SV ĐH Duy Tân giành giải nhất và giải ba tại 'Sáng kiến Năng lượng Bền vững
3 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
SV ĐH Duy Tân giành giải nhất và giải ba tại 'Sáng kiến Năng lượng Bền vững
[size=32]SV ĐH Duy Tân giành giải nhất và giải ba tại 'Sáng kiến Năng lượng Bền vững' 2021[/size]
Ở sân chơi đầy thử thách và thú vị này, sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân đã có mặt ở những giải thưởng lớn nhất khi có một thành viên nằm trong đội thi giành giải Nhất cùng toàn bộ các thành viên của đội giành giải Ba tại Chung kết cuộc thi “Sáng kiến Năng lượng Bền vững” 2021 diễn ra vào ngày 26/11/2021 với hình thức online.
“Sáng kiến Năng lượng Bền vững” do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và New Energy Nexus Việt Nam đồng tổ chức, nhằm phát huy năng lực sáng tạo và nâng cao nhận thức của người trẻ về phát triển bền vững. Một cuộc thi toàn quốc lấy mục tiêu góp phần giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển những nguồn năng lượng mới - năng lượng tái tạo ngay lập tức đã thu hút rất nhiều sinh viên trên cả nước tham gia. Các sinh viên yêu thích chủ đề này đăng ký theo 2 hình thức: cá nhân và tập thể. Những sinh viên đăng ký theo hình thức cá nhân sau đó sẽ được ghép đội và cùng nhau triển khai ý tưởng của mình.
Ban Tổ chức trao giải Nhất, Nhì, Ba cho các đội xuất sắc nhất
Trước vòng Chung kết, tại vòng Online Hackathon, các đội đã cùng sáng tạo ra các giải pháp cho 1 trong 7 thử thách gồm:
- Xây dựng bản đồ số (digitized map) về tiêu thụ năng lượng cho quy mô 1 khu công nghiệp (KCN);
- Chiếu sáng cho biển quảng cáo ngoài trời bằng năng lượng mặt trời (solar) và tuabin gió mini (mini wind turbine);
- Giám sát và tối ưu hóa năng lượng trong các nhà máy, công trình, văn phòng;
- Đánh giá và quản lý phát thải carbon của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất;
- Thùng rác thông minh phân loại rác tại nguồn;
- Giải pháp thiết kế và lắp đặt hệ thống điện mặt trời nhanh, gọn nhẹ, tải trọng thấp;
- Giải pháp xử lý chất thải sinh hoạt sáng tạo.
Vượt qua nhiều đội chơi đến từ các trường đại học, 8 đội xuất sắc đã bước vào vòng Chung kết. Sau 6 tuần nỗ lực thực hiện đề tài cùng khả năng thuyết trình đầy sức thuyết phục, 3 đội thi đã được Ban giám khảo trao giải thưởng cao nhất là:
· Giải Nhất: đội ENLIL với “Giải pháp chiếu sáng thông minh và bền vững” (sinh viên đến từ ĐH Duy Tân, ĐH Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Hà Nội),
· Giải Nhì: đội tuyển với dự án “Xử lý rác thải hữu cơ bằng ruồi lính đen” (sinh viên đến từ ĐH Cần Thơ),
· Giải Ba: đội FWP với Sản phẩm “Máy xử lý thực phẩm thừa FWP” (sinh viên đến từ ĐH Duy Tân).
Cùng với các phần thưởng, 3 đội được trao cơ hội thực tập thực tế, vị trí ươm tạo dự án trực tuyến tại Vườn ươm Doanh nghiệp Becamex (BBI), một chuyến tham quan và tổ hợp các hội thảo để phát triển bản thân.
Giải pháp “Chiếu sáng thông minh và bền vững” giành giải Nhất thuyết phục
Do tham gia với hình thức cá nhân nên khi được ghép vào 1 đội và lấy tên là ENLIL, 3 sinh viên gồm:
- Nguyễn Anh Khải Hoàn - ngành Điện Tự động, ĐH Duy Tân;
- Phạm Lê Ngọc Trâm - ngành Khoa học Vật liệu, ĐH Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh;
- Trần Đức Nguyên - ngành Điện, ĐH Bách khoa Hà Nội
đã có không ít bối rối ban đầu. Tuy nhiên, cùng chung lĩnh vực học tập, niềm đam mê nghiên cứu và sự năng động của tuổi trẻ, 3 bạn sinh viên đã rất nhanh hiểu ý nhau và lên ý tưởng thực hiện dự án “Giải pháp Chiếu sáng thông minh và bền vững” để bắt nhịp cùng cuộc thi.
Sinh viên Nguyễn Anh Khải Hoàn (ĐH Duy Tân)cùng Giải pháp “Chiếu sáng thông minh và bền vững” đã giành giải Nhất
Lựa chọn thực hiện đề tài này, đội ENLIL đã thiết kế và phát triển một hệ thống năng lượng tái tạo hỗn hợp bao gồm một tuabin trục đứng và các tấm pin mặt trời để tạo ra năng lượng điện, đồng thời, sử dụng năng lượng gió do các phương tiện tăng tốc cung cấp để chạy tuabin cả ngày lẫn đêm. Việc sử dụng cả năng lượng gió và năng lượng mặt trời để vận hành sản xuất điện đã tạo ra một lợi thế rất lớn. Điện từ hệ thống sẽ được ưu tiên sạc cho acquy, phần điện sản sinh còn dư sẽ thông qua một bộ chuyển đổi để dẫn vào mạng điện của cửa hàng và phục vụ cho các mục đích sử dụng khác. Chính điều này giúp giảm chi phí cho thiết bị lưu trữ cũng như khuyến khích về một tương lai sử dụng năng lượng bền vững.
Nguyễn Anh Khải Hoàn - thành viên đội giành giải Nhất đến từ ĐH Duy Tân chia sẻ: “Để thực hiện đề tài này, chúng em đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về năng lượng tái tạo cũng như các thiết bị, cơ cấu vận hành, cấu tạo - nguyên lý hoạt động của tuabin, nguyên lý hoạt động của đèn năng lượng mặt trời,… Do học ngành Điện Tự động nên em đã có sẵn các kiến thức về Điện và cũng dễ dàng triển khai đề tài. Điểm bất lợi khi làm đề tài là 3 sinh viên trong đội đến từ các trường khác nhau, chúng em chỉ có thể làm việc online với nhau. Do đó, chúng em phải tranh thủ thời gian sau các buổi học, thường là muộn sau 10 giờ tối mới có thể cùng nhau làm. Tuy nhiên, càng về cuối cuộc thi, cả 3 càng ăn ý nên đề tài triển khai rất thành công. Cả đội đều vô cùng vui mừng khi giành được giải cao nhất ở một cuộc thi rất ý nghĩa này.”
“Máy xử lý thực phẩm thừa FWP” chung tay bảo vệ môi trường xuất sắc giành giải Ba
Đội FWP với tất cả các thành viên đến từ ĐH Duy Tân do ThS. Phạm Ngọc Quang thuộc Trung tâm Điện-Điện tử (CEE) hướng dẫn, bao gồm:
- Nguyễn Văn Hoàng Long - ngành Cơ-Điện tử,
- Phạm Khắc Minh Đức - ngành Cơ-Điện tử,
- Nguyễn Thanh Hùng - ngành Cơ-Điện tử, và
- Nguyễn Minh Huy - ngành Quản trị Kinh doanh.
Trước khi triển khai sản phẩm “Máy xử lý thực phẩm thừa FWP”, đội đã đi tìm hiểu và được biết: mỗi ngày có 87% hộ gia đình thải hai đĩa thức ăn thừa, điều này gây lãng phí thực phẩm và góp phần làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, người chăn nuôi thường sử dụng đồ ăn thừa chưa qua xử lý cho lợn ăn, không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, an toàn cho tiêu hóa của vật nuôi cũng như của người tiêu dùng về sau. Vì vậy, các bạn đã lên ý tưởng thiết kế và chế tạo “Máy xử lý thực phẩm thừa FWP”.
Đội FWP và các thành viên hỗ trợ thực hiện dự án
Các bạn sinh viên đã thiết kế một máy xử lý với chiều cao 80 cm, rộng 70 cm, có buồng nghiền thức ăn có thể chứa tới 16 kg thức ăn thừa. Thức ăn cho vào buồng chứa sẽ được nghiền trong vòng 30~45 phút. Máy tự động nghiền và loại bỏ nước tiết ra từ thực phẩm theo một hệ thống đường ống. Sau khi được nghiền nát, máy sẽ sấy khô toàn bộ thực phẩm thừa ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng 3 giờ. Sau đó bộ phận xay mịn sẽ xay và trộn thực phẩm với một lượng vi sinh nhất định để tạo ra thành phẩm là các hạt cám mịn. Chỉ trong vòng 4 giờ, máy có thể xử lý tối đa 16 kg thức ăn thừa và cho ra được 4 kg thành phẩm. Hoàn thành xong các công đoạn, máy sẽ tự động ngắt.
Phạm Khắc Minh Đức - thành viên của nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho biết: “Hạt cám do máy tạo ra rất sạch và đảm bảo dưỡng chất, giúp cho lợn dễ tiêu hóa và đường ruột luôn sạch. Người chăn nuôi sẽ hoàn toàn yên tâm khi tự tạo ra nguồn thực phẩm cho vật nuôi bằng cách trực tiếp sử dụng máy. Như vậy, vật nuôi vừa được ăn thực phẩm sạch vừa tiết kiệm được chi phí đồ ăn chăn nuôi.”
Sản phẩm “Máy xử lý thực phẩm thừa FWP”
Không chỉ giành giải Ba tại sân chơi này, sản phẩm “Máy xử lý thực phẩm thừa FWP” của đội FWP trước đó đã giành được khá nhiều giải thưởng khác, như:
· Giải Ba cuộc thi “Sáng kiến Năng lượng Bền vững 2021” của Tập đoàn New Energy Nexus,
· Lọt vào vòng Chung kết Hult Prize Impact Summit tại Tp. Hồ Chí Minh,
· Lọt vào vòng Chung kết cuộc thi Nghiên cứu Khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng,
· Đại diện trường ĐH Duy Tân tham dự cuộc thi “Sinh viên Start Up” của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
· Giải Nhất Hult Prize On Campus tại ĐH Duy Tân,
· Giải Nhất Hội nghị Nghiên cứu Khoa học Sinh viên do Khoa Cơ khí, Trường Công Nghệ thuộc trương ĐH Duy Tân tổ chức,
· Giải Ba Hội nghị Nghiên cứu Khoa học Sinh viên tại ĐH Duy Tân.
“Tham gia mỗi cuộc thi do ĐH Duy Tân hay các tổ chức, đơn vị ngoài trường tổ chức đã mang đến cho chúng em rất nhiều kinh nghiệm, tiếp thu thêm kiến thức cũng như cơ hội được tiếp cận với các chuyên gia, doanh nghiệp đến chia sẻ kiến thức hay kết nối đầu tư. Chúng em cũng đang tập trung để dự thi tại vòng Chung kết Cuộc thi Nghiên cứu Khoa học do Sở Khoa học & Công nghệ Đà Nẵng tổ chức với mong muốn hoàn thiện hơn nữa sản phẩm, để nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, giúp người chăn nuôi yên tâm tạo ra thực phẩm sạch cho vật nuôi.”, Nguyễn Văn Hoàng Long - thành viên của đội cho biết thêm
ĐẠI HỌC DUY TÂN
-Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
-Top 700 Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
-Top 210 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo QS Asian University Rankings.
-Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
-Top 107 Thế giới trong xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022 theo Times Higher Education (THE).
-Top 577 các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 theo U.S. News & World Report
-Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
-Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
-Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
-Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 01/2021.
Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai
P.V
Nguồn: https://tienphong.vn/sv-dh-duy-tan-gianh-giai-nhat-va-giai-ba-tai-sang-kien-nang-luong-ben-vung-2021-post1397833.tpo
Ở sân chơi đầy thử thách và thú vị này, sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân đã có mặt ở những giải thưởng lớn nhất khi có một thành viên nằm trong đội thi giành giải Nhất cùng toàn bộ các thành viên của đội giành giải Ba tại Chung kết cuộc thi “Sáng kiến Năng lượng Bền vững” 2021 diễn ra vào ngày 26/11/2021 với hình thức online.
“Sáng kiến Năng lượng Bền vững” do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và New Energy Nexus Việt Nam đồng tổ chức, nhằm phát huy năng lực sáng tạo và nâng cao nhận thức của người trẻ về phát triển bền vững. Một cuộc thi toàn quốc lấy mục tiêu góp phần giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển những nguồn năng lượng mới - năng lượng tái tạo ngay lập tức đã thu hút rất nhiều sinh viên trên cả nước tham gia. Các sinh viên yêu thích chủ đề này đăng ký theo 2 hình thức: cá nhân và tập thể. Những sinh viên đăng ký theo hình thức cá nhân sau đó sẽ được ghép đội và cùng nhau triển khai ý tưởng của mình.
Ban Tổ chức trao giải Nhất, Nhì, Ba cho các đội xuất sắc nhất
Trước vòng Chung kết, tại vòng Online Hackathon, các đội đã cùng sáng tạo ra các giải pháp cho 1 trong 7 thử thách gồm:
- Xây dựng bản đồ số (digitized map) về tiêu thụ năng lượng cho quy mô 1 khu công nghiệp (KCN);
- Chiếu sáng cho biển quảng cáo ngoài trời bằng năng lượng mặt trời (solar) và tuabin gió mini (mini wind turbine);
- Giám sát và tối ưu hóa năng lượng trong các nhà máy, công trình, văn phòng;
- Đánh giá và quản lý phát thải carbon của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất;
- Thùng rác thông minh phân loại rác tại nguồn;
- Giải pháp thiết kế và lắp đặt hệ thống điện mặt trời nhanh, gọn nhẹ, tải trọng thấp;
- Giải pháp xử lý chất thải sinh hoạt sáng tạo.
Vượt qua nhiều đội chơi đến từ các trường đại học, 8 đội xuất sắc đã bước vào vòng Chung kết. Sau 6 tuần nỗ lực thực hiện đề tài cùng khả năng thuyết trình đầy sức thuyết phục, 3 đội thi đã được Ban giám khảo trao giải thưởng cao nhất là:
· Giải Nhất: đội ENLIL với “Giải pháp chiếu sáng thông minh và bền vững” (sinh viên đến từ ĐH Duy Tân, ĐH Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Hà Nội),
· Giải Nhì: đội tuyển với dự án “Xử lý rác thải hữu cơ bằng ruồi lính đen” (sinh viên đến từ ĐH Cần Thơ),
· Giải Ba: đội FWP với Sản phẩm “Máy xử lý thực phẩm thừa FWP” (sinh viên đến từ ĐH Duy Tân).
Cùng với các phần thưởng, 3 đội được trao cơ hội thực tập thực tế, vị trí ươm tạo dự án trực tuyến tại Vườn ươm Doanh nghiệp Becamex (BBI), một chuyến tham quan và tổ hợp các hội thảo để phát triển bản thân.
Giải pháp “Chiếu sáng thông minh và bền vững” giành giải Nhất thuyết phục
Do tham gia với hình thức cá nhân nên khi được ghép vào 1 đội và lấy tên là ENLIL, 3 sinh viên gồm:
- Nguyễn Anh Khải Hoàn - ngành Điện Tự động, ĐH Duy Tân;
- Phạm Lê Ngọc Trâm - ngành Khoa học Vật liệu, ĐH Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh;
- Trần Đức Nguyên - ngành Điện, ĐH Bách khoa Hà Nội
đã có không ít bối rối ban đầu. Tuy nhiên, cùng chung lĩnh vực học tập, niềm đam mê nghiên cứu và sự năng động của tuổi trẻ, 3 bạn sinh viên đã rất nhanh hiểu ý nhau và lên ý tưởng thực hiện dự án “Giải pháp Chiếu sáng thông minh và bền vững” để bắt nhịp cùng cuộc thi.
Sinh viên Nguyễn Anh Khải Hoàn (ĐH Duy Tân)cùng Giải pháp “Chiếu sáng thông minh và bền vững” đã giành giải Nhất
Lựa chọn thực hiện đề tài này, đội ENLIL đã thiết kế và phát triển một hệ thống năng lượng tái tạo hỗn hợp bao gồm một tuabin trục đứng và các tấm pin mặt trời để tạo ra năng lượng điện, đồng thời, sử dụng năng lượng gió do các phương tiện tăng tốc cung cấp để chạy tuabin cả ngày lẫn đêm. Việc sử dụng cả năng lượng gió và năng lượng mặt trời để vận hành sản xuất điện đã tạo ra một lợi thế rất lớn. Điện từ hệ thống sẽ được ưu tiên sạc cho acquy, phần điện sản sinh còn dư sẽ thông qua một bộ chuyển đổi để dẫn vào mạng điện của cửa hàng và phục vụ cho các mục đích sử dụng khác. Chính điều này giúp giảm chi phí cho thiết bị lưu trữ cũng như khuyến khích về một tương lai sử dụng năng lượng bền vững.
Nguyễn Anh Khải Hoàn - thành viên đội giành giải Nhất đến từ ĐH Duy Tân chia sẻ: “Để thực hiện đề tài này, chúng em đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về năng lượng tái tạo cũng như các thiết bị, cơ cấu vận hành, cấu tạo - nguyên lý hoạt động của tuabin, nguyên lý hoạt động của đèn năng lượng mặt trời,… Do học ngành Điện Tự động nên em đã có sẵn các kiến thức về Điện và cũng dễ dàng triển khai đề tài. Điểm bất lợi khi làm đề tài là 3 sinh viên trong đội đến từ các trường khác nhau, chúng em chỉ có thể làm việc online với nhau. Do đó, chúng em phải tranh thủ thời gian sau các buổi học, thường là muộn sau 10 giờ tối mới có thể cùng nhau làm. Tuy nhiên, càng về cuối cuộc thi, cả 3 càng ăn ý nên đề tài triển khai rất thành công. Cả đội đều vô cùng vui mừng khi giành được giải cao nhất ở một cuộc thi rất ý nghĩa này.”
“Máy xử lý thực phẩm thừa FWP” chung tay bảo vệ môi trường xuất sắc giành giải Ba
Đội FWP với tất cả các thành viên đến từ ĐH Duy Tân do ThS. Phạm Ngọc Quang thuộc Trung tâm Điện-Điện tử (CEE) hướng dẫn, bao gồm:
- Nguyễn Văn Hoàng Long - ngành Cơ-Điện tử,
- Phạm Khắc Minh Đức - ngành Cơ-Điện tử,
- Nguyễn Thanh Hùng - ngành Cơ-Điện tử, và
- Nguyễn Minh Huy - ngành Quản trị Kinh doanh.
Trước khi triển khai sản phẩm “Máy xử lý thực phẩm thừa FWP”, đội đã đi tìm hiểu và được biết: mỗi ngày có 87% hộ gia đình thải hai đĩa thức ăn thừa, điều này gây lãng phí thực phẩm và góp phần làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, người chăn nuôi thường sử dụng đồ ăn thừa chưa qua xử lý cho lợn ăn, không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, an toàn cho tiêu hóa của vật nuôi cũng như của người tiêu dùng về sau. Vì vậy, các bạn đã lên ý tưởng thiết kế và chế tạo “Máy xử lý thực phẩm thừa FWP”.
Đội FWP và các thành viên hỗ trợ thực hiện dự án
Các bạn sinh viên đã thiết kế một máy xử lý với chiều cao 80 cm, rộng 70 cm, có buồng nghiền thức ăn có thể chứa tới 16 kg thức ăn thừa. Thức ăn cho vào buồng chứa sẽ được nghiền trong vòng 30~45 phút. Máy tự động nghiền và loại bỏ nước tiết ra từ thực phẩm theo một hệ thống đường ống. Sau khi được nghiền nát, máy sẽ sấy khô toàn bộ thực phẩm thừa ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng 3 giờ. Sau đó bộ phận xay mịn sẽ xay và trộn thực phẩm với một lượng vi sinh nhất định để tạo ra thành phẩm là các hạt cám mịn. Chỉ trong vòng 4 giờ, máy có thể xử lý tối đa 16 kg thức ăn thừa và cho ra được 4 kg thành phẩm. Hoàn thành xong các công đoạn, máy sẽ tự động ngắt.
Phạm Khắc Minh Đức - thành viên của nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho biết: “Hạt cám do máy tạo ra rất sạch và đảm bảo dưỡng chất, giúp cho lợn dễ tiêu hóa và đường ruột luôn sạch. Người chăn nuôi sẽ hoàn toàn yên tâm khi tự tạo ra nguồn thực phẩm cho vật nuôi bằng cách trực tiếp sử dụng máy. Như vậy, vật nuôi vừa được ăn thực phẩm sạch vừa tiết kiệm được chi phí đồ ăn chăn nuôi.”
Sản phẩm “Máy xử lý thực phẩm thừa FWP”
Không chỉ giành giải Ba tại sân chơi này, sản phẩm “Máy xử lý thực phẩm thừa FWP” của đội FWP trước đó đã giành được khá nhiều giải thưởng khác, như:
· Giải Ba cuộc thi “Sáng kiến Năng lượng Bền vững 2021” của Tập đoàn New Energy Nexus,
· Lọt vào vòng Chung kết Hult Prize Impact Summit tại Tp. Hồ Chí Minh,
· Lọt vào vòng Chung kết cuộc thi Nghiên cứu Khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng,
· Đại diện trường ĐH Duy Tân tham dự cuộc thi “Sinh viên Start Up” của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
· Giải Nhất Hult Prize On Campus tại ĐH Duy Tân,
· Giải Nhất Hội nghị Nghiên cứu Khoa học Sinh viên do Khoa Cơ khí, Trường Công Nghệ thuộc trương ĐH Duy Tân tổ chức,
· Giải Ba Hội nghị Nghiên cứu Khoa học Sinh viên tại ĐH Duy Tân.
“Tham gia mỗi cuộc thi do ĐH Duy Tân hay các tổ chức, đơn vị ngoài trường tổ chức đã mang đến cho chúng em rất nhiều kinh nghiệm, tiếp thu thêm kiến thức cũng như cơ hội được tiếp cận với các chuyên gia, doanh nghiệp đến chia sẻ kiến thức hay kết nối đầu tư. Chúng em cũng đang tập trung để dự thi tại vòng Chung kết Cuộc thi Nghiên cứu Khoa học do Sở Khoa học & Công nghệ Đà Nẵng tổ chức với mong muốn hoàn thiện hơn nữa sản phẩm, để nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, giúp người chăn nuôi yên tâm tạo ra thực phẩm sạch cho vật nuôi.”, Nguyễn Văn Hoàng Long - thành viên của đội cho biết thêm
ĐẠI HỌC DUY TÂN
-Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
-Top 700 Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
-Top 210 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo QS Asian University Rankings.
-Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
-Top 107 Thế giới trong xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022 theo Times Higher Education (THE).
-Top 577 các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 theo U.S. News & World Report
-Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
-Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
-Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
-Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 01/2021.
Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai
P.V
Nguồn: https://tienphong.vn/sv-dh-duy-tan-gianh-giai-nhat-va-giai-ba-tai-sang-kien-nang-luong-ben-vung-2021-post1397833.tpo
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1757
Join date : 24/07/2015
Re: SV ĐH Duy Tân giành giải nhất và giải ba tại 'Sáng kiến Năng lượng Bền vững
DTU tham gia Triển lãm tại Hội nghị Xúc tiến Thương mại cho các Sản phẩm Thân thiện với Môi trường
Sáng ngày 21/12/2021, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương phối hợp cùng Sở Công Thương thành phố và Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại Đà Nẵng tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thân thiện môi trường. Bên lề hội nghị, các sản phẩm của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức đã được giới thiệu tại Hội chợ triển lãm. Trong đó có nhiều sản phẩm hữu ích đến từ Đại học Duy Tân.
Hội nghị Xúc tiến Thương mại cho các Sản phẩm Thân thiện với Môi trường là hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm mục đích kết nối doanh nghiệp với các sản phẩm thân thiện môi trường, góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố theo hướng vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế. Hội nghị đã thu hút sự tham gia của hơn 30 doanh nghiệp, đơn vị đang hoạt động trên địa bàn tham dự. Đại học Duy Tân mang đến 3 gian hàng trưng bày, gồm các sáng chế, đề tài thuộc các lĩnh vực Xây dựng, Y - Sinh - Dược, cùng các sản phẩm ứng dụng thuộc lĩnh vực Công nghệ và Điện tử. Đông đảo du khách đã đến tham quan và tìm hiểu gian hàng của nhà trường.
Gian hàng của Đại học Duy Tân tại Hội chợ triển lãm
Các sản phẩm được trưng bày tại gian hàng triển lãm của Đại học Duy Tân bao gồm:
- “Sản phẩm bê tông tính năng cao và gạch xây dựng không nung có sử dụng pin Lithium” của Khoa Xây dựng,
- “Đầu kéo xe lăn chạy bằng điện” của Trung tâm Cơ khí,
- “Bộ chuyển đổi Zigbee sang Lora ứng dụng trong mạch cảm biến không dây”, sản phẩm “Balo tái tạo năng lượng” và “Hệ thống giám sát và cải thiện chất lượng không khí sử dụng công nghệ Lorawan” của Khoa Điện - Điện tử,
- Sản phẩm “Robot phục vụ hành khách đi máy bay” của Khoa Cơ khí,
- “Trà hỗ trợ giảm đau bụng kinh từ dược liệu” và “Coffee Jam - Mứt café” của Khoa Môi trường và Khoa học Tự nhiên,
- “eCPR - Máy huấn luyện và hồi sức tim phổi vì cộng đồng” và sản phẩm “AED - 302 Trainer: Máy huấn luyện kỹ năng sốc tim ngoài tự động” của Trung tâm CVS,
- …
Đến với các gian hàng của Đại học Duy Tân, khách tham quan sẽ được tiếp cận với những công nghệ, phần mềm, sản phẩm mang tính thương mại cao. Đây đều là các sản phẩm sạch, uy tín, chất lượng, thân thiện môi trường, đã và đang được nghiên cứu, phát triển bởi các sinh viên, giảng viên tại Duy Tân. Tại gian hàng, các cán bộ, giảng viên của Đại học Duy Tân đã tư vấn, giới để khách tham quan có thể nắm bắt được các thông tin về sản phẩm, tối đa hóa hiệu quả của các cơ hội kinh doanh.
Bộ chuyển đổi Zigbee sang Lora ứng dụng trong mạch cảm biến không dây (bên trái) và
Hệ thống giám sát và cải thiện chất lượng không khí sử dụng công nghệ Lorawan
Balo tái tạo năng lượng
Sản phẩm “AED - 302 Trainer: Máy huấn luyện kỹ năng sốc tim ngoài tự động”
Sản phẩm “Robot phục vụ hành khách đi máy bay”
Sản phẩm “Đầu kéo xe lăn chạy bằng điện”
Coffee Jam - Mứt café
Trà hỗ trợ giảm đau bụng kinh từ dược liệu
Thầy Nguyễn Ngọc Hiếu - Giảng viên Khoa Môi trường và Khoa học Tự nhiên cho biết: “Nhóm nghiên cứu Y - Sinh - Dược của Khoa Môi trường và Khoa học Tự nhiên đang tăng cường các hoạt động nghiên cứu, điều chế các sản phẩm mới từ thảo mộc tự nhiên, an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. Sản phẩm Mứt Café và Trà hỗ trợ giảm đau bụng kinh từ dược liệu mà nhóm mang đến buổi triển lãm hôm này nhận được rất nhiều lời khen ngợi và các giải thưởng từ nhiều cuộc thi sáng chế, cũng như sự hưởng ứng từ khách tham quan. Mong rằng sản phẩm sẽ được thương mại hóa thành công, khẳng định năng lực và đáp lại thành quả nghiên cứu của cả nhóm trong thời gian qua.”
Hội nghị Xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thân thiện với môi trường diễn ra trong 3 ngày từ ngày 21 đến 23/12/2021 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Đà Nẵng.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5165&pid=2064&lang=vi-VN
Sáng ngày 21/12/2021, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương phối hợp cùng Sở Công Thương thành phố và Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại Đà Nẵng tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thân thiện môi trường. Bên lề hội nghị, các sản phẩm của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức đã được giới thiệu tại Hội chợ triển lãm. Trong đó có nhiều sản phẩm hữu ích đến từ Đại học Duy Tân.
Hội nghị Xúc tiến Thương mại cho các Sản phẩm Thân thiện với Môi trường là hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm mục đích kết nối doanh nghiệp với các sản phẩm thân thiện môi trường, góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố theo hướng vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế. Hội nghị đã thu hút sự tham gia của hơn 30 doanh nghiệp, đơn vị đang hoạt động trên địa bàn tham dự. Đại học Duy Tân mang đến 3 gian hàng trưng bày, gồm các sáng chế, đề tài thuộc các lĩnh vực Xây dựng, Y - Sinh - Dược, cùng các sản phẩm ứng dụng thuộc lĩnh vực Công nghệ và Điện tử. Đông đảo du khách đã đến tham quan và tìm hiểu gian hàng của nhà trường.
Gian hàng của Đại học Duy Tân tại Hội chợ triển lãm
Các sản phẩm được trưng bày tại gian hàng triển lãm của Đại học Duy Tân bao gồm:
- “Sản phẩm bê tông tính năng cao và gạch xây dựng không nung có sử dụng pin Lithium” của Khoa Xây dựng,
- “Đầu kéo xe lăn chạy bằng điện” của Trung tâm Cơ khí,
- “Bộ chuyển đổi Zigbee sang Lora ứng dụng trong mạch cảm biến không dây”, sản phẩm “Balo tái tạo năng lượng” và “Hệ thống giám sát và cải thiện chất lượng không khí sử dụng công nghệ Lorawan” của Khoa Điện - Điện tử,
- Sản phẩm “Robot phục vụ hành khách đi máy bay” của Khoa Cơ khí,
- “Trà hỗ trợ giảm đau bụng kinh từ dược liệu” và “Coffee Jam - Mứt café” của Khoa Môi trường và Khoa học Tự nhiên,
- “eCPR - Máy huấn luyện và hồi sức tim phổi vì cộng đồng” và sản phẩm “AED - 302 Trainer: Máy huấn luyện kỹ năng sốc tim ngoài tự động” của Trung tâm CVS,
- …
Đến với các gian hàng của Đại học Duy Tân, khách tham quan sẽ được tiếp cận với những công nghệ, phần mềm, sản phẩm mang tính thương mại cao. Đây đều là các sản phẩm sạch, uy tín, chất lượng, thân thiện môi trường, đã và đang được nghiên cứu, phát triển bởi các sinh viên, giảng viên tại Duy Tân. Tại gian hàng, các cán bộ, giảng viên của Đại học Duy Tân đã tư vấn, giới để khách tham quan có thể nắm bắt được các thông tin về sản phẩm, tối đa hóa hiệu quả của các cơ hội kinh doanh.
Bộ chuyển đổi Zigbee sang Lora ứng dụng trong mạch cảm biến không dây (bên trái) và
Hệ thống giám sát và cải thiện chất lượng không khí sử dụng công nghệ Lorawan
Balo tái tạo năng lượng
Sản phẩm “AED - 302 Trainer: Máy huấn luyện kỹ năng sốc tim ngoài tự động”
Sản phẩm “Robot phục vụ hành khách đi máy bay”
Sản phẩm “Đầu kéo xe lăn chạy bằng điện”
Coffee Jam - Mứt café
Trà hỗ trợ giảm đau bụng kinh từ dược liệu
Thầy Nguyễn Ngọc Hiếu - Giảng viên Khoa Môi trường và Khoa học Tự nhiên cho biết: “Nhóm nghiên cứu Y - Sinh - Dược của Khoa Môi trường và Khoa học Tự nhiên đang tăng cường các hoạt động nghiên cứu, điều chế các sản phẩm mới từ thảo mộc tự nhiên, an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. Sản phẩm Mứt Café và Trà hỗ trợ giảm đau bụng kinh từ dược liệu mà nhóm mang đến buổi triển lãm hôm này nhận được rất nhiều lời khen ngợi và các giải thưởng từ nhiều cuộc thi sáng chế, cũng như sự hưởng ứng từ khách tham quan. Mong rằng sản phẩm sẽ được thương mại hóa thành công, khẳng định năng lực và đáp lại thành quả nghiên cứu của cả nhóm trong thời gian qua.”
Hội nghị Xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thân thiện với môi trường diễn ra trong 3 ngày từ ngày 21 đến 23/12/2021 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Đà Nẵng.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5165&pid=2064&lang=vi-VN
oanhoanh2211- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1069
Join date : 29/12/2016
Re: SV ĐH Duy Tân giành giải nhất và giải ba tại 'Sáng kiến Năng lượng Bền vững
[size=32]Sinh viên ĐH Duy Tân giành giải cao nhất tại Seed for Change 2021[/size]
Sau hơn 1 tháng thi đấu, dự án “Hồi sức tim phổi và tỷ lệ sống sót ngoại viện” của đội CPR Heroes đến từ Khoa Y - ĐH Duy Tân đã vượt qua các đội thi tại Vòng Chung kết Cuộc thi “Seed For Change 2021” vào ngày 12-12-2021 để dành giải Nhất chung cuộc.
Giải Nhất của cuộc thi SFC
Giải Nhì và giải Ba của cuộc thi cũng đã được trao cho hai dự án tiềm năng khác được thực hiện bởi các dự án có sự tham gia của sinh viên Khoa Y của ĐH Duy Tân.
Seed for Change 2021 (SFC) là cuộc thi tìm kiếm các ý tưởng dự án cộng đồng bền vững do Liên đoàn Lãnh đạo & doanh nhân Trẻ Thế giới tại Đà Nẵng (JCI Đà Nẵng) phối hợp cùng Hội Sinh viên TP Đà Nẵng tổ chức.JCI là mạng lưới kết nối toàn cầu lớn nhất dành cho những công dân trẻ tích cực trong độ tuổi từ 18 đến 40, cùng chung tinh thần phát triển bản thân và phụng sự xã hội.
Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, đồng thời là đối tác chính thức của Liên Hiệp Quốc trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Các thành viên của JCI nổi tiếng toàn cầu như: cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, cố Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, cựu Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe,… cùng rất nhiều nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo hàng đầu.
Cuộc thi được tổ chức dưới dạng tranh tài, chuỗi chương trình đào tạo và bàn tròn thảo luận cùng các chuyên gia để:
- Ươm mầm và kết nối nguồn lực cho các dự án có tiềm năng tạo ảnh hưởng bền vững;
- Cung cấp cơ hội phát triển kỹ năng lãnh đạo cho các công dân tích cực;
- Phát động tinh thần chủ động và trách nhiệm xã hội của người trẻ trong việc giải quyết các thách thức xã hội tại địa phương;
- Nâng cao kiến thức và cung cấp thông tin về chủ đề sức khỏe cộng đồng.
Chủ đề của Seed for Change 2021 là: "Nâng cao sức khỏe cộng đồng" bám sát vào mục tiêu số 3: Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.
Ban tổ chức SFC 2021 đã nhận được 10 ý tưởng, dự án của các đội thi đến từ trường ĐH Duy Tân, ĐH Đà Nẵng, trường ĐH FPT, trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng, Công ty TNHH Thư Books,…
Trong suốt thời gian thi, các đội đã được tham gia vào các chương trình đào tạo, các buổi bàn tròn thảo luận nhằm hỗ trợ, phát triển hành trang và hoàn thiện các ý tưởng sáng tạo bền vững.
Giải Nhì của cuộc thi SFC
Trải qua giai đoạn ươm mầm và tranh tài ở Vòng Bán kết, 7 dự án đã được lựa chọn bước tiếp vào Vòng Chung kết dưới hình thức trực tuyến gồm:
- Dự án "Mầm thở": gồm các thành viên đến từ Công ty TNHH Thư Books + Đồng phục công sở Gilio,
- Dự án "Studnet17": gồm các thành viên đến từ trường ĐH Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng + trường ĐH FPT + Studnet17, Đà Nẵng,
- Dự án "Hoạt động thể lực theo tần số tim, huyết áp và ECG thích nghi ở người thừa cân béo phì tại Đà Nẵng": gồm các thành viên đến từ trường ĐH Duy Tân,
- Dự án "Chung tay vì Sức khoẻ tinh thần Người Cao Tuổi": gồm các thành viên đến từ trường ĐH Duy Tân,
- Dự án "Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người dân trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng": gồm các thành viên đến từ trường ĐH Duy Tân, ĐH Đà Nẵng,
- Dự án "Hồi sức tim phổi và tỷ lệ sống sót ngoại viện": gồm các thành viên đến từ trường ĐH Duy Tân,
- Dự án: "Chuồn chuồn cắn rốn": gồm các thành viên đến từ trường ĐH Duy Tân.
Tại Vòng Chung kết, các đội thi có 7 phút để trình bày dự án của mình và có 10 phút để phản biện, trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo. Các dự án dự thi được chấm điểm theo các tiêu chí: Kỹ năng thuyết trình, phản biện (20%), Năng lực xác định vấn đề (20%), Chất lượng của giải pháp (20%), Kế hoạch triển khai (20%), và Chất lượng của giải pháp (20%).
Dự án "Hồi sức tim phổi và tỷ lệ sống sót ngoại viện" (CPR and Surviral rates) của đội CPR Heroes gồm 3 sinh viên năm thứ 5 Khoa Y - ĐH Duy Tân là: Phạm Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thiên Hương, và Nguyễn Vũ Nhật Hạ tập trung thực hiện:
- Tập huấn thử nghiệm về kiến thức, thái độ của một nhóm đối tượng về CPR;
- Mở rộng mô hình và tăng khả năng tiếp cận với nhiều người dân, sử dụng poster tuyên truyền về cách sơ cấp cứu ban đầu, có mã QR dẫn đến video hướng dẫn CPR đúng cách;
- Đưa mô hình vào giảng dạy ở cấp trung học phổ thông, trường đại học, cao đẳng, các công ty.
Được đánh giá là một dự án có tính ứng dụng thực tiễn cao,"Hồi sức tim phổi và tỷ lệ sống sót ngoại viện" của đội CPR Heroesđã được trao giải Nhất tại Chung kết SFC 2021.
Giải Ba của cuộc thi
Ngoài ra, Ban Tổ chức SFC 2021 cũng đã trao giải Nhì cho dự án "Chuồn chuồn cắn rốn" cho đội thi Chuồn chuồn cắn rốn đến từ Khoa Y - ĐH Duy Tân với ý tưởng: lập ra các lớp dạy bơi và kỹ năng sơ cấp cứu bài bản cho các em nhỏ từ 5-15 tuổi, giúp giảm thiểu tai nạn do đuối nước,…
Một dự án nữa của các sinh viên Khoa Y - ĐH Duy Tân và Khoa Y Dược - ĐH Đà Nẵng đã nhận được giải Ba là "Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người dân trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng" của đội Nụ cười xinh với mục đích cải thiện và nâng cao sức khỏe răng miệng của các đối tượng là học sinh tiểu học.
Lần đầu thử sức ở một cuộc thi lớn và giành giải Nhất, Nguyễn Vũ Nhật Hạ, thành viên đội CPR Heroes chia sẻ: "Trước khi đến với cuộc thi, chúng em đang được học môn Nội bệnh lý về Hồi sức Cấp cứu và chúng em nhận ra rằng không phải ai cũng biết về CPR hoặc có thể biết nhưng chưa đúng và thực hành cũng chưa hiệu quả.
Trong khi đó, với những người ngừng tuần hoàn tim phổi, cứ mỗi phút trôi qua thì tỷ lệ sống sót của họ giảm 10% và trong 8-10 phút máu giàu oxy không được đưa đến các cơ quan (đặc biệt là não) thì cơ thể có thể tử vong từ sau 5-10 phút.
Bởi vậy, chúng em mong muốn nâng cao tỷ lệ sống sót ngoại viện của người ngừng tuần hoàn tim phổi bằng cách nâng cao kiến thức về CPR của người dân. Trước mắt, chúng em sẽ dành thời gian khoảng 1 năm để chạy dự án ngoài thực tế và nhân rộng mô hình tập huấn CPR ở Tp. Đà Nẵng.
Em hy vọng, với những kiến thức học được trong suốt thời gian qua tại Khoa Y - ĐH Duy Tân và những gì đã được trải nghiệm khi tham gia SFC 2021, chúng em có thể góp một phần nhỏ bé vào công tác nâng cao sức khỏe cộng đồng."
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Top 700 Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
* Top 210 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo QS Asian University Rankings.
* Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
* Top 107 Thế giới trong xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022 theo Times Higher Education (THE).
* Top 577 các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 theo U.S. News & World Report
* Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
* Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
* Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
* Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 01/2021.
* Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
* Lĩnh vực Khoa học Máy tính&Kỹ thuật Công nghệ xếp hạng Top 251-300 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
T.TH
Nguồn: https://tuoitre.vn/sinh-vien-dh-duy-tan-gianh-giai-cao-nhat-tai-seed-for-change-2021-2021122114435301.htm
Sau hơn 1 tháng thi đấu, dự án “Hồi sức tim phổi và tỷ lệ sống sót ngoại viện” của đội CPR Heroes đến từ Khoa Y - ĐH Duy Tân đã vượt qua các đội thi tại Vòng Chung kết Cuộc thi “Seed For Change 2021” vào ngày 12-12-2021 để dành giải Nhất chung cuộc.
Giải Nhất của cuộc thi SFC
Giải Nhì và giải Ba của cuộc thi cũng đã được trao cho hai dự án tiềm năng khác được thực hiện bởi các dự án có sự tham gia của sinh viên Khoa Y của ĐH Duy Tân.
Seed for Change 2021 (SFC) là cuộc thi tìm kiếm các ý tưởng dự án cộng đồng bền vững do Liên đoàn Lãnh đạo & doanh nhân Trẻ Thế giới tại Đà Nẵng (JCI Đà Nẵng) phối hợp cùng Hội Sinh viên TP Đà Nẵng tổ chức.JCI là mạng lưới kết nối toàn cầu lớn nhất dành cho những công dân trẻ tích cực trong độ tuổi từ 18 đến 40, cùng chung tinh thần phát triển bản thân và phụng sự xã hội.
Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, đồng thời là đối tác chính thức của Liên Hiệp Quốc trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Các thành viên của JCI nổi tiếng toàn cầu như: cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, cố Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, cựu Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe,… cùng rất nhiều nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo hàng đầu.
Cuộc thi được tổ chức dưới dạng tranh tài, chuỗi chương trình đào tạo và bàn tròn thảo luận cùng các chuyên gia để:
- Ươm mầm và kết nối nguồn lực cho các dự án có tiềm năng tạo ảnh hưởng bền vững;
- Cung cấp cơ hội phát triển kỹ năng lãnh đạo cho các công dân tích cực;
- Phát động tinh thần chủ động và trách nhiệm xã hội của người trẻ trong việc giải quyết các thách thức xã hội tại địa phương;
- Nâng cao kiến thức và cung cấp thông tin về chủ đề sức khỏe cộng đồng.
Chủ đề của Seed for Change 2021 là: "Nâng cao sức khỏe cộng đồng" bám sát vào mục tiêu số 3: Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.
Ban tổ chức SFC 2021 đã nhận được 10 ý tưởng, dự án của các đội thi đến từ trường ĐH Duy Tân, ĐH Đà Nẵng, trường ĐH FPT, trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng, Công ty TNHH Thư Books,…
Trong suốt thời gian thi, các đội đã được tham gia vào các chương trình đào tạo, các buổi bàn tròn thảo luận nhằm hỗ trợ, phát triển hành trang và hoàn thiện các ý tưởng sáng tạo bền vững.
Giải Nhì của cuộc thi SFC
Trải qua giai đoạn ươm mầm và tranh tài ở Vòng Bán kết, 7 dự án đã được lựa chọn bước tiếp vào Vòng Chung kết dưới hình thức trực tuyến gồm:
- Dự án "Mầm thở": gồm các thành viên đến từ Công ty TNHH Thư Books + Đồng phục công sở Gilio,
- Dự án "Studnet17": gồm các thành viên đến từ trường ĐH Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng + trường ĐH FPT + Studnet17, Đà Nẵng,
- Dự án "Hoạt động thể lực theo tần số tim, huyết áp và ECG thích nghi ở người thừa cân béo phì tại Đà Nẵng": gồm các thành viên đến từ trường ĐH Duy Tân,
- Dự án "Chung tay vì Sức khoẻ tinh thần Người Cao Tuổi": gồm các thành viên đến từ trường ĐH Duy Tân,
- Dự án "Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người dân trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng": gồm các thành viên đến từ trường ĐH Duy Tân, ĐH Đà Nẵng,
- Dự án "Hồi sức tim phổi và tỷ lệ sống sót ngoại viện": gồm các thành viên đến từ trường ĐH Duy Tân,
- Dự án: "Chuồn chuồn cắn rốn": gồm các thành viên đến từ trường ĐH Duy Tân.
Tại Vòng Chung kết, các đội thi có 7 phút để trình bày dự án của mình và có 10 phút để phản biện, trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo. Các dự án dự thi được chấm điểm theo các tiêu chí: Kỹ năng thuyết trình, phản biện (20%), Năng lực xác định vấn đề (20%), Chất lượng của giải pháp (20%), Kế hoạch triển khai (20%), và Chất lượng của giải pháp (20%).
Dự án "Hồi sức tim phổi và tỷ lệ sống sót ngoại viện" (CPR and Surviral rates) của đội CPR Heroes gồm 3 sinh viên năm thứ 5 Khoa Y - ĐH Duy Tân là: Phạm Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thiên Hương, và Nguyễn Vũ Nhật Hạ tập trung thực hiện:
- Tập huấn thử nghiệm về kiến thức, thái độ của một nhóm đối tượng về CPR;
- Mở rộng mô hình và tăng khả năng tiếp cận với nhiều người dân, sử dụng poster tuyên truyền về cách sơ cấp cứu ban đầu, có mã QR dẫn đến video hướng dẫn CPR đúng cách;
- Đưa mô hình vào giảng dạy ở cấp trung học phổ thông, trường đại học, cao đẳng, các công ty.
Được đánh giá là một dự án có tính ứng dụng thực tiễn cao,"Hồi sức tim phổi và tỷ lệ sống sót ngoại viện" của đội CPR Heroesđã được trao giải Nhất tại Chung kết SFC 2021.
Giải Ba của cuộc thi
Ngoài ra, Ban Tổ chức SFC 2021 cũng đã trao giải Nhì cho dự án "Chuồn chuồn cắn rốn" cho đội thi Chuồn chuồn cắn rốn đến từ Khoa Y - ĐH Duy Tân với ý tưởng: lập ra các lớp dạy bơi và kỹ năng sơ cấp cứu bài bản cho các em nhỏ từ 5-15 tuổi, giúp giảm thiểu tai nạn do đuối nước,…
Một dự án nữa của các sinh viên Khoa Y - ĐH Duy Tân và Khoa Y Dược - ĐH Đà Nẵng đã nhận được giải Ba là "Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người dân trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng" của đội Nụ cười xinh với mục đích cải thiện và nâng cao sức khỏe răng miệng của các đối tượng là học sinh tiểu học.
Lần đầu thử sức ở một cuộc thi lớn và giành giải Nhất, Nguyễn Vũ Nhật Hạ, thành viên đội CPR Heroes chia sẻ: "Trước khi đến với cuộc thi, chúng em đang được học môn Nội bệnh lý về Hồi sức Cấp cứu và chúng em nhận ra rằng không phải ai cũng biết về CPR hoặc có thể biết nhưng chưa đúng và thực hành cũng chưa hiệu quả.
Trong khi đó, với những người ngừng tuần hoàn tim phổi, cứ mỗi phút trôi qua thì tỷ lệ sống sót của họ giảm 10% và trong 8-10 phút máu giàu oxy không được đưa đến các cơ quan (đặc biệt là não) thì cơ thể có thể tử vong từ sau 5-10 phút.
Bởi vậy, chúng em mong muốn nâng cao tỷ lệ sống sót ngoại viện của người ngừng tuần hoàn tim phổi bằng cách nâng cao kiến thức về CPR của người dân. Trước mắt, chúng em sẽ dành thời gian khoảng 1 năm để chạy dự án ngoài thực tế và nhân rộng mô hình tập huấn CPR ở Tp. Đà Nẵng.
Em hy vọng, với những kiến thức học được trong suốt thời gian qua tại Khoa Y - ĐH Duy Tân và những gì đã được trải nghiệm khi tham gia SFC 2021, chúng em có thể góp một phần nhỏ bé vào công tác nâng cao sức khỏe cộng đồng."
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Top 700 Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
* Top 210 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo QS Asian University Rankings.
* Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
* Top 107 Thế giới trong xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022 theo Times Higher Education (THE).
* Top 577 các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 theo U.S. News & World Report
* Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
* Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
* Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
* Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 01/2021.
* Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
* Lĩnh vực Khoa học Máy tính&Kỹ thuật Công nghệ xếp hạng Top 251-300 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
T.TH
Nguồn: https://tuoitre.vn/sinh-vien-dh-duy-tan-gianh-giai-cao-nhat-tai-seed-for-change-2021-2021122114435301.htm
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
Similar topics
» Đại học Duy Tân giành giải nhất cuộc thi Thử thách sáng tạo có mục tiêu
» ĐH Duy Tân giành giải Nhì cuộc thi “Sinh viên Sáng tạo và Quyền Sở hữu Trí
» ĐH Duy Tân giành nhiều giải thưởng tại Festival Kiến trúc 2020
» Duy Tân với giải Toàn năng cùng nhiều giải nhất, nhì, ba tại Festival Kiến
» ĐH Duy Tân giành giải nhất cuộc thi học thuật về y tế
» ĐH Duy Tân giành giải Nhì cuộc thi “Sinh viên Sáng tạo và Quyền Sở hữu Trí
» ĐH Duy Tân giành nhiều giải thưởng tại Festival Kiến trúc 2020
» Duy Tân với giải Toàn năng cùng nhiều giải nhất, nhì, ba tại Festival Kiến
» ĐH Duy Tân giành giải nhất cuộc thi học thuật về y tế
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết