Đại học Duy Tân giành nhiều giải Nhất, Nhì, Ba tại các Cuộc thi Khởi nghiệp
2 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: Du lịch, Tour, Tuyển sinh, Việc làm Toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đại học Duy Tân giành nhiều giải Nhất, Nhì, Ba tại các Cuộc thi Khởi nghiệp
Đại học Duy Tân giành nhiều giải Nhất, Nhì, Ba tại các Cuộc thi Khởi nghiệp
Kết hợp đưa nội dung Hướng nghiệp và Khởi nghiệp vào chương trình đào tạo đồng thời tổ chức nhiều các cuộc thi quy mô lớn trong trường, trong khoa, Đại học Duy Tân đã nâng cao tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên với thành tích ban đầu là tạo ra rất nhiều sản phẩm thú vị và hữu ích. Mới đây nhất, khi đăng ký tham dự các sân chơi khởi nghiệp do Tp. Đà Nẵng tổ chức, cán bộ và sinh viên Đại học Duy Tân đã “cán đích” với nhiều giải thưởng. Trong đó có giải Nhất tại Cuộc thi Techstars Startup Weekend Danang 2019 và 1 giải Nhì, 2 giải Ba tại Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”.
Techstars Startup Weekend Danang 2019: Giải Nhất với sản phẩm Clear Head
Cuộc thi Techstars Startup Weekend Danang 2019 do Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh, Tp. Đà Nẵng tổ chức từ ngày 25 đến 27/10/2019, được xem là chương trình huấn luyện khởi nghiệp trong vòng 54 giờ dành cho các thí sinh đang ấp ủ nhiều ý tưởng khởi nghiệp. Trong 28 ý tưởng được thuyết trình giới thiệu, Ban Giám khảo đã xem xét và chọn ra 10 ý tưởng xuất sắc nhất để tiếp tục phát triển thành sản phẩm. 70 thí sinh đăng ký tham dự đã được chia nhóm, mỗi nhóm nhận 1 trong 10 ý tưởng tiềm năng để thực hiện demo sản phẩm, xây dựng doanh nghiệp với mô hình kinh doanh mới.
Nguyễn Thị Hồng Thấm (thứ 2 từ trái sang)
cùng các bạn trong nhóm nhận giải Nhất
Nguyễn Thị Hồng Thấm - Chuyên viên Trung tâm Khởi nghiệp Đại học Duy Tân cùng nhiều thí sinh các trường Đại học đã tiếp nhận thực hiện phát triển ý tưởng dự án “Miếng lót mũ bảo hiểm giữ vệ sinh tóc và da đầu - Clear Head”. Từ thực tế ban đầu là thường khi tham gia giao thông, mọi người sử dụng mũ bảo hiểm nhưng ít ai thực hiện vệ sinh cho mũ. Điều này gây ra các bệnh vẩy nến, nấm đầu, viêm da tiết bã nhờn,… Bởi thế ý tưởng này nhanh chóng tạo sự hứng thú cho nhóm với quyết tâm tạo ra một sản phẩm chất lượng nhằm giữ gìn vệ sinh cho tóc và da đầu, tránh khỏi bụi bẩn và các bệnh có liên quan đến da đầu.
Nguyễn Thị Hồng Thấm cùng cả nhóm bắt tay vào thực hiện thu thập ý kiến người dùng về những khó khăn, thiếu thoải mái cũng như bệnh về da đầu khi dùng mũ bảo hiểm. Sau đó, nhóm xây dựng một sản phẩm Miếng lót mũ bảo hiểm với thiết kế độc đáo. Sản phẩm có hình 6 cánh hoa, chỉ dử dụng 1 lần dành cho mũ nửa đầu. Mũ được làm với chất liệu 70% sợi tơ thiên nhiên Viscose kết hợp 30% sợi nhựa tổng hợp Polyeste, tạo độ mỏng nhẹ, thoáng má và mềm mịn, góp phần mang đến cảm giác thoải mái cho khách hàng khi sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên trong vòng 15 - 30 ngày. Ý tưởng này được Hội đồng Giám khảo cùng các đại diện doanh nghiệp đánh giá cao về các tiêu chí sáng tạo, tính khả thi, có ý nghĩa xã hội và được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết triệt để các bệnh về da đầu do mũ bảo hiểm gây ra.
Chia sẻ niềm vui sau khi giành giải Nhất, Hồng Thấm khẳng định: “Tham gia cuộc thi là một điều may mắn đối với bản thân tôi. Ở đó, tôi học hỏi thêm nhiều kiến thức mới lạ và những ý tưởng sáng tạo độc đáo từ đội bạn. Kết quả chung cuộc với giải thưởng cao nhất là điều mà tôi không ngờ đến. Tất cả là sự đoàn kết và nỗ lực phấn đấu của tất cả các thành viên trong nhóm. Qua đó, tôi thật sự ngưỡng mộ phần nào tinh thần hăng hái, lòng đam mê khởi nghiệp của các bạn trẻ. Tôi thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc góp một phần công sức cùng với đội ngũ cán bộ, giảng viên để xây dựng một nền tảng giáo dục khởi nghiệp vững chắc cho sinh viên Đại học Duy Tân.”
Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”: 1 giải Nhì và 2 giải Ba
Song song với Cuộc thi Techstars Startup Weekend Danang 2019, sáng ngày 27/10/2019, Thành Đoàn Tp. Đà Nẵng đã tổ chức Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” dành cho sinh viên các trường cao đẳng, Đại học trên toàn địa bàn. Sinh viên Duy Tân tham dự cuộc thi với nhiều sản phẩm thú vị gồm: Dự án “Giường ngủ thông minh SMartbed”, Dự án “Ứng dụng IOT trong nuôi Tằm - Dự án I-tằm” và “Robot Phục vụ thông minh”,…
Nhóm sinh viên Đại học Duy Tân nhận giải Nhì tại
Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”
Các sản phẩm của sinh viên Duy Tân đều được đánh giá rất cao bởi tính khả thi cũng như tâm huyết muốn được cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là nâng cao năng xuất nuôi tằm, chăm sóc chất lượng sức khỏe, giảm thiểu tối đa sức lao động của con người bằng các sản phẩm điện tử thay thế. Cụ thể:
Dự án “Giường ngủ thông minh SMartbed” của nhóm sinh viên Lê Thị Thu Ngân, Phan Văn Thịnh thuộc khoa Đào tạo Quốc tế và Phan Trung Hiếu, Lê Nguyễn Văn Dương thuộc khoa Điện - Điện tử đã được tích hợp rất nhiều tính năng. Bao gồm: Tự động buông/xếp màn theo trạng thái ngủ/thức của người dùng; đo đạc, lưu trữ, báo cáo các thông số sức khỏe như huyết áp, nhịp tim; đánh giá chất lượng giấc ngủ và đưa ra một số lời khuyên; đặc biệt hơn là cảnh báo các thông số bất thường và nguy cơ đột tử.
Dự án “Ứng dụng IOT trong nuôi Tằm - Dự án I-tằm” của nhóm sinh viên Lê Quang Tú, Nguyễn Văn Tấn, Phan Quốc Nam thuộc Khoa Điện-Điện tử và Lưu Khánh Thảo Nhi, Phạm Minh Tuấn thuộc Chương trình Du học Tại chỗ lấy bằng Mỹ (ADP) giúp người dân dễ dàng hơn trong việc thu thập các chỉ số về: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… Ứng dụng nuôi tằm sẽ tự động điều chỉnh thông số môi trường cho thích hợp với điều kiện sinh trưởng của tằm ở các giai đoạn khác nhau, sau đó gửi các dữ liệu liên quan đến người nuôi tằm thông qua ứng dụng chạy trên thiết bị di động.
Dự án Robot phục vụ thông minh của nhóm sinh viên Nguyễn Anh Quốc Huy và Nguyễn Anh Khải Hoàn thuộc khoa Điện-Điện tử; Trương Hoàng Trung và Trần Khánh Linh thuộc khoa Đào tạo Quốc tế góp phần giải “bài toán” thiếu hụt nhân sự trong các nhà hàng, khách sạn hiện nay. Sản phẩm Robot phục vụ thông minh có khả năng giao tiếp đa ngôn ngữ; sử dụng thực đơn điện tử và khách hàng có thể trực tiếp chọn món; cập nhật thông tin đơn hàng và thông báo trạng thái món ăn; quét mã QR và nhận số điện thoại khi đặt bàn trực tuyến; nhận thông tin thanh toán và xuất hóa đơn cho khách hàng;…
Sự hữu ích và khả khi của các sản phẩm đã giúp sinh viên Duy Tân giành nhiều giải cao trong Ngày hội gồm:
• Giải Nhì: Dự án “Giường ngủ thông minh SMartbed”
• Giải Ba: Dự án “Ứng dụng IOT trong nuôi Tằm - Dự án I-tằm” và “Robot phục vụ thông minh”
Trở về từ cuộc thi, sinh viên Trung Hiếu (khoa Điện-Điện tử) chia sẻ: “Chúng em tham gia Ngày hội ‘Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp’ với tâm thế khá thoải mái, nên khi được xướng tên là nhóm có dự án đạt được giải Nhì chúng em thực sự rất vui. Kết quả lần này đã phần nào củng cố và thôi thúc các thành viên tiếp tục cố gắng, hoàn thiện dự án để có thể mang dự án đến gần hơn với mọi người. Bên cạnh đó, chúng em cũng chân thành cảm ơn Thành đoàn Đà Nẵng đã mang đến một sân chơi khởi nghiệp thực sự bổ ích và đặc biệt là Đại học Duy Tân đã xây dựng nền tảng giáo dục khởi nghiệp ngay trong quá trình học tập cũng như tổ chức nhiều cuộc thi để chúng em rèn luyện kỹ năng và tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích cho xã hội.”
Các bạn có thể xem thông tin đào tạo của Đại học Duy Tân tại đây: Khoa Đào tạo Quốc tế, Khoa Điện-Điện tử, Chương trình Du học Tại chỗ
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4655&pid=2068&lang=vi-VN
Kết hợp đưa nội dung Hướng nghiệp và Khởi nghiệp vào chương trình đào tạo đồng thời tổ chức nhiều các cuộc thi quy mô lớn trong trường, trong khoa, Đại học Duy Tân đã nâng cao tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên với thành tích ban đầu là tạo ra rất nhiều sản phẩm thú vị và hữu ích. Mới đây nhất, khi đăng ký tham dự các sân chơi khởi nghiệp do Tp. Đà Nẵng tổ chức, cán bộ và sinh viên Đại học Duy Tân đã “cán đích” với nhiều giải thưởng. Trong đó có giải Nhất tại Cuộc thi Techstars Startup Weekend Danang 2019 và 1 giải Nhì, 2 giải Ba tại Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”.
Techstars Startup Weekend Danang 2019: Giải Nhất với sản phẩm Clear Head
Cuộc thi Techstars Startup Weekend Danang 2019 do Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh, Tp. Đà Nẵng tổ chức từ ngày 25 đến 27/10/2019, được xem là chương trình huấn luyện khởi nghiệp trong vòng 54 giờ dành cho các thí sinh đang ấp ủ nhiều ý tưởng khởi nghiệp. Trong 28 ý tưởng được thuyết trình giới thiệu, Ban Giám khảo đã xem xét và chọn ra 10 ý tưởng xuất sắc nhất để tiếp tục phát triển thành sản phẩm. 70 thí sinh đăng ký tham dự đã được chia nhóm, mỗi nhóm nhận 1 trong 10 ý tưởng tiềm năng để thực hiện demo sản phẩm, xây dựng doanh nghiệp với mô hình kinh doanh mới.
Nguyễn Thị Hồng Thấm (thứ 2 từ trái sang)
cùng các bạn trong nhóm nhận giải Nhất
Nguyễn Thị Hồng Thấm - Chuyên viên Trung tâm Khởi nghiệp Đại học Duy Tân cùng nhiều thí sinh các trường Đại học đã tiếp nhận thực hiện phát triển ý tưởng dự án “Miếng lót mũ bảo hiểm giữ vệ sinh tóc và da đầu - Clear Head”. Từ thực tế ban đầu là thường khi tham gia giao thông, mọi người sử dụng mũ bảo hiểm nhưng ít ai thực hiện vệ sinh cho mũ. Điều này gây ra các bệnh vẩy nến, nấm đầu, viêm da tiết bã nhờn,… Bởi thế ý tưởng này nhanh chóng tạo sự hứng thú cho nhóm với quyết tâm tạo ra một sản phẩm chất lượng nhằm giữ gìn vệ sinh cho tóc và da đầu, tránh khỏi bụi bẩn và các bệnh có liên quan đến da đầu.
Nguyễn Thị Hồng Thấm cùng cả nhóm bắt tay vào thực hiện thu thập ý kiến người dùng về những khó khăn, thiếu thoải mái cũng như bệnh về da đầu khi dùng mũ bảo hiểm. Sau đó, nhóm xây dựng một sản phẩm Miếng lót mũ bảo hiểm với thiết kế độc đáo. Sản phẩm có hình 6 cánh hoa, chỉ dử dụng 1 lần dành cho mũ nửa đầu. Mũ được làm với chất liệu 70% sợi tơ thiên nhiên Viscose kết hợp 30% sợi nhựa tổng hợp Polyeste, tạo độ mỏng nhẹ, thoáng má và mềm mịn, góp phần mang đến cảm giác thoải mái cho khách hàng khi sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên trong vòng 15 - 30 ngày. Ý tưởng này được Hội đồng Giám khảo cùng các đại diện doanh nghiệp đánh giá cao về các tiêu chí sáng tạo, tính khả thi, có ý nghĩa xã hội và được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết triệt để các bệnh về da đầu do mũ bảo hiểm gây ra.
Chia sẻ niềm vui sau khi giành giải Nhất, Hồng Thấm khẳng định: “Tham gia cuộc thi là một điều may mắn đối với bản thân tôi. Ở đó, tôi học hỏi thêm nhiều kiến thức mới lạ và những ý tưởng sáng tạo độc đáo từ đội bạn. Kết quả chung cuộc với giải thưởng cao nhất là điều mà tôi không ngờ đến. Tất cả là sự đoàn kết và nỗ lực phấn đấu của tất cả các thành viên trong nhóm. Qua đó, tôi thật sự ngưỡng mộ phần nào tinh thần hăng hái, lòng đam mê khởi nghiệp của các bạn trẻ. Tôi thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc góp một phần công sức cùng với đội ngũ cán bộ, giảng viên để xây dựng một nền tảng giáo dục khởi nghiệp vững chắc cho sinh viên Đại học Duy Tân.”
Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”: 1 giải Nhì và 2 giải Ba
Song song với Cuộc thi Techstars Startup Weekend Danang 2019, sáng ngày 27/10/2019, Thành Đoàn Tp. Đà Nẵng đã tổ chức Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” dành cho sinh viên các trường cao đẳng, Đại học trên toàn địa bàn. Sinh viên Duy Tân tham dự cuộc thi với nhiều sản phẩm thú vị gồm: Dự án “Giường ngủ thông minh SMartbed”, Dự án “Ứng dụng IOT trong nuôi Tằm - Dự án I-tằm” và “Robot Phục vụ thông minh”,…
Nhóm sinh viên Đại học Duy Tân nhận giải Nhì tại
Ngày hội “Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”
Các sản phẩm của sinh viên Duy Tân đều được đánh giá rất cao bởi tính khả thi cũng như tâm huyết muốn được cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là nâng cao năng xuất nuôi tằm, chăm sóc chất lượng sức khỏe, giảm thiểu tối đa sức lao động của con người bằng các sản phẩm điện tử thay thế. Cụ thể:
Dự án “Giường ngủ thông minh SMartbed” của nhóm sinh viên Lê Thị Thu Ngân, Phan Văn Thịnh thuộc khoa Đào tạo Quốc tế và Phan Trung Hiếu, Lê Nguyễn Văn Dương thuộc khoa Điện - Điện tử đã được tích hợp rất nhiều tính năng. Bao gồm: Tự động buông/xếp màn theo trạng thái ngủ/thức của người dùng; đo đạc, lưu trữ, báo cáo các thông số sức khỏe như huyết áp, nhịp tim; đánh giá chất lượng giấc ngủ và đưa ra một số lời khuyên; đặc biệt hơn là cảnh báo các thông số bất thường và nguy cơ đột tử.
Dự án “Ứng dụng IOT trong nuôi Tằm - Dự án I-tằm” của nhóm sinh viên Lê Quang Tú, Nguyễn Văn Tấn, Phan Quốc Nam thuộc Khoa Điện-Điện tử và Lưu Khánh Thảo Nhi, Phạm Minh Tuấn thuộc Chương trình Du học Tại chỗ lấy bằng Mỹ (ADP) giúp người dân dễ dàng hơn trong việc thu thập các chỉ số về: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… Ứng dụng nuôi tằm sẽ tự động điều chỉnh thông số môi trường cho thích hợp với điều kiện sinh trưởng của tằm ở các giai đoạn khác nhau, sau đó gửi các dữ liệu liên quan đến người nuôi tằm thông qua ứng dụng chạy trên thiết bị di động.
Dự án Robot phục vụ thông minh của nhóm sinh viên Nguyễn Anh Quốc Huy và Nguyễn Anh Khải Hoàn thuộc khoa Điện-Điện tử; Trương Hoàng Trung và Trần Khánh Linh thuộc khoa Đào tạo Quốc tế góp phần giải “bài toán” thiếu hụt nhân sự trong các nhà hàng, khách sạn hiện nay. Sản phẩm Robot phục vụ thông minh có khả năng giao tiếp đa ngôn ngữ; sử dụng thực đơn điện tử và khách hàng có thể trực tiếp chọn món; cập nhật thông tin đơn hàng và thông báo trạng thái món ăn; quét mã QR và nhận số điện thoại khi đặt bàn trực tuyến; nhận thông tin thanh toán và xuất hóa đơn cho khách hàng;…
Sự hữu ích và khả khi của các sản phẩm đã giúp sinh viên Duy Tân giành nhiều giải cao trong Ngày hội gồm:
• Giải Nhì: Dự án “Giường ngủ thông minh SMartbed”
• Giải Ba: Dự án “Ứng dụng IOT trong nuôi Tằm - Dự án I-tằm” và “Robot phục vụ thông minh”
Trở về từ cuộc thi, sinh viên Trung Hiếu (khoa Điện-Điện tử) chia sẻ: “Chúng em tham gia Ngày hội ‘Kết nối ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp’ với tâm thế khá thoải mái, nên khi được xướng tên là nhóm có dự án đạt được giải Nhì chúng em thực sự rất vui. Kết quả lần này đã phần nào củng cố và thôi thúc các thành viên tiếp tục cố gắng, hoàn thiện dự án để có thể mang dự án đến gần hơn với mọi người. Bên cạnh đó, chúng em cũng chân thành cảm ơn Thành đoàn Đà Nẵng đã mang đến một sân chơi khởi nghiệp thực sự bổ ích và đặc biệt là Đại học Duy Tân đã xây dựng nền tảng giáo dục khởi nghiệp ngay trong quá trình học tập cũng như tổ chức nhiều cuộc thi để chúng em rèn luyện kỹ năng và tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích cho xã hội.”
Các bạn có thể xem thông tin đào tạo của Đại học Duy Tân tại đây: Khoa Đào tạo Quốc tế, Khoa Điện-Điện tử, Chương trình Du học Tại chỗ
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4655&pid=2068&lang=vi-VN
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1776
Join date : 24/07/2015
Re: Đại học Duy Tân giành nhiều giải Nhất, Nhì, Ba tại các Cuộc thi Khởi nghiệp
[size=32]Sinh viên Duy Tân vô địch cuộc thi an toàn thông tin ASEAN[/size]
Trải qua 8 giờ tập trung thi đấu, sinh viên trường Đại học (ĐH) Duy Tân đã ghi dấu ấn với thành tích đáng nể tại vòng sơ khảo cuộc thi “sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019” khu vực miền Trung.
Ban tổ chức trao giải nhất cho đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân
Cụ thể, đội đã giành ba giải cao nhất gồm giải nhất, giải nhì và giải ba. Đạt được điểm số cao nhất tại vòng sơ khảo, 2 đội tuyển ISITDTU và ISITDTU2 của ĐH Duy Tân đã nhận được "vé" tham dự vòng chung kết sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 29-11-2019.
Vòng sơ khảo cuộc thi "Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019" diễn ra ngày 3-11-2019, do Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục công nghệ thông tin và Cục an toàn thông tin tổ chức đồng thời tại 3 khu vực khu vực miền Bắc - Thủ đô Hà Nội (tại Học viện kỹ thuật mật mã), khu vực miền Trung - TP. Đà Nẵng (tại ĐH Duy Tân), và khu vực miền Nam - TP. HCM (tại ĐH Quốc tế Sài Gòn).
Đây là năm thứ 12 cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin được tổ chức tại Việt Nam với sự góp mặt của 72 đội thi đến từ 32 cơ sở đào tạo trên toàn quốc. Năm 2019 cũng là năm đầu tiên, cuộc thi mở rộng ra khu vực ASEAN; do đó, 10 đội tuyển giành giải cao nhất vòng sơ khảo sẽ tham dự chung kết toàn quốc cùng sự góp mặt của một số đội tuyển xuất sắc nhất đến từ nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN.
Phát biểu tại cuộc thi, TS. Nguyễn Quang Thanh - Giám đốc Sở Thông tin & truyền thông TP Đà Nẵng, Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam chia sẻ: "cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin diễn ra hàng năm cũng nhằm mục đích tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Đồng thời, cuộc thi cũng góp phần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho sinh viên các học viện, trường đại học cũng như đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, và học tập. Cuộc thi còn là hoạt động ý nghĩa tạo cơ hội cho sinh viên các nước ASEAN cùng nhau giao lưu, học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau trong công cuộc đảm bảo an toàn thông tin."
Đội tuyển ISITDTU2 và ISITDTU3 của ĐH Duy Tân giành giải nhì và giải ba tại cuộc thi
Vòng sơ khảo tại khu vực miền Trung là cuộc tranh tài quyết liệt của 7 đội tuyển đến từ 4 trường, gồm trường ĐH Duy Tân, trường ĐH Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng, trường ĐH Quảng Bình, và trường ĐH Thông tin Liên lạc.
Với hình thức "cướp cờ" (Capture The Flag - CTF) theo vấn nạn (jeopardy), các đội thi phải vượt qua thử thách với 4 kỹ năng khai thác lỗ hổng (web, phần mềm hệ thống), dịch ngược, điều tra số, mã hóa.
Đạt 401 điểm, đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân đã trở thành đội đạt điểm số cao nhất và giành giải nhất cuộc thi. Hai đội tuyển của trường ĐH Duy Tân lần lượt nhận giải nhì và giải ba là ISITDTU2 và ISITDTU3 với 301 điểm. Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng trao 2 giải Khuyến khích cho đội tuyển BKDN_SSW thuộc trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng - ĐH Đà Nẵng và đội tuyển QBU thuộc trường ĐH Quảng Bình.
Theo đó, 2 đội tuyển có số điểm cao nhất là ISITDTU và ISITDTU2 sẽ cùng 8 đội tuyển đến từ các khu vực miền Bắc và miền Nam hội ngộ tại vòng chung kết cuộc thi "sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019". Trong đó, 5 đội miền Bắc gồm Just ∫du It! (trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội), KMA PeBois (Học viện kỹ thuật mật mã), Nupakachi (trường ĐH Bách khoa Hà Nội), z3r0_night (ĐH FPT), Y45uno (Học viện an ninh nhân dân) và 3 đội miền Nam, gồm UIT-BEAN (trường ĐH công nghệ thông tin - đại học quốc gia Tp. Hồ HCM), Noobiens (trường ĐH Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh), H2DP (Học viện bưu chính viễn thông Tp. HCM).
Sinh viên Thái Trường Duy, ngành kỹ thuật mạng, khoa công nghệ thông tin, ĐH Duy Tân - thành viên của đội tuyển ISITDTU giành giải nhất cuộc thi chia sẻ: "cuộc thi đã giúp chúng em nâng cao hơn nữa kỹ năng phân tích lỗ hổng, mã hóa thông tin, xây dựng cách thức phòng chống các cuộc tấn công và bảo vệ hệ thống mạng.
Với tâm thế bình tĩnh và tràn đầy tự tin, nhóm chúng em rất vui mừng khi giành được giải thưởng cao nhất tại vòng thi sơ khảo khu vực miền Trung. Hy vọng rằng, với sự đoàn kết và nỗ lực hết mình, chúng em sẽ tiếp tục đoạt được giải thưởng cao tại vòng thi chung kết sắp đến."
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về đào tạo công nghệ thông tin của ĐH Duy Tân tại đây: khoa công nghệ thông tin, khoa đào tạo quốc tế, du học tại chỗ.
https://tuoitre.vn/sinh-vien-duy-tan-vo-dich-cuoc-thi-an-toan-thong-tin-asean-20191108084745648.htm
Trải qua 8 giờ tập trung thi đấu, sinh viên trường Đại học (ĐH) Duy Tân đã ghi dấu ấn với thành tích đáng nể tại vòng sơ khảo cuộc thi “sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019” khu vực miền Trung.
Ban tổ chức trao giải nhất cho đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân
Cụ thể, đội đã giành ba giải cao nhất gồm giải nhất, giải nhì và giải ba. Đạt được điểm số cao nhất tại vòng sơ khảo, 2 đội tuyển ISITDTU và ISITDTU2 của ĐH Duy Tân đã nhận được "vé" tham dự vòng chung kết sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 29-11-2019.
Vòng sơ khảo cuộc thi "Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019" diễn ra ngày 3-11-2019, do Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục công nghệ thông tin và Cục an toàn thông tin tổ chức đồng thời tại 3 khu vực khu vực miền Bắc - Thủ đô Hà Nội (tại Học viện kỹ thuật mật mã), khu vực miền Trung - TP. Đà Nẵng (tại ĐH Duy Tân), và khu vực miền Nam - TP. HCM (tại ĐH Quốc tế Sài Gòn).
Đây là năm thứ 12 cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin được tổ chức tại Việt Nam với sự góp mặt của 72 đội thi đến từ 32 cơ sở đào tạo trên toàn quốc. Năm 2019 cũng là năm đầu tiên, cuộc thi mở rộng ra khu vực ASEAN; do đó, 10 đội tuyển giành giải cao nhất vòng sơ khảo sẽ tham dự chung kết toàn quốc cùng sự góp mặt của một số đội tuyển xuất sắc nhất đến từ nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN.
Phát biểu tại cuộc thi, TS. Nguyễn Quang Thanh - Giám đốc Sở Thông tin & truyền thông TP Đà Nẵng, Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam chia sẻ: "cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin diễn ra hàng năm cũng nhằm mục đích tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Đồng thời, cuộc thi cũng góp phần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho sinh viên các học viện, trường đại học cũng như đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, và học tập. Cuộc thi còn là hoạt động ý nghĩa tạo cơ hội cho sinh viên các nước ASEAN cùng nhau giao lưu, học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau trong công cuộc đảm bảo an toàn thông tin."
Đội tuyển ISITDTU2 và ISITDTU3 của ĐH Duy Tân giành giải nhì và giải ba tại cuộc thi
Vòng sơ khảo tại khu vực miền Trung là cuộc tranh tài quyết liệt của 7 đội tuyển đến từ 4 trường, gồm trường ĐH Duy Tân, trường ĐH Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng, trường ĐH Quảng Bình, và trường ĐH Thông tin Liên lạc.
Với hình thức "cướp cờ" (Capture The Flag - CTF) theo vấn nạn (jeopardy), các đội thi phải vượt qua thử thách với 4 kỹ năng khai thác lỗ hổng (web, phần mềm hệ thống), dịch ngược, điều tra số, mã hóa.
Đạt 401 điểm, đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân đã trở thành đội đạt điểm số cao nhất và giành giải nhất cuộc thi. Hai đội tuyển của trường ĐH Duy Tân lần lượt nhận giải nhì và giải ba là ISITDTU2 và ISITDTU3 với 301 điểm. Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng trao 2 giải Khuyến khích cho đội tuyển BKDN_SSW thuộc trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng - ĐH Đà Nẵng và đội tuyển QBU thuộc trường ĐH Quảng Bình.
Theo đó, 2 đội tuyển có số điểm cao nhất là ISITDTU và ISITDTU2 sẽ cùng 8 đội tuyển đến từ các khu vực miền Bắc và miền Nam hội ngộ tại vòng chung kết cuộc thi "sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2019". Trong đó, 5 đội miền Bắc gồm Just ∫du It! (trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội), KMA PeBois (Học viện kỹ thuật mật mã), Nupakachi (trường ĐH Bách khoa Hà Nội), z3r0_night (ĐH FPT), Y45uno (Học viện an ninh nhân dân) và 3 đội miền Nam, gồm UIT-BEAN (trường ĐH công nghệ thông tin - đại học quốc gia Tp. Hồ HCM), Noobiens (trường ĐH Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh), H2DP (Học viện bưu chính viễn thông Tp. HCM).
Sinh viên Thái Trường Duy, ngành kỹ thuật mạng, khoa công nghệ thông tin, ĐH Duy Tân - thành viên của đội tuyển ISITDTU giành giải nhất cuộc thi chia sẻ: "cuộc thi đã giúp chúng em nâng cao hơn nữa kỹ năng phân tích lỗ hổng, mã hóa thông tin, xây dựng cách thức phòng chống các cuộc tấn công và bảo vệ hệ thống mạng.
Với tâm thế bình tĩnh và tràn đầy tự tin, nhóm chúng em rất vui mừng khi giành được giải thưởng cao nhất tại vòng thi sơ khảo khu vực miền Trung. Hy vọng rằng, với sự đoàn kết và nỗ lực hết mình, chúng em sẽ tiếp tục đoạt được giải thưởng cao tại vòng thi chung kết sắp đến."
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về đào tạo công nghệ thông tin của ĐH Duy Tân tại đây: khoa công nghệ thông tin, khoa đào tạo quốc tế, du học tại chỗ.
https://tuoitre.vn/sinh-vien-duy-tan-vo-dich-cuoc-thi-an-toan-thong-tin-asean-20191108084745648.htm
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
Similar topics
» Sinh viên Duy Tân giành nhiều giải cao tại các Cuộc thi Khởi nghiệp
» Sinh viên Duy Tân giành nhiều giải cao tại các cuộc thi Khởi nghiệp
» ĐH Duy Tân giành giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp ASEAN - Hackathon 2024
» Sinh viên Duy Tân giành giải ba cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020
» Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải Nhì cuộc thi Khởi nghiệp Công nghệ "Se
» Sinh viên Duy Tân giành nhiều giải cao tại các cuộc thi Khởi nghiệp
» ĐH Duy Tân giành giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp ASEAN - Hackathon 2024
» Sinh viên Duy Tân giành giải ba cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020
» Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải Nhì cuộc thi Khởi nghiệp Công nghệ "Se
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: Du lịch, Tour, Tuyển sinh, Việc làm Toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết