SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Các Đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019

2 posters

Go down

Các Đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019 Empty Các Đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019

Bài gửi by thieuthithuong 26.10.19 23:43

Các Đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019
Current Index, một bảng xếp hạng nhánh của Nature Index, vừa công bố top 10 các cơ sở nghiên cứu của Việt Nam trong khung thời gian từ ngày 1.6.2018 đến 31.5.2019.
Top 10 cơ sở nghiên cứu của Việt Nam
Theo bảng Current Index, top 10 cơ sở nghiên cứu của Việt Nam gồm:
• 2 Đại học Quốc gia: ĐHQG Hà Nội (VNU) và ĐHQG TP.Hồ Chí Minh (VNU-HCMC);
• 4 trường Đại học: ĐH Bách Khoa Hà Nội (HUST), ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội (HUS-VNU), ĐH Duy Tân (DTU), ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU);
• 4 Viện và Trung tâm nghiên cứu: Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam (VAST), Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành - Quy Nhơn (ICISE), Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử - ĐHQG TP.HCM (INOMAR), Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford tại Việt Nam (OUCRU)
Ba vị trí đầu bảng vẫn là những cái tên quen thuộc khi so với bảng xếp hạng theo năm 2019 cũng của Nature Index (Annual Table 2019):
1. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST),
2. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST),
3. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội.
Tuy nhiên, có sự thay đổi mạnh ở nhóm phía sau với sự vươn lên vị trí thứ 4 của ĐH Duy Tân.
4. Trường Đại học Duy Tân,
5. Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành - Quy Nhơn (ICISE),
6. ĐHQG TP.Hồ Chí Minh (VNU-HCMC),
7. ĐH Tôn Đức Thắng.
Các Đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019 Duy-tan-1_ummv
Bảng Current Index. Dữ liệu đầu vào là các công bố từ 1.6.2018 đến 31.5.2019

Nature Index chọn lọc ra 82 tạp chí hàng đầu thế giới từ hàng chục nghìn tạp chí quốc tế uy tín để đưa vào đánh giá xếp hạng, thuộc 4 nhóm lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất và Môi trường, và Khoa học sự sống.
Trong bảng Current Index hiện hành, đóng góp vào chỉ số xếp hạng FC = 14.08 của Việt Nam có:
• 63% đến từ lĩnh vực Vật lý,
• 17% từ Khoa học Trái đất và Môi trường,
• 15% từ Hóa học, và
• 5% từ Khoa học sự sống.
Theo Nature Research, Current Index là bảng xếp hạng được công bố liên tục hàng tháng, với dữ liệu đầu vào là những bài báo được công bố trong vòng một năm kể từ tháng đó trở về trước. Vì vậy, có thể hiểu bảng này cho sẽ phép đánh giá mức độ tích cực trong công bố quốc tế xuyên suốt một năm gần nhất của một đơn vị nghiên cứu hoặc một quốc gia.

Ngoài ra, Nature Index còn có một bảng Annual Table công bố các xếp hạng theo năm tài chính, trong đó dữ liệu đầu vào là bài báo được công bố trong khung thời gian cố định từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 12 hàng năm (của năm ngay trước đó).
Xếp hạng theo quốc gia và vùng lãnh thổ
Xét ở góc độ quốc gia, bảng Annual Table 2019 (với dữ liệu từ 1.1.2018 đến 31.1.2018) cho thấy lần đầu tiên Việt Nam lọt vào Top 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng và chất lượng công bố tốt nhất trên thế giới, với chỉ số FC là 16.11 - tăng 50.5 % so với bảng 2018. Năm nay, Mỹ vẫn giữ vững ngôi đầu với FC là 20061.64 - gấp 1.8 và 4.5 lần các quốc gia xếp thứ hai và ba là Trung Quốc và Đức, mặc dù có giảm nhẹ 2.9% so với năm trước.
Các Đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019 Duy-tan-2_vfyv
Bảng xếp hạng Annual Table 2019 theo quốc gia và vùng lãnh thổ của Nature Index

Ở khu vực Đông Nam Á, top 50 còn có các quốc gia như Singapore (vị trí 17, FC = 597.81), Thái Lan (41, 38.65). Đáng ngạc nhiên là không có Malaysia, quốc gia có lượng công bố quốc tế tăng rất nhanh và luôn xếp trên Việt Nam trong nhiều bảng xếp hạng những năm gần đây. Càng ngạc nhiên hơn khi Malaysia cũng không có tên trong top 50 ở cả 4 bảng Annual Table từ 2016 đến 2019. Chỉ số FC trong bảng 2019 của quốc gia này cũng chỉ đạt 9.52, dù số lượng bài báo (chỉ số AC) lớn hơn của Việt Nam (136 so với 81). Tất cả những dữ liệu này đặt ra một dấu hỏi về mức độ đóng góp của các tác giả đến từ Malaysia trong các bài báo, cũng như mức độ hợp tác trong công bố quốc tế của quốc gia này.
Hợp tác quốc tế và mức độ đóng góp trong các công bố
Các Đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019 Duy-tan-3_waqe
Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong công bố

Nguồn: Nature Index

Trong thời đại ngày nay, hợp tác quốc tế trong công bố khoa học là xu hướng tất yếu, không chỉ riêng Việt Nam, mà còn với tất cả các nước. Biểu đồ trên cho thấy Việt Nam hợp tác công bố chung với các nước ở cả 5 châu lục trong giai đoạn 1.6.2018 đến 31.5.2019. Xét về số lượng quốc gia, Việt Nam hợp tác với nhiều quốc gia châu Âu hơn cả. Trong khi đó, nếu tính trên số lượng các công bố, Việt Nam lại hợp tác công bố nhiều nhất với Mỹ, sau đó là với Nga, Singapore,…
Để đo lường mức độ hợp tác quốc tế và mức độ đóng góp trong công bố, Nature Research đưa ra hai thông số: chỉ số hợp tác (Score) và tỷ lệ đóng góp (Contributor). Có thể hiểu, chỉ số hợp tác sẽ tỷ lệ với số lượng công bố và số lượng các quốc gia khác cùng đứng chung trong công bố của một quốc gia nào đó. Còn tỷ lệ đóng góp sẽ cho biết quốc gia đó đóng góp bao nhiêu phần trăm trong các công bố hợp tác.

Các Đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019 Duy-tan-4_vflm
So sánh mức độ hợp tác quốc tế và tỷ lệ đóng góp của các quốc gia trong các công bố

Nguồn: Nature Index

Trong giai đoạn 1.6.2018 đến 31.5.2019, Mỹ xếp số 1 về chỉ số hợp tác, và đóng góp tới 60,8% trong các công bố. Singapore cũng có tỷ lệ đóng góp đáng kể với 47.9 %. Tỷ lệ đóng góp bằng nội lực của Việt Nam là 28.6 %. Trong khi đó, 15.7% là tỷ lệ của Malaysia.
Đã từng có các chuyên gia cho rằng trong hợp tác quốc tế, khitỉ lệ đóng góp từ nội lực bằng hoặc dưới 20%, nghĩa là đang “lệ thuộc” vào nước ngoài [1]. Nếu áp dụng tỷ lệ này thì có thể thấy Malaysia, mặc dù số lượng công bố rất ấn tượng những năm gần đây, nhưng dường như đang có dấu hiệu phụ thuộc vào quốc tế trong công bố quốc tế. Điều này đồng nghĩa với nội lực nghiên cứu khoa học của quốc gia này chưa cao.
Nature Index là bảng xếp hạng các đơn vị nghiên cứu hoặc quốc gia, được xây dựng dựa trên nền tảng 82 tạp chí khoa học thuộc 4 nhóm lĩnh vực, gồm: Hóa học, Vật lý học, Khoa học Trái đất và Môi trường, và Khoa học Sự sống. Đây là những tạp chí rất danh tiếng, được chọn lọc ra từ hàng chục nghìn tạp chí khoa học uy tín trên khắp thế giới.
Phương pháp đánh giá của Nature Index chủ yếu dựa vào 2 chỉ số là AC (Article Count) - số lượng bài báo của đơn vị/quốc gia trong khung thời gian đang xét, và FC (Fractional Count) - tỷ lệ đóng góp của các tác giả từ đơn vị/quốc gia đó, có xét đến số địa chỉ công tác của tác giả trên mỗi bài báo. Trong đó, chỉ số FC sẽ được dùng để xếp hạng.  
https://thanhnien.vn/giao-duc/cac-dai-hoc-viet-nam-tren-bang-xep-hang-nature-index-2019-1132398.html
thieuthithuong
thieuthithuong
Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn
Chú ý, khách Vãng Lai Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn

Tổng số bài gửi : 1621
Join date : 24/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Các Đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019 Empty Re: Các Đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019

Bài gửi by thanhthuong123 28.10.19 17:43

Hội thảo Chuẩn Kỹ năng và Sát hạch Công nghệ Thông tin tại Đại học Duy Tân
Sáng ngày 9/10/2019, Trung tâm Huấn luyện và Khảo thí Đại học Duy Tân phối hợp với Trung tâm Đào tạo VITEC và IPA tổ chức Hội thảo “Chuẩn kỹ năng và Sát hạch Công nghệ Thông tin phục vụ cho việc Phát triển nguồn nhân lực Công nghệ Thông tin của Việt Nam” tại cơ sở 254 Nguyễn Văn Linh, Tp. Đà Nẵng. Tham dự có ông Kazunori Sadachi - Đại diện IPA Nhật Bản, TS. Chu Anh Đào - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo VITEC, TS.  Nguyễn Tấn Thắng - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân cùng đông đảo sinh viên ngành Công nghệ Thông tin của Đại học Duy Tân.
 
Chuẩn Kỹ năng là một hệ thống các kỹ năng và kiến thức cần có của nhân lực làm việc trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin dựa trên các yêu cầu của cơ quan sử dụng nhân lực. Chuẩn kỹ năng được thiết lập nhằm tạo ra “thước đo chung”, tạo cơ sở để đánh giá và phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, hệ thống “đo lường” này còn hỗ trợ người lao động có định hướng đúng trong học tập, nâng cao nghiệp vụ phù hợp với mong đợi của các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động.
Các Đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019 294A3151c-97
Ông Kazunori Sadachi - Đại diện IPA Nhật Bản chia sẻ tại buổi Hội thảo
 
Tại Hội thảo, các khách mời đã giới thiệu chương trình Sát hạch Kỹ sư Công nghệ Thông tin theo chuẩn kỹ năng Công nghệ Thông tin Nhật Bản tại Châu Á, Sát hạch Kỹ sư Công nghệ Thông tin theo chuẩn kỹ năng Công nghệ Thông tin Nhật Bản tại Việt Nam đồng thời chia sẻ kinh nghiệm ôn tập sát hạch Công nghệ Thông tin cho các bạn sinh viên. Với mỗi loại hình Sát hạch, khách mời đều mang đến cho người nghe những thông tin cụ thể nhất về đối tượng tham gia, những yêu cầu cơ bản, thời gian sát hạch, hình thức và nội dung sát hạch, cách thức chấm điểm và đánh giá,...
Các Đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019 294A3132c-54
Đông đảo sinh viên ngành Công nghệ Thông tin của Đại học Duy Tân
đến tham dự và lắng nghe chia sẻ của các khách mời
 
Khi đạt được các chứng chỉ IP, FE, AP, nhân sự hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin có rất nhiều lợi thế như: thể hiện năng lực Công nghệ Thông tin theo các chuẩn kỹ năng đã được công nhận, khẳng định vị thế trong doanh nghiệp, được ưu tiên tuyển dụng tại các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam, được ưu tiên cấp visa lao động dài hạn ở Nhật Bản, nhận được mức lương hấp dẫn,...
 
TS. Nguyễn Tấn Thắng - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân chia sẻ: “Hợp tác với doanh nghiệp là một trong những hoạt động được Đại học Duy Tân đặc biệt quan tâm thực hiện trong suốt 25 năm qua. Kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp không chỉ giúp Đại học Duy Tân nâng cao hiệu quả đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội mà còn hỗ trợ sinh viên tích lũy và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thông qua các giờ thực tế, thực tập tại doanh nghiệp. Hi vọng trong thời gian tới, sự hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Trung tâm đào tạo VITEC để tổ chức các kỳ thi sát hạch năng lực Công nghệ Thông tin sẽ giúp sinh viên Duy Tân có cơ hội tìm hiểu về yêu cầu của nhà tuyển dụng đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc đánh chất lượng nhân sự.”
 
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4616&pid=2065&page=0&lang=vi-VN
thanhthuong123
thanhthuong123
Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn
Chú ý, khách Vãng Lai Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn

Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết