Mạng lưới Trao đổi Thực tập sinh ASEAN: Cơ hội lớn dành cho Sinh viên Duy T
2 posters
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Mạng lưới Trao đổi Thực tập sinh ASEAN: Cơ hội lớn dành cho Sinh viên Duy T
Mạng lưới Trao đổi Thực tập sinh ASEAN: Cơ hội lớn dành cho Sinh viên Duy Tân
Nhằm đánh giá việc thực hiện các thỏa thuận của Chương trình trao đổi thực tập sinh ASEAN (SEA-TVET) lần thứ 4 để góp phần thúc đẩy hợp tác về giáo dục, khoa học, văn hóa giữa các trường trong khu vực ASEAN và các đối tác của SEAMEO, Đại học Duy Tân đã phối hợp với Ban Thư ký SEAMEO đăng cai tổ chức Hội nghị Mạng lưới thực tập sinh ASEAN (thuộc mạng lưới SEAMEO - Tổ chức các Bộ trưởng Giáo Dục Đông Nam Á) lần thứ 6 diễn ra từ ngày 16 - 19/10/2019. Đây còn là cơ hội hấp dẫn cho sinh viên Duy Tân nói riêng và Việt Nam nói chung trong việc trải nghiệm học tập và làm việc ở môi trường quốc tế.
Cô Lê Nguyễn Tuệ Hằng, Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân đề xuất giải pháp
tại Hội nghị Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN lần thứ 6
Tham dự Hội nghị Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN lần thứ 6 có 160 đại biểu đến từ 64 tổ chức giáo dục thuộc Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam cùng đại diện của Bộ Giáo dục Malaysia. Tại đây, các đại biểu tập trung chia sẻ thông tin về hoạt động trao đổi sinh viên giữa các trường thành viên SEAMEO. Song song đó là cùng nhau thảo luận kế hoạch hành động của Mạng lưới SEA-TVET giai đoạn 2020 - 2023.
Khai mạc buổi lễ, TS. Ethel Agnes Valenzuela, Giám đốc điều hành Ban thư ký SEAMEO phát biểu: “Từ đầu năm 2018 đến nay, SEAMEO đã thực hiện trao đổi thành công 1.143 sinh viên. Đã đến lúc Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN cần phải mở rộng sang các khu vực khác. Theo như Hội nghị Lãnh đạo Chương trình trao đổi thực tập sinh ASEAN lần thứ 5 được tổ chức vào tháng 9 vừa rồi ở Brunei Darussalam đã đề xuất tối ưu hóa việc hợp tác giữa các trường thành viên, việc trao đổi sinh viên đến phát triển năng lực và trao đổi giảng viên. Do vậy, hy vọng trong Hội nghị lần này, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi tích cực về những vấn đề trên và đưa ra kết quả tuyệt vời nhất. Đồng thời, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Duy Tân và cô Lê Nguyễn Tuệ Hằng - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân đã hỗ trợ nhiệt tình trong công tác tổ chức, góp phần không nhỏ vào sự thành công của Hội nghị Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN lần thứ 6.”
Phát biểu tại Hội nghị, Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Duy Tân chia sẻ: “Đại học Duy Tân rất vinh dự khi được đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 6 Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN. Tuy hội nghị chỉ diễn ra chỉ vài ngày thôi, nhưng chúng tôi hy vọng rằng, đây sẽ là cơ hội để các nước cùng nhau thỏa thuận về chương trình hợp tác trao đổi sinh viên và giảng viên giữa các trường đại học, cao đẳng trong khu vực. Qua đó, chúng ta có thể cùng nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và chung tay giải quyết những vấn đề lớn mang tính toàn cầu như: bệnh tật, đói nghèo và biến đổi khí hậu. Thông qua Hội nghị này, Đại học Duy Tân mong muốn sẽ được học hỏi nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc trao đổi đội ngũ giảng viên và thực tập sinh giữa các nước, đồng thời, tạo sự gắn bó hữu nghị ngày một đậm đà hơn trong cộng đồng các nước ASEAN.”
Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Duy Tân
ký kết hợp tác với các trường đại học đến từ nhiều nước trong khu vực ASEAN
Tại Hội nghị Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN lần thứ 6, các chuyên gia đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm và có những định hướng phát triển riêng từ chương trình SEA-TVET lần thứ 4. Đại diện trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Khoa học và Công nghệ đến từ Philippines - GS.TS Angeline Basco cho rằng: “Chúng tôi cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc liên kết hợp tác với các trường đại học để có thể mở ra nhiều cơ hội thực tập và trải nghiệm môi trường làm việc quốc tế cho sinh viên. Các em được phát triển tốt hơn về chuyên môn cùng với các kỹ năng ‘mềm’. Đồng thời, chúng tôi còn nhận ra khả năng thích nghi nhanh chóng của sinh viên trước những nền văn hóa khác nhau.” Không dừng lại ở đó, ông Mahesorn Pattanarat, Giám đốc trường Cao đẳng Kỹ thuật Pattani, Thái Lan cảm thấy rất tâm đắc về chương trình này. Bởi sinh viên của họ học được cách giải quyết vấn đề, giao tiếp tự tin và khả năng thích nghi môi trường làm việc tại một đất nước khác ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó, còn được phát triển mọi kỹ năng một cách toàn diện và chuyên nghiệp hơn, được mở rộng kiến thức về nét văn hóa đặc trưng của các quốc gia.
Giải pháp hình thành mạng lưới nghiên cứu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 là đề xuất của cô Lê Nguyễn Tuệ Hằng, Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân sau quá trình đúc kết kinh nghiệm để đưa ra kế hoạch hành động của mạng lưới SEA-TVET. Bởi việc tạo mạng lưới nghiên cứu giúp sinh viên phát triển đầy đủ những kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai như: Tư duy phân tích và đổi mới, chiến lược học tập và học tập tích cực, sáng tạo và sáng kiến, thiết kế công nghệ và lập trình, tư duy phản biện và phân tích, giải quyết những vấn đề phức tạp, lãnh đạo và tác động xã hội, trí tuệ cảm xúc, lý luận giải quyết vấn đề và ý tưởng, phân tích và đánh giá hệ thống.
“Tôi cho rằng, chúng ta cần tăng cường nhận thức trong sinh viên về tầm quan trọng của việc trang bị các kỹ năng, tạo sân chơi bổ ích để phát triển toàn diện các kỹ năng đó. Đồng thời, để việc hình thành nhóm nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn, chúng ta cần có sự kết nối giữa các Khoa, các Nhà nghiên cứu và sinh viên các nước ASEAN. Trong nhiều năm qua, với sự hỗ trợ từ Quỹ Newton của Hội đồng Anh (Bristish Council), Đại học Duy Tân đã thường xuyên tổ chức trại hè nghiên cứu quốc tế và trao các suất học bổng cho sinh viên Duy Tân cũng như sinh viên các trường đại học khác ở Việt Nam. Ở trại hè, Đại học Duy Tân đã kết hợp cùng các giáo sư đến từ Đại học Queen’s Belfast, Anh tổ chức nhiều hội thảo để các bạn sinh viên có thể nắm bắt tập trung vào 3 kỹ năng: Tư duy phân tích và đổi mới, chiến lược học tập và học tập tích cực, sáng tạo và sáng kiến. Đồng thời, chúng tôi còn cung cấp những thông tin về học bổng tiến sĩ và cách thức để xin học bổng cho những bạn có nguyện vọng tiếp tục học tập. Kết quả thu về là hơn 50% sinh viên nhận được học bổng sau đại học ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ.” - Cô Lê Nguyễn Tuệ Hằng chia sẻ.
Các chuyên gia chụp ảnh lưu niệm
tại Hội nghị Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN lần thứ 6
Ngoài việc hình thành mạng lưới nghiên cứu thì kế hoạch phát triển năng lực giảng viên TVET đã được các chuyên gia thống nhất tại Hội nghị Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN lần thứ 6. Không chỉ vậy, Hội nghị còn đặt ra mục tiêu năm 2020 sẽ đánh giá các trường thành viên TVET để xác định được các tiêu chuẩn cần hướng đến, năm 2022 sẽ xây dựng hồ sơ năng lực và 2023 đưa ra được chính sách chung cho các trường thành viên. Ngoài ra, các chuyên gia còn mở thêm chương trình trao đổi giảng viên ASEAN lần thứ 1.
Kết thúc Hội nghị, các trường đại học, cao đẳng thuộc thành viên SEAMEO đã cùng nhau ký kết hợp tác trao đổi sinh viên và giảng viên trong năm 2020. Với mong muốn hỗ trợ sinh viên Duy Tân trang bị kiến thức, kỹ năng thiết yếu và tìm kiếm cơ hội thực tập, làm việc trong môi trường quốc tế, Đại học Duy Tân cũng đã ký kết trao đổi sinh viên và giảng viên với 9 trường đại học trong khu vực ASEAN. Đây chính là một trong những tiền đề để sinh viên Duy Tân nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung có thể trở thành công dân toàn cầu.
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4627&pid=2062&page=0&lang=vi-VN
Nhằm đánh giá việc thực hiện các thỏa thuận của Chương trình trao đổi thực tập sinh ASEAN (SEA-TVET) lần thứ 4 để góp phần thúc đẩy hợp tác về giáo dục, khoa học, văn hóa giữa các trường trong khu vực ASEAN và các đối tác của SEAMEO, Đại học Duy Tân đã phối hợp với Ban Thư ký SEAMEO đăng cai tổ chức Hội nghị Mạng lưới thực tập sinh ASEAN (thuộc mạng lưới SEAMEO - Tổ chức các Bộ trưởng Giáo Dục Đông Nam Á) lần thứ 6 diễn ra từ ngày 16 - 19/10/2019. Đây còn là cơ hội hấp dẫn cho sinh viên Duy Tân nói riêng và Việt Nam nói chung trong việc trải nghiệm học tập và làm việc ở môi trường quốc tế.
Cô Lê Nguyễn Tuệ Hằng, Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân đề xuất giải pháp
tại Hội nghị Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN lần thứ 6
Tham dự Hội nghị Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN lần thứ 6 có 160 đại biểu đến từ 64 tổ chức giáo dục thuộc Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam cùng đại diện của Bộ Giáo dục Malaysia. Tại đây, các đại biểu tập trung chia sẻ thông tin về hoạt động trao đổi sinh viên giữa các trường thành viên SEAMEO. Song song đó là cùng nhau thảo luận kế hoạch hành động của Mạng lưới SEA-TVET giai đoạn 2020 - 2023.
Khai mạc buổi lễ, TS. Ethel Agnes Valenzuela, Giám đốc điều hành Ban thư ký SEAMEO phát biểu: “Từ đầu năm 2018 đến nay, SEAMEO đã thực hiện trao đổi thành công 1.143 sinh viên. Đã đến lúc Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN cần phải mở rộng sang các khu vực khác. Theo như Hội nghị Lãnh đạo Chương trình trao đổi thực tập sinh ASEAN lần thứ 5 được tổ chức vào tháng 9 vừa rồi ở Brunei Darussalam đã đề xuất tối ưu hóa việc hợp tác giữa các trường thành viên, việc trao đổi sinh viên đến phát triển năng lực và trao đổi giảng viên. Do vậy, hy vọng trong Hội nghị lần này, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi tích cực về những vấn đề trên và đưa ra kết quả tuyệt vời nhất. Đồng thời, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Duy Tân và cô Lê Nguyễn Tuệ Hằng - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân đã hỗ trợ nhiệt tình trong công tác tổ chức, góp phần không nhỏ vào sự thành công của Hội nghị Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN lần thứ 6.”
Phát biểu tại Hội nghị, Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Duy Tân chia sẻ: “Đại học Duy Tân rất vinh dự khi được đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 6 Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN. Tuy hội nghị chỉ diễn ra chỉ vài ngày thôi, nhưng chúng tôi hy vọng rằng, đây sẽ là cơ hội để các nước cùng nhau thỏa thuận về chương trình hợp tác trao đổi sinh viên và giảng viên giữa các trường đại học, cao đẳng trong khu vực. Qua đó, chúng ta có thể cùng nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và chung tay giải quyết những vấn đề lớn mang tính toàn cầu như: bệnh tật, đói nghèo và biến đổi khí hậu. Thông qua Hội nghị này, Đại học Duy Tân mong muốn sẽ được học hỏi nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc trao đổi đội ngũ giảng viên và thực tập sinh giữa các nước, đồng thời, tạo sự gắn bó hữu nghị ngày một đậm đà hơn trong cộng đồng các nước ASEAN.”
Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Duy Tân
ký kết hợp tác với các trường đại học đến từ nhiều nước trong khu vực ASEAN
Tại Hội nghị Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN lần thứ 6, các chuyên gia đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm và có những định hướng phát triển riêng từ chương trình SEA-TVET lần thứ 4. Đại diện trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Khoa học và Công nghệ đến từ Philippines - GS.TS Angeline Basco cho rằng: “Chúng tôi cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc liên kết hợp tác với các trường đại học để có thể mở ra nhiều cơ hội thực tập và trải nghiệm môi trường làm việc quốc tế cho sinh viên. Các em được phát triển tốt hơn về chuyên môn cùng với các kỹ năng ‘mềm’. Đồng thời, chúng tôi còn nhận ra khả năng thích nghi nhanh chóng của sinh viên trước những nền văn hóa khác nhau.” Không dừng lại ở đó, ông Mahesorn Pattanarat, Giám đốc trường Cao đẳng Kỹ thuật Pattani, Thái Lan cảm thấy rất tâm đắc về chương trình này. Bởi sinh viên của họ học được cách giải quyết vấn đề, giao tiếp tự tin và khả năng thích nghi môi trường làm việc tại một đất nước khác ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó, còn được phát triển mọi kỹ năng một cách toàn diện và chuyên nghiệp hơn, được mở rộng kiến thức về nét văn hóa đặc trưng của các quốc gia.
Giải pháp hình thành mạng lưới nghiên cứu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 là đề xuất của cô Lê Nguyễn Tuệ Hằng, Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân sau quá trình đúc kết kinh nghiệm để đưa ra kế hoạch hành động của mạng lưới SEA-TVET. Bởi việc tạo mạng lưới nghiên cứu giúp sinh viên phát triển đầy đủ những kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai như: Tư duy phân tích và đổi mới, chiến lược học tập và học tập tích cực, sáng tạo và sáng kiến, thiết kế công nghệ và lập trình, tư duy phản biện và phân tích, giải quyết những vấn đề phức tạp, lãnh đạo và tác động xã hội, trí tuệ cảm xúc, lý luận giải quyết vấn đề và ý tưởng, phân tích và đánh giá hệ thống.
“Tôi cho rằng, chúng ta cần tăng cường nhận thức trong sinh viên về tầm quan trọng của việc trang bị các kỹ năng, tạo sân chơi bổ ích để phát triển toàn diện các kỹ năng đó. Đồng thời, để việc hình thành nhóm nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn, chúng ta cần có sự kết nối giữa các Khoa, các Nhà nghiên cứu và sinh viên các nước ASEAN. Trong nhiều năm qua, với sự hỗ trợ từ Quỹ Newton của Hội đồng Anh (Bristish Council), Đại học Duy Tân đã thường xuyên tổ chức trại hè nghiên cứu quốc tế và trao các suất học bổng cho sinh viên Duy Tân cũng như sinh viên các trường đại học khác ở Việt Nam. Ở trại hè, Đại học Duy Tân đã kết hợp cùng các giáo sư đến từ Đại học Queen’s Belfast, Anh tổ chức nhiều hội thảo để các bạn sinh viên có thể nắm bắt tập trung vào 3 kỹ năng: Tư duy phân tích và đổi mới, chiến lược học tập và học tập tích cực, sáng tạo và sáng kiến. Đồng thời, chúng tôi còn cung cấp những thông tin về học bổng tiến sĩ và cách thức để xin học bổng cho những bạn có nguyện vọng tiếp tục học tập. Kết quả thu về là hơn 50% sinh viên nhận được học bổng sau đại học ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ.” - Cô Lê Nguyễn Tuệ Hằng chia sẻ.
Các chuyên gia chụp ảnh lưu niệm
tại Hội nghị Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN lần thứ 6
Ngoài việc hình thành mạng lưới nghiên cứu thì kế hoạch phát triển năng lực giảng viên TVET đã được các chuyên gia thống nhất tại Hội nghị Mạng lưới trao đổi thực tập sinh ASEAN lần thứ 6. Không chỉ vậy, Hội nghị còn đặt ra mục tiêu năm 2020 sẽ đánh giá các trường thành viên TVET để xác định được các tiêu chuẩn cần hướng đến, năm 2022 sẽ xây dựng hồ sơ năng lực và 2023 đưa ra được chính sách chung cho các trường thành viên. Ngoài ra, các chuyên gia còn mở thêm chương trình trao đổi giảng viên ASEAN lần thứ 1.
Kết thúc Hội nghị, các trường đại học, cao đẳng thuộc thành viên SEAMEO đã cùng nhau ký kết hợp tác trao đổi sinh viên và giảng viên trong năm 2020. Với mong muốn hỗ trợ sinh viên Duy Tân trang bị kiến thức, kỹ năng thiết yếu và tìm kiếm cơ hội thực tập, làm việc trong môi trường quốc tế, Đại học Duy Tân cũng đã ký kết trao đổi sinh viên và giảng viên với 9 trường đại học trong khu vực ASEAN. Đây chính là một trong những tiền đề để sinh viên Duy Tân nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung có thể trở thành công dân toàn cầu.
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4627&pid=2062&page=0&lang=vi-VN
thieuthithuong- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1776
Join date : 24/07/2015
Re: Mạng lưới Trao đổi Thực tập sinh ASEAN: Cơ hội lớn dành cho Sinh viên Duy T
Trường Đại học Duy Tân: Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên
(QNO) - Trung tâm Khởi nghiệp Trường Đại học (ĐH) Duy Tân - Đà Nẵng vừa phát động cuộc thi “Sinh viên (SV) khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” năm học 2019 - 2020 cho tất cả SV các trường ĐH, cao đẳng trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia với sự tài trợ “khủng” của Quỹ Vintech City và Trường ĐH Duy Tân.
Th.S Trương Tiến Vũ - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp Trường ĐH Duy Tân cho biết, cuộc thi gồm 3 vòng thi với thời gian và lịch trình gần 9 tháng. Cụ thể: truyền thông và phát động cuộc thi từ ngày 25.9 đến 24.10.2019; vòng ý tưởng từ 25.10 đến 25.12.2019; vòng ươm tạo và chung kết từ 25.3 đến 30.6.2020.
Nhà giáo ưu tú, Anh hùng lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Duy Tân chia sẻ, các SV khi bước chân vào giảng đường, dành 4 - 7 năm để theo đuổi học tập, thì cần lắm một sự hiểu biết thấu đáo về ngành nghề mình lựa chọn để có một định hướng rõ nét cho tương lai. Năm 2019 Trường ĐH Duy Tân xác định mục tiêu, nỗ lực phấn đấu trở thành Trường ĐH Khởi nghiệp vào năm 2024.
Hướng nghiệp để SV hiểu sâu về ngành nghề
Trường ĐH Duy Tân đã đưa nội dung môn Hướng nghiệp và Khởi nghiệp vào chương trình học chính thức ở tất cả khối ngành khi SV mới học năm thứ nhất với 2 học phần: Hướng nghiệp 1 và Hướng nghiệp 2. Trong mỗi học phần, SV được cung cấp nội dung: tổng quan về ngành đang theo học, nhu cầu của xã hội, các yêu cầu đặt ra đối với ngành nghề, cơ hội việc làm… Cùng với đó, được bồi dưỡng các kỹ năng như quản lý thời gian, lập kế hoạch học tập hiệu quả, xây dựng mục tiêu và làm thế nào để đạt được các mục tiêu đó, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc để có thể tự thiết lập cho mình một kế hoạch học tập và rèn luyện chăm chỉ, nghiêm túc.
Diễn giả Nguyễn Bảo Quốc thuyết trình về khởi nghiệp tại Trường ĐH Duy Tân. Ảnh: N.T.B
Tại cuộc thi, Quỹ Vintech City sẽ trao giải thưởng vòng ý tưởng: tài trợ khóa đào tạo kỹ năng khởi nghiệp; khóa đào tạo kỹ năng thuyết trình tiếng Anh dành cho thí sinh đạt yêu cầu phỏng vấn; 20 ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc được cấp kinh phí và gói tư vấn viết dự án khởi nghiệp tổng trị giá 50 triệu đồng. Giải thưởng vòng dự án: hỗ trợ kinh phí cho 10 dự án phát triển sản phẩm; kết nối chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ dự án. Vòng ươm tạo và chung kết: 1 giải Nhất trị giá 15 triệu đồng + giấy khen của ban tổ chức; 1 giải Nhì 10 triệu đồng + giấy khen; 1 giải Ba 7 triệu đồng + giấy khen; 2 giải Khuyến khích trị giá 3 triệu/giải + giấy khen. Ngoài ra, đội đoạt giải Nhất và Nhì sẽ được tham gia cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” 2020; được UBND TP.Đà Nẵng và Trường ĐH Duy Tân hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, triển khai, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ…
Mặt khác, Trường ĐH Duy Tân đã đưa SV đi tham quan tại các cơ quan, doanh nghiệp. Đây là hoạt động giúp SV tiếp cận môi trường làm việc thực tế cũng như nắm bắt các cơ hội việc làm ngay từ những năm đầu học ĐH. Các doanh nghiệp lớn như Công ty FPT, Công ty LogiGear, Công ty Enclave, Công ty MagRabbit, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort... là những đối tác truyền thống, lâu đời của nhà trường. Qua đó, SV hiểu rõ năng lực bản thân, hiểu rõ ngành nghề, hiểu rõ thị trường việc làm để nỗ lực học tập, giảm độ “chênh” giữa nhà trường và doanh nghiệp; đồng thời giảm chi phí và thời gian đáng kể để đào tạo lại cho doanh nghiệp mỗi khi phải tuyển dụng nhân viên mới tốt nghiệp.
Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các ngày hội hướng nghiệp, tuyển dụng… Bà Trương Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng từng nhận xét: “Ngày hội hướng nghiệp và tuyển dụng SV ngành du lịch tại Trường ĐH Duy Tân năm 2018 là thực sự cần thiết để các doanh nghiệp truyền đạt kinh nghiệm, tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp SV tìm hiểu về doanh nghiệp và hơn hết có cái nhìn toàn diện về ngành nghề. Riêng với SV ngành du lịch, đây là một ngành nghề vất vả, SV từ đầu phải hiểu rõ nghề, đam mê, nhiệt tình, cố gắng trải nghiệm để mang đến sự thành công”.
Từ ý tưởng đến thực hiện
Theo ông Nguyễn Bảo Quốc - Phó Chủ tịch JCI Đà Nẵng 2019, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư sản xuất Bảo Trân, việc tiếp xúc với doanh nghiệp đã mang đến cho SV vô vàn những ý tưởng kinh doanh độc đáo và sáng tạo. Tuy nhiên, chỉ với kiến thức về chuyên ngành học ở ĐH không thể giúp SV khởi nghiệp thành công. Bởi khởi nghiệp bắt nguồn từ nhu cầu của chủ thể nhưng cần phải có thêm một hệ sinh thái với nhiều yếu tố hỗ trợ. Vì vậy, Trường ĐH Duy Tân đã xây dựng rất nhiều hoạt động, chương trình về khởi nghiệp để kết nối. Trong đó có mời các doanh nghiệp đến tham gia tư vấn, tổ chức workshop hay hội thảo để SV chia sẻ ý tưởng, kết nối đầu tư. Riêng khóa đào tạo “Khởi sự kinh doanh” do Trường ĐH Duy Tân phối hợp với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức thường niên đã giúp SV biết được cách thức lựa chọn những ý tưởng kinh doanh sáng tạo và khả thi nhất; đồng thời triển khai thực hiện ý tưởng đó và đưa vào thị trường một cách hiệu quả nhất.
Hơn 300 sinh viên tham gia lễ phát động cuộc thi khởi nghiệp tại Trường ĐH Duy Tân. Ảnh: N.T.B
Ngoài ra, Trung tâm Khởi nghiệp Trường ĐH Duy Tân đã được thành lập để tư vấn khởi nghiệp cho SV, giới thiệu các ý tưởng khởi nghiệp của SV đến với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có nhu cầu... Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi về ý tưởng kinh doanh, ý tưởng khởi nghiệp, dự án kinh tế cộng đồng... Từ các sân chơi này, nhiều dự án khởi nghiệp của SV Duy Tân đã được biết đến, được đánh giá cao về tính khả thi khi áp dụng vào thực tế. Trong đó, dự án “Worky - Phần mềm hỗ trợ kết nối giữa nhà hàng, khách sạn và người trẻ để giải quyết nhu cầu việc làm” của nhóm sinh viên Duy Tân đã lọt vào top 7 giải thưởng khởi nghiệp có quy mô toàn cầu - HULT Prize Đông Nam Á 2019, đây cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam được xếp cao như vậy.
NGUYỄN THANH BÌNH
http://baoquangnam.vn/xa-hoi/giao-duc/201910/truong-dai-hoc-duy-tan-thuc-day-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-trong-sinh-vien-876826/index.htm
(QNO) - Trung tâm Khởi nghiệp Trường Đại học (ĐH) Duy Tân - Đà Nẵng vừa phát động cuộc thi “Sinh viên (SV) khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” năm học 2019 - 2020 cho tất cả SV các trường ĐH, cao đẳng trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia với sự tài trợ “khủng” của Quỹ Vintech City và Trường ĐH Duy Tân.
Th.S Trương Tiến Vũ - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp Trường ĐH Duy Tân cho biết, cuộc thi gồm 3 vòng thi với thời gian và lịch trình gần 9 tháng. Cụ thể: truyền thông và phát động cuộc thi từ ngày 25.9 đến 24.10.2019; vòng ý tưởng từ 25.10 đến 25.12.2019; vòng ươm tạo và chung kết từ 25.3 đến 30.6.2020.
Nhà giáo ưu tú, Anh hùng lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Duy Tân chia sẻ, các SV khi bước chân vào giảng đường, dành 4 - 7 năm để theo đuổi học tập, thì cần lắm một sự hiểu biết thấu đáo về ngành nghề mình lựa chọn để có một định hướng rõ nét cho tương lai. Năm 2019 Trường ĐH Duy Tân xác định mục tiêu, nỗ lực phấn đấu trở thành Trường ĐH Khởi nghiệp vào năm 2024.
Hướng nghiệp để SV hiểu sâu về ngành nghề
Trường ĐH Duy Tân đã đưa nội dung môn Hướng nghiệp và Khởi nghiệp vào chương trình học chính thức ở tất cả khối ngành khi SV mới học năm thứ nhất với 2 học phần: Hướng nghiệp 1 và Hướng nghiệp 2. Trong mỗi học phần, SV được cung cấp nội dung: tổng quan về ngành đang theo học, nhu cầu của xã hội, các yêu cầu đặt ra đối với ngành nghề, cơ hội việc làm… Cùng với đó, được bồi dưỡng các kỹ năng như quản lý thời gian, lập kế hoạch học tập hiệu quả, xây dựng mục tiêu và làm thế nào để đạt được các mục tiêu đó, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc để có thể tự thiết lập cho mình một kế hoạch học tập và rèn luyện chăm chỉ, nghiêm túc.
Diễn giả Nguyễn Bảo Quốc thuyết trình về khởi nghiệp tại Trường ĐH Duy Tân. Ảnh: N.T.B
Tại cuộc thi, Quỹ Vintech City sẽ trao giải thưởng vòng ý tưởng: tài trợ khóa đào tạo kỹ năng khởi nghiệp; khóa đào tạo kỹ năng thuyết trình tiếng Anh dành cho thí sinh đạt yêu cầu phỏng vấn; 20 ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc được cấp kinh phí và gói tư vấn viết dự án khởi nghiệp tổng trị giá 50 triệu đồng. Giải thưởng vòng dự án: hỗ trợ kinh phí cho 10 dự án phát triển sản phẩm; kết nối chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ dự án. Vòng ươm tạo và chung kết: 1 giải Nhất trị giá 15 triệu đồng + giấy khen của ban tổ chức; 1 giải Nhì 10 triệu đồng + giấy khen; 1 giải Ba 7 triệu đồng + giấy khen; 2 giải Khuyến khích trị giá 3 triệu/giải + giấy khen. Ngoài ra, đội đoạt giải Nhất và Nhì sẽ được tham gia cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” 2020; được UBND TP.Đà Nẵng và Trường ĐH Duy Tân hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, triển khai, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ…
Mặt khác, Trường ĐH Duy Tân đã đưa SV đi tham quan tại các cơ quan, doanh nghiệp. Đây là hoạt động giúp SV tiếp cận môi trường làm việc thực tế cũng như nắm bắt các cơ hội việc làm ngay từ những năm đầu học ĐH. Các doanh nghiệp lớn như Công ty FPT, Công ty LogiGear, Công ty Enclave, Công ty MagRabbit, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort... là những đối tác truyền thống, lâu đời của nhà trường. Qua đó, SV hiểu rõ năng lực bản thân, hiểu rõ ngành nghề, hiểu rõ thị trường việc làm để nỗ lực học tập, giảm độ “chênh” giữa nhà trường và doanh nghiệp; đồng thời giảm chi phí và thời gian đáng kể để đào tạo lại cho doanh nghiệp mỗi khi phải tuyển dụng nhân viên mới tốt nghiệp.
Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các ngày hội hướng nghiệp, tuyển dụng… Bà Trương Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng từng nhận xét: “Ngày hội hướng nghiệp và tuyển dụng SV ngành du lịch tại Trường ĐH Duy Tân năm 2018 là thực sự cần thiết để các doanh nghiệp truyền đạt kinh nghiệm, tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp SV tìm hiểu về doanh nghiệp và hơn hết có cái nhìn toàn diện về ngành nghề. Riêng với SV ngành du lịch, đây là một ngành nghề vất vả, SV từ đầu phải hiểu rõ nghề, đam mê, nhiệt tình, cố gắng trải nghiệm để mang đến sự thành công”.
Từ ý tưởng đến thực hiện
Theo ông Nguyễn Bảo Quốc - Phó Chủ tịch JCI Đà Nẵng 2019, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư sản xuất Bảo Trân, việc tiếp xúc với doanh nghiệp đã mang đến cho SV vô vàn những ý tưởng kinh doanh độc đáo và sáng tạo. Tuy nhiên, chỉ với kiến thức về chuyên ngành học ở ĐH không thể giúp SV khởi nghiệp thành công. Bởi khởi nghiệp bắt nguồn từ nhu cầu của chủ thể nhưng cần phải có thêm một hệ sinh thái với nhiều yếu tố hỗ trợ. Vì vậy, Trường ĐH Duy Tân đã xây dựng rất nhiều hoạt động, chương trình về khởi nghiệp để kết nối. Trong đó có mời các doanh nghiệp đến tham gia tư vấn, tổ chức workshop hay hội thảo để SV chia sẻ ý tưởng, kết nối đầu tư. Riêng khóa đào tạo “Khởi sự kinh doanh” do Trường ĐH Duy Tân phối hợp với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức thường niên đã giúp SV biết được cách thức lựa chọn những ý tưởng kinh doanh sáng tạo và khả thi nhất; đồng thời triển khai thực hiện ý tưởng đó và đưa vào thị trường một cách hiệu quả nhất.
Hơn 300 sinh viên tham gia lễ phát động cuộc thi khởi nghiệp tại Trường ĐH Duy Tân. Ảnh: N.T.B
Ngoài ra, Trung tâm Khởi nghiệp Trường ĐH Duy Tân đã được thành lập để tư vấn khởi nghiệp cho SV, giới thiệu các ý tưởng khởi nghiệp của SV đến với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có nhu cầu... Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi về ý tưởng kinh doanh, ý tưởng khởi nghiệp, dự án kinh tế cộng đồng... Từ các sân chơi này, nhiều dự án khởi nghiệp của SV Duy Tân đã được biết đến, được đánh giá cao về tính khả thi khi áp dụng vào thực tế. Trong đó, dự án “Worky - Phần mềm hỗ trợ kết nối giữa nhà hàng, khách sạn và người trẻ để giải quyết nhu cầu việc làm” của nhóm sinh viên Duy Tân đã lọt vào top 7 giải thưởng khởi nghiệp có quy mô toàn cầu - HULT Prize Đông Nam Á 2019, đây cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam được xếp cao như vậy.
NGUYỄN THANH BÌNH
http://baoquangnam.vn/xa-hoi/giao-duc/201910/truong-dai-hoc-duy-tan-thuc-day-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-trong-sinh-vien-876826/index.htm
thanhthuong123- Chú ý, khách Vãng Lai
Hãy xác nhận uy tín: shop.danangmuaban.vn - Tổng số bài gửi : 1343
Join date : 24/07/2015
Similar topics
» Trao đổi sinh viên giữa 11 nước trong khu vực ASEAN
» Đại học Duy Tân Đăng cai Tổ chức Hội nghị Mạng lưới Thực tập cho Sinh viên
» Sinh viên Duy Tân giành giải Á quân tại Hội nghị Sinh viên ASEAN-YMAC 2019
» Trở thành Sinh viên Trao đổi Quốc tế - Ước mơ được thực hiện tại Đại học Du
» DTU trao Học bổng và Khen thưởng Nhân ngày Học sinh Sinh viên Việt Nam
» Đại học Duy Tân Đăng cai Tổ chức Hội nghị Mạng lưới Thực tập cho Sinh viên
» Sinh viên Duy Tân giành giải Á quân tại Hội nghị Sinh viên ASEAN-YMAC 2019
» Trở thành Sinh viên Trao đổi Quốc tế - Ước mơ được thực hiện tại Đại học Du
» DTU trao Học bổng và Khen thưởng Nhân ngày Học sinh Sinh viên Việt Nam
SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANANGMUABAN.FORUMVI.COM :: BẢN TIN VIỆC LÀM TẠI ĐÀ NẴNG 2017 :: 4. Tuyển sinh - Học Hành toàn quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết