng là nơi kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp của Tp. Đà Nẵng và Việt Nam.”
Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục nhân văn cho sinh viên hiện nay
Trước thực tế rất căn bản từ chia sẻ của TS. Hoàng Thị Hường - Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Duy Tân: “Trường Đại học Duy Tân, và có lẽ cũng như nhiều cơ sở đào tạo khác, đang phải đối mặt với những đánh giá không vui của xã hội về lối sống, đạo đức của thế hệ trẻ, trong đó có những sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Đồng thời, ngay trong thực tế tiếp nhận, giảng dạy và quản lý sinh viên, chúng tôi cũng gặp phải vô số những khúc mắc trong hành xử của các em, những khó khăn trong việc giúp sinh viên nhận ra: đâu là nhân bản, đâu là các giá trị sống đích thực…”, rất nhiều các ý kiến đóng góp đã được đưa ra tại Hội thảo.
Tích hợp lồng ghép các giá trị nhân văn vào việc xây dựng tinh thần đại học, TS. Nguyễn Thành Nhân (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) đề xuất: “Chúng ta cần nhìn nhận giá trị nhân văn như một nền tảng quan trọng của giáo dục hiện đại. Phương thức khả thi để giáo dục nhân văn là tích hợp giáo dục nhân văn, thông qua kiến tạo và vận hành văn hóa đại học để truyền tải cụ thể các giá trị nhân văn vào trong môi trường đại học và các hoạt động giáo dục khác. Trong đó, giới hạn 3 khía cạnh văn hóa đại học cụ thể là: văn hóa tinh thần làm nền tảng, văn hóa vật chất và văn hóa công sở.”
Dựa trên nghiên cứu về giáo dục giá trị nhân văn cho học sinh, sinh viên ở Nhật Bản, TS. Trương Thị Thu Trang (Viện Thông tin Khoa học Xã hội) đã rút ra kinh nghiệm trong việc giáo dục nhân văn: “Thứ 1, nền giáo dục cần hướng học sinh, sinh viên học làm người trước khi học để lấy kiến thức; thứ 2, giáo dục tư duy tự lập để học tập suốt đời; thứ 3, giáo dục đạo đức theo từng mục tiêu, tương ứng với các độ tuổi khác nhau; thứ 4, bản thân mỗi giáo viên phải là một tấm gương tốt; thứ 5, nhà trường cần bổ sung những nguyên tắc cơ bản trong ứng xử; thứ 6, nhà trường cần phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Đội Thiếu niên và Thanh niên, Hội Sinh viên để giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên; thứ 7, các chủ thể gia đình, nhà trường và xã hội cần gắn kết với nhau trong việc giáo dục nhân văn.”
Ngoài ra, hội thảo cũng nhận được nhiều giải pháp cụ thể cho giáo dục nhân văn ở đại học Việt Nam hiện nay. Như giáo dục nhân văn trước hết cần phải giúp con người hiểu được đạo làm người của TS. Trần Hải Yến (Viện Văn học), hay giải pháp giáo dục nhân cách nghề cho sinh viên của TS. Lê Thanh Tú (Đại học Văn hóa HN)/ThS. Phan Thị Kim và Lê Thị Diệu Mi (Đại học Duy Tân),…
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4512&pid=2064&lang=vi-VN
Không phải đến khi vào đại học, con người mới được giáo dục đức tính nhân văn. Bởi từ khi lọt lòng mẹ rồi trải qua những năm tháng mầm non, tiểu học, phổ thông, con người đã được định hướng để có những hành động chuẩn mực, đúng lề lối, phép tắc nhân cách làm người. Tuy nhiên, vào đại học chính là thời điểm định hình một lối sống mới, cá tính mới khi con người hòa nhập vào môi trường giáo dục rộng mở và đa dạng hơn. Bởi thế, việc giáo dục nhân văn trong thời điểm này có ý nghĩa khác biệt, quyết định sự trưởng thành trong nhân cách để trở thành những công dân tài đức, có những cống hiến lớn lao cho xã hội. Lý do đó trở thành khởi nguồn để Đại học Duy Tân tổ chức Hội thảo Khoa học “Giáo dục Nhân văn trong Giáo dục Đại học” vào sáng ngày 6/6/2019 để đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong việc giáo dục nhân văn cho thế hệ sinh viên Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đến từ nhiều trường đại học trên cả nước
chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo Khoa học “Giáo dục Nhân văn trong Giáo dục Đại học”
Giá trị cốt lõi của việc giáo dục nhân văn ở đại học
Trong sự nghiệp giáo dục, bất kỳ trường đại học nào cũng không ngừng suy tư về những giải pháp thiết thực và lâu bền trong việc giáo dục giá trị nhân văn cho sinh viên. Và Đại học Duy Tân cũng luôn trăn trở về vấn đề đó. Nhà trường ý thức được rằng: mỗi sinh viên cùng với việc hội đủ các tri thức, kỹ năng thì cần phải có một nhân cách tốt, một lối sống đẹp để góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp. Do vậy, giáo dục nhân văn trong đại học là vô cùng quan trọng và mỗi cơ sở đào tạo không thể đứng ngoài cuộc mà phải gánh phần trách nhiệm với các vấn đề chung của xã hội và nhân loại.
Hội thảo khoa học “Giáo dục Nhân văn trong Giáo dục Đại học” đã thu hút hơn 100 bài viết đến từ nhiều tác giả đang làm việc tại các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, và giáo dục trên cả nước. Trong đó có rất nhiều các bài viết đề cập đến những thách thức của việc giáo dục nhân văn trong bối cảnh toàn cầu hóa, giá trị nhân văn trong các triết thuyết Đông Tây, kinh nghiệm giáo dục nhân văn qua tham chiếu từ Nhật Bản, Trung quốc, tinh thần nhân văn trong thế giới quan và giáo lý Thiên chúa giáo, Phật giáo…, vai trò và ảnh hưởng của công nghệ thông tin trong giáo dục nhân văn,…
Nói về vấn đề nhân văn, Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Duy Tân đã có những chia sẻ rất đỗi bình dị: “Nhân văn là vẻ đẹp con người. Đó chính là đứng trước những hoàn cảnh thương đau, trái tim sẽ rung động. Tôi không phải là người thầy dạy Văn nhưng tôi rất mê chữ ‘nhân văn’. Bởi vì, cuộc đời tôi đã từng trải qua biết bao mặt trận, chứng kiến bao sự mất mát, hy sinh nên hai chữ ‘nhân văn’ luôn hiện hữu trong tôi. Nhân văn còn đi theo mỗi chúng ta từ khi mới lọt lòng, bởi nhân văn được truyền từ tình thương của mẹ. Ta học được cách yêu cha, yêu mẹ, yêu mọi người và yêu Tổ Quốc.
Nhân văn cũng cần phải nuôi dưỡng và giáo dục đại học đang góp phần không nhỏ trước nhiệm vụ lớn lao này. Giáo dục nhân văn ở đại học chính là đào tạo ra những con người có đầy đủ năng lực và có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng. Chúng ta cần giáo dục lương tâm nghề nghiệp song hành với đào tạo chuyên môn ngay từ giảng đường để góp phần ‘ươm mầm’ nên những thế hệ sinh viên Việt Nam hoàn thiện về nhân cách cũng như giỏi về chuyên môn.”
Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Duy Tân
phát biểu tại Hội thảo Khoa học
Ngay tại Hội thảo, rất nhiều góc nhìn về nhân văn được đưa ra, trong đó, theo TS. Trương Thị Thu Trang (Viện Thông tin Khoa học Xã hội): “Giáo dục giá trị nhân văn là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử, xã hội của con người, tinh hoa văn hóa dân tộc, trong đó, phải luôn chú trọng việc đào tạo nền tảng và phát triển con người.”
Ở một góc nhìn khác, PGS.TS. Cao Thị Hảo (Đại học Sư phạm Thái Nguyên) cho rằng giáo dục nhân văn và khởi nghiệp luôn song hành cùng nhau và đó cũng là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại: “Giá trị nhân văn luôn mang tính nhân loại. Nó hội tụ những giá trị tiêu biểu của một dân tộc và khởi nghiệp phải gắn với nhân văn. Điều này sẽ giúp xây dựng lối sống, giúp con người thích nghi trong một xã hội tiến bộ, văn minh để có thể hòa nhập với khu vực và thế giới. Hiện nay, ở Việt Nam đang hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và bắt đầu có khởi sắc ở một số trường đại học. Đại học Duy Tân là một ngôi trường có nhiều điều kiện tốt để khởi nghiệp đậm tính nhân văn và cũng là nơi kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp của Tp. Đà Nẵng và Việt Nam.”
Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục nhân văn cho sinh viên hiện nay
Trước thực tế rất căn bản từ chia sẻ của TS. Hoàng Thị Hường - Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Duy Tân: “Trường Đại học Duy Tân, và có lẽ cũng như nhiều cơ sở đào tạo khác, đang phải đối mặt với những đánh giá không vui của xã hội về lối sống, đạo đức của thế hệ trẻ, trong đó có những sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Đồng thời, ngay trong thực tế tiếp nhận, giảng dạy và quản lý sinh viên, chúng tôi cũng gặp phải vô số những khúc mắc trong hành xử của các em, những khó khăn trong việc giúp sinh viên nhận ra: đâu là nhân bản, đâu là các giá trị sống đích thực…”, rất nhiều các ý kiến đóng góp đã được đưa ra tại Hội thảo.
Tích hợp lồng ghép các giá trị nhân văn vào việc xây dựng tinh thần đại học, TS. Nguyễn Thành Nhân (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) đề xuất: “Chúng ta cần nhìn nhận giá trị nhân văn như một nền tảng quan trọng của giáo dục hiện đại. Phương thức khả thi để giáo dục nhân văn là tích hợp giáo dục nhân văn, thông qua kiến tạo và vận hành văn hóa đại học để truyền tải cụ thể các giá trị nhân văn vào trong môi trường đại học và các hoạt động giáo dục khác. Trong đó, giới hạn 3 khía cạnh văn hóa đại học cụ thể là: văn hóa tinh thần làm nền tảng, văn hóa vật chất và văn hóa công sở.”
Dựa trên nghiên cứu về giáo dục giá trị nhân văn cho học sinh, sinh viên ở Nhật Bản, TS. Trương Thị Thu Trang (Viện Thông tin Khoa học Xã hội) đã rút ra kinh nghiệm trong việc giáo dục nhân văn: “Thứ 1, nền giáo dục cần hướng học sinh, sinh viên học làm người trước khi học để lấy kiến thức; thứ 2, giáo dục tư duy tự lập để học tập suốt đời; thứ 3, giáo dục đạo đức theo từng mục tiêu, tương ứng với các độ tuổi khác nhau; thứ 4, bản thân mỗi giáo viên phải là một tấm gương tốt; thứ 5, nhà trường cần bổ sung những nguyên tắc cơ bản trong ứng xử; thứ 6, nhà trường cần phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Đội Thiếu niên và Thanh niên, Hội Sinh viên để giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên; thứ 7, các chủ thể gia đình, nhà trường và xã hội cần gắn kết với nhau trong việc giáo dục nhân văn.”
Ngoài ra, hội thảo cũng nhận được nhiều giải pháp cụ thể cho giáo dục nhân văn ở đại học Việt Nam hiện nay. Như giáo dục nhân văn trước hết cần phải giúp con người hiểu được đạo làm người của TS. Trần Hải Yến (Viện Văn học), hay giải pháp giáo dục nhân cách nghề cho sinh viên của TS. Lê Thanh Tú (Đại học Văn hóa HN)/ThS. Phan Thị Kim và Lê Thị Diệu Mi (Đại học Duy Tân),…
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4512&pid=2064&lang=vi-VN
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
Similar topics
» Đại học Duy Tân tuyển sinh các ngành Y - Dược - Điều dưỡng năm 2022
» Tuyển sinh các ngành Y, Dược, Điều dưỡng năm 2022
» Tuyển Sinh Văn Bằng 2 Ngành Điều Dưỡng Tại Đà Nẵng
» Tuyển sinh khóa bồi dưỡng dạy Thể Dục Nhịp Điệu cho Trẻ Mn.
» Tuyển sinh khóa bồi dưỡng dạy Thể Dục Nhịp Điệu cho Trẻ Mn.
» Tuyển sinh các ngành Y, Dược, Điều dưỡng năm 2022
» Tuyển Sinh Văn Bằng 2 Ngành Điều Dưỡng Tại Đà Nẵng
» Tuyển sinh khóa bồi dưỡng dạy Thể Dục Nhịp Điệu cho Trẻ Mn.
» Tuyển sinh khóa bồi dưỡng dạy Thể Dục Nhịp Điệu cho Trẻ Mn.
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết